Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từng bước nếm hương vị Chánh pháp mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.

13/02/202216:13(Xem: 3400)
Từng bước nếm hương vị Chánh pháp mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.

day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (38)

Từng bước nếm hương vị Chánh pháp
mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.




Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ).
Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống .
Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
Như vậy hạnh phúc trong Đạo Phật đòi hỏi một sự hành trì thâm sâu ở mỗi con người :
Sáu mươi đã quá nửa chặng đường
Cái gọi thời gian ... chớ vấn vương
Hôm qua, hôm nay …là thực tại
Xin đừng hối tiếc ... chẳng yêu thương
Đời sống tâm linh hơn vật chất
Nhân ái , lắng nghe .. khéo nhịn nhường
Tự mình thăng hoa từng ý thức
An lành mây tỏa đến muôn phương
( thơ Huệ Hương )
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng dạy : "Đức tin và trí thông minh là 2 yếu tố giá trị nhất của con người.” Ngài đã dẫn chứng lời Ngài Long Thọ như sau : “Đức tin chỉ đủ sức thăng tiến tinh thần của ta và chỉ khi nó được hỗ trợ bởi trí thông minh thì đó mới là phương tiện giúp ta đủ sức nhận ra con đường nào phải theo và trau dồi sự hiểu biết sâu xa hơn “
Nhưng Đức Ngài đã nhấn mạnh : "làm sao cho sự thông minh và hiểu biết đó phải thâm nhập vào tim ta và tâm thức ta để có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của ta để làm lợi ích cho ta và người khác nữa "
Phải chăng đó là cách mà TT Thích Nguyên Tạng thường thực hiện các tập kỷ yếu dưới hình thức photo book để lưu lại những kỷ niệm khó quên trong đời của một người tu .
Xin thú thực phải là người thích lưu giữ hình ảnh để làm kỷ niệm mới trân quý những kỷ yếu này và phải thấy được với đà tiến của kỷ thuật trong tương lai ( không xa hơn vài năm nữa), những DVD nếu không được chuyển thành YouTube sẽ biến mất trên thị trường . (Hiện tại các chùa, tự viện đã bỏ dần băng đĩa DVD, MP3 ) .


day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (27)
Tác giả Huệ Hương & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp trong chuyến hành hương Nhật Bản năm 2018)




Lấy thí dụ điển hình trong trường hợp tôi và chị bạn đạo Diệu Nguyệt, mỗi lần đi hành hương chị ấy thường đem theo máy hình thâu lại cảnh trí và tuyên bố rằng để làm những đĩa DVD về già xem và nhớ lại . Thế nhưng bây giờ khi thu xếp cho một tương lai về già, chị đã thu gọn trong một granny flat và mọi vật dụng linh tinh bỏ hết …chỉ còn một IPad và 1 laptop . Riêng tôi ngày xưa rất thích giữ phim ảnh đã chụp giữ trong album, nhưng từ khi thấy khoa học kỷ thuật tiến quá nhanh nên có chút lo xa , đã scan hết hình ảnh và để vào một USB 32 gig thế mà từ ngày ấy đến nay cũng chưa hề có thì giờ để xem và nếu sau này có thu gọn cuộc sống lại, chắc cũng giống chị hoặc may ra chỉ giữ những cuốn kinh sách quan trọng và những tập kỷ yếu . .
Thật là một duyên lành từ khi hiểu Đạo thấy được hương vị của Chánh pháp tôi đã chiêm nghiệm rằng ….muốn vơi đi tâm trạng cô đơn, sợ hãi để thản nhiên sống một cách sáng suốt, hoà hợp với sinh hoạt xã hội, với cuộc sống thực tế với đà khoa học kỹ thuật hiện nay bắt buộc tôi phải hoà điệu với sinh khí của vạn hữu .

Và khi nhìn lại những kỷ yếu mà từ lâu TT Thích Nguyên Tạng đã thực hiện với nhiều chủ đề khiến tôi khâm phục và biết ơn TT về sức kiên định thành tựu trên đường hoằng pháp ( Zoom , livestream, Facebook, YouTube, ) và một trang mạng Phật Giáo suốt hơn 22 năm qua theo chủ trương Đạo Phật luôn luôn nhập cuộc không tách rời thực tại,
Có nghĩa là Đạo Phật chấp nhận hoàn cảnh để sống đẹp và làm đẹp cho hoàn cảnh đó ( tuỳ duyên bất biến ) . Kính xin tri ân Thượng Toạ Nguyên Tạng .
Nhân đọc lại bài tham luận ngày trước của HT Thích Đức Nhuận " DÒNG SUY TƯỞNG " trong mục Văn Hoá Phật Giáo trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen tôi thật ngạc nhiên vì cách đây rất lâu….với Tuệ Giác Ngài đã chỉ dạy rằng : "Con người trong Đạo Phật là một người mặc nhiên hiểu rằng mình đang sinh hoạt trong 3 chiều hướng ( tự nhiên - tâm tư- siêu việt giới) và ý thức được MÌNH LÀ MỘT CON NGƯỜI HIỆN HỮU , trong trách nhiệm về sự hiện hữu này sẽ phải thực hiện cho bằng được 3 đại hạnh Bi - Trí- Dũng để làm sáng cho thân phận con người cho làm đẹp cuộc đời…..vì thế Giáo lý Phật Giáo trong xã hội hiện đại là SỰ THẤY BIÊT, HIỂU RÕ , LÃNH HỘI bao gồm ý chí và sự nỗ lực để có được phước đức và trí tuệ bằng cách mở rộng cõi lòng và quan tâm đến người khác .


day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (53)
Phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức
chụp hình lưu niệm trước Phật Đài A Di Đà lộ thiên ở Nhật Bản




Và thật thú vị khi Hoà Thượng cho rằng thực tại tính của đa số nhân loại là ham sống dù biết đời là vô thường, kiếp người là phù sinh cho nên con người sẽ tự giải thoát cho mình, giải thoát khỏi những lớp vỏ của thành kiến, và chấp nhận mọi sự thay đổi . Vì ta sẽ thấy yêu đời hơn, ham sống hơn khi TÂM VÔ NGẠI TRƯỚC MỌI TRỞ NGẠI .

