Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đêm thơ nhạc Huyền Không “Mây Trắng Thong Dong” tại Tu viện Huyền Không.

14/09/202204:16(Xem: 5640)
Đêm thơ nhạc Huyền Không “Mây Trắng Thong Dong” tại Tu viện Huyền Không.

ht man giac

Đêm da diết nhớ Thầy!
***
Đêm thơ nhạc Huyền Không
“Mây Trắng Thong Dong”
tại Tu viện Huyền Không.




Vào chiều ngày 10/9/2022, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã tổ chức đêm thơ nhạc Huyền Không, thành kính tưởng niệm người Thầy - thi sĩ Huyền Không, người đã sáng tác trên một ngàn bài thơ, trong đó bài thơ Nhớ chùa là một tuyệt tác bất hủ:

                                         “ …  Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng,

                                                  Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung.

                                                  Mái chùa che chở hồn dân tộc,

                                                  Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

***

 

Hòa thượng Thích Tịnh Từ, Viện trưởng tu viện Kim Sơn, thành phố Watsonville quang lâm chứng minh và ban đạo từ đêm thơ nhạc Huyền Không. Đến dự đêm thơ nhạc có chư Tôn Đức Tăng, Ni: HT. Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Thích Tánh Tuệ, trụ trì chùa Vạn Phước, thành phố San Diego;     TT. Thích Pháp Trí, trụ trì chùa Tiên Quang, thành phố Tracy; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont; ĐĐ. Thích Nhật Thiện, trụ trì tu viện Pháp Vân, thành phố Pearland (Texas); ĐĐ. Thích Lệ Minh,  trú xứ chùa Phật Tổ, thành phố Long Beach; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, viện chủ tu viện Huyền Không, thành phố San Jose; Ni sư Thích Nữ Đức Hòa, phó trụ trì chùa Đức Viên, thành phố San Jose; Ni sư Thích Nữ Tịnh Hòa, trụ trì chùa Liên Hoa, thành phố San Jose; Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, trụ trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; Ni sư Thích Nữ Kiều Thuận, trụ trì chùa Kiều Đàm, thành phố San Jose; Ni sư Thích Nữ Huệ Thông, trú xứ tu viện Thôn Yên, thành phố Gilroy; Ni sư Thích Nữ Hạnh Tánh, thành phố San Jose; Sư cô Thích Nữ Thiện Từ, trụ trì tịnh thất Tịnh Viên; Tăng thân tu viện Kim Sơn; chư Ni tu viện Huyền Không; chư Ni tịnh xá Ngọc Hòa; chư Ni chùa Liên Hoa; cùng đông đảo thiện tri thức, phật tử, đồng hương, ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia … đến từ thành phố San Jose và các thành phố khác ở Hoa Kỳ. Đặc biệt, tu viện đã đón tiếp Hòa thượng Thích Huyền Diệu, trụ trì chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự tại Ấn Độ và chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự tại Nepal đến thăm viếng.

 

***

 

Tu viện Huyền Không và Ban tổ chức đêm thơ nhạc Huyền Không vui mừng đón tiếp những nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ từ nhiều thành phố đến cúng dường đêm thơ nhạc với cả tấm lòng thành, với tâm thương kính thi sĩ Huyền Không: Giáo sư Ngọc Dung (đàn tranh), ca nhạc sĩ Nguyên Quang (guitar), nhạc sĩ Quảng Linh (keyboard và âm thanh); các giọng ca, giọng ngâm: Từ Chơn, Thu Hằng, Minh Thúy, Nguyệt Thanh, Kim Thư, Rachael Tường Vi, James Minh, nhóm Hương Từ Bi.

