Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng Chuông Chùa Quê Tôi

01/09/202218:18(Xem: 2390)
Tiếng Chuông Chùa Quê Tôi
tieng chuong chua

TIẾNG CHUÔNG CHÙA QUÊ TÔI
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Cầu nguyện cho tất cả linh hồn
siêu thoát khỏi các chốn âm u khốn khổ)



Tôi nhớ mãi làng quê tôi thuở ấy
Có mái chùa xưa - mái ấm tâm linh
Ngày mưa nắng bao nẻo đường cơm áo
Tiếng chuông chùa khêu sáng ánh tâm minh

Chúng tôi lớn khôn theo tiếng chuông chùa
Tuổi thanh xuân sống quyện hoà ánh đạo
Xoá tự ti, bỏ gian tham, kiêu ngạo
Người gặp người trong đạo lí từ bi

Bùng chiến tranh, làng tôi thành tang trắng
Khói lửa đạn bom cày nát quê hương
Kể từ ấy tiếng chuông chùa biệt xứ!…
Mấy chục năm trời nhớ thương nhớ thương

Ôi mơ ước tiếng chuông xưa trở lại
Thức tỉnh nguồn xuân trí tuệ-tâm linh
Để làng tôi sống mãi tình quê cũ
Để trao nhau trọn vẹn ánh thanh bình.

(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn;
Đường về minh triết; Thivien.net)
-----------------

MỘT SỐ SƯU TẦM VỀ TÂM LINH-LINH HỒN CUỘC SỐNG

(Vài chỗ trong ngoặc đơn, các chữ được chuyển thành chữ in hoa là do người đọc - TT LBB - làm cho rõ nghĩa).

PHẦN A.-
--

“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).
***

“Albert Einstein nói: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo”.
(Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng viện Vật lí, nguyên giám đốc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
***

“Sự sống, về bản chất là Ý THỨC, là vĩnh hằng và không có đối lập. KHÔNG CÓ CÁI CHẾT, chỉ có những biến dạng của CÁC HÌNH THÁI SỰ SỐNG, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác.”
(Eckhart Tolle, tác giả The Power Of Now - Quyền năng của hiện tại).
***
Một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), ông M.A.Mikhiher phát biểu như sau (Báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997):
“Mỗi con người là một năng lượng tinh thần trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục luân hồi, tiếp tục vòng phát triển mới”.
***

“Viện nghiên cứu về sức mạnh của tinh thần và siêu tâm lí ở Ban-ga-lốp đã khảo sát 250 trường hợp đầu thai giống như Ti-tu đã đăng kí từ năm 1975 (…). Các nhà nghiên cứu đã nói rằng 82 phần trăm tổng số các trường hợp là các cháu nhớ rõ tên mình “trong đời trước” và những chi tiết của “kiếp trước”. (…) N.K. Chan-đra ở trường đại học tổng hợp Đê-li và E. Min-đơ ở đại học tổng hợp Vic-gin-ni-a (Mĩ) đã khám phá người cháu bé (…) và mổ tử thi (…)”.
(Tạp chí Đại học & giáo dục chuyên nghiệp, 2/1990).
***

“Vì nhục thể rữa nát khi chết, linh hồn rời đi nhập vào giới siêu hình tương ứng với sự tồn tại của nó ở bình diện vật chất, vào tần số tương ứng với cuộc sống cũ của nó nhất.
(…) Quá trình biến đổi sau cái chết không phải là sự di chuyển đến một nơi chốn khác hay thời gian khác; nó chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm (TÂM Ý thường nhớ nghĩ) của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì có rung động tương ứng với bạn”.
(Tiến sĩ y học Deepak Chopra) - (Sự Sống Sau Cái Chết; D. Chopra; dịch giả: Trần Quang Hưng).
***

“Phải luôn nhớ rằng CÕI SAU SỰ SỐNG không hề “sau” như chúng ta vẫn tưởng. Ba hệ quy chiếu của Ý THỨC (Tâm) là không gian LUÔN HIỆN TẠI”.
(D. Chopra; theo sách đã dẫn).

