Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiều Kinh

20/03/202219:27(Xem: 5594)
Kiều Kinh

 

 kim van kieu

 

 


KIỀU KINH

(Tu là cội Phúc...)

... Cho hay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên...
(Đoạn Trường Tân Thanh – Nguyễn Du)

Ninh Giang Thu Cúc







LỜI THƯA CÙNG QUÝ ĐỘC GIẢ


Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị.
Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng...
Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.

Với “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” tôi đã đồng cảm sẻ chia nỗi khổ niềm đau với người đàn bà bạc mệnh Thúy Kiều... Nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ; bởi sau cuộc đoàn viên với gia đình và Kim Trọng, Thúy Vân đã “bàn giao” Kim Trọng cho chị để gọi là châu về hợp phố, có thể Thúy Vân chỉ vì cảm thương tình cảnh của chị mình chứ với “bản năng sở hữu”, chắc gì Vân đã thật lòng nói lời “trao trả”... Phần Thúy Kiều bằng sự trải nghiệm phong trần mười lăm năm với bao sự, bao tình, đã cho nàng một vốn sống đủ để chối từ lời đề nghị nối lại tình xưa với chàng Kim bằng chính lòng tự trọng; và cả sự xấu hổ về quá khứ nhục nhằn của bản thân chứ trong sâu thẳm tâm tư Thúy Kiều - mối tình đầu với Kim Trọng dễ gì phai nhạt?!
Bây giờ gặp lại cố nhân với “phấn thừa hương cũ bội phần xót xa” chỉ gây sự khó xử cho cả ba người, hai người đàn bà đáng thương nầy đều mang nỗi mặc cảm khác nhau, họ phải nhìn nhau để ứng xử từng ngày trong mối tương quan; làm sao tránh khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến bao điều vi tế trong đời sống vợ chồng, giữa Thúy Vân Kim Trọng, Thúy Kiều Kim Trọng. Trong vụ việc nầy chỉ có Kim Trọng là người thụ hưởng tất cả mọi sự lợi lộc, cụ Nguyễn thiên vị đàn ông nhiều quá?! Chúng tôi có suy nghĩ; để bảo vệ tình cảm máu thịt của hai chị em Thúy Vân – là Thúy Kiều nên xuất gia cửa Phật để tu trì, sám hối những oan nghiệt trong quá khứ, hiện tại, vị lai, đó là cách tốt nhất cho thân, tâm Thúy Kiều, trả lại sự bình yên cho Thúy Vân trong cuộc đời làm vợ Kim Trọng để hai người đàn bà cùng thoát cảnh:
“... Cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...”
(Hồ Xuân Hương)
Cụ Nguyễn Tiên Điền đã chẳng từng khẳng định “Tu là cội phúc tình là dây oan” và đã dọn dẹp cho Thúy Kiều đời sống “Mùi thiền đã bén muối dưa. Màu thiền tính vốn quen ưa nâu sòng” đó sao?!
Vậy Kiều Kinh của kẻ hậu sinh, hậu học nầy đã đáp ứng đúng nguyện vọng của tiền nhân; hẳn cụ bằng lòng cho con làm việc ấy. Xin kính vọng đến anh linh Nguyễn Tiên Điền muôn vàn sự yêu kính con dành cho cụ.
Với một trăm tám mươi hai (182) câu lục bát – xin nguyện cầu Thúy Kiều được đến bến bờ giải thoát.
“... Lạ thay vừa bén mùi thiền
Mà trăm nảo với ngàn phiền sạch không”
(Chu Mạnh Trinh)
Và trong nỗi khổ chung của chúng sanh, nguyện hồi hướng công đức cho toàn thể nhân sinh trên hành tinh nầy không còn hận thù chia rẽ màu da sắc tộc, dị biệt tôn giáo khi tất cả mọi người đều có chung “Máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Mong thay!

Trân trọng
Ninh Giang Thu Cúc

Ninh-Giang-Thu-Cuc-vh-saigon
Nhà nghiên cứu Ninh Giang Thu Cúc




KIỀU KINH

Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá
Lệ lòng mong cạn chốn am không
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt
Quên hết người quen chốn bụi hồng
(Bến giác – J.Leiba)

I - Am tranh lều cỏ sớm trưa
Nâu sòng đạm bạc muối dưa tịnh lòng
Qua rồi năm tháng long đong
Oan khiên rửa sạch thong dong cõi miền
Gieo duyên – khoác áo “Trạc Tuyền”
Mầm lành hé nhú – giữa miền trần lao
Nghiệp căn còn mãi lao xao
Phải tay Bạc Hạnh lại vào lầu xanh.

