Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Cánh Cửa Hai Thế Giới

04/12/202219:28(Xem: 2102)
Một Cánh Cửa Hai Thế Giới



Phat thuyet phap 7

MỘT CÁNH CỬA HAI THẾ GIỚI



Thích Nữ Giới Bảo



 

Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.

Ở bài viết này, nói đến một không gian nếu bị ngăn cách bởi một vật chắn lại (cánh cửa) thì không gian đó sẽ chia thành hai khoảng tách biệt; đó là sự tự do và không được tự do. Để diễn tả hết ý nghĩa sự tự do của thế giới hiện thực và thế giới tâm hồn mà người viết muốn truyền tải đến độc giả qua một ký sự chuyến hoằng Pháp tại Mỹ của bản thân.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2016, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của một cánh cửa đang ngăn chia ra hai thế giới: một khung trời đầy tự do và một khoảng không gian của sự mất tự do. Đó là khi bản thân được đến thăm và chia sẽ buổi pháp thoại cho các bạn đang bị giam trong trại học tập Coyote nằm ở thành phố Connell.

Từ tiểu bang Washington State đến thành phố Connell, đi một chặng đường dài 7 giờ đồng hồ trên chiếc xe Toyota của thầy Kozen. Dọc đường, bản thân được ngắm nhìn những kỳ quan thiên nhiên đẹp rực rỡ, nó có thể lôi cuốn tất cả những du khách đến du lịch Mỹ đều muốn chiêm ngưỡng. Hai bên đường, những dãy núi được hình thành hàng trăm năm từ bụi đất kết lại thật độc đáo và đi qua các ao hồ đẹp thơ mộng. Tự nhủ thầm, tạo hoá thật ưu đãi cho một đất nước giàu mạnh nhất thế giới này và được thưởng thức một bầu trời đầy tự do ngay phía trước. Ngưỡng mộ với chánh báo và y báo của người dân nơi đây. Trên đường đi, thầy Kozen kể lại nhiều Phật sự mà thầy đã và đang làm cho cộng đồng người Mỹ. Hàng tháng thầy thường đến các nhà tù để hướng dẫn Phật pháp, mở ra những lớp dạy thiền cho người Mỹ và đến nhà thờ để giao lưu với các em học sinh tại đó. Thầy chia sẽ, trong chuyến Phật sự của chúng tôi tại Mỹ, thầy sẽ đưa đến những nơi mà thầy đã và đang hoạt động để người viết được trải nghiệm và cùng hướng dẫn mọi người.

 

Một cánh cửa đã tạo ra hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Trãi qua vài giờ đồng hồ, chúng tôi đã đến thành phố Connell. Và đứng trước cánh cửa của trại học tập Coyote, bản thân cảm nhận ra hai thế giới đang hiện rõ. Trước khi bước vào cánh cửa, bên ngoài là một thế giới tự do và đầy màu sắc. Và cũng trên cùng mảnh đất đó nhưng qua sau lớp cửa là một khoảng trời riêng biệt. Một khung trời tự do bên ngoài dần có tín hiệu khép lại sau cánh cửa này. Mỗi người khi sinh ra đều được sống và làm theo những gì mình muốn và được sự tôn trọng, đó là hạnh phúc của chúng ta. Điều này nói lên ý nghĩa sự tự do của mỗi con người mà ai cũng đang có. Tự do được ngắm cảnh, chiêm ngưỡng và thưởng thức cuộc sống mầu nhiệm này. Chính sự tự do sẽ mang lại nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Có thể diễn tả rằng:

“Tôi có một trái tim muốn gả cho Tự Do,

Tôi có đôi bàn chân muốn gả cho cung đường lớn,

Tôi có mái tóc dầy muốn gả cho ngọn gió trên thảo nguyên,

Tôi có đôi mắt đen muốn gả cho vì sao hôm nhấp nháy,

Tôi có hai bàn tay, hai bàn tay tự nguyện trao gửi cho nhành hoa dại”

Cánh cửa của sự tự do nhiều sắc thái đến vậy. ai cũng có quyền được tận hưởng nó. Nó không phân biệt đối xử và không kỳ thị bất kỳ một ai. Nhưng chính chúng ta là người đánh mất sự tự do của mình bằng những ý nghĩ tạo ra lời nói và hành động đi ngược với đạo lý mang tính nhân văn của xã hội và cuộc sống.

Đi qua từng lớp cửa của trại học tập bản thân cảm nhận được sự lạnh lùng của nó. Lúc này, người viết mới hiểu được giá trị của sự tự do rất lớn. Những thứ mà chúng ta đang có trong tay thường chúng ta ít quan tâm đến giá trị thực của nó. Nhưng khi nó mất đi mới nhận ra thì chỉ còn lại sự hối tiếc muộn. Bên ngoài thế giới tự do của chúng ta, đôi khi một ai đó đã không thấy được những thứ mình đang có là một bầu trời quang đãng, dõi theo từng đàn chim bay lượn trên không trung cùng những đám mây trắng tuyết, được nghe tiếng cười reo của các em thơ và một tổ ấm gia đình mà chúng ta đang vun vén… Và mãi theo sự tham cầu danh vọng và lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó, những phút giây lỡ lầm của sự si mê và những hạt giống của tập khí nóng giận đã đi vào con đường lao lý, tội lỗi. Đánh mất chính mình và sự tự do đang có.