***
Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…)”. (Nhà bác học-giáo sư tiến sĩ y học E-rơ-nơ Mun-đa-sep) – (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep; dịch giả: Hoàng Giang).
***

Đọc trong Hành Trình Về Phương Đông (Blair T. Spalding; dịch giả: Nguyên Phong; Thuvienhoasen org):

“Thực ra khi sống và chết, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ điều này sẽ không còn được thoả mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau khổ không sao tả được.

- Như ông đã nói loài ma đói thường rung động theo không khí quanh đó, như thế họ có thoả mãn không?

- Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó, nhưng không làm sao thoả mãn cho được. Điều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt, nhưng điều này đâu có thoả mãn nhu cầu bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ xẻ súc vật, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của chúng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho những người dễ thụ cảm.

(...) Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doạ nạt những người bén mảng đến gần nơi chôn dấu. Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa, họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, họ hết sức đau khổ”.
***

Trong Sự Sống Sau Cái Chết” (Deepak Chopra) có nói rằng: “Những linh hồn bấn loạn mắc kẹt giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu nguyện gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang”.
***

D. Chopra kể lại câu chuyện bà Dawa, người trở về từ cõi sau cái chết:
"(...) Nữ thần Trí Tuệ đích thân cho bà Dawa xem từng nơi, chỉ ra ai ở đó và tại sao. Bà cảm thấy niềm sung sướng vô ngần của những linh hồn được gia đình còn sống CẦU NGUYỆN. Bà nghe thấy những tiếng kêu gào quằn quại và cầu khẩn LÒNG THƯƠNG, của những kẻ đã làm điều ác trên cõi trần”.
(Sự sống sau cái chết: gánh nặng chứng minh; D. Chopra).
***

Trích thêm một đoạn nói về nhân-quả của nghiệp, trong tác phẩm trên của nhà nghiên cứu D. Chopra, để hỗ trợ khát vọng trở về Chân-Thiện-Mĩ:

“(…) Cuối cùng thì vũ trụ cũng sẽ kiên quyết khôi phục cân bằng thiện ác.
Địa ngục là điều kiện đau khổ của nghiệp báo. Đại đa số kinh nghiệm cận tử có tính tích cực, nhưng nhiều khi không thế. Thay bằng di chuyển về hướng một ánh sáng niềm nở và hiền hậu, một số ít người cảm thấy các đặc trưng của địa ngục. Họ nhìn thấy ma quỷ hoặc thậm chí chính quỷ Satan; họ nghe thấy kẻ tội đồ bị hành hạ kêu gào; bóng tối dày đặc bao trùm mọi vật. Những người nghiên cứu kinh nghiệm cận tử thậm chí tìm thấy một loại người họ gọi là “oan hồn”, bị ám ảnh bởi các việc ác và dục vọng không thành. Nhân chứng đầu tiên là một người tên George Ritchie, đã được trực tiếp quan sát việc này. (…)”.
***

Đọc trong Ý Nghĩa Của Việc Hồi Hướng Công Đức Cho Người Quá Cố (K. Sri Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch; Phattuvietnam net):

“Theo Đức Phật, trong tất cả mọi hành động, TƯ TƯỞNG mới là điều thực sự quan trọng. Hồi hướng công đức căn bản là MỘT HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM. (...).

