Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sách mới : Mindfulness - Chánh Niệm: Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường của Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc.

21/12/202218:39(Xem: 2745)
Sách mới : Mindfulness - Chánh Niệm: Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường của Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc.


chanh niem-tam thuong dinh

LỜI GIỚI THIỆU
Tác phẩm MINDFULNESS – CHÁNH NIỆM;
Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường
của
 Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc.


Chưa bao giờ chữ Thiền Định được nói nhiều trong xã hội Tây phương như trong vòng thập niên lại đây. Chỗ nào người ta cũng nói đến Thiền! Ở Chùa, ở các Trung tâm Tu học Phật giáo đã đành, mà cả trong nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, trong các Thánh đường Hồi giáo, trong các Hội thể thao, các phòng tập thể dục thẩm mỹ… đâu đâu cũng nghe nói đến. Thậm chí các công sở, hãng xưởng còn tổ chức các buổi tập thiền cho công nhân viên.

Nhưng, họ nghĩ khác mình! Nghĩ khác, vì họ có lý do truyền thống của họ. Truyền thống Tây phương gọi chữ Thiền Định của Phật Giáo là Meditation. Kỳ thực, chữ Meditation lại chỉ nói lên một phần rất nhỏ của ý nghĩa Thiền Định. Nguyên ngữ gốc từ La Tinh chữ “Mediatio” nghĩa là: suy nghĩ, suy ngẫm, xem xét. Thiền định Phật giáo bắt nguồn từ chữ “dhyāna” của Sanskrit. Chữ này tiếng Pāli viết là Jhāna lại có ý nghĩa khác trong triết lý Du Già (Yoga), nó có nghĩa là đốt cháy, chiếu sáng. Theo Hòa thượng Tuệ Sỹ, lần đầu tiên chính Ngài Huyền Trang đã dịch chuẩn được từ dhyāna sang Hán tự là tĩnh lự.

Bởi vậy, tuy nói về thiền định, tuy thực tập thiền định nhưng nội dung và phương pháp thực tập lại khác nhau, có khi còn lại mâu thuẫn với nhau. Đốt cháy, suy ngẫm và tĩnh lự thì quả là có khác nhau thật.

Thêm vào đó, cuộc sống của xã hội phương Tây hiện nay lại quá khác với nếp sống tĩnh mặc của xã hội Á Đông thời xưa (ấy là nói thời xưa chứ bây giờ thì Á Đông thì cũng xô bồ chẳng kém). Giới trẻ ngày nay lại càng phải lao đầu vào các sinh hoạt với một tốc độ kinh khủng của các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến. Cuộc sống thì ngày càng tăng tốc trong khi nhịp tim con người vẫn cứ đều đều lắc lư từ 60 đến 100 nhịp đập mỗi phút. Đập nhanh hơn là bệnh, là đến ngay bác sĩ. Đây là một mâu thuẫn giữa hai đối cực trong thời đại hiện nay.

Văn hào Hermann Hesse người Đức từng viết trong tác phẩm Siddhartha: Người đời hầu hết kéo lê cuộc sống như một chiếc lá rơi, cứ để gió cuốn xoay tròn trong không khí, rồi lắc lư rơi xuống đất  Die meisten Menschen sind wie ein fallendes Blatt, das weht und dreht sich durch die Luft, und schwankt, und taumelt zu Boden.

Vậy làm sao tìm được một mức quân bình khả dĩ trong cuộc sống xô bồ này, đặc biệt nhất là với giới trẻ.

Hai tác giả Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc trong tác phẩm “MINDFULNESS – CHÁNH NIỆM; Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường” này đã thành công khi đề nghị được một đáp án cho bài toán khó đó. Họ đã giúp đưa ra được những luận thuyết và những bài thực tập giá trị trong cuộc sống thường nhật, ngay giữa thế kỷ 21 này.

Ngay từ bài 1: LÃNH ĐẠO TRONG CHÁNH NIỆM – 5 NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CHO HÀNG HUYNH TRƯỞNG, tác giả viết: Còn lãnh đạo, theo định nghĩa của chúng tôi là hướng dẫn người khác trong tinh thần cho đi mà không nhận lại, giúp ích cho mình và giúp người khác không có tính phân biệt.

