Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét Đẹp Của Người Việt Nam: Khách Mời Của Hãng Google Và Nhà Hàng Việt Bamboo Yellow

17/02/202318:32(Xem: 2002)
Nét Đẹp Của Người Việt Nam: Khách Mời Của Hãng Google Và Nhà Hàng Việt Bamboo Yellow
NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM:
KHÁCH MỜI CỦA HÃNG GOOGLE VÀ NHÀ HÀNG VIỆT BAMBOO YELLOW
 


Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:

 “Non cao cũng có đường trèo,
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi”. 


Do đó mà mỗi người con Việt đều ý thức được không có gì là không thể khi chúng ta có sự nổ lực và kiên trì.

Đặc biệt khi nhìn chung những người con Việt tại hải ngoại. Người Việt đã có mặt trên khắp thế giới từ nhiều thập kỷ qua. Tại mỗi nước bản địa, họ đều phấn đấu để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhờ vào những tố chất tối ưu mang trong con người Việt nên ở đâu họ đều đã tiếp ứng và thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 


Tại Nhật Bản, một đất nước được cho là phát triển lớn mạnh sánh vai với các cường quốc thế giới. Và ở đây, cộng đồng người Việt ngày càng tăng qua nhiều con đường du nhập: ngoài thế hệ trước là người tỵ nạn còn có du học sinh, kỹ sư, thực tập sinh, đoàn tụ gia đình, kết hôn, kinh doanh…. Theo Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, thời điểm cuối năm 2021 có 432.934 người Việt Nam ở Nhật Bản, chiếm 15,7% số người nước ngoài ở quốc gia này. Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai sau Trung Quốc về dân số lưu trú tại Nhật Bản.

Theo quy luật tự nhiên: “Vạn sự khởi đầu nan” cũng như người Do Thái có câu nói nỗi tiếng: “Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.”  Ở thời buổi đầu tiên, khi người Việt mới bắt đầu sang Nhật mọi người đã không gặp ít nhiều khó khăn về rào cản ngôn ngữ, văn hoá và kinh tế… Nhưng không vì vậy mà họ không tiếp bước về phía trước. Bởi đức tính chịu khó, ham học hỏi và thông minh khéo léo của người con Việt, họ đã vượt qua mọi chướng ngại để ứng biến với cuộc sống mới tại xứ Phù Tang này. Và đến nay, người Việt tại Nhật Bản đã thành công trong nhiều lĩnh vực về Kinh doanh và phát triển các mãn công nghệ cao. Có nhiều công ty của người Việt thành công trong ngành thu mua và bán nhiều mặt hàng từ máy móc, thiết bị điện tử, xe cộ, bất động sản…. đã có mặt khắp nơi tại Nhật Bản cũng như nước ngoài. Nhiều chuỗi nhà hàng Việt cũng đã có mặt từ rất sớm và các công ty về công nghệ thông tin của người Việt đã dần dần đi sâu vào xã hội sở tại. Thật ngưỡng mộ và tự hào về người con đất Việt khi nhìn chung về sự thông minh và kiên trì của mỗi cá nhân.

Hôm qua 16/2/2023, sau việc Phật sự trong ngày. Phật tử Quảng Thiền chủ nhà hàng Việt: Vietnamese Restaurant Yellow Bamboo đã mời đến thăm tiệm. Phật tử Quảng Thiền theo làn sóng di cư ra nước ngoài từ rất sớm. Bằng ý chí vượt khó, Quảng Thiền cũng như bao nhiêu người con Việt khác đã trãi qua nhiều giai đoạn trong cuộc sống và hoàn thành khoá đại học Văn Học tại Nhật Bản. Sau nhiều năm làm quản lý điều hành các công trình ở nước ngoài. Cuối cùng, Quảng Thiền đã quyết định mở nhà hàng mang tên Yellow Bamboo (Trúc Vàng). Từ 5h30’ sáng đã thức dậy đến tiệm mở cửa và đón khách đến 11h30’ tối mới trở về nhà. Trong suốt 11 năm như vậy, từ thứ 2 đến thứ 6 ngày nào khung giờ cũng không thay đổi. Sự kiên trì này đúng như câu ngạn ngữ: “Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ”. Hình ảnh này hầu như chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống và đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. Thật đáng trân quý và tự hào về những hình ảnh của người con Việt tại hải ngoại. 


Cùng trong ngày, qua sự kết nối của em học trò chúng tôi được làm khách mời của hãng Google tại Tokyo. Sự phát triển công nghệ cũng đã giúp ích cho nhân loại rất nhiều. Trong đó, Google đã cung cấp lượng kiến thức khổng lồ cho chúng ta bằng sự tìm kiếm thông tin và dữ liệu. Và công ty Google đã có mặt trên khắp thế giới để cung ứng và phát triển rộng toàn cầu. Theo tiêu chuẩn của Mỹ nên nơi làm việc khá tốt và thoáng rộng. Công ty tạo tất cả điều kiện cho nhân viên làm việc từ đời sống vật chất đến tinh thần. Ấn tượng nhất trong không gian làm việc ấy, bên trong có phòng cầu nguyện và ngồi thiền riêng biệt để mọi người có thể giảm áp lực trong công việc. Và Minh Nhân là một trong các nhân viên người Việt Nam tại đây. Sau khi tốt nghiệp đại học Bách Khoa tại Việt Nam em đã có xuất học bỗng tại trường đại học Osaka và em cũng đã hoàn thành công việc học của em. Em phát nguyện ăn chay trường từ 10 năm nay. 



sc gioi bao (1)sc gioi bao (2)sc gioi bao (3)sc gioi bao (4)sc gioi bao (5)sc gioi bao (6)sc gioi bao (7)



Sự bận rộn trong cuộc sống nhưng là người yêu mến Phật pháp, Phật tử Quảng Thiền và Minh Nhân cũng như nhiều bà con Việt Nam nơi đây vẫn lấy Chùa làm gốc, lấy đạo đức làm đầu và luôn hướng đi trên con đường hạnh phúc và giác ngộ của Như Lai. Mỗi tuần chủ nhật, bà con người Việt đều về chùa tu học chăm lo đời sống tâm linh của mình. Do vậy, các Chùa Việt tại Nhật đã và đang luôn hướng đến đời sống tinh thần và văn hoá tâm linh đến bà con nơi đây qua các khoá Tu học, các Đại lễ và sinh hoạt. Chùa Việt Nam tại Kanagawa ngoài có những lịch tu học mỗi chủ nhật, khoá tu Bát Quan Trai hằng tháng, khoá tu Mùa Thu, khoá tu Mẹ và Bé hiện tại Thầy Nhuận Ân và Sư Cô Giới Bảo mở khoá Thiền Vipassana mỗi năm ít nhất 1 đến 2 lần. Nhằm giúp cho mọi người có được cơ hội tiếp cận với nguồn năng lượng tươi mát và tích cực từ bên trong tâm thức sẵn có trong mỗi chúng ta và khơi dậy hạt giống giác ngộ được lớn mạnh. Cuộc sống muốn được hạnh phúc và đầy đủ chúng ta luôn cân bằng cả hai phương diện: vật chất và tinh thần. 


Thích Nữ Giới Bảo



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8343)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7459)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8438)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4418)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14150)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4812)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3970)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5046)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3645)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3811)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]