Mặc dầu tập tục cổ xưa này còn hiện hữu đến ngày nay tại nhiều quốc gia Phật giáo, chỉ một số rất ít Phật tử theo tập tục cổ xưa này hiểu ý nghĩa của việc hồi hướng công đức và cách thức thích đáng để thi hành.
Nhiều người đã phí phạm thì giờ và tiền bạc vào những lễ nghi và trình diễn vô nghĩa để tưởng niệm người đã qua đời. HỌ KHÔNG HIỂU là không thể nào giúp đỡ được người chết đơn giản bằng cách xây dựng mộ phần, mộ chí, nhà táng to lớn và những đồ tế nhuyễn khác. Cũng chẳng có thể giúp đỡ được người chết bằng cách đốt hương, vàng mã, vân vân...; và cũng chẳng thể giúp đỡ người chết bằng cách giết các súc vật và đem các loại thực phẩm khác để dâng cúng”.
***

“Chương thứ sáu của cuốn Tử thư đã ghi rõ: “Muốn được HỮU DỤNG ở cõi trần và THOẢI MÁI ở bên kia cửa tử, ngay bây giờ phải biết LÀM CHỦ các DỤC VỌNG vật chất (…).” (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).
***

(Trích trong Trở Về Từ Cõi Sáng – Nguyên Phong tuyển dịch; nxb Đồng Nai, 2013;
https //thuvienhoasen org/p104a26528/tro-ve-tu-coi-sang):

Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (near death experience). Trong phần nầy chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cái trống, nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có lẽ điều nầy ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, (tâm ý) vẫn thèm khát cái thú vui vật chất, nhưng vì KHÔNG CÒN THỂ XÁC ĐỂ THOẢ MÃN nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói.

Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đây là một cõi ĐƯỢC CẤU TẠO bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần, nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đây phải biết loại bỏ đi những phần tử (mang năng lượng) nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt. Vì trước sau ai cũng phải đến đó nên SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÕI GIỚI NẦY là một điều rất cần thiết. Nếu khi du lịch qua xứ lạnh, người ta chuẩn bị y phục ấm để khỏi bị lạnh, thì sự chuẩn bị để qua cõi nầy cũng đòi hỏi một sự CHUẨN BỊ cẩn thận. Dĩ nhiên sự giải thoát khỏi các áp lực vật chất không phải dễ, vì trong mấy chục năm sống ở cõi trần người ta đã trầm mình trong dục lạc, muốn cởi bỏ đâu phải trong một thời gian ngắn như vài ngày hay vài tháng mà được.
(…)

Muốn giúp họ (người đã chết) chỉ có một cách duy nhất là CẦU NGUYỆN THẬT CHÂN THÀNH, để sự thương yêu của quý vị tạo ra một mãnh lực soi sáng tâm tư đang hồ đồ của người vừa mới chết. Các sự than khóc, kêu gọi ồn ào chỉ làm tâm tư người chết đã bối rối lại còn hoang mang thêm, không ích lợi gì hết. Do đó một đám tang phải được cử hành trong sự chân thành cùng cầu nguyện.
***

“Vì vậy, về phương diện xã hội nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì sẽ không còn chỗ nương thân cho MÊ TÍN DỊ ĐOAN đang lan tràn rộng rãi như hiện nay.” (Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia).
********

PHẦN B.-

(Trích trong bài báo ở: https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm (Đoàn Xuân Mượu - giáo sư tiến sĩ, người đã kinh qua các chức vụ: phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, viện trưởng viện Pasteur Đà Lạt, viện trưởng viện Văcxin Quốc gia…):

“Trước đây, khoa học chính thống theo mô thức thực chứng duy lý, dựa trên nền tảng vật lý cổ điển của Newton không giải thích được các hiện tượng đặc biệt này. Nó không công nhận thế giới siêu hình và cho rằng nguyên tử là nguyên tố bé nhất.
Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện mầm mống thuyết tương đối của Einstein thuyết này nói rằng, ngoài nguyên tử là phần tử nhỏ nhất còn có sóng và hạt. Thuyết lượng tử từ đó cũng lên ngôi.
(…)

Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý THỨC VŨ TRỤ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.

(…) Con người gồm 7 PHẦN, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là NĂNG LƯỢNG ĐẶC), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn, nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, CÁC PHẦN NĂNG LƯỢNG KHÁC VẪN TỒN TẠI”.
***

(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.

