Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiều Kinh

20/03/202219:27(Xem: 6144)
Kiều Kinh

 

 kim van kieu

 

 


KIỀU KINH

(Tu là cội Phúc...)

... Cho hay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên...
(Đoạn Trường Tân Thanh – Nguyễn Du)

Ninh Giang Thu Cúc







LỜI THƯA CÙNG QUÝ ĐỘC GIẢ


Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị.
Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng...
Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.

Với “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” tôi đã đồng cảm sẻ chia nỗi khổ niềm đau với người đàn bà bạc mệnh Thúy Kiều... Nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ; bởi sau cuộc đoàn viên với gia đình và Kim Trọng, Thúy Vân đã “bàn giao” Kim Trọng cho chị để gọi là châu về hợp phố, có thể Thúy Vân chỉ vì cảm thương tình cảnh của chị mình chứ với “bản năng sở hữu”, chắc gì Vân đã thật lòng nói lời “trao trả”... Phần Thúy Kiều bằng sự trải nghiệm phong trần mười lăm năm với bao sự, bao tình, đã cho nàng một vốn sống đủ để chối từ lời đề nghị nối lại tình xưa với chàng Kim bằng chính lòng tự trọng; và cả sự xấu hổ về quá khứ nhục nhằn của bản thân chứ trong sâu thẳm tâm tư Thúy Kiều - mối tình đầu với Kim Trọng dễ gì phai nhạt?!
Bây giờ gặp lại cố nhân với “phấn thừa hương cũ bội phần xót xa” chỉ gây sự khó xử cho cả ba người, hai người đàn bà đáng thương nầy đều mang nỗi mặc cảm khác nhau, họ phải nhìn nhau để ứng xử từng ngày trong mối tương quan; làm sao tránh khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến bao điều vi tế trong đời sống vợ chồng, giữa Thúy Vân Kim Trọng, Thúy Kiều Kim Trọng. Trong vụ việc nầy chỉ có Kim Trọng là người thụ hưởng tất cả mọi sự lợi lộc, cụ Nguyễn thiên vị đàn ông nhiều quá?! Chúng tôi có suy nghĩ; để bảo vệ tình cảm máu thịt của hai chị em Thúy Vân – là Thúy Kiều nên xuất gia cửa Phật để tu trì, sám hối những oan nghiệt trong quá khứ, hiện tại, vị lai, đó là cách tốt nhất cho thân, tâm Thúy Kiều, trả lại sự bình yên cho Thúy Vân trong cuộc đời làm vợ Kim Trọng để hai người đàn bà cùng thoát cảnh:
“... Cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...”
(Hồ Xuân Hương)
Cụ Nguyễn Tiên Điền đã chẳng từng khẳng định “Tu là cội phúc tình là dây oan” và đã dọn dẹp cho Thúy Kiều đời sống “Mùi thiền đã bén muối dưa. Màu thiền tính vốn quen ưa nâu sòng” đó sao?!
Vậy Kiều Kinh của kẻ hậu sinh, hậu học nầy đã đáp ứng đúng nguyện vọng của tiền nhân; hẳn cụ bằng lòng cho con làm việc ấy. Xin kính vọng đến anh linh Nguyễn Tiên Điền muôn vàn sự yêu kính con dành cho cụ.
Với một trăm tám mươi hai (182) câu lục bát – xin nguyện cầu Thúy Kiều được đến bến bờ giải thoát.
“... Lạ thay vừa bén mùi thiền
Mà trăm nảo với ngàn phiền sạch không”
(Chu Mạnh Trinh)
Và trong nỗi khổ chung của chúng sanh, nguyện hồi hướng công đức cho toàn thể nhân sinh trên hành tinh nầy không còn hận thù chia rẽ màu da sắc tộc, dị biệt tôn giáo khi tất cả mọi người đều có chung “Máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Mong thay!

Trân trọng
Ninh Giang Thu Cúc

Ninh-Giang-Thu-Cuc-vh-saigon
Nhà nghiên cứu Ninh Giang Thu Cúc




KIỀU KINH

Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá
Lệ lòng mong cạn chốn am không
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt
Quên hết người quen chốn bụi hồng
(Bến giác – J.Leiba)

I - Am tranh lều cỏ sớm trưa
Nâu sòng đạm bạc muối dưa tịnh lòng
Qua rồi năm tháng long đong
Oan khiên rửa sạch thong dong cõi miền
Gieo duyên – khoác áo “Trạc Tuyền”
Mầm lành hé nhú – giữa miền trần lao
Nghiệp căn còn mãi lao xao
Phải tay Bạc Hạnh lại vào lầu xanh.

