Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Yêu Như Trái Phá

29/12/202108:47(Xem: 2936)
Tình Yêu Như Trái Phá

tinh yeu
TÌNH YÊU NHƯ TRÁI PHÁ

Quang Kính Võ Đình Ngoạn




Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở  vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:

 1/ Người Việt gốc khmer Krom theo thống kê năm 2009 có 1,260.000 người. Họ sống rãi rác ở 12 tỉnh miền Nam. Họ là tín đồ Phật giáo Nam tông thuần thành. Những Phật tử người Việt gốc Khmer khi đến tuổi trưởng thành, họ thường phải vào chùa tu một vài năm. Việc tu học nầy nhằm mục đích để họ biết đến trách nhiệm của người cha đối gia đình, người chồng đối với vợ, bổn phận của một công dân đối với tổ quốc…. Trải qua giai đoạn tu học  đó họ mới được lập gia đình. Những Phật tử Nam truyền nầy theo truyền thống người Campuchia thì như thế nào. Chúng ta hãy lắng nghe lời phát biểu của Hòa Thượng Danh Lung, ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh văn phòng 2 Trung ương GHPGVN “Người Khmer ở Nam Bộ đã theo đạo Phật từ hàng ngàn năm qua, họ cũng chỉ có Phật giáo là tôn giáo chính mà thôi…Phật tử Khmer chỉ đến chùa làm lể, chỉ quy y Tam Bảo, mãi về sau nầy, cùng với sự tiếp biến văn hóa. Phật tử Khmer mới được thầy bổn sư cho pháp danh, nhưng vẫn không có giấy tờ nào kèm theo cả. Chính vì vậy, nếu đòi hỏi một giấy tờ kèm theo thì mới được chứng nhận là tín đồ đạo Phật hay Phật tử sẽ gây khó khăn cho đồng bào Khmer “ Do đó hầu hết người Khmer Nam bộ không có phái qui y ( giấy chứng nhận ) như những Phật tử Việt theo Bắc truyền. Bởi thế họ thiếu giấy tờ theo thủ tục thống kê yêu cầu, nên những Phật tử nầy không  thể xếp vào danh sách tín đồ  đạo Phật. Đối với những Phật tử thuần gốc  Việt ( người Kinh ) cũng không hiếm người rơi vào trường hợp nêu trên . Bởi chiến tranh, loạn lạc , tản cư….  Nên họ bị mất hết giấy tờ, nên phái quy y không còn, những người dân quê sống ở vùng nông thôn hẽo lánh vì học thức hạn hẹp nên không hiểu nếu là  Phật tử là họ phải qui y Tam bảo để được vị bổn sư cấp giấy chứng nhận ( con số nầy không nhỏ ).  Thật ra những người nầy là những tín đồ Phật giáo  thuần thành. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ họ đi chùa lể Phật, tu học theo giáo Pháp Như Lai tuân theo lời dạy của các bậc thầy tổ làm lành tránh làm việc ác. Nay họ tiếp nối truyền thống. Những sự kiện vừa kể đã khiến số lượng tín đồ Phật giáo cũng bị giảm sút một cách trầm trọng.

2/Phật giáo không có những cơ sở từ thiện qui mô, đồ sộ. Không có ngân quỷ, tài chánh dồi dào như những tôn giáo khác . Nếu có thì cũng chỉ ở một vài thầy cô, một vài chùa có tổ chức ban xã hội với quỷ tài chánh hạn hẹp nên không thể trợ giúp hiện quả cho các tín đồ.  Khi người dân bị thiên tai bảo lụt, dịch bệnh….thì  mới hoạt động, vận động quyên góp để cứu trợ các nạn nhân, những trợ giúp nầy chỉ nhất thời. Những hoạt động từ thiện nầy thông thường họ còn cần có sự chấp thuận của chính quyền, của ban tôn giáo chính phủ…mới hoạt động được. Do những yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên. Bởi thế không ít tín đồ Phật giáo vì lý do kinh tế, vấn đề tài chánh, thiếu thốn vật chất, họ mong có sự giúp đỡ. Song giáo hội không đáp ứng được nhu cầu mà họ mong đợi . Những  Phật tử nầy quay sang nhờ sự trợ giúp của các tôn giáo khác. Sự việc nầy khiến họ dần dần xa rời niềm tin. Những người nầy cải đạo để theo các tôn giáo đó để nhận được sự hổ trợ khi gặp cảnh khó khăn.             


