Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết cho nhau lần cuối

18/03/202305:34(Xem: 7390)
Viết cho nhau lần cuối

ni su hanh doan-2
VIẾT CHO NHAU LẦN CUỐI

(Ni Sư Hạnh Đoan,

 em ruột của Ni Trưởng Như Thủy,

bài viết cuối cùng, ngày 3/3/2023)

Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.

Mười sáu tuổi tôi vào chùa tu, những tưởng vào chùa thoả mộng bình an không sát sinh. Nhưng còn sát sinh hơn lúc ở đời. Đang tu yên bình thì sau 75 tất cả người trẻ trong tu viện phải rời núi Chân Không ở Vũng Tàu để xuống khu rừng Viên Chiếu cách Long Thành 12 cây số để phá rừng khai hoang, trồng lúa tự túc kinh tế sống…

Khi phảng cỏ cuốc ruộng, côn trùng, rắn rít, ếch, nhái… chết đầy. Ruộng gì mà phải mang giày binh mới bước đi được, vì đầy gai mây và cứng không thể tả. Thời mùa màng thất thu sáng ăn khoai mì chiều khoai lang, trưa ăn độn với vài hạt cơm quý giá dính quanh củ khoai. Tới lúc ăn cơm được ngày hai bữa, thì sáng ăn cơm với rau.

Rau quanh vườn quanh bờ đê đều được nhổ sạch để cung cấp cho 17 cái miệng hạm ăn tu sĩ trẻ. Mà người lớn nhất chỉ 28-29 và nhỏ nhất thì 16-17 tuổi cỡ tôi. Ngày nào cũng phá rừng khai hoang, nhìn côn trùng chết vô số.

Tự dưng tôi hết còn yêu đời thiết sống, mặt lúc nào cũng buồn thỉu buồn thiu. Chị Thuỷ thấy tội, mượn cái cốc đất cho tôi nhập thất, cho ở không tu tối ngày, chỉ có toạ thiền, lễ Phật, ăn một ngày một bữa, mỗi bữa một chén, cho đỡ tốn kém. Và thiên đường của tôi bắt đầu: Vì không còn chứng kiến cảnh các con vật phơi thây. Ngày ăn một chén cũng không sao, tuổi 25-26 còn trẻ nên kham được. Có điều tôi ốm nhom như bộ xương, bà con ai nhìn thấy cũng khóc, cứ sợ tôi chết. Trong khi lúc đó tôi cảm nhận mình thật khoẻ và sống dai nhách.

Buổi tối tiết kiệm nên không thắp đèn, một lít rưỡi dầu hôi xài cả năm chưa hết vẫn còn đầy, vì mồi nhang đốt cây đèn hột vịt xong là tắt. Cũng chẳng thấy mình khổ, cũng chẳng dám mơ ước thèm món gì ngon, do hiểu chị mình phải đu xe than đi giảng pháp, đoạn nào chạy bộ được thì ráng chạy bộ để té ra tiền xe ra mà mua gạo cho mình ăn.

Dẫn theo đứa em đi tu cực là vậy, nhưng chị cứ nguyện đời đời xin gặp nhau, hướng dẫn tôi cùng tu. Còn tôi thì khổ quá cứ “nằm vạ” khiến chị phải lo toan mọi thứ. Vì từ lúc mẹ tôi mất, chị chỉ mới 13, chị lớn hơn tôi 9 tuổi, nhưng chị trở thành bà mẹ tí hon của tôi, chị bỏ tôi đâu có đành.

Dù tu nhưng tuổi 15-16 kinh nghiệm khổ chưa thấm nhiều, đến bây giờ thì tuổi tôi đã 64-65, chị cũng đã mất, kinh nghiệm khổ tôi cũng thấm tận xương tuỷ (nhờ từ bản thân tiếp thu và chứng kiến cảnh sống của người chung quanh).

Đức Phật của chúng ta thật thông minh, trí tuệ uyên bác, tuy còn trẻ mà ngài đã biết nhân gian luôn bị bốn cái khổ “Sinh, lão, bệnh, tử” hành, và ngài chủ trương xuất gia để giải thoát các khổ ấy.

Người không hiểu thì cho là ngài bi quan. Tôi kiểm tra mình từ nhỏ tới giờ, không hề dám sát sinh, cũng chả từng liếc mắt đưa tình bóp nát tim ai. Vậy mà về già khổ ập tới, không biết đường mà đỡ.