Tu viện Huyền Không và Ban tổ chức đêm thơ nhạc Huyền Không chân thành cảm ơn: Ban truyền thông, Ban ẩm thực tu viện Huyền Không, anh Thiện Nguyễn (Golden Bamboo Restaurant), Ban cắm hoa, Ban trang trí, Ban trật tự, Ban vệ sinh, MC. Quảng Hoa, MC. Thị Sỹ và quà tặng của hai Phật tử Quảng Minh Nghĩa, Quảng Đồng Phương v.v…

 

***

 

Chương trình cụ thể như sau:

 

03:00 pm     Chư Tôn Đức Tăng, Ni và Phật tử tham quan cây cảnh trong vườn chùa.

04:30 pm     Khai mạc tiệc buffet chay với 22 món thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng.

06:00 pm     Cung nghinh chư Tôn Đức Tăng, Ni quang lâm chánh điện

                     Chư Tôn Đức niệm hương bạch Phật

                     MC. giới thiệu chư Tôn Đức tham dự và đọc diễn từ khai mạc đêm thơ nhạc.

                     Thượng tọa Thích Tánh Tuệ và Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện dâng trà bánh cúng Ôn.

Rachael Tường Vi hát ca khúc “Kính lạy Giác linh Thầy”

Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện dâng lời tâm nguyện

Hòa thượng Thích Tịnh Từ ban đạo từ. Hòa thượng nhắc lại một kỷ niệm tiếp Hòa thượng Mãn Giác và Thiền sư Nhất Hạnh tại tu viện Kim Sơn. Hòa thượng Mãn Giác (thi sĩ Huyền Không) đã xuất khẩu bài thơ:


Ai lên núi tắm mây ngàn,

Ta vào biển tuệ thênh thang tung hoành.

Ai vào sinh tử lộn quanh,

Ta chơi Hoa Tạng gối đầu Không Môn.

 

Hòa thượng Tịnh Từ (thi sĩ Sơn Cư) đã tiếp:

 

Đưa tay phủi sạch hoàng hôn,

Chân tâm nở nụ véo hồn thôi mê.

Nửa đêm thức đón Thầy về,

Ngoài sân tuyết phủ Bồ Đề nở hoa.




Hòa thượng Thích Từ Lực ngâm bài thơ “Nhớ chùa” (thơ Huyền Không)

Ca nhạc sĩ Nguyên Quang hát ca khúc “Nhớ chùa”

Minh Thúy - Quảng Thùy ngâm thơ “Nhớ cố hương” (thơ Huyền Không)

Phật tử Chúc Tiến hát ca khúc “Theo chân Thầy”

Thượng tọa Thích Tánh Tuệ chia sẻ những lời dạy bảo và những kỷ niệm về Ôn Sư phụ Mãn Giác và ngâm bài thơ “Đạt Đạo”.

Phật tử Từ Chơn hát ca khúc “Đạt Đạo” (thơ Huyền Không)

Nghệ sĩ Thu Hằng ngâm bài thơ “Hạt cát” (thơ Huyền Không)

Thượng tọa Thích Pháp Trí chia sẻ những lời giáo huấn của Ôn và ngâm thơ.

Ca nhạc sĩ Nguyên Quang phổ nhạc và trình bày ca khúc “Ta gọi Xuân về” (thơ Huyền Không)

Đại đức Thích Hạnh Thông chia sẻ những kỷ niệm về Ôn Mãn Giác.

Nghệ sĩ Nguyệt Thanh ngâm bài thơ “Xuân vẫn còn đây” (thơ Huyền Không)

Thượng tọa Thích Tánh Tuệ hát nhạc phẩm “hát về miền đất thiêng”.

Nghệ sĩ Thu Hằng hát ca khúc “Nhớ mẹ” (thơ Huyền Không, nhạc Võ Tá Hân).