Với cách hành văn dễ hiểu, họ còn kể xen kẽ vào những câu chuyện dí dỏm, ví dụ chuyện ông Tổng thống dạy sinh viên trong một Học viện Quân đội; chuyện em bé trong nhà trẻ, chuyện Khổng Tử – Nhan Hồi…, tất cả là những câu chuyện thú vị ấy đều chuyên chở được những ý nghĩa thực tiễn cho cuộc sống thường nhật.

Bài 2: TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG DẠY BẠN CHÁNH NIỆM, họ viết: Chánh niệm là nền tảng cho mọi việc học khác, cho tất cả thành công bạn sẽ có trong suốt cuộc đời.

(…) Hiện nay, Trường đại học Oxford có bằng Thạc Sĩ về Chánh Niệm. Đây không phải là tôn giáo; đây không phải kiểu ‘hippie’ vô nghĩa; đây không phải là một vài ý tưởng ngẫu nhiên mà tôi tự nghĩ ra ở sau vườn nhà. Đây là khoa học. Có hàng nghìn nghiên cứu cho thấy rằng thực hành chánh niệm làm giảm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng; làm tăng cảm giác hạnh phúc, an lạc, sự tập trung, sự chú tâm, và khả năng đạt thành tích tốt trong học vấn.

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC (MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)

Vân vân và vân vân.

Trong các bài tiếp theo đó, hai tác giả đã ghi lại những bài viết hay các bài thuyết trình khác, hướng dẫn cách thực tập tỉnh thức tại các đại học, học viện, trường học, sinh hoạt thanh niên (như Hướng đạo, Gia Đình Phật Tử). Đó là những phương pháp thực tập rất tiện ích, thích hợp cho đời sống bận rộn hiện nay, nhất là cho giới trẻ. Một ví dụ nhỏ như họ đề ra ba chữ viết tắt PBS, là các chữ đầu của từ Pause = ngừng lại; Breath = thở; Smile = Cười. Hoặc họ áp dụng những bài ca thiền để học viên dễ ghi nhớ.

Điểm đặc biệt khác của tác phẩm này là tác phẩm viết bằng song ngữ Việt – Anh. Nghĩa là nếu ai yếu tiếng Anh thì đọc ngay phần tiếng Việt. Các cháu trẻ ở thế hệ thứ ba, thứ tư ở tất cả các nước trên thế giới cũng đều có thể đọc được phần tiếng Anh. Các độc giả ở Việt Nam biết cả hai thì có thể đối chiếu hai ngôn ngữ để trau dồi thêm ngoại ngữ. Thật là lợi lạc mọi bề.

Hai tác giả Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc, một người là nhà giáo, người kia là nhà báo và nhạc sĩ đã phối hợp nhịp nhàng với nhau làm được việc hữu ích ấy. Cả hai lại là những Phật Tử thuần thành, thâm hiểu và tinh tấn thực hành Phật Pháp. Quý hóa hơn, họ tâm nguyện mang những tri thức ấy chia sẻ với người đời, nhất là tới giới trẻ ở trường học, nơi tập trung để phát triển trí tuệ đầu đời. Họ như những người làm vườn giỏi, không những chỉ chăm sóc các đóa hoa trong mảnh vườn tâm của mình mà còn phát tâm hướng dẫn những người mới học nghề (hay mới vào nghề) vun trồng những đóa hoa tươi cho đời.

Có thể họ chính là những con người, mà ở đoạn tiếp theo của câu văn chúng tôi đã trích dẫn bên trên của văn hào Hermann Hesse:

Người đời hầu hết kéo lê cuộc sống như một chiếc lá rơi, cứ để gió cuốn xoay tròn trong không khí, rồi lắc lư rơi xuống đất. Số khác, và số này rất ít, họ giống như những vì sao, họ đi theo một con đường cố định, không ngọn gió nào có thể chạm tới họ; tự trọng bản thân họ có quy luật và hướng đi của họ  Die meisten Menschen sind wie ein fallendes Blatt, das weht und dreht sich durch die Luft, und schwankt, und taumelt zu Boden. Andre aber, wenige, sind wie Sterne, die gehen eine feste Bahn, kein Wind erreicht sie, in sich selber haben sie ihr Gesetz und ihre Bahn.

