Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết Ơn và Đền Ơn

26/03/202310:07(Xem: 1966)
Biết Ơn và Đền Ơn
hoa sen dep 2 
BIẾT ƠN và ĐỀN ƠN !


Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa.

Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý và động lực lành mạnh hầu hăng hái trong việc làm, hy hiến trong phụng sự cuộc đời, hết mình cho tình yêu và niềm hy vọng, biểu hiện của một người có đạo đức, có lương tâm, có trách nhiệm với cuộc đời, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ, giúp đỡ của người khác đối với mình, từ đó tìm nhiều cách đền ơn qua suy nghĩ, lời nói và hành động.

Đức Phật là con người cao cả với trí tuệ siêu việt, hiểu thấu giá trị của sự biết ơn và đền ơn, nên khi vừa thành đạo, đã dành thời gian, nhìn về và có nhiều suy nghĩ “cảm ơn cây bồ đề” đã che chở ngài, trong 49 ngày đêm thiền định, đến khi chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên hằng ngày Đức Phật cùng chúng đệ tử đều đi khất thực trước để nuôi thân, ngồi ăn, nghỉ ở dưới nhiều gốc cây, cũng nhằm mục đích cho đệ tử, biết ơn bảo vệ thiên nhiên và “đàn na tín thí” mà hạ “ngã chấp” sau là gieo duyên hóa độ chúng sanh. Trong quá trình 49 năm hoằng Pháp và trong kinh điển, Đức Phật đều nhắc nhở hàng đệ tử phải luôn có lòng biết ơn và lo đền ơn, tức là phải lo trả nợ cho xong, có dư ra phục vụ cho mọi người, mới thành phước.

“Người biết ơn và nhớ ơn là kho báu khó tìm được ở đời.(Tăng Chi Bộ II, chương 5)

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.

Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này. Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật cũng dạy: “Không biết ơn, không nhớ ơn, là những người độc ác. Đây là đặc tánh của người không phải bậc chân nhân. Còn đặc tánh của bậc chân nhân là biết ơn, là nhớ ơn.” (Tăng Chi Bộ Kinh, phẩm 4

Hiểu được giá trị và lợi ích của lòng biết ơn và đền ơn như vậy, nên trong từng bữa ăn, Đức Phật và chư Tổ đã dạy cho chúng đệ tử phải “Tam đề, Ngũ quán” (1), với mục đích tối hậu là tự độ mình, dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống, hầu cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát cho bản thân, cụ thể là thường quán:“Mỗi khi nâng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay trăm phần” hay: Mỗi khi nâng bát cơm đầy,

Nhớ ơn Tam Bảo, ơn Thầy, Mẹ Cha
Nhớ người tín thí gần xa
Con nguyện sống hạnh vị tha đáp đền”.

Vào những ngày rằm, mồng một, sau thời công phu khuya, chư Tôn Đức đều có thời lạy “chúc tán thù ân”, để ghi nhớ công ơn của Phật Tổ, chư Thánh Hiền Tăng, Long Thần, Hộ Pháp, Chư vị khai sơn tạo tự, truyền giáo, truyền giới, chấp lao phục dịch, công phu công quả. Trong các Thiền Viện Trúc Lâm, mỗi nửa tháng thay cho lễ “tụng giới”, là lễ “thỉnh nguyện”, mỗi Chư Tăng Ni, đều ra trước đại chúng “xin được chỉ lỗi”, và người bị chỉ lỗi phải lạy với lòng thành kính hoan hỷ đến vị chỉ lỗi, để tỏ lòng biết ơn và vào cuối các thời khóa, những vị sợ nợ cũng như muốn nhắc nhở cho chúng đệ tử phải luôn ghi nhớ công ơn và đền ơn muôn loài, đều thường xướng 3 lạy (2):

Thế giới Tây phương, Mỹ, Úc nhờ có nền giáo dục tốt, dạy dỗ ngay từ nơi nhà trường đến khi ra làm việc phục vụ mọi người, về lòng biết ơn, nên 2 tiếng “Cảm ơn” “Thank you” luôn gắn liền trên miệng với nụ cười hoan hỷ, và một số nước có riêng một ngày nghỉ Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nên họ có được đời sống văn minh tiến bộ!



Trong cuộc đời, có nhiều người nghèo và khổ là do tính ích kỷ quá lớn, khiến lòng tham – sân – si quá nhiều, từ đó luôn thể hiện bản ngã, muốn mọi người phải phục vụ cho mình, với lòng tham không đáy, cho nên không biết thọ hưởng bao nhiêu cho vừa, không thèm để ý đến nỗi khổ hay sự đóng góp của người khác, xem đó là sự đương nhiên, vô cảm, không thấy được sự cực nhọc của người, cho nên sống vô tình bạc nghĩa, khiến oan trái chất chồng và khổ đau đày đọa.

Cho nên Đức Phật dạy: “Biết đủ và biết ơn, biết tiếp nhận những gì xảy đến cho mình như là một bài học trên con đường đạo, là một phước đức. Và nó sẽ mang lại cho ta phước đức lớn nhất.” Vì qua sự biết ơn và đền ơn sẽ giúp cho ta: đối xử tốt với mọi người, tận tụy hơn trong công việc, thường thực hành hạnh bố thí, hài lòng với cuộc sống hiện tại, bớt đi những chấp ngã, tránh phiền não để vững vàng tiến lên trong cuộc sống, phụng sự cho muôn loài.