Ni sư Thích Nữ Kiều Thuận ngâm bào thơ “Nhớ cố hương” (thơ Huyền Không)

MC. Thị Sỹ ngâm bài thơ “Vọng chiều thu xưa” (thơ Huyền Không)

Phật tử Từ Chơn hát ca khúc “Một ngày qua” (thơ Huyền Không, nhạc Dương Xuân Dưỡng)

Kim Thư ngâm bài thơ “Những người đi qua” (thơ Huyền Không)

Nghệ sĩ Nguyệt Thanh ngâm bài thơ “Vườn Đạo”(thơ Huyền Không)

Rachael Tường Vi hát ca khúc “Thầy tôi” (sáng tác Chúc Hiếu)

James Minh hát ca khúc “Lạy Phật Quan Âm”

Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, thay mặt Ban tổ chức cảm tạ chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử tham dự đêm thơ nhạc Huyền Không.

Đồng ca bài hát “Hiểu và Thương” nhạc Làng Mai.

 

***

 

Chương trình hoàn mãn vào lúc 09:45 pm.

Đêm thơ nhạc Huyền Không được khép lại trong sự hỷ lạc và sự tiếc nuối của đại chúng!

Thành kính, xúc động và ấm tình đạo vị!

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Võ Văn Tường

(bài và ảnh)

***

 

Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà nội ngoại đều tin Phật và nhiều người trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị…

Vào đầu tháng 8 năm 2006, cố Hòa thượng cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử, các y tá, bác sĩ tận tình chăm sóc chữa trị, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân lúc 07 giờ 55 sáng tại chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 10 năm 2006 (nhằm ngày 22 tháng 08 năm Bính Tuất). Thọ thế 78 tuổi đời, 58 pháp lạp.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, cố Hòa thượng đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiển dương đạo pháp và văn hóa dân tộc.

Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng, Ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam.

(Trích: Trí Bửu, website: www.phatgiao.org.vn)


***

Chú thích ảnh:

01-03 Tu viện Huyền Không, San Jose

04-05. Ảnh chư Tôn Đức Tăng, Ni và Phật tử dự đêm thơ nhạc

06-16. Tiệc buffet chay 22 món

17-18. Tiếp Hòa thượng Ấn Độ.

19      Quà tặng

20.     Chư Ni các chùa về dự lễ

21-78. Đêm thơ nhạc Huyền Không

79-80. Ảnh chân dung thi sĩ và bài thơ “Nhớ Chùa”

_______________________________

 

 

 

 huyen khong (1)
huyen khong (80)
huyen khong (2)huyen khong (3)huyen khong (4)huyen khong (5)huyen khong (6)huyen khong (7)huyen khong (8)huyen khong (9)huyen khong (10)huyen khong (11)

huyen khong (12)
Thêm chú thích

huyen khong (13)
huyen khong (14)huyen khong (15)huyen khong (16)huyen khong (17)huyen khong (18)huyen khong (19)huyen khong (20)huyen khong (21)huyen khong (22)huyen khong (23)huyen khong (24)huyen khong (25)huyen khong (26)huyen khong (27)huyen khong (28)huyen khong (29)huyen khong (30)huyen khong (31)huyen khong (32)huyen khong (33)huyen khong (34)huyen khong (35)huyen khong (36)huyen khong (37)huyen khong (38)huyen khong (39)huyen khong (40)huyen khong (41)huyen khong (42)huyen khong (43)huyen khong (44)huyen khong (45)huyen khong (46)huyen khong (47)huyen khong (48)huyen khong (49)huyen khong (50)huyen khong (51)huyen khong (52)huyen khong (53)huyen khong (54)huyen khong (55)huyen khong (56)huyen khong (57)huyen khong (58)huyen khong (59)huyen khong (60)huyen khong (61)huyen khong (62)huyen khong (63)huyen khong (64)huyen khong (65)huyen khong (66)huyen khong (67)huyen khong (68)huyen khong (69)huyen khong (70)huyen khong (71)huyen khong (72)huyen khong (73)huyen khong (74)huyen khong (75)huyen khong (76)huyen khong (77)huyen khong (78)


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 19218)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8590)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 12136)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2552)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5479)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5437)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10800)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11916)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]