Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

30/03/202307:30(Xem: 1913)
Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

canh dep-27

Chiến tranh, bạo lực,
hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

Thích Như Điển

Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy. 

Từ sự cạnh tranh để sinh tồn, khiến cho con người phát khởi lòng tham không giới hạn. Bắt đầu từ trong gia đình, sau đó dần dần lan vào học đường, xí nghiệp và khắp nơi trong một đất nước.  Cứ thế và cứ thế kẻ mạnh đi lấn chiếm kẻ yếu. Từ đó phát sinh ra nhiều sự mâu thuẫn. Bắt đầu từ những lời cải vả, sau đó hạ gục nhau bằng thủ đoạn nầy hay thủ đoạn khác; nhằm mang chiến thắng về phần mình. Lớn hơn nữa là chiến tranh giữa quốc gia nầy hay quốc gia khác.  Gần nhất với chúng ta trong thế kỷ thứ 20 là đệ nhất thế chiến từ năm 1914-1918 và đệ nhị thế chiến là từ năm 1939-1945.  

Suốt trong thế kỷ thứ 20 chúng ta đã trải qua nhiều biến cố đau thương như chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, chiến tranh Nam Bắc Việt Nam từ năm 1954-1975. Gần đây nhất là chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cái lợi thuộc về ai, chúng ta không bàn đến; nhưng sự thua thiệt và mất mát chỉ người dân gánh chịu. Bao nhiêu sinh mạng đã hy sinh nơi chiến trường? Bao nhiêu người đi tìm tự do đã bị chết đói hay vì bom rơi đạn lạc đã bỏ thây đây đó? Bao nhiêu người đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để phải ra đi tìm tự do ở nước khác, mà chính họ không bao giờ muốn từ bỏ quê hương của họ để đi đến một nơi xa lạ, kể cả về ngôn ngữ, phong tục và tập quán!!! 

Những người cầm quyền được gì và mất gì? Người dân tại các xứ sở trên được gì và mất gì?  Không cần phải làm thống kê, chúng ta cũng đã biết một kết quả tương đối là mất nhiều hơn là được. Nếu nói rằng: Con người là chủ tể của muôn loài, thì chính con người đã đánh mất phẩm giá của mình, mục đích chỉ để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân hay quyền lực thống trị và kết quả là người dân sở tại bị thua thiệt nhiều nhất; nhưng người thống trị hình như họ chẳng quan tâm đến dân chúng. Từ đó sự mâu thuẫn giữa người cầm quyền và người dân sinh ra sự bất mãn thể chế, không đồng quan điểm với người lãnh đạo; nên vận nước lâm nguy, qua các cuộc biểu tình, phản đối v.v… 

Khi người dân thấp cổ, bé họng không còn khả năng để thuyết phục những người lãnh đạo qua lá phiếu đã bầu của mình cho họ thì sự bất mãn càng ngày càng gia tăng. Từ đó bạo lực cá nhân và khối quần chúng bất mãn càng ngày càng tăng dần; khiến cho việc sản xuất, lao động, công  ty, xí nghiệp bị đình trệ qua các cuộc biểu tình đòi hỏi nguyện vọng được trả lương cho xứng  đáng với công việc làm của họ. Nếu chính quyền sở tại không giải quyết đến nơi đến chốn thì bạo lực sẽ xảy ra. Từ đó chính quyền mang sức mạnh quân sự ra đàn áp. Khiến cho sự bất mãn trong dân chúng càng ngày càng dâng cao; xã hội càng bất ổn hơn.  

Ngày xưa khi chế độ quân chủ còn tồn tại, những ông vua chủ trương rằng: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; nghĩa là: “Dân là quý, đất nước liền sau, vua là nhẹ”. Nhưng ngày nay đa phần các nước được gọi là dân chủ, tự do, nhân quyền v.v…; họ đều làm ngược lại. Đầu tiên phải là người thống trị, kế đó là quyền lợi; còn dân là những người chỉ thừa hành bổn phận đóng thuế cho những ông quan, dân biểu lãnh lương hằng tháng va tạo ra hết đạo luật nầy đến đạo luật khác; khiến cho người dân vốn đã khổ càng thêm khổ sở nhiều hơn nữa. 

Bất kể là xã hội nào ngày hôm nay trên thế giới như: quân chủ, dân chủ, tư bản, cộng sản, đa chủ nghĩa v.v… chúng ta đều thấy được một điều là sự chiếm hữu của những người thống trị quá nhiều, qua tài sản kết xù để tại những ngân hàng trên thế giới; còn người dân đa phần ngày hai bữa không đủ cơm ăn, áo mặc; khiến cho sự bất công cứ càng ngày càng tăng lên cao mãi.  Do đó sự bạo loạn giữa người dân và chính quyền xảy ra nhan nhãn khắp đó đây. Nếu chính quyền sở tại biết hy sinh cho dân và nghe ngóng nguyện vọng của người dân, đền bù những thiệt hại cho họ khi mùa màng bị thất thu do thiên tai hạn hán gây nên; thì sự chống đối sẽ giảm nhẹ xuống. Trong khi đó vì sưu cao thuế nặng người dân chịu không nổi; nên bạo lực là kết quả đã xảy ra để phản kháng cho những vấn đề bất công nầy. Rồi từ đó hận thù bắt đầu trỗi dậy giữa cộng đồng nầy với cộng đồng khác, quốc gia nầy với quốc gia khác; khiến cho trật tự của quốc gia và thế giới bị rối loạn, khó có thể vãn hồi trong một thời gian dài. 