3/ Cải đạo vì lý do hôn phối. Vấn nạn nầy khiến những bậc cha mẹ rất đau lòng khi thấy con mình vì tình yêu nam nữ đã cải đạo không còn giữ được đạo truyền thống tôn giáo của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã đời đời tin theo và gìn giữ.  Hình thức cải đạo nầy, khiến kẻ viết có những khắc khỏai, ưu tư nên muốn gởi đến các bạn trẻ một vài cảm nhận  của mình về đạo Phật để họ có được tầm nhìn, tư duy đúng đắn hơn.

Có một thời tôi rất thích câu “tình yêu như trái phá con tim mù lòa...”. Đó là lời ca đầu trong bản nhạc Tình Sầu của nhạc  sĩ  Trịnh Công Sơn. Khi nói đến tình yêu. Phải chăng đó là tiếng nói của con tim nên nhiều khi chúng ta không thể dùng lý trí để giải bày? Bởi thế nó như trái bộc phá  nổ tung đi những rào cản do con người áp đặt. Nhất là đối với những người say men tình ái, đôi lúc khiến họ trở thành mù quáng, chủ quan thiếu minh mẫn khi suy nghĩ đánh giá về tình yêu mà họ là người trong cuộc. Bởi lý do đó khi yêu ai họ chẳng bao giờ tính chuyện thiệt hơn,họ sẵn sàng hy sinh cho nhau dù ngay chính mạng sống của mình cũng chẳng từ nan, họ không tính đến những hậu quả tệ hại mai sau. Tình yêu như thế ôi thật lãng  mạn, cao quí thay, khiến có một thời tim tôi bồi hồi rung động, nhưng rồi dòng đời cứ dần trôi không ngừng. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất.  Sự  bồng bột, tính lãng mạn của tuổi trẻ cũng theo thời gian mờ phai theo năm tháng.  Rồi những suy nghĩ  các vấn đề cũng trở nên chính chắn hơn. Giờ đây tôi tự nghĩ  chúng ta có nên mang trong tâm loại tình cảm mù lòa như thế chăng?  Vậy xin mời quí bạn trẻ cùng kẻ viết thử nhẹ bước vào khu vườn tình ái ấy xem thế nào? Nó có phải là dòng sữa ngọt ngào hay là trái đắng khổ đau, khiến người đời phải suy ngẩm để tìm một hướng đi thích hợp cho mình


Đôi khi chỉ thoáng nhìn một bông hoa cài trên mái tóc, một nụ cười nở trên môi đã khiến lòng ta ngây ngất:

                    Tóc em dài cài hoa thiên lý,

                   Miệng em cười để ý anh thương.


Cũng từ dạo ấy, chàng trai mong sao được cùng nàng nên duyên vợ chồng, nhưng nhiều khi thực tế phủ phàng không như ý muốn nên mộng đã không thành hiện thực, khiến chàng trai mãi mang trong tâm nổi niềm thương nhớ.

                  Tóc mai sợi vắn sợi dài,

                  Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.


Cũng có những chàng trai vốn quen kiếp sống lưu lạc giang hồ chưa tôn thờ một ai, nay bổng nhiên thấy tâm hồn xao xuyến,  thẩn thờ nhớ thương về một bóng hình mà mình vừa mới hội ngộ hôm nao:

                  Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa,

                 Yêu một người trao trọn cả tình thương.