II - Ngược dòng về tuổi thanh tân
Nữ lưu phong vận hồng quần băng trinh
Sắc tài năm ngón tay xinh
So dây nắn phím tơ tình đa đoan
Cung cầm nửa khúc tân toan
Bằng như mệnh nghiệp mang mang đợi chờ
Thật ư – mà tưởng như mơ
Tiết Thanh Minh ấy cập bờ tơ duyên
Tim son loạn nhịp đầu tiên
Môi hồng nở nụ thơm hiền đoan trinh
Thoắt nhiên tình lại gặp tình
Như là đã hẹn ba sinh thuở nào
Lên yên Kim vẫy tay chào
Khuê phòng trở gót Kiều nao nao buồn
Giã từ chưa tỏ ngọn nguồn
Mà sao lòng cứ vấn vương chút gì
“... Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không...”
Ngẩn ngơ lòng lại hỏi lòng
Ai kia nào có trông mong như mình
Bâng khuâng quay ngựa thư phòng
Chàng Kim xao xuyến ước mong tương phùng
Dáng ai tha thướt hình dung
Gót sen uyển chuyển làm rung tơ lòng
Dung nhan kiều mị sáng trong
Thu ba sóng gợn trăm vòng hồ thu
Phòng văn ca khúc tương tư
Sáng chiều thơ thẩn áng thư đứng ngồi
Nhìn đâu cũng thấy bóng người
Giọng oanh thỏ thẻ nói cười đoan trang
Nghĩ suy tìm cách lần sang
Mái đông hiên Thúy ngàn vàng đặt thuê
Cầu mong gần được tường khuê
Mặt nhìn tỏ mặt lòng mê mẩn lòng

Hoàng hôn gặp buổi thong dong
Thúy Kiều dạo gót tường đông ngắm trời
Thoa vàng vướng cánh đào tươi
Vô tư nàng vẫn rong chơi chẳng nhìn
Bên hiên Lãm thúy chàng Kim
Đêm ngày ước nguyện được nhìn dáng ai
Sáng mai dạo bước tường ngoài
Nhìn sang vườn Thúy ai hoài nhớ thương
Hoa đào thoang thoảng đưa hương
Trên cành bỗng thấy vướng vương vật gì?
Vội vàng Kim nhón chân đi
Tìm thang bắt vội ngại chi hiểm nghèo
Trân châu báu vật đây rồi
Của đây người đấy bồi hồi thiết tha
Tường xuân kín cổng cao tòa
Tin xuân đâu dễ lọt qua trướng hồng
Âm thầm sáng ngóng chiều trông
Thoa vàng càng ngắm càng mong gặp người
Lòng đang tưởng một nhớ mười
Vườn bên nghe vọng tiếng cười xôn xao
Kim mừng khấp khởi nôn nao
Vội vàng sửa áo ra chào giai nhân
Hai bên giáp mặt tần ngần
Mừng nầy đã thỏa bao lần ngóng trông
Chàng Kim cất tiếng thưa, vâng
Kim thoa nhặt được rày mong mai chờ
Thật đây mà tưởng như mơ
Châu về hợp phố xin nhờ trao tay
Thúy Kiều muôn đội ơn may
Kim càng luống cuống càng say men tình
Tay ngà năm ngón nuột xinh
Nâng niu trâm ngọc ân tình cưu mang
Kim Kiều hạnh ngộ hân hoan
Đổi trao kỷ vật xuyến vàng khăn thêu
Vượt rào thề ước trăm điều
Thơ đề, tranh họa, vách treo nguyệt cầm
Tay tiên dạo phím tơ đồng
Khúc khoan khúc nhặt sầu đong lệ nhòa
Cung cầm năm bậc mưa sa
Buồn lên chất ngất cỏ hoa úa màu
Năm canh tròn giấc mộng đầu
Duyên trong nghĩa trọng ngọc châu sáng ngời
Chia tay bịn rịn khóc cười
Bình minh ló dạng – tiếng người gọi sang
- Cậu về lo việc hộ tang
Ông bà đã sẵn – đường sang quê người
Liêu Dương – thúc phụ qua đời...
Hiếu, tình, cách trở rã rời lòng Kim...