Chúng ta quan sát thế giới động vật để suy ra con người. Vì con người cũng là một sinh vật; nhưng sinh vật ấy có lý trí hơn những động vật khác. Thế nhưng sự thể hiện về quyền lực cũng không khác là bao. Ví dụ địa hạt của Sư Tử hay Hà Mã, chúng đã tự phân chia ranh giới của mình rồi, nếu có những động vật khác bén mãn vào thì chắc chắn sẽ bị hy sinh ngay và sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ đang thống trị nơi địa hạt ấy.  

Thú vật vì sinh tồn mà chém giết, xé thịt, ăn tươi nuốt sống lẩn nhau. Như vậy con người cũng đâu khác gì những động vật có răng nhọn kia? Chúng hành động chỉ vì muốn bảo vệ sự sống của mình; còn con người có lý trí hơn những động vật khác, nhiều khi xử sự còn kém xa một số động vật. Bởi con người dùng trí óc để chế ra bom nguyên tử, súng đạn hiện đại nhằm sát hạt lẫn nhau, cốt chỉ mong mang phần thắng về mình rồi chiếm hữu và muốn đối phương phải bị thôn tính, trở thành kẻ bị trị. Thay vì thể hiện lòng từ bi, vị tha, bố thí, giúp đời thì chỉ sáng chế ra những vũ khí tối tân để sát hại nhau. Động vật, đa phần kém thông minh hơn con người; nhưng khi chúng sát hại một sinh vật khác để ăn, đầu tiên chúng phân chia cho đồng loại, sau đó các động vật nhỏ khác hưởng ké và không bỏ sót lại chiến lợi phẩm mà chúng đã giết.  

Trong khi đó con người thì ngược lại, miệng thì kêu gọi hoà bình, ngưng bắn; nhưng đâu đó ở phía sau những hiệp ước đình chiến, mỗi bên đều thủ thế với sự sát hại chém giết đi kèm. Đây là nguyên nhân chính, mà hận thù do con người gây nên không bao giờ có sự dập tắt và chấm dứt. 

Thánh Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ từ giữa thế kỷ thứ 20 đã chủ trương tranh đấu  bất bạo động để giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc Ấn Độ, chỉ bằng một sự quyết tâm  không dùng đến súng đạn, hận thù, mà chỉ dùng đến tinh thần bất bạo động, sự hiểu và thương  nhóm dân cùng khổ, quyết tâm tranh đấu cho một nước Ấn Độ độc lập tự chủ từ sự thống trị của  thực dân Anh, mà Ông chính là người dẫn đầu trong phong trào đấu tranh bất bạo động nầy đã  thành công và năm 1948 người Anh đã chính thức trao trả lại sự độc lập cho nước Ấn Độ. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đã rời bỏ quê hương mình từ năm 1959, đến Ấn Độ để xin tỵ nạn chính trị và Tôn Giáo vì quê hương của Ngài đã bị cộng sản Trung Hoa xâm chiếm từ năm 1949. Kể từ đó đến nay, bất cứ trong thời thuyết giảng nào của Ngài, Ngài cũng không bao giờ đề cập đến vấn đề bạo lực để giành lại độc lập chủ quyền từ người cộng sản Trung Quốc, mà lòng Từ Bi luôn thể hiện nơi tự thân của Ngài. Có nhiều lần Ngài đã phát biểu rằng: ”nếu trong tâm của Anh lòng Từ Bi ngự trị thì hận thù sẽ không có cơ hội để tồn tại”. Đây chính là một thông điệp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã tuyên bố cách đây 2.600 năm về trước là: ”Hận thù sẽ không chiến thắng được hận thù. Chỉ có lòng Từ Bi mới có thể chiến thắng được hận thù”.  

Bất bạo động không phải là một sự yếu hèn, mà chính việc không hy sinh thân mạng của nhân dân để củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì đây mới chính là những người lãnh đạo xứng đáng của người dân. Đây cũng chính là việc thực hành theo lời dạy của Đức Phật là: ”chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. 

Nhìn về Đông Âu mà Đông Đức là tiêu biểu. Nước Đức bị chia đôi vào năm 1949. Đông Đức theo chủ nghĩa cộng sản và Tây Đức theo chủ nghĩa Tự Do. Suốt từ năm 1949 đến năm 1989; năm mà bức tường Berlin bị chính người dân Đông Đức đập vở, đã đánh dấu được một ý thức, một cao trào dân chủ cao phát xuất từ người dân Đông Đức và Đông Âu.  