Đó là cái thấy cái biết của một bậc giác ngộ toàn diện, chỉ bày lại cho chúng ta thực hành theo, sẽ có được an lạc và hạnh phúc cũng như thăng hoa trong cuộc sống. Lòng biết ơn và đền ơn là biểu hiện của một con người hiểu biết, khôn ngoan, vừa tạo quan hệ tốt để có nhiều người ủng hộ, gặp được nhiều thuận duyên trong cuộc sống, vừa không tạo nợ, để khỏi phải làm thân trâu, ngựa kéo xe, cày, bừa trả nợ trong kiếp này và nhiều kiếp về sau.

Chẳng những ta cảm ơn đến với những người ân của ta, những hoàn cảnh thuận lợi chung quanh, mà còn phải biết ơn đến những điều nghịch lòng trái ý với ta nữa ! Như trong lời dạy của HT Tịnh Không: Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

Hãy biết ơn những người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ. Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta

vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.

Hãy biết ơn những người chủi mắng đánh đập ta

vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.

Hãy biết ơn những người lường gạt ta

vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.

Hãy biết ơn những người làm hại ta

vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.

Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.

Ơn nghĩa trên cuộc đời này vô cùng to lớn, muốn trả nợ phải lo tinh tấn tu hành, hoặc làm những việc lợi lạc cho muôn loài, thì mới mong trả nổi ! Khi thực hiện lòng biết ơn và đền ơn được như vậy rồi, thì nhân cách được nâng cao, oan trái hóa giải, như Đức Phật suốt mấy ngàn năm vẫn còn được mọi người tôn kính và quy ngưỡng, từ đây giúp cho chúng ta sẽ có được con người toàn thiện với đầy đủ phước đức, để tâm thái được an nhiên, vui vẻ, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh hơn, với đầy năng lượng, tránh được những tiêu cực trong tinh thần và bệnh hoạn đối với thân, đây là nền tảng góp phần xây dựng nên một xã hội an lành hạnh phúc, đầy hướng thượng cao đẹp.

Nếu thường xuyên khởi niệm biết ơn, chúng ta hạ được ngã chấp, sẽ có cái nhìn thực tế, rõ ràng và chính xác hơn. Qua lăng kính của biết ơn, mọi vật trở nên có giá trị, trong sáng hơn, con người ngày càng trưởng thành hơn và cuộc sống mỗi ngày càng thêm tươi đẹp hơn.

Lợi ích của lòng biết ơn và đền ơn là như vậy, nên mọi người những ai muốn tiến thân và thăng hoa trong cuộc sống, phải hằng thực hiện. Ai sống ích kỷ, chỉ biết mình thôi, không quan tâm đến những nhân duyên chung quanh, đã giúp mình sống và trưởng thành, mà còn “quên ơn” hay tìm cách “phản bội” để “trốn nợ”, thì sẽ bị người đời nguyền rủa, xa lánh, cô lập, xã hội lên án, phước đức không còn, từ đó sẽ bị nhiều tai ương ách nạn, vì “Khi gặp hoạn nạn, chỉ có Phước báu của mình, mới cứu được chính mình mà thôi!” và làm việc gì cũng khó thành công, hay gặp khá nhiều trở ngại, đúng với câu: “Người vong ơn vạn sự bất thành, kẻ phản bội muôn đời thất bại” là vậy. 

Pháp Hoa SA, 23/3/2023

Thích Viên Thành




Ghi chú:

(1) Tam đề Ngũ quán: Đây là một nghi cách đẹp và có ý nghĩa của nhà Phật

Tam đề là: phát bồ-đề nguyện trước khi ăn ba miếng cơm đầu tiên.
- Muỗng thứ nhất: nguyện chấm dứt tất cả những điều ác (nguyện đoạn nhất thiết ác)
- Muỗng thứ hai: nguyện làm tất cả những việc lành (nguyện tu nhứt thiết thiện)
- Muỗng thứ ba: nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh (Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh).

Ý nghĩa Tam Đề này là nói rõ mục đích tối hậu của hành giả tự độ mình là dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống để rồi cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát như bản thân mình.

Ngũ quán là: trong khi ăn, bắt buộc vừa ăn vừa quán tưởng 5 pháp quán này :

1)Thứ nhất khi ăn phải tri ân tất cả chúng sanh trong cuộc sống này: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này

2)Thứ hai tự xét đức hạnh của mình có xứng đáng với sự cúng dường này chăng: Con nguyện nỗ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này

3)Thứ ba là ngăn trừ lầm lỗi và chận đứng nguồn gốc của lòng tham muốn: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn.

4) Thứ tư phải quán tưởng rằng: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật.

5) Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này.
(2) Ba xướng lạy cuối mỗi thời khóa, cho ai muốn thường nhớ ơn và đền ơn:

1)Đệ tử chúng con hôm nay xin ghi nhớ công ơn của quốc gia bảo hộ và cha mẹ sanh thành, cúi đầu đảnh lễ mười phương Tam bảo trong ba đời.

2/ Đệ tử chúng con hôm nay xin ghi nhớ, công ơn dạy dỗ của sư trưởng và sự tác thành của thiện hữu tri thức, cúi đầu đảnh lễ mười phương tam bảo trong ba đời.

3/ Đệ tử hôm nay chúng con xin thay mặt cho tất cả chúng sanh đang đau khổ trong ba đường ác, cúi đầu đảnh lễ mười phương Tam bảo trong ba đời.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 7769)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
24/09/2014(Xem: 31766)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
23/09/2014(Xem: 16107)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
12/09/2014(Xem: 10156)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
09/09/2014(Xem: 13536)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
30/08/2014(Xem: 3413)
Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
27/08/2014(Xem: 4410)
Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.
23/08/2014(Xem: 6458)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
17/08/2014(Xem: 25717)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
16/08/2014(Xem: 3155)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]