Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Phật Ở Đâu (Tuyển Tập Thơ của Thanh Phi)

09/04/202308:30(Xem: 3342)
Tìm Phật Ở Đâu (Tuyển Tập Thơ của Thanh Phi)
tho cua thanh phi


ht nhu dien 7
Lời Giới Thiệu

của Hòa Thượng Thích Như Điển

Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 

 

 

Hôm nay ngày 31 tháng 3 năm 2023, nhằm ngày thứ Sáu trong tuần của mùa Xuân nơi trời Âu. Những nụ hoa đầu mùa đang hé nở để đón chúa Xuân sang. Tôi được cơ duyên Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, đồng thời là Webmaster của trang nhà quangduc.com có nhờ viết lời giới thiệu cho tuyển tập thơ “Tìm Phật ở đâu” của nữ Cư Sĩ Thanh Phi, hiện đang cư ngụ tại Melbourne, Úc Châu. Tôi đọc suốt tập thơ dày 292 trang từ sáng đến tối và chấp bút viết mấy dòng chữ nầy để niệm ân đến một người Phật Tử thuần thành trong suốt hơn 20 năm qua đã hộ trì Tam Bảo một cách nhiệt thành và đặc biệt trợ duyên cho Tu Viện Quảng Đức ở nhiều phương diện khác nhau.

Tôi không đếm hết là bao nhiêu bài, vì chỉ lo mải mê đọc. Chỉ thấy một điều là thơ của Phật Tử Thanh Phi gieo vần ở đủ cung bậc của thơ văn. Ví dụ như lục bát, thơ Đường, thơ tám chữ, thơ bảy chữ, thơ họa vận và họa ý, họa lời, văn viết v.v… chỉ ngần ấy cách, phần tôi chỉ biết đọc lời thơ và tấm tắc khen; chứ không có lời nào để diễn tả hết được. Bởi vì tôi chưa bao giờ làm thơ được nhiều thể loại như vậy, ngoại trừ viết hay dịch văn trong gần 50 năm nay. Ngày xưa thuở còn học Trung Học tại Việt Nam, tôi học thơ Đường luật, thơ của các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Trần Tế Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Bà Đoàn Thị Điểm v.v…và những loại thơ trữ tình khác nữa; nhưng bây giờ những thể thơ nầy ít còn người viết, vì đã qua một thời như vậy. Bây giờ đa phần là làm thơ tự do cũng như ít cần niêm luật như thơ Đường. Điều đặc biệt ở thơ của Nữ Sĩ Thanh Phi là thơ Đạo. Những bài thơ họa vận về việc tử sinh, sinh nhật hay nghe pháp ngộ lý màu v.v…đã thể hiện được hết tâm tư và tình cảm của người con Phật đã hiểu lẽ sắc, không và đang bước vào cửa ngõ của Từ Bi, Lợi Tha cùng phá chấp; chứ không phải bước vào cửa ngõ của học tài thi phận như trước năm 1975, khi Nữ Sĩ đã ở tuổi lục tuần.

Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem. Do vậy bài vở phải cần thẩm định trước về chính tả, trước khi cho đưa lên trang nhà để mọi người cùng đọc và cùng thưởng ngoạn. Những sách viết và dịch của tôi cũng như của Thượng Tọa Nguyên Tạng cũng đã được Nữ Sĩ Thanh Phi xem lại dùm từng chữ, từng cách ngắt câu, trước khi cho in v.v…cho đến nay ít nhất cũng gần 30 tác phẩm như vậy. Gần đây khi Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Hội Đồng Hoằng Pháp cũng như Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời chủ trương in ấn, một số Kinh văn cần giảo chánh lại, Nữ Sĩ Thanh Phi cũng đã góp phần mình vào việc đọc và chỉnh sửa dùm những lỗi chính tả cần thiết trước khi cho xuất bản.

Ngần ấy công việc, ngần ấy thời gian và Phật Tử Thanh Phi còn công việc làm ăn hằng ngày của mình nữa, lấy đâu ra thời giờ để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận tự mình phát nguyện? Do vậy đôi khi tôi cũng thường nói rằng: “Lâu nay người ta hay đòi hỏi bình đẳng ở nhiều lãnh vực như giới tính nam nữ, bình đẳng quyền làm người, bình đẳng công ăn việc làm v.v… nhưng ít ai nói đến bình đẳng về thời gian. Mỗi người trong chúng ta từ trẻ con cho đến người già, người tàn tật, ông Bác sĩ, bà Kỹ sư, Cô Giáo viên v.v…tất cả chúng ta đều bình đẳng có 24 giờ trong một ngày, dầu cho chúng ta đang sống ở phương trời nào trên quả địa cầu nầy. Nhưng trong 24 giờ ấy mỗi người trong chúng ta đã làm được gì và đang cũng như sẽ làm được gì, là một vấn đề cần nên quan tâm đến; nhưng rất ít người quan tâm. Nếu lợi dụng, chúng ta nên lợi dụng thời gian trong 24 tiếng đồng hồ ấy để làm một cái gì đó; chứ đừng lợi dụng nhau ở những lãnh vực khác”. Đó có thể chỉ là quan điểm sống riêng của tôi thôi; nhưng nay xem qua tập thơ nầy của Nữ Sĩ Thanh Phi, đã chứng thực được điều đó. Phật Tử Thanh Phi mỗi ngày cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ như chúng ta; nhưng đã gieo được nhiều vần điệu vào trong tâm thức cũng như trong nhân gian đối với những người học Phật và tu Phật qua tuyển tập thơ đầy ý nghĩa nầy.

Từ đó, tôi xin trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả ưa thơ, mến đọc thì hãy ghé mắt vào để thưởng ngoạn những vần thơ tâm linh mà Nữ Sĩ đã cảm tác và ấn hành, nhằm gửi tặng đến Phật Tử khắp đó đây.

Viết xong vào ngày 31 tháng 3 năm 2023 tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc.

HT. Thích Như Điển



tho cua thanh phi (15)





Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-2Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-3Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-4Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-5Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-6Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi__2023-7
pdf icon-2

Xin quý độc giả bấm vào file pdf này, hoan hỷ và kiên nhẫn chờ đợi từ 5 đến 10 phút

(tùy theo đường line internet nhanh hay chậm) file pdf mới mở ra:
Tìm Phật ở đâu_Tuyển Tập Thơ Thanh Phi_19_4_2023


***

thanh phi-2023-a

Kính chúc mừng Thi Hữu Thanh Phi

“Tìm Phật Ở Đâu” thi phẩm hay
Từng câu từng chữ tự tâm bày
Ngôn từ sắc sảo không ngăn ngại
Ý tứ tinh tường chẳng vướng sai

Kính mời xem tiếp










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 2679)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2350)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2741)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12024)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5093)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12499)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3547)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25228)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 18939)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 7452)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567