Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bút ký: Vãn Cảnh Trên Đồi Tịnh Độ

12/11/202220:57(Xem: 2043)
Bút ký: Vãn Cảnh Trên Đồi Tịnh Độ

Bút ký

 

VÃN CẢNH TRÊN ĐỒI TỊNH ĐỘ

 

 

           Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.

      "Hôm nay ra tham quan chùa, chụp hình đó hả?"

      "Dạ, con được quý thầy cho quá giang, ra đây cho biết chùa ạ!"

      "Lâu nay ở lễ nào cũng thấy anh chụp hình, thấy quen quen mà không nhớ là ai..."

      "Dạ, con là con của bà Tâm Tấn, thưa Ôn!"

      "Ồ, phải rồi, thấy mặt quen quá mà không nhớ được!"

       Ôn thăm hỏi đôi ba điều về lễ tiểu tường và đại tường của Me tôi, rồi nói sơ qua cho biết "quá trình hình thành" ngôi chùa trên ngọn núi heo hút này, rồi bảo:

        "Thôi, đi chụp hình vãn cảnh đi, phải đi lên trên đồi mới có nhiều cảnh đẹp. Trên đó mới thấy cảnh biển, nhìn xuống thấy quốc lộ, đường tàu lửa... chứ ở dưới này còn dang dở, chỉ mới xong một vài công trình phụ. Còn ngôi chánh điện có chiều dài, bề rộng xấp xỉ chùa Long Sơn thì còn lâu mới xong, người ta cho bao nhiêu tôi xây bấy nhiêu, chứ không vận động quyên góp bao giờ, tới đâu hay tới đó!"

       Nghe chỉ dẫn của Ôn, tôi theo lối đi lát đá dưới hàng cây rợp mát tìm lên đồi. Đồi nằm trên núi. Lên đến núi đã cao rồi mà còn phải vượt lên thêm một ngọn đồi với rừng cây xanh um tùm và vắng lặng…




doi tinh do (1)doi tinh do (5)doi tinh do (6)doi tinh do (7)doi tinh do (8)doi tinh do (9)doi tinh do (10)doi tinh do (11)doi tinh do (12)doi tinh do (13)doi tinh do (14)doi tinh do (15)doi tinh do (16)doi tinh do (17)doi tinh do (18)doi tinh do (19)doi tinh do (20)doi tinh do (21)doi tinh do (22)doi tinh do (23)doi tinh do (24)doi tinh do (25)doi tinh do (26)doi tinh do (27)



       Tôi đang đứng trước hai cánh cổng sắt đã khép khít và gắn kết lại với nhau bởi một ổ khoá đã rỉ sét cản ngăn lối đi lên đồi, tần ngần tẩn ngẩn chưa biết phải làm gì thì chiếc điện thoại trong túi áo khoác của tôi rung reo. Thầy Thánh Trực, thị giả của Ôn gọi. Quý thầy đang ngồi nhấm mứt uống trà dưới mái hiên bên thềm dãy nhà tole dành cho thợ thầy xây dựng, nhìn lên thấy tôi đứng đó biết là tôi có ý định lên đồi vãn cảnh.

        “Chú cứ đứng yên đó đi, để thầy lấy xe chạy lên chở, chứ đồi dốc cao và dài lắm, chú đi lên không nổi đâu!”

        “Dạ thôi, phiền thầy quá, thầy ơi. Con muốn tự lên đồi, tự tại thong dong bằng đôi chân của mình ạ… hihihi…”

         Thầy nghe tôi cười nên cũng cười theo.

         “Vậy chú tự lên héng, ổ khoá chỉ móc hờ đó thôi, chú cứ giật mạnh một cái là nó bung ra liền à!”

         “Dạ, hay quá, con cứ tưởng khoá cứng rồi, con cảm ơn thầy!”

          Tháo khoá. Mở cổng, khép lại, quay đầu nhìn. Tôi đang đối diện với một lối đi lát đá chẻ với độ dốc gần như dựng đứng im lìm dưới bóng rợp. Từng bước chậm rãi lên đồi, cứ thong thả, bước đi và tiến lên, hai bên lối đi đều có thiết trí những bục đá nhân tạo xen kẽ những phiến đá tự nhiên để lữ khách ngồi nghỉ chân nếu như thấy mỏi và mệt, nhưng tôi không ngồi nghỉ, cứ vừa bước đi vừa niệm “Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xả lũ rô…” và chỉ đứng lại điều tức hơi thở, nghỉ chân tại chỗ khi mỏi chân, rồi đi lên tiếp, vừa đi vừa rảo mắt tìm kiếm hai bên với hi vọng bắt gặp được cái gì đó hay hay, lạ lạ và đẹp đẹp…

          Con dốc thật đúng dài, nếu không chuẩn bị trước tinh thần để vượt lên thì chắc sẽ thấy nó dài... vô tận. Tôi vượt lên chậm rãi mà vẫn phải dừng lại đến ba lần để rồi bước qua giữa hai tảng đá to đùng án ngữ hai bên như hai trụ cổng chào, đặt chân lên phần đất bằng ngang của đỉnh đồi.

           Quét mắt một vòng...

         "Cảnh Tịnh Độ" chùa Phật Quang Sơn đây rồi!

          Nam mô Phật!

          Con đã đi và con đã đến, tiếp tục với đang đến…

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

         

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2021(Xem: 2913)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 2950)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 2949)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10423)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10112)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7539)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2648)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 8913)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
15/11/2021(Xem: 3894)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10797)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]