Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Ơn Sư Huynh Thích Thông Tạng

23/08/202218:14(Xem: 2332)
Nhớ Ơn Sư Huynh Thích Thông Tạng
thay thong tang


Nhớ Ơn Sư Huynh

Thích Thông Tạng


Hôm nay ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Dần (21/8/2022), là lễ Chung Thất Đại đức Thích Thông Tạng, người Sư huynh thân kính và cũng là ân nhân của Thông Đạo. Như lời Sư huynh thường gọi Thông Đạo là Sư đệ và khiêm tốn xưng là Sư huynh, đệ xin thành kính tưởng niệm đến ân và nghĩa quý báu mà Sư huynh đã thương tưởng dành cho đệ.

Bảy tuần trước đây, khi đệ đang ở Việt Nam lo Tang lễ cho anh ruột là Trần Duy Lộc tại Huế thì Sư tỷ Thông Niệm điện thoại báo tin Sư huynh từ giã dương trần! Đệ bất giác la lên một tiếng lớn! Thật hoàn toàn bất ngờ và đột ngột như sự ra đi của Sư phụ Tôn kính của chúng ta! Hỡi ôi! Còn nỗi đau nào lớn hơn nữa!? Vẫn biết vô thường không hẹn mà đến, nhưng mấy ai giữ được an định trước cảnh sinh tử biệt ly! Trước đó một tháng, Sư huynh còn dòn dã điện đàm với đệ, kể chuyện đang giúp tại chùa Vô Lượng Quang và khuyến tấn đệ tinh tấn tu học giới luật mà!

Sư huynh được Sư phụ thế phát xuất gia trước đệ hơn nửa năm, nhưng chúng ta cùng được Sư phụ cho thọ giới Sa di một lần tại thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng ngày 18/11/2017. Huynh đệ chúng ta cùng chia sẻ bát canh rau, tô cháo oat meal, củ khoai hấp, ổ mì dòn dưới mái chùa với Sư phụ vào những lúc khó khăn nhất nhưng cũng đầy lòng tôn kính của tất cả đạo hữu xa gần!

Rồi ngày mồng 2 Tết Mậu Tuất (2018), trong khi tiếp khách đến chùa thắp hương đầu năm mới tại Freemont, đệ bị heart attack mà ngu si không biết, cứ tiếp tục nói chuyện với khách và vừa cảm nhận áp suất trên ngực tăng dần. Hôm đó Sư phụ đang hoằng hóa tại chùa Phật Bảo, Pennsylvania. Còn Sư huynh đi chợ về, mới chở đệ đến bệnh viện Kaiser, phải mất 2 giờ đồng hồ sau mới đến được phòng Cấp cứu! May mà con kịp thông tim, đưa 2 stents vào mạch máu bị nghẽn. Nếu Sư huynh không về kịp lúc đó thì sao hè?! Cho nên, dù Sư huynh không bao giờ nhắc đến, nhưng đệ lúc nào cũng nhớ ơn cứu mạng của Sư huynh!

Sau này Sư huynh được Sư phụ cho về Việt Nam theo học 3 năm tại trường Trung cấp Phật học Long An; thọ Tỳ kheo giới tại Đại Giới đàn Đại Đồng, Long An năm 2020 do Chư Cao Tăng Thạc đức hướng dẫn. Nhờ vậy mà khi trở về Hoa Kỳ, Sư huynh có nhiều kinh nghiệm để đảm nhận nhiều Phật sự lợi đạo, ích đời.

Thời gian tu học tại Việt Nam, Sư huynh có phước duyên được Sư phụ liên lạc với Chư Tôn đức tại quê nhà để hỗ trợ Sư huynh. Sư phụ cũng đã 5 lần sai đệ đến ngân hàng America gởi tịnh tài trực tiếp vào tài khoản Sư huynh, giúp Sư huynh chuyên tâm tu học. Tấm lòng của Sư phụ đối với đệ tử thật ấm áp, bao dung và thầm lặng như vậy, rất ít người thâm cảm.

Trong tình Sư môn, Pháp lữ, huynh đệ, tuy sống xa nhau nhưng chúng ta cũng đã có những giờ phút đoàn tụ ấm áp dưới mái chùa Đại Bảo Trang Nghiêm do Sư phụ dày công gầy dựng. Nhất là trong bảy Tuần thất Sư phụ: Sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào cũng có Chư Tôn Thiền đức Tăng Ni đến thăm viếng, tụng kinh, tiến Giác Linh, niệm Phật, bái sám, Pháp thoại.

Huynh đệ chúng ta, cùng Sư tỷ Thông Niệm và quý đạo hữu đã cùng trì tụng và tìm hiểu ý nghĩa tất cả các bản Kinh do Sư phụ cẩn trọng dịch ra tiếng Việt, lễ bái 500 Lạy Bồ Tát Quán Thế Âm do Sư phụ chứng nghĩa Việt văn và đặt nhan đề sám pháp. Sư huynh Thích Thông Lý cũng rất cảm mến Sư huynh và tự tay chữa chứng đau lưng cho Sư huynh khi đến thăm Tinh Xá Thiền Lâm, miền Nam California.

Đặc biệt, khi còn là cư sĩ, Sư huynh từng là người điều hành nhiều tổ hợp xây dựng nhà cửa. Do vậy, Sư huynh đã giúp nhiều chùa tại Hoa Kỳ sửa chữa cơ sở. Và, tất cả đều FREE! Đệ thường tán thán Sư huynh, năng lực xây dựng của Sư huynh chính là phương tiện thiện xảo, rất thực tế trong nếp sống thiền môn hàng ngày.


thay thong tang
Hình lưu niệm ba thầy trò
(từ trái sang: ĐĐ Thích Thông Tạng, Hòa thượng Tôn sư Thích Đỗng Tuyên & tác giả Thích Thông Đạo)




Tuy thời gian Sư huynh hoằng hóa chưa nhiều, 60 năm trụ thế, nhưng những đóng góp của Sư huynh cho đời, cho đạo thật vô cùng sâu sắc!

Tâm nguyện Sư huynh khi thọ Đại Giới là để tu, nhờ vậy mà dù bao chướng duyên ở đời vẫn không làm tâm Sư huynh xao xuyến, nản lòng. Đó chính là lời dạy bằng thân giáo mà Sư huynh đã gieo vào tâm khảm Sư đệ. Trên hành trình về bến Giác, đệ thật mang hơn Sư huynh nhiều lắm.

Sư huynh có duyên lành với Hòa thượng thượng Nhật hạ Huệ, Trụ trì chùa Duyên Giác, San Jose, nên Lễ tang Sư huynh đã được chùa Duyên Giác tổ chức trang nghiêm thanh tịnh tại nhà quàn Oak Hill, San Jose trước đây. Hôm nay, chùa Duyên Giác cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Chung Thất Sư huynh cùng Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2566. “Tấc dạ chí thành thập phương cảm ứng”, xin được thay thế Sư huynh, thành kính đảnh lễ cúng dường Hòa thượng Trụ trì chùa Duyên Giác, Chư tôn Thiền đức Tăng Ni và tất cả quý Đạo hữu.

Thành kính Cầu nguyện Giác Linh Sư huynh, Đại đức Thích Thông Tạng Cao đăng Phật quốc. Chân thành Phân ưu cùng Tang môn Pháp quyến và Quý Đạo hữu.


Tân Tỳ kheo Thích Thông Đạo, 21/8/2022.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 3428)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 11973)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3319)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 5937)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4760)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 2976)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3956)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5723)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15136)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
20/04/2015(Xem: 4917)
Tùy bút: Viết về tháng tư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]