Nói đến tính thiên vị của con người, khi chúng ta đặt sự yêu thương hay cảm mến vào một bóng hình nào, dù đối tượng  có xấu nết, xấu người nhưng mình cũng cho là hoàn hảo nên người Việt ta có câu:

                 Thương nhau trái ấu cũng tròn,

                 Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo

Hoặc :     Thương ai thương cả đường đi,

                 Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.


Trong tình yêu nam nữ cũng thế. Nếu đã phải lòng thương ai, người ta thường thương luôn đến những gì có liên hệ đến người mình thương:

                  Yêu em yêu cả con đường đất

                  Yêu cả ngôi trường in bóng em

                   Mến cả nhà quen em ở trọ  

                   Và ghen với lá kề vai em


Từ đó chàng trai thích những cái mà lâu nay chàng chưa một lần nghĩ rằng mình có thể thích, sự thay đổi tính tình đó nó đến một cách nhẹ nhàng êm ái khiến chàng trai không biết mình đã đổi thay theo sự yêu thích của người mình thương từ lúc nào như một đoạn thơ trong bài Tuổi Mười Ba của Nguyên Sa Trần Bích Lan được Ngô Thụy Miên Phổ nhạc

                   Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

                   Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

                   Sợ thơ tình không vẹn nghĩa yêu thương 

                   Tôi thay mực cho vừa màu áo tím

Đối với người mình yêu dù có lỗi lầm xấu xí mình cũng cho là xinh đẹp hơn người khác:

                   Trúc xinh trúc mọc đầu đình

                   Em xinh em đứng một mình càng xinh

 Hoặc :       Trúc xinh trúc mọc bờ ao

                   Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh


Cảm nghĩ  về những câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn chương bình dân nêu trên khiến tôi chợt nhớ đến một chuyện mà mình không nhớ đã đọc ở đâu. Câu truyện kể về anh chàng nông dân cưới được một cô nàng đảm đang, được nết. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc bên nhau, nhưng thật không may, sau một thời gian sống chung, vợ anh bị bệnh về mắt khiến một con mắt bị hư. Từ đó anh có tư tưởng tất cả mọi người trong thế gian đều dư một mắt, duy chỉ có vợ anh là đủ. Tình yêu đôi khi đến một cách nhẹ nhàng, êm ái như nắng nhạt của chiều hoàng hôn, với làn gió hiu hiu thổi, với áng mây nhè nhẹ trôi; khiến lòng người xao xuyến như những vần thơ của thi sĩ Xuân Diệu:

                      Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

                     Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

                     Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt

                     Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu


Nhưng đôi lúc tình yêu cũng đến với ta bằng những lời van lơn, cầu khẩn trong nổi đớn đau, giận hờn như những câu thơ Hàn Mặc Tử:

                       Trời hỡi bao giờ tôi chết đi

                        Bao giờ tôi hết được yêu vì

                        Bao giờ nhật nguyệt tan thành huyết

                        Và khối tình kia cứng tợ xi

  Hoặc:          Làm sao giết được người trong mộng

                      Để trả thù duyên kiếp lỡ làng


Tình yêu thường đến với ta như vậy đó. Đôi lúc nó là mật ngọt song cũng lắm khi là trái đắng khổ đau. Có những cuộc tình họ gặp nhau một lần hoặc đôi ba lần, họ cảm mến nhau nhưng không tìm hiểu kỷ về nhau, họ vội cho rằng đó là tiếng sét ái tình, rồi vội vả đính hôn, nhưng khi về sống với nhau mới thấy không hợp nên thường sinh  bất hòa, cải vả. Sự kiện xãy ra một lần, hai lần hoặc đôi ba lần cơm không lành , canh không ngọt. Nếu hai người biết nhịn nhau giống như câu ca dao bên dưới, người viết thiết nghĩ sự việc sẽ trở nên êm đẹp hơn:

                   Chồng giận thì vợ  bớt lời,

                   Cơm sôi bớt lửa thì đời nào khê.


Ngược lại, nếu vợ chồng không biết nhịn, vẫn tranh giành phần phải về mình. Kẻ viết trộm nghĩ tình duyên hai người chắc chắn giữa đường sẽ gảy gánh là lẻ đương nhiên.