(…) Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…).
Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình (siêu hình). Hoàn toàn ngược lại”.
***

Nguyễn Chung Tú (nguyên hiệu phó trường đại học Hùng Vương, giáo sư tiến sĩ vật lí) nói: “Có thể nói rằng GIEN NGHIỆP là cái do mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”.

Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH” - một câu nói rất quan trọng. (Nguyệt san Giác Ngộ số 17 năm 1997).
***

Tiến sĩ vật lí Prasarin (Thái Lan) nói rằng, nghiệp hay hành động tốt và xấu đều mang theo năng lượng tích cực (tốt) hoặc tiêu cực (xấu), gây ảnh hưởng không chỉ cho cá nhân mà cho cả tập thể; nghiệp xấu có thể làm rối loạn môi trường năng lượng của trái đất.
***

“Ở cấp thấp nhất của tư duy và vật chất, mỗi người trong chúng ta đang sáng tạo thế giới (chỉ bằng sự chú ý của mình)”. (Lynne Mc Taggart - nhà vật lí).
***

“Nếu ngài thấy rằng Ý THỨC CỦA MÌNH ĐƯỢC CHIA SẺ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộ cách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) MUỐN CHUYỂN HOÁ THẾ GIỚI, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải CHUYỂN HOÁ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti, người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh) – (Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng; Jiddu Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
***

“Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một LỜI NGUYỆN CẦU có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.”
(Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).
***
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.

“Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.

Viên mãn “TỰ TRI-TỈNH THỨC-VÔ NGÔ rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với người.

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”.

(Trích trong Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; NXB Văn Nghệ, 2007; Thivien.net-có phần sưu tầm dưới một số bài thơ của tác giả).
***

(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

Khi những tri giác thông thường trở nên mờ nhạt, thì những tri giác tinh tế lại trở nên thính nhạy hơn. Chúng ta vẫn nhìn và nghe được sau khi chết, nhưng lúc đó đối tượng không còn là vật chất nữa. Chúng bao gồm bất kể cái gì ta muốn thấy trong cõi siêu hình: nào thiên cảnh (cảnh vật thế giới chư thiên), thiên âm (âm thanh ở thế giới chư thiên), nào quần tiên (chúng sinh các cõi trời), nào hào quang chói lọi. (…). (Lời người đọc: Các chữ trong ngoặc đơn ở đoạn này do người đọc thêm cho rõ nghĩa).
(...).

Những khao khát bất thành hoặc không được phép, trở nên tiêu cực. Một ham muốn hưởng thụ khiến hồn khó siêu thoát. (…).
Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình, mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. (…).
(…)

Nghiệp quấn quanh linh hồn như sợi chỉ cuộn quanh cái suốt. (…).
Trong quá trình ngủ sâu của linh hồn giữa các lần đầu thai, mọi kí ức về những sự kiện đã qua trong nhục thể được nén vào linh hồn, tạo nên phần mềm nghiệp cho sự sống tương lai. (…).
Mọi thứ giống như chiếc kén bao bọc linh hồn đang thiếp ngủ. Khi thức giấc, nó lìa bỏ cái vỏ bọc dần tan biến này. Trong chuyến chu du siêu hình, các linh hồn gặp gỡ những linh hồn khác có cùng rung động ở cấp tiến hoá tương tự. Bạn có thể gặp vài linh hồn đã từng chạm trán trong thế giới vật chất nếu như họ ở cùng tần số với bạn. (…).
(…)

Trong cõi siêu hình, linh hồn có thể thăm những bình diện có rung động thấp hơn của nó nếu muốn, nhưng chỉ có thể đến được bình diện cao hơn thông qua tiến hoá (…).
Tuỳ theo trình độ ý thức mà bạn có thể xây dựng nên thiên đường, địa ngục và nơi đày đoạ ăn năn của riêng mình, để vươn tới trong cõi trần cũng như những cõi siêu hình.Trong thế giới vật chất nếu bạn muốn xây nhà tất phải chọn gạch, đặt viên nọ lên viên kia. Trong thế giới siêu hình, bạn chỉ cần hình dung ra ngôi nhà mong muốn, nó sẽ hiện lên như là ngôi nhà hiện thực và vững chắc trong thế giới vật chất. (…).
(…)