Do vậy tất cả các xứ cộng sản Đông Âu đều đã tự động rời bỏ thể chế cộng sản mấy mươi năm họ đã phục tùng và con đường tự do, dân chủ chính là mục đích mà người dân cần đến; nên họ đã tự mở xiềng xích chủ nghĩa cộng sản đã trói buộc họ trong mấy mươi năm, để từ đó hoà nhập vào một bình minh mới của nhân loại. Ví dụ như Ukraine đã thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản để tìm đến bến đổ tự do và nền dân chủ ấy còn non trẻ, nay lại bị kẻ thống trị Putin tìm đủ mọi cách để thôn tính bờ cõi, nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân và dân tộc của mình, thì đây cũng là một loại hình thống trị mới.

 

Đức Phật, người mang sứ mệnh lịch sử của lòng bao dung, vị tha, từ bi và bất bạo động ra tuyên thuyết giữa quảng đại quần chúng từ thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch. Người ứng dụng chủ trương nầy như vua A Dục ở vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch đã làm cho nước Ấn Độ càng ngày  càng lớn mạnh hơn, không phải về biên cương địa lý, mà chính là lòng từ bi, xem dân như ruột  thịt của mình, lấy giáo lý của Đức Phật áp dụng vào lối cai dân trị nước của mình; nên Tam Tạng  Thánh Điển Nam Truyền mới được hình thành và các dân tộc Đông Nam Á Châu đã áp dụng để sống trong đời sống thường nhật; khiến cho chiến tranh ít xảy ra hơn đối với những quốc gia  khác quanh vùng.  

Ví dụ để tránh việc tập trung tài sản của cải vào một người, một nhóm người hay một thể chế nào đó, họ áp dụng sự cúng dường, bố thì, nhằm quân bình cán cân cung và cầu đều nhau; khiến cho xã hội an bình hơn. Từ đó giữa người cầm quyền và người dân dễ gần gũi để chia xẻ những sự mất mát của xã hội như hạn hán, bất công v.v…từ đó sự chống đối càng ít thấy xảy ra hơn. 

Đây có thể là một công thức, một bài toán không khó để giải lấy đáp số; nhưng con người ngày nay lại đi tìm kiếm một phương án khác; khiến cho thế giới phải đau đầu và chưa có lối thoát cho 8 tỉ dân đang sinh sống trên quả địa cầu nầy. Nếu ai trong chúng ta cũng thực hiện lời Phật dạy trong Đại Trí Độ Luận đã từng tuyên dương như sau thì thế giới nầy, nền hoà bình sẽ luôn được an lạc và vĩnh cửu. Đó là: ”Hãy đừng trông vào ai đó bọc nhung hết quả địa cầu nầy, để chúng ta đi hai chân cho được êm, mà mỗi người hãy tự bọc nhung hai chân của mình lại để đi được êm trên quả địa cầu nầy”. Như vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân mình là quan trọng hơn cả. Nếu thân không tu, gia không tề, thì nước sẽ không trị được. 

Nhiều người lãnh đạo, kể cả những vị lãnh đạo Tôn Giáo chỉ muốn giáo huấn người khác và mong nhiều người phục tùng, phụng sự cho mình; trong khi đó chính mình đã không làm lợi lạc được gì cho quần chúng. Đây mới là điều khiếm khuyết lớn nhất mà những người lãnh đạo, mấy ai quan tâm về việc nầy? 

Để kết luận cho bài nói chuyện hôm nay, chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta Tăng Ni cũng như Phật Tử hay không Phật Tử; người có Đạo cũng như không theo Đạo hãy hạ thủ công phu bằng  cách mỗi ngày nên dừng lại chừng 5 đến 10 phút để quan sát tự thân của mình trước khi một  ngày mới bắt đầu, nhằm hồi tưởng lại những lỗi lầm nếu có đã xảy ra trong ngày hôm qua hay  trong nhiều năm tháng trước và hãy làm một điều hay nhiều điều gì đó lợi lạc, khiến cho người  khác an vui, thì đó cũng chính là niềm an vui của chính mình. 

Kính chúc Quý Vị có một niềm an vui, hạnh phúc thật sự khi bên trong lẫn bên ngoài chúng ta đều không có sự hận thù, bạo động, chiến tranh mà chỉ có một tâm hồn tỉnh thức, bất bạo động  trong niềm an lạc với sự hướng dẫn của Từ Bi và Lợi Tha, để chính mình và người khác đều có  cuộc sống thăng hoa trong mọi lãnh vực của cuộc đời. 

Nam Mô hoan hỷ tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. 

Xin cảm ơn và kính chào tất cả Quý Vị. 

***
Mời xem bản dịch tiếng Anh bài viết này:

War, Violence, Hatred, Non-violence, and Compassion.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 13579)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13820)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 14086)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22415)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5411)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14741)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11680)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3774)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7151)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
17/12/2015(Xem: 13309)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]