                  Anh đi đường anh tôi đi đường tôi

                 Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi .


Nếu trường hợp hai vợ chồng chưa có con cái thì cũng dể giải quyết, chỉ ly hôn là xong. Nhưng khi hai người đã có con thì sự việc sẽ khó khăn, phức tạp vì có sự ràng buộc về mặt trách nhiệm và bổn phận của bậc làm cha mẹ. Riêng đối với người con sẽ cảm thấy mình thiếu vắng tình thương yêu của cha hoặc mẹ.Trong suốt đời sống ấu thơ ấy, đứa trẻ rất cần đến sự yêu thương, săn sóc tận tình của bậc làm cha mẹ. Nếu thiếu một trong hai người, trẻ con thường dễ mắc bệnh trầm cảm, tâm hồn trong trắng không tì vết ấy dễ bị mặc cảm tự ti, thật tội nghiệp cho người con khi tuổi đời còn non dại.

Tình yêu cũng có thể ngay từ giai đoạn đầu đã bị trắc trở không thành do gia đình không môn đăng hộ đối hoặc do tôn giáo dị biệt. Đối với các gia đình theo đạo Phật, những đấng sinh thành thường nghĩ rằng đó là duyên nghiệp và do tiếp thu được đức tính từ bi  trong giáo lý nhà Phật nên họ thường có quan niệm:

                      Chim lìa cành thương cây nhớ cội

                      Người xa người tội lắm người ơi

                      Chẳng thà không biết thì thôi

                      Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành


Bởi thế họ dễ dàng chấp nhận cuộc hôn nhân cho đôi trẻ mà phần thua thiệt thường thuộc về phần mình gánh chịu. Họ cho đó là nghịch duyên trong bước đường tu học của người hành giả. Nhưng cũng có lắm trường hợp hai gia đình đều giữ vững lập trường của mình, không chấp nhận điều kiện do bên kia đề nghị, thảm kịch sẽ xãy ra, không hiếm trường hợp đau lòng khi các đôi uyên  ương tìm sống với nhau ở bên kia thế giới. Riêng đối với các bạn trẻ có nên chấp nhận một cuộc tình như thế chăng ? Nếu chấp nhận, tôi thiết nghĩ các bạn đã có một tình yêu mù lòa. Các bạn đã mang trong người trái bộc phá nguy hiểm, nó sẽ làm nổ tung đi lâu đài tình ái của các bạn.Thật vậy, xét cho cùng nếu người phối ngẩu thật sự thương yêu bạn thì tại sao người ấy và gia đình họ lại bắt bạn phải rửa tội , phải cải đạo mới được làm lễ cưới, bạn phải chối bỏ nền văn hóa mà tổ tiên, cha mẹ mình đã theo, đã gìn giữ qua bao thế hệ, bạn phải trở thành người bội tín với những điều mình đã thệ nguyện khi quy y Tam Bảo. Theo tôi nghĩ đó không phải là tình yêu chân thật, đó là sự tham ái, không những họ muốn chiếm hữu thể xác mà ngay cả vấn đề tâm linh, niềm tin thiêng liêng họ cũng muốn tước đoạt của bạn.Nếu bạn hy sinh cho một người như thế, một người mà bạn đã đặt trọn lòng  yêu thương. Hảy nghĩ lại xem người ấy có xứng đáng với tình cảm mà bạn đã trao đi hay không? Thiết nghĩ bạn sẽ bị dằn vặt bởi  quyết định vội vả của mình. Điều đó khiến bản thân và ngay cả  gia đình bạn sẽ là nạn nhân của sự khổ đau. Sự hy sinh đó chỉ có một chiều, không công bằng về mặt tình cảm, tôn giáo. Nếu các bạn chấp nhận cuộc hôn nhân như thế. Các bạn đã đi ngược lại truyền thống văn hóa tín ngưỡng mà tổ tiên, ông bà cha mẹ bạn đã bao đời nối tiếp tin theo…. Tôi tự nghĩ khi hai bạn thật sự yêu nhau, đó đã là sự kết hợp của thượng đế như trong kinh Ki Tô có câu “ Việc gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được chia cắt “ vậy tại sao hai bạn yêu nhau. Con người lại dùng nghi lể tôn giáo của thế gian để chia lìa các bạn. Người viết thiết nghĩ nếu đôi trẻ yêu nhau chân thật nó sẽ giống như lễ cưới của chú rể Tom với cô dâu người Việt là giáo sư dạy tại một trường ở New York. Hôn lễ của đôi uyên ương nầy được tổ chức ở thánh đường St Xavier lớn vào bậc nhất ở Nữu Ước, nhà thờ nằm ngay trung tâm Manhattan. Hôn lễ được tổ chức theo nghi thức Ki Tô và Phật giáo, phần nghi lễ Thiên Chúa do linh mục Brendan làm chủ lễ bởi vì  chú rể là một tín đồ thuần thành nhưng Cô dâu lại là một Phật tử chính thống. Bởi lý do đó, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy nơi đây còn có thêm bàn thờ Phật. Trên bàn thờ cắm sẳn một bình hoa màu sắc rực rỡ, cặp nến cháy sáng lung linh, đỉnh trầm nghi ngút tỏa hương thơm, một bức tượng Đức Thế Tôn cao lớn bằng  gỗ mun đang ngồi trên tòa sen nở nụ cười như mừng cho tình yêu đôi trẻ được thành tựu. Sau phần nghi lễ Ki Tô, một cụ già khoảng tám mươi mấy tuổi được hai người dìu đến trước bàn Phật. Trước khi lễ Phật. cụ nêu lý do sự hiện diện của mình. Cụ giới thiệu mình là bà của cô dâu đến từ California. Cụ xin phép tiếp nối chương trình bằng việc tụng một thời kinh cầu an Phật giáo.  Đó cũng chính  là một phần trong nghi lễ hằng thuận thường được cử hành  vào các  dịp hôn lễ của đạo Phật nhằm chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Thật là một đám cưới hy hữu, tôi nghĩ khó có thể hiện diện  tại các nhà thờ Việt tại California hay bất cứ nhà thờ nào tại Việt Nam(# câu chuyện có thật nầy tôi đã đọc trên website Giao Điểm với tựa đề Tiếng Hải Triều Trong Giáo Đường Im Lắng, bài viết của Đào Viên đăng ngày 16/09/2007). Hởi các bạn trẻ thân mến.Sau khi biết câu truyện trên, các bạn nghĩ thế nào? Nếu người bạn đặt niềm thương yêu đã coi thường đến tôn giáo của bạn, cứ khăng khăng bảo bạn bỏ đạo, bắt bạn phải chịu phép rửa tội mới làm lễ cưới. Việc ứng xử như thế chứng tỏ họ đã không kính trọng đến truyền thống văn hóa của tổ tiên, ông bà, cha mẹ bạn. Thiết nghĩ, một người như thế không đáng cho bạn để lòng yêu thương .


Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Chúng ta thấy đạo Phật đã có một thời gian dài ( khoảng 15 thế kỷ ) hưng thịnh ở đất nước nầy. Nhưng rồi thời đại hoàng kim đó đã không tồn tại nơi  chính cái nôi phát sinh ra nó.  Phật giáo biến mất khỏi tiểu lục địa Ấn. Kể từ đó đạo Hindu càng ngày càng phát triển và trở thành quốc giáo.