Giây phút cuối đời đối diện với bệnh khổ: Tim thì luôn bị bóp nghẹt khó thở, bước đi cảm giác như suýt té, sắp đột quỵ tới nơi, ăn gì vô cũng ói ra toàn máu lõng, ói cả nửa lít, miệng thì ói, mông thì máu lõng cũng tuôn ra theo đồng bộ. Người ta nói là hội chứng xuất huyết bao tử, ung thư bao tử, ung thư ruột. Tim phổi gan thận gì cũng bịnh nặng ráo. Tay chân thì co rút, giở lên giở xuống cử động khó khăn. Danh giai nhân người ta thường gán cho tôi giờ đổi thành “con cò ma” hay “con quỷ già” thì đúng hơn.

Nhiều đêm nằm, tức mình ngẫm nghĩ: Mình từ nhỏ tới lớn không làm gì ác, rất kiêng cử sát sinh, còn viết dịch sách khuyên người tin sâu nhân quả, siêng tu theo Phật kiêng cử tạo ác.

Vậy mà sao cuối đời bị trả báo thảm dữ vậy? Bây giờ, sống mà húp nước lã nước cháo cầu được bình an cũng là khó. Hễ ho một chập là ói tuôn máu ra. Do vậy ăn uống phải dè chừng, dù húp nước lã cũng dè chừng, chỉ cầu được bình an, thầm hiểu ngày tàn của mình đã tới: chờ hết dương thọ thì ly trần. Bạn nhìn mặt tôi đi, trông xinh xắn hen, dịu hiền hen, ngay hiện đời cũng đâu tạo ác nhiều? Vậy mà sao cuối đời thọ báo thê thảm quá?

Tôi nhớ bài “THÁNG SÁU TUYẾT RƠI” mình dịch, bà Trương hiện đời là con hiếu thảo, là người cực tốt, nhưng kiếp trước là tham quan, giết oan người vô tội, nên oan gia đời đời theo báo không tha.

Còn chuyện “CÔNG CHÚA THĂNG HOA”, kiếp làm con vua nàng giựt chồng người, giết tình địch, giết luôn mười mấy cung nữ để bịt miệng. Vậy mà sang kiếp sau làm con thường dân, nàng hiền thiện và rất kiêng cử sát sinh, thấy chồng định giết cua ăn, nàng hết lòng cầu Phật trời gia hộ cho con cua không bị giết, cuối cùng tâm lành đó cũng cảm hoá được chồng. Tôi là người rất có gu ẩm thực, dù ăn rau nước chấm cũng phải làm thật ngon. Thật tuyệt đỉnh.

Chúng tôi thừa hưởng tài nấu bếp của mẹ ruột. Ba tôi thường ca ngợi tài nấu nướng của mẹ tôi, rằng bà nấu chay rất khéo, vỏ bí vỏ bầu mà qua tay bà chế biến, cũng trở thành món ăn ngon thượng hạng, lạ miệng, ăn một lần là nhớ hoài.

Mẹ tôi rất kiêng cử sát sinh, nhưng bà vẫn chết trong đau đớn, toàn bộ nội tạng đều tổn thương vô phương cứu. Bà lìa đời ở tuổi 39, rất trẻ, điều an ủi nhất là các con đều biết bà về cõi lành, chị Thuỷ tụng kinh Địa Tạng cầu cho mẹ suốt 49 ngày và được báo mộng bà đã sinh về cõi Tứ Thiên Vương.

Còn tôi, hiện đời luôn kiêng cử không giết con gì, nhưng ai biết được quá khứ ác nghiệp tôi đã tạo thế nào? Chắc là bằng non? Nên bây giờ đến lúc oan gia báo thì chỉ có kham nhẫn, chịu đựng để chuộc tội.

Oan gia thuộc âm nên họ báo giờ âm. Tức là từ giờ âm trở đi, tim tôi luôn bị bóp nghẹt không thở được, cảm giác như sắp dừng thở. Còn bao tử ruột thì cảm giác như bị ai cầm dao lóc nạo, đau tột cùng.