Ham muốn vẫn là mấu chốt sau khi chết. Tiến hoá thực sự là quá trình thực hiện ham muốn. Trong thế giới siêu hình, bạn thực hiện và làm cho những ham muốn còn lại từ sự sống vật chất vừa rời bỏ, trở nên tinh tế hơn. Bạn cũng làm cho những hiểu biết và kinh nghiệm từ thế giới vật chất trở nên tinh tế hơn. (…). Ở đây linh hồn cũng tích luỹ năng lượng cho những ham muốn cao hơn, tiến hoá hơn của mình, để có thể thực hiện chúng ở trong lần viếng thăm tiếp theo đến bình diện vật chất, khi nó có một cơ thể mới. (…).
(…)

Bằng việc phát triển khả năng chứng kiến (tâm trí mình), nhận thức được tình thế (tâm thức) của mình, bạn có thể gây ảnh hưởng lên các kiếp sống mà bạn sắp đầu thai. Bạn còn có thể tăng tốc quá trình trả nghiệp báo. Tương tự như vậy, bạn có thể gọt giũa kĩ xảo và phát triển tài năng trong cõi siêu hình. (Điều này giải thích hiện tượng tại sao các nhạc sĩ và nghệ sĩ vĩ đại có thể biểu lộ thiên tài vào tuổi ấu thơ, thường là trước khi lên ba; bẩm sinh có tài không phải ngẫu nhiên đâu). (…).

(Lời người đọc: Trong đoạn này, các chữ “tâm trí mình”, “tâm thức” trong ngoặc đơn do người đọc - dựa vào nội dung trong tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa).

(…)
Bất kể chuyện xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phép mầu. Mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia. (…).
***

“Trên phương diện thực hành tâm linh, niềm tin vào THƯỢNG ĐẾ, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng Đế đối với mọi chúng sinh. Theo một số người khác, sự hiểu biết sâu sắc về sự phụ thuộc lẫn nhau và về các quy luật nhân quả, cũng như mong muốn đạt đến Giác ngộ để có thể giúp đỡ người khác hiệu quả hơn, là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát triển tình yêu và lòng trắc ẩn.”

(Mathieu Ricard - tiến sĩ sinh học, tu sĩ Phật giáo. “Cái vô hạn trong lòng bàn tay”; đồng tác giả: Trịnh Xuân Thuận; dịch giả: Phạm Văn Thiều, Ngô Vũ).
********

PHẦN C.-

Trích trong Thiền Luận, quyển thượng (Thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki; dịch giả: Trúc Thiên):

“THIỀN, cốt yếu nhất, là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. (…) Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta; nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một NĂNG LỰC huyền bí. (…) Tôi muốn nói TỰ DO là vậy, mở thông tất cả nguồn kích động đầy SÁNG TẠO và TỪ HOÀ ấp ủ trong con tim chúng ta. Ta thường quáng mắt không biết mình đang làm chủ cả một KHO TÀNG VÔ TẬN, gồm đủ năng khiếu cần để SỐNG VUI, và THƯƠNG YÊU lẫn nhau.
(…)
Nói một cách khác, GIÁC NGỘ là tuyệt lí của vũ trụ, là yếu lí của Phật tánh; vậy, Chứng Đạo tức tự chứng ở trong ta cái THỰC TẠI TỐI THƯỢNG ấy của vũ trụ hằng thường BẤT DIỆT.
(…)
Khi nói đến Chứng Đạo hoặc Giác Ngộ, tự nhiên ta dễ liên tưởng đến khía cạnh nhận thức và quên mất động lực phi thường của Ý CHÍ tác động ở bên sau, mà cũng chính là ĐỘNG LỰC CẤU TẠO NÊN CỐT CÁCH CỦA MỘT CÁ NHÂN.
(…)
Vô minh là bỏ nhà ra đi, và Giác Ngộ là trở về. Suốt thời gian phiêu bạt, ta nếm đủ mùi khổ đau cay đắng, nên cõi trần ta sống đây chắc không có gì đáng thèm khát quá vậy. Tuy nhiên, Giác Ngộ đến là chấm dứt tất cả, tưởng như một lần nữa ta trở về ngồi yên trong nhà ta, ở đó bổn lai là tự do và yên tịnh. (…).