Do đó, để bảo đảm cuộc sống được hạnh phúc và an vui của bản thân và gia đình, chúng ta nên sống trong chánh niệm và tỉnh thức. Từng lời nói, suy nghĩ và việc làm luôn hợp với tinh thần nhân quả. Thực hành đời sống Chánh Mạng. Chọn những ngành nghề chơn chánh, tránh sự mưu sanh bằng những nghề giết hại, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập… thì cánh cửa tự do của chúng ta sẽ luôn được mở. Ngược lại, những hành nghiệp của ý nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta đang đi theo chiều hướng của sự ô nhiễm, phóng túng và tham vọng tạo ra những điều sai trái và lỗi lầm. Cánh cửa tự do của chúng ta sẽ tự động khép lại.

Cánh cửa tâm hồn tự do của những người bạn tôi đang khép lại. Khi chúng tôi đi vào bên trong trại học tập và giao lưu với mọi người. Trên từng khuôn mặt của mỗi người là một thế giới nội tâm khác nhau: buồn, giận, tiếc nuối, lãnh đạm, thờ ơ, cô đơn…. Mọi người dường như đã khép kín cánh cửa của tâm hồn lại từ lâu. Bên trong tâm hồn không còn sự tự do của hạnh phúc, của thanh thản và an yên…

 

Cuộc sống đời thường của chúng ta, đôi khi chúng ta cũng đang giam cầm tâm thức của mình trong những nỗi đau quá khứ, vết thương của sự oán giận, ganh ghét… luôn nhận chìm tâm thức của chúng ta mỗi ngày. Và cánh cửa tự do nội tâm của chúng ta đang khép lại với thế giới bên ngoài.

 

Nhưng nếu mỗi ngày chúng ta biết thực tập sự phóng thích của những nội kết trong tâm bằng phương pháp nhận diện từng tâm thức đang sinh khởi và ghi nhận sự có mặt của chúng. Không nắm bắt, không mổ xẻ, không phân tích và chạy theo đối tượng, chỉ dừng lại ở sự quan sát chúng. Những cảm xúc đang có mặt, chúng ta chỉ cần gọi tên đúng với bản chất của nó. Và mỗi hơi thở có thể giúp chúng ta nuôi lớn tự do bên trong của mình với mọi hoàn cảnh. Hơi thở luôn có mặt với chúng ta và bạn dùng hơi thở là người bạn đồng hành của mình, vậy là bạn không còn cảm thấy cô đơn và trống trãi nữa. Từ đó, bạn có thể nuôi dưỡng tự do trong chính bạn và những người thân thương của bạn cũng hưởng được tự do đó; một tâm hồn nhẹ nhàng và thảnh thơi. Những năng lượng tiêu cực của sự ghét giận, ích kỷ và lo âu… không còn xiết chặt lấy ta thì lúc đó bạn sẽ có được một tâm hồn tự do đúng nghĩa.

 

Khi tiếp xúc với các bạn, trong tâm người viết đã khởi lên lòng Từ lớn và nhiếp tâm vào hơi thở để chế tác ra năng lượng bình an hướng đến mọi người. Bản thân quán thấy đây là những người thương yêu của mình, những người bạn lâu ngày không gặp. Mọi người được xếp thành vòng tròn. Chúng tôi ngồi xen kẽ để cùng hoà chung với nhau. Thầy Kozen đã giới thiệu từng người trong đoàn. Sau đó, thầy đã mời chúng tôi chia sẽ pháp thoại đến đại chúng. Bản thân tự giới thiệu; bắt đầu lời chào: Good morning my friends! mình là sư cô Giới Bảo đang theo học chương trình tiến sĩ tại Thái Lan. Đây là lần đầu tiên đến Hoa Kỳ và cũng lần đầu tiên vào đây để giao lưu với các bạn, bản thân rất xúc động… Và bắt đầu chia sẽ 5 điều đưa đến một đời sống an vui và hạnh phúc. Đó là sự tôn trọng quyền được sống của nhau, tôn trọng mọi sở hữu cá nhân của người khác, tôn trọng lòng chung thuỷ trong cuộc sống hôn nhân, tôn trọng sự uy tín của bản thân và người khác, tôn trọng trí tuệ và sự tỉnh thức của chính mình. Tiếp theo, chúng tôi hướng dẫn thiền buông thư và hít thở đến đại chúng. Kế tiếp, quý Thầy đều lần lượt chia sẽ. Và đại chúng dùng cơm trưa thân mật với nhau.