II - Ngược dòng về tuổi thanh tân
Nữ lưu phong vận hồng quần băng trinh
Sắc tài năm ngón tay xinh
So dây nắn phím tơ tình đa đoan
Cung cầm nửa khúc tân toan
Bằng như mệnh nghiệp mang mang đợi chờ
Thật ư – mà tưởng như mơ
Tiết Thanh Minh ấy cập bờ tơ duyên
Tim son loạn nhịp đầu tiên
Môi hồng nở nụ thơm hiền đoan trinh
Thoắt nhiên tình lại gặp tình
Như là đã hẹn ba sinh thuở nào
Lên yên Kim vẫy tay chào
Khuê phòng trở gót Kiều nao nao buồn
Giã từ chưa tỏ ngọn nguồn
Mà sao lòng cứ vấn vương chút gì
“... Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không...”
Ngẩn ngơ lòng lại hỏi lòng
Ai kia nào có trông mong như mình
Bâng khuâng quay ngựa thư phòng
Chàng Kim xao xuyến ước mong tương phùng
Dáng ai tha thướt hình dung
Gót sen uyển chuyển làm rung tơ lòng
Dung nhan kiều mị sáng trong
Thu ba sóng gợn trăm vòng hồ thu
Phòng văn ca khúc tương tư
Sáng chiều thơ thẩn áng thư đứng ngồi
Nhìn đâu cũng thấy bóng người
Giọng oanh thỏ thẻ nói cười đoan trang
Nghĩ suy tìm cách lần sang
Mái đông hiên Thúy ngàn vàng đặt thuê
Cầu mong gần được tường khuê
Mặt nhìn tỏ mặt lòng mê mẩn lòng

Hoàng hôn gặp buổi thong dong
Thúy Kiều dạo gót tường đông ngắm trời
Thoa vàng vướng cánh đào tươi
Vô tư nàng vẫn rong chơi chẳng nhìn
Bên hiên Lãm thúy chàng Kim
Đêm ngày ước nguyện được nhìn dáng ai
Sáng mai dạo bước tường ngoài
Nhìn sang vườn Thúy ai hoài nhớ thương
Hoa đào thoang thoảng đưa hương
Trên cành bỗng thấy vướng vương vật gì?
Vội vàng Kim nhón chân đi
Tìm thang bắt vội ngại chi hiểm nghèo
Trân châu báu vật đây rồi
Của đây người đấy bồi hồi thiết tha
Tường xuân kín cổng cao tòa
Tin xuân đâu dễ lọt qua trướng hồng
Âm thầm sáng ngóng chiều trông
Thoa vàng càng ngắm càng mong gặp người
Lòng đang tưởng một nhớ mười
Vườn bên nghe vọng tiếng cười xôn xao
Kim mừng khấp khởi nôn nao
Vội vàng sửa áo ra chào giai nhân
Hai bên giáp mặt tần ngần
Mừng nầy đã thỏa bao lần ngóng trông
Chàng Kim cất tiếng thưa, vâng
Kim thoa nhặt được rày mong mai chờ
Thật đây mà tưởng như mơ
Châu về hợp phố xin nhờ trao tay
Thúy Kiều muôn đội ơn may
Kim càng luống cuống càng say men tình
Tay ngà năm ngón nuột xinh
Nâng niu trâm ngọc ân tình cưu mang
Kim Kiều hạnh ngộ hân hoan
Đổi trao kỷ vật xuyến vàng khăn thêu
Vượt rào thề ước trăm điều
Thơ đề, tranh họa, vách treo nguyệt cầm
Tay tiên dạo phím tơ đồng
Khúc khoan khúc nhặt sầu đong lệ nhòa
Cung cầm năm bậc mưa sa
Buồn lên chất ngất cỏ hoa úa màu
Năm canh tròn giấc mộng đầu
Duyên trong nghĩa trọng ngọc châu sáng ngời
Chia tay bịn rịn khóc cười
Bình minh ló dạng – tiếng người gọi sang
- Cậu về lo việc hộ tang
Ông bà đã sẵn – đường sang quê người
Liêu Dương – thúc phụ qua đời...
Hiếu, tình, cách trở rã rời lòng Kim...

Nổi nênh chút phận thuyền quyên
Tai ương dồn dập ngày đêm đọa đày
Nỗi nhà ách nạn oan đầy
Nỗi mình tình nặng sâu dày biển non
Trăm năm thề nguyện vuông tròn
Nào hay oan khốc tình son lỡ làng
Đành thôi ngọc nát vàng tan
Bút đau vĩnh biệt Kim lang mấy hàng
Quay lưng hứng chịu bẽ bàng
Gia hương đạo trọng ngàn vàng dễ mua
Thương cha tuổi tác già nua
Đem thân báo đáp ân thừa – cao sơn
Đắng cay bao nệ thiệt hơn
Thung huyên gia đạo an yên là mừng
Chén buồn đưa tiễn ngập ngừng
Đất trời chớp giật đùng đùng bủa vây
Thương sao thân phận bèo mây
Dữ nhiều lành ít vần xoay nghiệp trần
Sa vào lưới nhện căn phần
Đoạn trường lăn lóc mấy lần hồng nhan
Đọa đày nát ngọc tan vàng
Bèo mây trôi dạt lầm than đất người
Bao phen mưa dập sóng dồi
Tấm thân luân lạc nổi trôi sớm chiều
Cực lòng tạm khoác phong phiêu
Mưa chan gió táp lạnh xiêu vóc gầy...

