Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từng bước nếm hương vị Chánh pháp mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.

13/02/202216:13(Xem: 3408)
Từng bước nếm hương vị Chánh pháp mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.

day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (38)

Từng bước nếm hương vị Chánh pháp
mà vẫn theo chân kỹ thuật hiện đại.




Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ).
Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống .
Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
Như vậy hạnh phúc trong Đạo Phật đòi hỏi một sự hành trì thâm sâu ở mỗi con người :
Sáu mươi đã quá nửa chặng đường
Cái gọi thời gian ... chớ vấn vương
Hôm qua, hôm nay …là thực tại
Xin đừng hối tiếc ... chẳng yêu thương
Đời sống tâm linh hơn vật chất
Nhân ái , lắng nghe .. khéo nhịn nhường
Tự mình thăng hoa từng ý thức
An lành mây tỏa đến muôn phương
( thơ Huệ Hương )
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng dạy : "Đức tin và trí thông minh là 2 yếu tố giá trị nhất của con người.” Ngài đã dẫn chứng lời Ngài Long Thọ như sau : “Đức tin chỉ đủ sức thăng tiến tinh thần của ta và chỉ khi nó được hỗ trợ bởi trí thông minh thì đó mới là phương tiện giúp ta đủ sức nhận ra con đường nào phải theo và trau dồi sự hiểu biết sâu xa hơn “
Nhưng Đức Ngài đã nhấn mạnh : "làm sao cho sự thông minh và hiểu biết đó phải thâm nhập vào tim ta và tâm thức ta để có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của ta để làm lợi ích cho ta và người khác nữa "
Phải chăng đó là cách mà TT Thích Nguyên Tạng thường thực hiện các tập kỷ yếu dưới hình thức photo book để lưu lại những kỷ niệm khó quên trong đời của một người tu .
Xin thú thực phải là người thích lưu giữ hình ảnh để làm kỷ niệm mới trân quý những kỷ yếu này và phải thấy được với đà tiến của kỷ thuật trong tương lai ( không xa hơn vài năm nữa), những DVD nếu không được chuyển thành YouTube sẽ biến mất trên thị trường . (Hiện tại các chùa, tự viện đã bỏ dần băng đĩa DVD, MP3 ) .


day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (27)
Tác giả Huệ Hương & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp trong chuyến hành hương Nhật Bản năm 2018)




Lấy thí dụ điển hình trong trường hợp tôi và chị bạn đạo Diệu Nguyệt, mỗi lần đi hành hương chị ấy thường đem theo máy hình thâu lại cảnh trí và tuyên bố rằng để làm những đĩa DVD về già xem và nhớ lại . Thế nhưng bây giờ khi thu xếp cho một tương lai về già, chị đã thu gọn trong một granny flat và mọi vật dụng linh tinh bỏ hết …chỉ còn một IPad và 1 laptop . Riêng tôi ngày xưa rất thích giữ phim ảnh đã chụp giữ trong album, nhưng từ khi thấy khoa học kỷ thuật tiến quá nhanh nên có chút lo xa , đã scan hết hình ảnh và để vào một USB 32 gig thế mà từ ngày ấy đến nay cũng chưa hề có thì giờ để xem và nếu sau này có thu gọn cuộc sống lại, chắc cũng giống chị hoặc may ra chỉ giữ những cuốn kinh sách quan trọng và những tập kỷ yếu . .
Thật là một duyên lành từ khi hiểu Đạo thấy được hương vị của Chánh pháp tôi đã chiêm nghiệm rằng ….muốn vơi đi tâm trạng cô đơn, sợ hãi để thản nhiên sống một cách sáng suốt, hoà hợp với sinh hoạt xã hội, với cuộc sống thực tế với đà khoa học kỹ thuật hiện nay bắt buộc tôi phải hoà điệu với sinh khí của vạn hữu .

Và khi nhìn lại những kỷ yếu mà từ lâu TT Thích Nguyên Tạng đã thực hiện với nhiều chủ đề khiến tôi khâm phục và biết ơn TT về sức kiên định thành tựu trên đường hoằng pháp ( Zoom , livestream, Facebook, YouTube, ) và một trang mạng Phật Giáo suốt hơn 22 năm qua theo chủ trương Đạo Phật luôn luôn nhập cuộc không tách rời thực tại,
Có nghĩa là Đạo Phật chấp nhận hoàn cảnh để sống đẹp và làm đẹp cho hoàn cảnh đó ( tuỳ duyên bất biến ) . Kính xin tri ân Thượng Toạ Nguyên Tạng .
Nhân đọc lại bài tham luận ngày trước của HT Thích Đức Nhuận " DÒNG SUY TƯỞNG " trong mục Văn Hoá Phật Giáo trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen tôi thật ngạc nhiên vì cách đây rất lâu….với Tuệ Giác Ngài đã chỉ dạy rằng : "Con người trong Đạo Phật là một người mặc nhiên hiểu rằng mình đang sinh hoạt trong 3 chiều hướng ( tự nhiên - tâm tư- siêu việt giới) và ý thức được MÌNH LÀ MỘT CON NGƯỜI HIỆN HỮU , trong trách nhiệm về sự hiện hữu này sẽ phải thực hiện cho bằng được 3 đại hạnh Bi - Trí- Dũng để làm sáng cho thân phận con người cho làm đẹp cuộc đời…..vì thế Giáo lý Phật Giáo trong xã hội hiện đại là SỰ THẤY BIÊT, HIỂU RÕ , LÃNH HỘI bao gồm ý chí và sự nỗ lực để có được phước đức và trí tuệ bằng cách mở rộng cõi lòng và quan tâm đến người khác .