Nổi nênh chút phận thuyền quyên
Tai ương dồn dập ngày đêm đọa đày
Nỗi nhà ách nạn oan đầy
Nỗi mình tình nặng sâu dày biển non
Trăm năm thề nguyện vuông tròn
Nào hay oan khốc tình son lỡ làng
Đành thôi ngọc nát vàng tan
Bút đau vĩnh biệt Kim lang mấy hàng
Quay lưng hứng chịu bẽ bàng
Gia hương đạo trọng ngàn vàng dễ mua
Thương cha tuổi tác già nua
Đem thân báo đáp ân thừa – cao sơn
Đắng cay bao nệ thiệt hơn
Thung huyên gia đạo an yên là mừng
Chén buồn đưa tiễn ngập ngừng
Đất trời chớp giật đùng đùng bủa vây
Thương sao thân phận bèo mây
Dữ nhiều lành ít vần xoay nghiệp trần
Sa vào lưới nhện căn phần
Đoạn trường lăn lóc mấy lần hồng nhan
Đọa đày nát ngọc tan vàng
Bèo mây trôi dạt lầm than đất người
Bao phen mưa dập sóng dồi
Tấm thân luân lạc nổi trôi sớm chiều
Cực lòng tạm khoác phong phiêu
Mưa chan gió táp lạnh xiêu vóc gầy...

III- Quay đầu nương tựa am mây
Rũ thân bụi bặm bủa vây hồng trần
Quy y Tam bảo hồng ân
Tam quy ngũ giới thành tâm thọ trì
Từ đây dứt bỏ tham si
Nâu sòng đạm bạc đứng đi nhẹ nhàng
Mõ chuông kinh kệ lời vàng
Pháp âm rót mật hàng hàng âm ba
Muối dưa chay tịnh ngày qua
Tâm kinh bát nhã an hòa thân tâm
Thất tình lục dục giảm dần
Bờ mê trở gót đến gần đài sen
Tuệ quang bừng sáng ánh đèn
Soi pho kinh điển bao phen đêm dài
Kiếm Văn Thù chặt mê sai
Kim Cang diệu hữu cho ai kiên trì
Thủy Sám lạy đấng từ bi
Lương Hoàn sám hối những gì nghiệt oan
Trải nhiều kiếp nạn tân toan
Thành tâm hóa giải muôn ngàn nghiệp xưa
Từ đây tạnh gió tan mưa
Nhân lành gieo giống chẳng chừa nhỏ to
Yêu người yêu vật chăm lo
Con sâu cái kiến chẳng cho diệt trừ
Nhiếp tâm mở rộng lòng từ
Bốn phương ba cõi xem như một nhà
Thương người xuôi ngược bôn ba
Tuổi cao sức yếu không nhà cô đơn
Ấp yêu xoa dịu tủi hờn
Miếng cơm manh áo qua cơn ngặt nghèo
Thương người vất vả gieo neo
Sẻ chia khó nhọc trèo đèo vượt sông
Giúp người bất kể sơ thân
Nguyện xin trang trải nợ nần kiếp xưa
Thương yêu nói mấy cho vừa
Trải lòng nhân ái sớm trưa tô bồi
Ngược xuôi bao độ luân hồi
Bao phen chìm nổi bao lời thị phi
Giờ xin giọt nước dương chi
Rửa tâm sạch mát sân si xa lìa
Quá khứ khép cửa sau kia
Mắt nhìn hiện tại đong chia mấy phần
Tương lai đừng vọng xa gần
Sinh linh bao kiếp xoay vần được thua
Nhân gieo quả gặt được mùa
Hồi chuông triêu mộ đuổi xua nghiệp tà
Ung dung bước giữa ta bà
Băng tâm nhất phiến ngọc ngà – Tôi ơi!
Tâm từ vô lượng dâng đời
Tâm bi vô lượng gởi người trần gian
Tâm hỉ vô lượng lạc, an
Tâm xã vô lượng buông ngàn chấp mê
Bốn tâm nương tựa Bồ Đề
Cội nguồn tu tập nương về pháp thân
Tín tâm một dạ chuyên cần
Niết bàn hiện tại cận gần nhân sinh
Mấy lời lập nguyện đinh ninh
Kiều xin huân tập cứu mình: An Vui!
Dám đâu nghĩ chuyện độ đời
Dám đâu nghĩ chuyện xa vời cứu sinh
Mấy câu tâm huyết răn mình
Nhất tâm đảnh lễ chúng sinh muôn loài.

IV - Nguyện cầu nhân loại thái bình
Nhà nhà no ấm đậm tình nước non
Muôn dân một tấc lòng son
Dâng lên Quốc tổ vẹn tròn thảo ngay.

Ninh Giang Thu Cúc



***

facebook

youtube


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2022(Xem: 12187)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
29/12/2021(Xem: 2995)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 3039)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 3044)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10879)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10520)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7918)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2723)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 9262)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
15/11/2021(Xem: 4075)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]