Thật đáng tán thán!

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm MINDFULNESS – CHÁNH NIỆM, Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường đến mọi độc giả gần xa, nhất là với các bạn trẻ.

Mùa Vu Lan PL 2565 (DL 2021)

Hòa Thượng Thích Như Điển

& Cư sĩ Nguyên Đạo





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2016(Xem: 11733)
Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.
19/10/2016(Xem: 16061)
Tại phiên bế mạc Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 26 tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra, em Nguyễn Thị Thu Trang học sinh lớp 9B trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách, Hải Dương (năm học 2015-2016) đã đọc bức thư hay nhất thế giới do em viết trước đại diện 190 quốc gia.
07/10/2016(Xem: 11045)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
27/09/2016(Xem: 7426)
Không bíết từ bao giờ những chú chim đã quây quần về đây càng ngày càng đông, nhảy nhót ca vang trên cành cây bên cạnh nhà mỗi ngày khi mặt trời chưa ló dạng. Nằm nướng vào những ngày cuối tuần, hay những hôm trời mưa rỉ rã, lúc trời đất giao mùa nghe chúng riú rít gọi nhau đi tìm mồi mình cũng thấy vui vui.
22/09/2016(Xem: 19726)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
29/08/2016(Xem: 4356)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng. Chiều xuống, nỗi buồn miên man gởi bay theo gió, trên kia cơn nắng chói chang của mùa hạ còn vương lại đâu đây, lặng nhìn núi đồi hoa lá, từng ấy trong lòng, một cõi mù khơi. Những giọt mồ hôi uể oải, từng nỗi đớn đau lũ lượt đọng lại, từng cơn hiu hắt thấm vào hồn, bây giờ trở thành những đơm bông kết nụ, những đắng cay ngọt bùi. Đâu đó, một chút hương lạ, làn gió bất chợt nhẹ lay, điểm tô không gian lắng đọng phiêu bồng, những thinh âm cao vút tận trời không, những hằng sa bất tuyệt chốn không cùng.
21/08/2016(Xem: 4096)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị. Có những trường hợp khác biệt đã xẩy ra và có thể do nhiều động lực khác nhau. Chính những khác biệt này là dữ kiện cần thiết để xem lại hệ thống ngữ âm Hán Việt và tiếng Việt để thêm phần chính xác. Bài viết nhỏ này chú trọng đến cách đọc tên nhà sư nổi tiếng của TQ, Huyền1 Trang (khoảng 602–664, viết tắt trong bài này là HT) 玄奘 hay Tam Tạng, có ảnh hưởng không nhỏ cho Phật Giáo TQ, Việt Nam, Nhật và Hàn Quốc. Sư HT đã dịch nhiều bộ kinh và luận Phật giáo từ tiếng Phạn qua tiếng Hán, đưa Phật giáo gần đến nguồn Ấn Độ nguyên thủy hơn so với nhiều kinh dịch sai sót nhưng rất phổ thông vào thời trước (và cho đến ngay cả bây giờ).
13/08/2016(Xem: 3552)
Đức Phật đã dạy: " Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên; duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không." Thật vậy, tôi chưa từng quen biết với các anh em trong " Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg", vậy mà mới lần đầu gặp gỡ khi các anh kéo nhau về ở München, tôi đã bị lôi cuốn bởi vẻ linh hoạt của anh Huấn, dáng điệu khoan thai, trầm tĩnh đầy chất Huế của anh Phù Vân, sự hăng say nồng nhiệt của anh Dũng, lời lẽ hài hước của anh Thoảng và dáng vẻ hiền từ dễ thương của chú Dũng Scirocco. Như vậy tôi phải có duyên lành với các anh nên mới nhận lời nối tiếp công việc các anh đang làm từ phút giây gặp gỡ ban đầu. Hơn nữa, đây là một nghĩa cử cao đẹp đầy ý nghĩa và cũng là dịp để Cộng đồng Việt Nam tỏ lòng biết ơn con tàu CAP ANAMUR, biết ơn nhân dân Đức đã cưu mang chúng tôi; vì vậy tôi đã hăng hái bắt tay vào việc với
31/05/2016(Xem: 13039)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
24/05/2016(Xem: 3033)
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much. Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]