Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc trong Đêm Thiền Trà Chánh pháp!

09/04/202306:44(Xem: 1990)
Hạnh phúc trong Đêm Thiền Trà Chánh pháp!

thien tra


Hạnh phúc trong Đêm Thiền Trà Chánh pháp!


 

Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết.

Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.

Ở Việt Nam, trà mang dấu ấn từ Phật giáo với bản sắc văn hóa dân tộc thuần Việt, không bị ảnh hưởng bởi phong cách Trung Quốc hay Nhật Bản, Thiền Trà đã vượt qua một hình thái thưởng trà bình thường để chạm đến tính tuyệt mỹ của sự tĩnh lặng. Chính vì chứa đựng cội nguồn và giá trị tâm linh nên Thiền Trà đã trở thành một Pháp môn trong tu học.

Khác với những buổi Thiền Trà độc ẩm tại nhà hay những buổi Trà Thiền giao lưu với bạn, lần đầu tiên, tôi được tham dự một Đêm Thiền Trà tại Tu Viện Khánh An nhân dịp Tu Viện tổ chức buổi gặp mặt Tăng Ni giảng sinh các lớp Cao cấp, Trung cấp Giảng sư, đây là buổi Thiền Trà đầu tiên mà tôi nghĩ mình đã rất có duyên may để được tham dự cùng với quý Chư Tôn Đức, Tăng Ni và Phật Tử gần xa.

Khoảng 18 giờ 45 phút ngày 6 tháng 4 năm 2023, tôi và một người bạn có mặt tại Tu Viện Khánh An thì đã thấy rất nhiều quý Phật tử đến đây, sau khi Lễ Phật Quan Âm, chúng tôi kính cẩn di chuyển vào khu vực Thiền Trà, lúc này, tôi và một số quý Phật tử hơi ngần ngại và bối rối khi thấy Ngài Hòa Thượng, các bậc Chư Tôn Đức, các vị Giảng sinh, Tăng Ni và nhiều Phật tử đã có mặt và trang nghiêm nơi Thiền tọa, tuy nhiên, một vị Thầy đã kịp thời hướng dẫn cho chúng tôi di chuyển về phía khu vực Thiền Trà đã được bố trí sẵn, tôi nhẹ nhàng và cúi chào quý Thầy bằng sự biết ơn. Khi đã đến vị trí được sắp xếp, chúng tôi chọn cho mình một chỗ ngồi ở gần dãy sau cùng.

Bước vào khu vực Thiền Trà dành cho Phật tử, tôi cảm thấy choáng ngợp xen lẫn cảm giác bay bổng khi lạc giữa không gian lung linh huyền ảo đầy màu nến, ánh sáng ấm áp hòa trong không gian xanh mát, thanh tịnh của Đất Trời, hiếm nơi nào có được. Sau khi ổn định nơi ngồi trên tọa cụ, tôi chấp tay và nhìn bao quát xung quanh trong một tâm trạng hạnh phúc và tĩnh tại, lần đầu tiên tôi đến với một buổi Thiền Trà vô cùng đặc biệt, hiếm có này và cảm giác tôi cũng đầy xúc cảm, vừa hân hoan, vừa lắng đọng, tôi thấy như mình vừa được đặt chân vào một nơi mầu nhiệm, thanh thoát có thật ở trên đời. Những ngọn nến nhỏ tỏa lan ánh sáng dịu nhẹ ngay nơi tọa Thiền như nguồn ánh sáng từ Phật pháp rọi vào thân tâm của mỗi chúng sinh, mang sự ấm áp và tĩnh lặng, một mảnh gỗ nhỏ tỏa hương thơm thoang thoảng để đặt chiếc tách trà, xung quanh là những tàng thông xanh và nền cỏ mượt…

Khi buổi Thiền Trà bắt đầu, tôi cảm nhận sự thư thái và an trụ của những quý Phật tử xung quanh, ai cũng cung kính, trang nghiêm và giữ sự yên lặng để nghe từng hơi thở chánh niệm hòa vào không gian linh thiêng mầu nhiệm nơi đất Phật. Những làn khói nhẹ tênh bay bổng trong không gian, tỏa hương thơm thoang thoảng như ở miền tiên cảnh, càng làm cho Đêm Thiền trở nên huyền diệu như cõi mộng.

Trong không gian tịnh lạc và bầu không khí lắng đọng Đêm Thiền Trà, được đón nhận lời ái ngữ đầy từ bi, trí tuệ thấm đẫm tinh thần Phật Pháp của các vị giáo phẩm đứng đầu ngành Hoằng pháp, của quý Chư Tôn Đức, Tăng Ni…tôi nghe lòng mình rưng rưng từ những lời chia sẻ tinh tấn và hòa hợp, những lời tâm đức dẫn lối cho quý vị Giảng sinh và Phật tử đi đến sự thù thắng, đạt được thành tựu trên con đường giác ngộ.