III- Quay đầu nương tựa am mây
Rũ thân bụi bặm bủa vây hồng trần
Quy y Tam bảo hồng ân
Tam quy ngũ giới thành tâm thọ trì
Từ đây dứt bỏ tham si
Nâu sòng đạm bạc đứng đi nhẹ nhàng
Mõ chuông kinh kệ lời vàng
Pháp âm rót mật hàng hàng âm ba
Muối dưa chay tịnh ngày qua
Tâm kinh bát nhã an hòa thân tâm
Thất tình lục dục giảm dần
Bờ mê trở gót đến gần đài sen
Tuệ quang bừng sáng ánh đèn
Soi pho kinh điển bao phen đêm dài
Kiếm Văn Thù chặt mê sai
Kim Cang diệu hữu cho ai kiên trì
Thủy Sám lạy đấng từ bi
Lương Hoàn sám hối những gì nghiệt oan
Trải nhiều kiếp nạn tân toan
Thành tâm hóa giải muôn ngàn nghiệp xưa
Từ đây tạnh gió tan mưa
Nhân lành gieo giống chẳng chừa nhỏ to
Yêu người yêu vật chăm lo
Con sâu cái kiến chẳng cho diệt trừ
Nhiếp tâm mở rộng lòng từ
Bốn phương ba cõi xem như một nhà
Thương người xuôi ngược bôn ba
Tuổi cao sức yếu không nhà cô đơn
Ấp yêu xoa dịu tủi hờn
Miếng cơm manh áo qua cơn ngặt nghèo
Thương người vất vả gieo neo
Sẻ chia khó nhọc trèo đèo vượt sông
Giúp người bất kể sơ thân
Nguyện xin trang trải nợ nần kiếp xưa
Thương yêu nói mấy cho vừa
Trải lòng nhân ái sớm trưa tô bồi
Ngược xuôi bao độ luân hồi
Bao phen chìm nổi bao lời thị phi
Giờ xin giọt nước dương chi
Rửa tâm sạch mát sân si xa lìa
Quá khứ khép cửa sau kia
Mắt nhìn hiện tại đong chia mấy phần
Tương lai đừng vọng xa gần
Sinh linh bao kiếp xoay vần được thua
Nhân gieo quả gặt được mùa
Hồi chuông triêu mộ đuổi xua nghiệp tà
Ung dung bước giữa ta bà
Băng tâm nhất phiến ngọc ngà – Tôi ơi!
Tâm từ vô lượng dâng đời
Tâm bi vô lượng gởi người trần gian
Tâm hỉ vô lượng lạc, an
Tâm xã vô lượng buông ngàn chấp mê
Bốn tâm nương tựa Bồ Đề
Cội nguồn tu tập nương về pháp thân
Tín tâm một dạ chuyên cần
Niết bàn hiện tại cận gần nhân sinh
Mấy lời lập nguyện đinh ninh
Kiều xin huân tập cứu mình: An Vui!
Dám đâu nghĩ chuyện độ đời
Dám đâu nghĩ chuyện xa vời cứu sinh
Mấy câu tâm huyết răn mình
Nhất tâm đảnh lễ chúng sinh muôn loài.

IV - Nguyện cầu nhân loại thái bình
Nhà nhà no ấm đậm tình nước non
Muôn dân một tấc lòng son
Dâng lên Quốc tổ vẹn tròn thảo ngay.

Ninh Giang Thu Cúc



***

facebook

youtube


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2021(Xem: 9659)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
22/03/2021(Xem: 6660)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
16/02/2021(Xem: 4703)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
15/02/2021(Xem: 9405)
Trong vườn hoa thì có nhiều hoa và có muôn màu muôn sắc khác nhau. Vườn hoa lúc nào cũng đượm mùi thanh nhã, thì vườn thơ cũng không khác gì vườn hoa. Tuy nhiên nói về thơ hay định nghĩa về thơ thì rất khó ; do đó, chúng ta nhìn về thơ thì cũng tựa như ta nhìn vị họa sĩ qua cây cọ hay là nghe tiếng đàn qua vị nhạc sĩ đang hòa tấu. Những thập niên trước đây, khi ra hải ngoại, mỗi lần đi hướng dẫn những khóa tu tập, sau giờ giải lao, có những vị Phật tử vui tính xin giúp vui giải lao bằng những lời ca tiếng nhạc hay âm điệu ngâm nga những câu thơ của chư Tôn đức sáng tác, hoặc tự thân họ làm ra để giúp bầu không khí tu tập thêm phần sinh động. . . .
03/02/2021(Xem: 19096)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6130)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 6972)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8300)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
01/02/2021(Xem: 9372)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 10706)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]