 

Cánh cửa tâm hồn tự do của các bạn tôi được mở ra. Trước khi kết thúc buổi giao lưu là những câu hỏi và lời tâm tình của các bạn được chia sẽ. Bản thân quan sát; từng gương mặt của các bạn tôi đã toát ra được niềm an vui và hạnh phúc trong giây phút hiện tại bên nhau. Mọi người đã bắt đầu thấm Pháp và cởi mở ra được rất nhiều. Bên cạnh mình là một anh người Mỹ trạc chừng 40 tuổi, anh đã chia sẽ vì cơn nóng giận và lòng ghen tức đã ra tay giết chết người vợ của mình. Và không biết bao giờ được gặp lại hai đứa con thơ của anh. Trong suốt thời gian ở trong này, tinh thần anh rối loạn và khủng hoảng. Nhưng qua các lời giảng giải của quý Thầy và quý Sư Cô, tâm anh được quân bình trở lại. Anh đã giải thoát tâm đau khổ và đang tận hượng nguồn năng lượng bình an với đại chúng. Trường hợp của anh người Việt chia sẽ; con ở trong này 42 năm nữa, suốt thời gian đó thật sự là dài đối với con. Có những lúc con đã rơi vào trạng thái bế tắc và trầm cảm. Nhưng được sự quan tâm và lòng Từ của Chư Tôn Đức qua các bài pháp thoại cùng với thực tập thiền, con thấy mình thật may mắn đã gặp được quý Ngài. Từ nay, con sẽ cố gắng quán chiếu thân tâm và thiền tập mỗi ngày để tâm con được an và hạnh phúc. Để bày tỏ tấm lòng tôn kính và cảm kích đến với chư Tôn đức, anh đã lấy sâu chuỗi từ trong túi áo của mình và thưa; đây là tài sản vô giá đối với bản thân con, do chính Bà Ngoại của con trao tặng để con niệm Phật và hành trì hằng ngày. Nhưng lòng con tràn đầy sự vui mừng và niệm ân đến quý Thầy và quý Sư Cô nay con thành tâm cúng dường bộ chuỗi này, để con được gieo duyên đến chư Tôn Đức. Quý Thầy đại diện đoàn và nói rằng; vật quý con nên cất giữ lại cho mình. Nhưng anh đã khóc và thưa thỉnh chư Tôn đức từ bi hoan hỷ thọ nhận cho con được phần công đức. Vì tình thương và cảm động trước tấm lòng của anh, chư Tôn đức đã nhận sâu chuỗi đó. Một kỷ vật quý giá nhất trong chuyến đi năm ấy.

 

Và cánh cửa thế giới tự do trong tâm hồn của các bạn tôi đã được mở ra sau khi tiếp xúc nguồn năng lượng tươi mát từ quý Thầy và quý Sư Cô. Đó là sự tự do không bị xiết chặt của những trạng thái tâm sợ hãi, cô đơn, buồn chán, hối tiếc hoặc giận hờn… Sự tuyệt vọng đã vơi dần và thoát khỏi ràng buộc bởi nó.

 

Ra về bao nhiêu cảm xúc đọng lại trong tâm trí của mỗi người. Mong nguyện cho tất cả luôn có được một tâm hồn tự do và hạnh phúc mỗi ngày. Lúc này đây, cánh cửa tự do trong tâm hồn các bạn tôi đang được mở ra để đón nhận một thế giới của sự tỉnh thức và yêu thương.

 

Một cánh cửa mở ra hai thế giới; trước lúc đoàn chúng tôi đến thế giới nội tâm của mỗi người khép kín nhưng khi được tiếp cận nguồn năng lượng của đại chúng, mọi người đồng một tâm đó là sự bình yên và hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Cánh cửa tự do của tâm hồn mọi người thực sự đã mở. Giá trị giáo Pháp của Đạo Phật là liều thuốc chữa trị thần hiệu cho các căn bệnh. Và phương pháp thiền tập đã mang mọi người về với sự quân bình thân tâm để đối diện với những hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn được bình thản giữa cuộc đời. Là người hiểu biết và khôn ngoan thì các bạn hãy nên chọn cách đóng lại những tâm hành xấu ác và hạt giống tiêu cực. Hãy mở ra những cánh cửa tâm thiện lành và cao đẹp cho một đời sống hoàn toàn tự do và an yên.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 7656)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
24/09/2014(Xem: 30765)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
23/09/2014(Xem: 15877)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
12/09/2014(Xem: 9593)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
09/09/2014(Xem: 12915)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
30/08/2014(Xem: 3320)
Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
27/08/2014(Xem: 4349)
Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.
23/08/2014(Xem: 6303)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
17/08/2014(Xem: 25115)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
16/08/2014(Xem: 3057)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]