Trong đêm Thiền Trà, lòng tôi hoan hỷ và an yên khi thấy nhiều bạn trẻ đến tham dự Đêm Thiền, các bạn trang nghiêm tử tế, khi giữa một xã hội với nhiều thú vui xen lẫn nỗi bất an thì các bạn dành thời gian để đến nơi này, ngồi định tĩnh và lắng nghe quý Thầy chia sẻ về Phật pháp là một điều vô cùng đáng quý.

Những lời tâm sự giản dị, gần gũi và thiện ý được tự bạch giữa những vị Giảng sinh và các bậc Chư Tôn Đức, những bài kệ mộc mạc, những câu hát nhẹ nhàng và những lời niệm Phật thanh vang giữa không gian yên lặng, chúng tôi nâng chén trà thơm ngọt trên tay trong tâm trạng bình an, thong thả và chiêm nghiệm, đó là thời khắc mà mỗi Phật tử chúng tôi quán chiếu được mình, qua từng hơi thở, từng nhịp đập trái tim, sự hòa nhịp đi theo từng lời giáo huấn, pháp hành, gieo vào thâm tâm chúng sinh một sự cảm thụ sâu sắc, tinh tế và từ ái.

Trong lời chia sẻ trầm ấm và từ tốn của Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm, không gian Đêm Thiền càng trở nên lắng đọng và đầy xúc cảm bởi sự tỏa lan đức độ và nhân cách từ bi, trí huệ của vị giáo phẩm thành tựu trên con đường hoằng pháp, dù những lời huấn thị của Ngài không dài nhưng hàm chứa những ý nghĩa lớn lao, giúp cho những ai đang trên con đường tìm đến ánh sáng Phật Pháp sẽ ngày càng vững chãi.

Cái nắm tay của những người không quen nhưng ấm áp và thiện lành, những khúc nhạc thanh trong réo rắc, tiếng chuông trầm để kết thúc buổi Thiền Trà, chúng tôi vẫn còn đọng lại những cảm xúc lưu luyến, thanh tịnh và bình yên tại Vườn Thiền, như không muốn rời đi!

Thiền Trà thể hiện nét đẹp văn hóa đối ẩm mà nơi đó, thưởng trà còn mang lại sự hòa hợp, tinh sạch và tao nhã, ở đó, sinh mệnh con người như được cảm nhận qua sự đối lưu trong từng dòng chảy của nhiều dư vị, vừa nóng ấm, vừa chậm rãi. Thiền Trà mang lại cho người ta cảm giác thoát tục, trở về với sự tĩnh lặng của nội tâm.

Rời buổi Thiền Trà khi Trời đã hạ nhiệt và sự mát mẻ toả lan trong không gian xanh mát, an lành nơi Tu Viện, những ánh nến vẫn còn lung linh trên khoảng Vườn Thiền mang một sắc màu mầu nhiệm, tôi cảm thấy lòng bình yên, hạnh phúc với niềm may mắn khi đã được có mặt trong buổi Thiền Trà đầy tình thân và ý nghĩa giữa những người thành tâm hướng Phật. Mong rằng ánh sáng Phật pháp nhiệm mầu sẽ tiếp dẫn cho quý Giảng sinh trên con đường hành đạo và mang lại sự an yên trong mỗi Phật tử, giúp chúng sinh mỗi ngày tìm đến Chánh pháp một nhiều để giải thoát khỏi những chấp ngã, vô minh, thành tựu trên con đường giác ngộ.

 

                                                                                  Phật tử Võ Đào Phương Trâm

Pháp danh An Tường Anh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2023(Xem: 4130)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 1988)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 2996)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 13067)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 3088)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2968)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 6073)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 4813)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
31/01/2023(Xem: 9400)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
30/01/2023(Xem: 3882)
Như ngay lúc này đang nằm bệnh viện lọc máu thì đánh máy bằng 1 ngón tay (vì 1 tay bị châm 2 kim lọc máu thì hầu như không nhúc nhích được), khi về nhà thì dùng 2 ngón! Một tuần cứ 3 lần đi lọc máu 4 tiếng rưỡi, coi như quãng thời gian không làm việc gì thì bắt buộc làm việc thông thường là vẫn đọc, nghe tin, textchat và biên soạn được, nhưng không nói được vì làm ồn chung quanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]