day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (53)
Phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức
chụp hình lưu niệm trước Phật Đài A Di Đà lộ thiên ở Nhật Bản




Và thật thú vị khi Hoà Thượng cho rằng thực tại tính của đa số nhân loại là ham sống dù biết đời là vô thường, kiếp người là phù sinh cho nên con người sẽ tự giải thoát cho mình, giải thoát khỏi những lớp vỏ của thành kiến, và chấp nhận mọi sự thay đổi . Vì ta sẽ thấy yêu đời hơn, ham sống hơn khi TÂM VÔ NGẠI TRƯỚC MỌI TRỞ NGẠI .

Và sự kỳ diệu của cuộc đời mà Đạo Phật muốn mang lại chính là “ Mọi tình huống ta gặp trong cuộc đời đều giúp ta phát huy trí tuệ và đạo đức. “
“ Quân tử hoà nhi bất đồng “có nghĩa là không chống trái mà cũng không bị đồng hoá . Hoà nhập là sự tương giao có thuận có nghịch , có sinh có khắc mà vẫn tự nhiên vì biết rằng mỗi người có trình độ căn cơ và duyên nghiệp khác nhau , nên không ai giống ai được …và mình sẵn sàng thông cảm và tôn trọng tính cách riêng và bài học riêng của mỗi người .
Lời kết :
Mọi việc ở thế gian chỉ cần ta nỗ lực và có ý chí thì không việc gì khó . Chúng ta đang giữ hạt minh châu thì đừng bao giờ nhường cho ai sử dụng nó bằng cách cứ tu tập và còn học mãi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dù đang ỏ lứa tuổi nào. Theo Mathieu Ricard “ Chúng ta ý thức rằng Tâm từ bi, lòng vị tha, sự tử tế và hợp tác đều nằm trong bản chất con người, với những biến đổi của thế kỷ 20&21 các giáo điều đã làm thay đổi nếp văn hoá của chúng ta và hiện tượng toàn cầu hoá …đây là thời điểm của sự hợp tác và thay vì vị kỷ , chủ nghĩa cá nhân đã làm ta đau khổ liên miên , thì sự quan tâm đến người khác sẽ là một luồng gió mát vì nó phù hợp với hiện thực đời sống hiện nay …
Phải chăng với những tập kỷ yếu ( photo book ) sẽ giúp cho chúng ta tìm lại những cảm giác êm đềm và thấy tương thuộc lẫn nhau.
Kính dâng đến Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng vài vần thơ như một lời tri ân.
Cơ hội giống như bình minh ngày sớm
Sẽ bỏ lỡ nó …khi bạn chờ đợi quá lâu
Từng bước tu tập.. nguồn phước tụ sâu
Công nghệ hiện đại …sức truyền cảm mãnh liệt
Trân trọng từ tâm Thượng Toạ …giúp nhận diện
Tỉnh thức nhạy bén nhờ biết nghe, nhìn
Tam bảo ở ngay trong Tâm mỗi chúng sinh
Thế giới mầu nhiệm, siêu trần thoát tục
Kỷ niệm gợi cảm xúc ..thật hạnh phúc !
Tâm thức thăng bằng … trí tuệ gia tăng
Tiếp ứng pháp đến, đi, sinh, diệt…sẵn sàng
Nhận rõ sự độc đáo riêng mình …mỗi người mỗi khác !
Kính tri ân Thượng Toạ ..xem kỷ yếu thật an lạc !
Sự quan tâm của Ngài …mang luồng gió mát
Melbourne 14/2/2022
Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 7625)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
24/09/2014(Xem: 30661)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
23/09/2014(Xem: 15830)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
12/09/2014(Xem: 9564)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
09/09/2014(Xem: 12839)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
30/08/2014(Xem: 3285)
Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
27/08/2014(Xem: 4302)
Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.
23/08/2014(Xem: 6204)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
17/08/2014(Xem: 24945)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
16/08/2014(Xem: 3013)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]