Đây là ác nghiệp tiền kiếp đang trổ, đây là lúc oan gia báo thù, chỉ có đành chịu, cho họ vui và mình được chuộc lỗi. Dù trước khi bịnh đổ, tôi có phóng sinh nhiều, sám hối, tụng kinh trì chú nhiều, nhưng hiện thời trả quả vậy, tôi nghĩ là vẫn nhẹ. Hồi còn khoẻ thỉnh thoảng tôi hay lên YouTube xem mục ẩm thực, thấy cảnh vợ chồng khoe họ sống hạnh phúc, đãi nhau cua hoàng đế, tôm hùm, vi cá, bào ngư, bít tết cùng thưởng thức ẩm thực thượng đẳng, cùng đút nhau ăn, cười tươi hạnh phúc rạng rỡ…

Hoặc khi tôi xem sơ các vua bếp, chủ tiệm nhà hàng, quảng cáo cách giết vật để ăn, khoe món ngon vật lạ ở tiệm mình, cổ suý, mời mọc khách ghé ăn…
Những YouTube này khiến tôi đau lòng nhiều. Trong hiện đời, tôi chưa từng cắt cổ đập đầu, đâm họng con gì, chưa từng thảm sát vật để ăn, vậy mà giờ phút cuối đời, đêm nghe tim mình như bị bóp nghẹt không cho thở. Nội tạng như bị nạo bị cào, thống khổ oằn oại Tất cả đều là ác nghiệp tiền khiên tôi từng tạo, nên giờ phải thọ báo… Bà Trương, Công chúa Thăng Hoa, dù hiện kiếp hiền, nhưng tiền kiếp sống đại ác nên vẫn phải trả ác quả.



Viết bài này tôi muốn nói điều gì?

Tôi muốn nhắn nhủ bạn đọc HÃY CẨN THẬN ĐỪNG TẠO ÁC MÀ HÃY CHUYÊN HÀNH THIỆN.
Nếu bây giờ tôi được diễm phúc ra đi bình an, tôi chỉ cầu được sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc, Phẩm thấp nhất cũng được, tôi sẽ ráng tu cho thành rồi quay trở lại Ta bà hoá độ chúng sinh. (Độ những người mình từng có lỗi để chuộc tội, độ những người ân nghĩa để đền đáp và nguyện đem hết thân tâm này hoằng pháp, cứu độ tất cả chúng sinh để họ được thoát khổ.

Tôn chỉ của tôi là: hướng dẫn người hiểu nhân quả, tuân hành pháp Phật, dứt ác hành thiện, cầu sinh Tây Phương, tinh tấn tu để thoát khổ đau. Dù trở lại thế gian này, tôi có sướng như tiên, có được hưởng ngũ dục thế gian thoả thích tôi cũng không màng. Tôichỉ mong độ được chúng sinh thoát khổ mà thôi.
Nếu bạn thương tôi, thấu hiểu lòng tôi, thì xin hãy ban cho tôi lời chúc lành. Xin đồng cầu nguyện cho tôi sớm xả thân bình an, sinh về Tây Phương tu thành, rồi hoàn phục ta bà cứu độ hết chúng sinh. Tôi sẽ vô vàn mang ân bạn. Mong chư vị thiện hữu từng thương tôi sẽ gởi cho tôi lời cầu nguyện lành mà tôi đang khát khao này!

Xin đầu thành kính lễ và chân thành cảm ơn chư vị! Hạnh Đoan kính bút 3/3/2023
———————————
Con cũng đồng kính xin chư vị 🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️ cùng : cầu nguyện cho Đức Ni Sư Hạnh Đoan.
Thế danh : Nguyễn Tú Loan sinh năm : 1959 ,tuổi kỷ hợi 65 tuổi.
Cầu Ni Sư hết dương thọ thì ra đi an lành,sinh về Tây Phương Cực Lạc tu hành,rồi hoàn phục ta bà cứu độ hết chúng sinh 🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️ ạ
Kính xin quý vị một lần đồng cùng chia sẻ ạ
———————————
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Ni Sư Hạnh Đoan có công rất lớn trong dịch thuật sách chuyện nhân quả cho người đọc. Nhờ Ni Sư mà rất nhiều người tin sâu nhân quả, có duyên với Phật pháp, công đức của Ni Sư báo ơn Phật, gieo duyên với chúng sanh không thể nghĩ bàn qua 7 tập sách Báo Ứng Hiện Đời và nhiều bộ sách khác. Ni Sư không chuyên viết nhạc nhưng Ni Sư đã viết hơn 40 tác phẩm nhạc Phật rất hay và ý nghĩa. Hy vọng quý vị cùng tri ân cầu nguyện Ni Sư được an lành vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Với công đức của Ni Sư phẩm vị sẽ lớn, Ni Sư chỉ nói mong phẩm vị thấp nhất cũng được là Ni Sư khiêm nhường thôi.


Source:
https://www.facebook.com/thichtue.thanh.5





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13468)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8349)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4810)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4351)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10330)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 7025)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2912)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7164)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8614)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12943)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]