Dầu sao rốt cùng Ý CHÍ cũng thành tựu trong việc TỰ TRI TỰ GIÁC, và trở về ngôi nhà cũ. Niềm YÊN VUI trong Giác Ngộ đích thực là niềm yên vui của một đứa con hoang yên ổn trở về nhà”.
***

“Tôi là gì?” là một nghi vấn dò vào TỰ TÁNH CỦA THỰC TẠI, căn cơ của mọi sự vật chủ quan và khách quan. (...) Một khi đã xác định rõ điều đó, vấn đề sau khi chết sẽ không còn quấy nhiễu ta nữa (...).

(...) Pháp giới đó, về một mặt, khác với thế gian giới vốn là thế giới của tương đối và cá biệt này; nhưng mặt khác, PHÁP GIỚI CŨNG LÀ THẾ GIAN GIỚI.
Pháp giới không phải là một cái chân không, được lấp đầy bằng những cái trừu tượng rỗng tuếch, mà là cái dày đặc của những thực tại cá biệt cụ thể (...).

Dù rằng Pháp giới tràn ngập thiên hình vạn trạng, nhưng rất có trật tự.

(...) Trong Pháp giới, hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật vẫn duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.

(...) Hết thảy các nhạc cụ trong hết thảy các toà lầu các diễn thuyết vô số giáo pháp trong một tiết tấu hoà nhã (...); hoặc thuyết sự trang nghiêm các cõi Phật (...).

(...) Và TRONG CÁC THẾ GIỚI NÀY có vô số Bồ tát đang đi hay ngồi, đang làm các công việc (...), đang hỏi han, đang giải đáp, đang hồi hướng phước báo cho giác ngộ, hoặc đang lễ bái vì hết thảy chúng sinh”.

(Thiền luận III; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
***

Mời đọc bài thơ:

GỬI BẠN

1.
(Ngày bạn về cõi sáng)

Mỏi gối chồn chân đời lãng tử
Chừ về yên nghỉ chốn thân thương...
Một mai cao hứng vân du nữa
(Nước vẫn “vĩnh hằng” “sau” giọt sương).

2.
(Hỗ trợ khát vọng ngộ nhập nguồn Tâm Vô Ngã)

Tâm Minh Triết xót xa cõi khổ
Những thân yêu quằn quại trăm đường
Họ trông ngóng Thiền Tâm hỗ trợ
Năng lượng Nguồn Vô Ngã-Yêu Thương

Như bà mẹ thương con gặp nạn
Bị tù đày giữa chốn vô minh
Bà vứt bỏ tham sân si mạn
Quên cái “tôi” để cứu con mình

Khi Tình Thương chiếu vào cuộc sống
Khát vọng về Vô Ngã bừng lên
Cái “tôi” quên mình trên thập giá
Cứu muôn loài - sáng cảnh thần tiên

Tâm Minh Triết biết dừng vọng tưởng
Rõ cội nguồn Hạnh Phúc-Yêu Thương
Chân-Thiện-Mĩ Vĩnh Hằng hiển lộ
Tuỳ duyên cứu khổ giữa vô thường.

(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien.net)
-------------------------------------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 3931)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3326)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6243)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3102)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 12668)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17181)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10500)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13628)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2979)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 17560)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]