Và sự kỳ diệu của cuộc đời mà Đạo Phật muốn mang lại chính là “ Mọi tình huống ta gặp trong cuộc đời đều giúp ta phát huy trí tuệ và đạo đức. “
“ Quân tử hoà nhi bất đồng “có nghĩa là không chống trái mà cũng không bị đồng hoá . Hoà nhập là sự tương giao có thuận có nghịch , có sinh có khắc mà vẫn tự nhiên vì biết rằng mỗi người có trình độ căn cơ và duyên nghiệp khác nhau , nên không ai giống ai được …và mình sẵn sàng thông cảm và tôn trọng tính cách riêng và bài học riêng của mỗi người .
Lời kết :
Mọi việc ở thế gian chỉ cần ta nỗ lực và có ý chí thì không việc gì khó . Chúng ta đang giữ hạt minh châu thì đừng bao giờ nhường cho ai sử dụng nó bằng cách cứ tu tập và còn học mãi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dù đang ỏ lứa tuổi nào. Theo Mathieu Ricard “ Chúng ta ý thức rằng Tâm từ bi, lòng vị tha, sự tử tế và hợp tác đều nằm trong bản chất con người, với những biến đổi của thế kỷ 20&21 các giáo điều đã làm thay đổi nếp văn hoá của chúng ta và hiện tượng toàn cầu hoá …đây là thời điểm của sự hợp tác và thay vì vị kỷ , chủ nghĩa cá nhân đã làm ta đau khổ liên miên , thì sự quan tâm đến người khác sẽ là một luồng gió mát vì nó phù hợp với hiện thực đời sống hiện nay …
Phải chăng với những tập kỷ yếu ( photo book ) sẽ giúp cho chúng ta tìm lại những cảm giác êm đềm và thấy tương thuộc lẫn nhau.
Kính dâng đến Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng vài vần thơ như một lời tri ân.
Cơ hội giống như bình minh ngày sớm
Sẽ bỏ lỡ nó …khi bạn chờ đợi quá lâu
Từng bước tu tập.. nguồn phước tụ sâu
Công nghệ hiện đại …sức truyền cảm mãnh liệt
Trân trọng từ tâm Thượng Toạ …giúp nhận diện
Tỉnh thức nhạy bén nhờ biết nghe, nhìn
Tam bảo ở ngay trong Tâm mỗi chúng sinh
Thế giới mầu nhiệm, siêu trần thoát tục
Kỷ niệm gợi cảm xúc ..thật hạnh phúc !
Tâm thức thăng bằng … trí tuệ gia tăng
Tiếp ứng pháp đến, đi, sinh, diệt…sẵn sàng
Nhận rõ sự độc đáo riêng mình …mỗi người mỗi khác !
Kính tri ân Thượng Toạ ..xem kỷ yếu thật an lạc !
Sự quan tâm của Ngài …mang luồng gió mát
Melbourne 14/2/2022
Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2012(Xem: 5142)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 4026)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 3543)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 3472)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
02/11/2012(Xem: 3901)
Cách đây hơn một năm, nhân dịp vào Sài gòn, tội nhờ một người thân, dù sanh ra và lớn lên sau 1975 nhưng lại rất say mê thơ Hòai Khanh ( thầy NM) Chở tôi đi Biên Hòa để thăm Hòai Khanh. Mặc dù đã đọc thơ và quen biết từ nhữnng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng tôi chưa có dịp nào đến Biên Hòa để thăm ông, dù những câu thơ của ông nói đến đất Biên Hòa thì tôi đã đọc từ lâu lắm rồi: Tôi về vun xới vườn hoa Cho em là gái Biên Hòa, Hàm Tân Cho tôi là kẻ cô thần Nằm đây gởi mộng dậy ngàn sương xanh
28/10/2012(Xem: 4017)
Ông Don Jacquish ở Mỹ đã tỉ mẫn trồng hàng cây số hoa hướng dương để phục vụ khách tham quan gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư, sau khi vợ ông qua đời.
15/10/2012(Xem: 5185)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
10/10/2012(Xem: 11026)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
03/10/2012(Xem: 5264)
法住天寒極地空花如雪鎖禪扃生死遙程幾許夢回故里 雲行色没浮漚暮影凝烟参晚课唄吟長夜有時聲斷洪洲 Âm: Pháp Trụ thiên hàn cực địa, không hoa như tuyết tỏa thiền quynh, sinh tử diêu trình, kỷ hứa mộng hồi cố lý. Vân hành sắc một phù âu, mộ ảnh ngưng yên tham vãn khóa, bái ngâm trường dạ, hữu thời thanh đoạn hồng châu Ôn dịch nghĩa: Cực thiên Bắc, tuyết dồn lữ thứ, sắc không muôn dặm hoa vàng, heo hút đường về, non nước bốn nghìn năm soi nguồn đạo PHÁP Tận hồng châu, chuông lắng đồi thông, bào ảnh mấy trùng sương đẫm, mênh mông sóng cuộn, dòng đời quanh chín khúc rọi bóng phù VÂN
01/10/2012(Xem: 4387)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân. Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]