Đất nước Ấn độ sau 200 năm bị nước Anh đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của vị cha già dân tộc Mahatma Ganhdi, dân nhân Ấn đã giành được độc lập từ vương quốc  Anh bởi đạo luật Britsh Raj được ký ngày 15 tháng 8 năm 1947. Bản hiến pháp nầy chỉ được chính phủ Ấn  dùng tạm thời, không vỉnh viễn vì nó được sửa chữa từ đạo luật Chính Phủ Ấn Độ Thuộc Địa được ký vào năm 1935. Ngay sau khi quốc gia  vừa được độc lập.  Chính phủ Ấn đã lập một ủy ban để thiết kế  quốc kỳ và quốc huy cho đất nước.  Quốc kỳ và quốc huy được hội đồng xét duyện chuẩn thuận vào ngày 22 tháng 7 năm 1947. Nhìn vào quốc kỳ Ấn Độ. Chúng ta thấy đó là lá cờ tam tài gồm ba màu: màu vàng nghệ thẩm kế đến là màu trắng, cuối cùng là màu xanh lục. Đặc biệt nơi nền màu trắng in hình bánh xe có 24 nan hoa màu lam nằm ngay tại trung tâm lá cờ. Bánh xe nầy  tên gọi là Ashoka Chakra ( bánh xe chuyển luân ) hay còn gọi là bánh xe chuyển pháp luân. Quốc huy của Ấn độ được biểu hiện bằng hình sư tử bốn đầu. Hình ảnh con sư tử bốn đầu đã  hiện hữu trong xã hội Ấn từ lâu. Nó xuất hiện khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Đại đế Ashoka là vị vua thứ 3 thuộc triều đại Ma Gát Đa ( Maurya ) trị vì khoảng năm 273 – 232 ( thế kỷ thứ III trước tây lịch ) là một Phật tử. Hình sư tử bốn đầu được hoàng đế A Dục cho điêu khắc trên đỉnh các bia đá ghi những Pháp dụ vua ban đến cho các thần dân của ngài. Sau khi tiến sĩ B.R.AmbedKa  và các thành viên trong nội các soạn thảo xong bản hiến pháp. Nước Ấn đã chuyển tên thành Cộng Hòa Ấn độ vào ngày 26 tháng 1 năm 1950. Quốc kỳ và  quốc huy của nước Cộng Hòa Ấn Độ vẫn được giử nguyên như củ. Từ đó biểu tượng thiêng liêng của nước Ấn được các quốc gia trên thế giới biết đến và công nhận.


Nhìn vào nước Ấn. Đó là một quốc gia có đa phần người dân theo Ấn giáo. Quốc giáo đất nước nầy là  đạo Hindu. Bởi thế người viết thiết nghĩ phải chăng có điều nghịch lý khi Ấn độ chọn quốc kỳ có hình bánh xe Ashoka Chakra và quốc huy là hình sư tử bốn đầu. Đó là hai  biểu tượng văn hóa Phật giáo đã được đại đế A Dục xử dụng khi ngài trị vì tại tiểu lục địa nầy. Nếu sự kiện đó không phải là  hiện tượng nghịch lý? Vậy phải chăng Phật giáo vẫn còn tồn tại nơi chính cái nôi mình được khai sinh.  Giờ đây xin mời quí độc giả cùng kẻ viết thử lướt qua một vài nhận thức của các vị trí thức, tinh hoa Ấn và những học giả phương Tây.


Jawaharlal  Nehru sinh ra trong một gia đình có truyền thống  Ấn Độ Giáo song ông không theo Hindu giáo mà cũng không theo một một tôn giáo nào. Trong cuốn sách Khám Phá Ấn Độ ( Discovery of India ) do Nehru viết khi ông bị người Anh bỏ tù tại nhà giam Ahmedgar (1934-1935). Đó cũng chính tại thời điểm nầy. Vị thủ tướng tương lai của đất nước Ấn đang say mê nghiên cứu về đạo Phật. Cuốn Khám phá Ấn Độ ông đã dành 20 trang nói về Phật giáo. Sau đây là một trong số những nhận định về đạo Phật được trình bày trong cuốn sách nêu trên. “ *Phật giáo và Jainism chắc chắn không phải là Ấn Độ Giáo ( Hindu ) và cũng không phải là Vedic Dharma ( Vệ Đà ). Đúng vậy. Phật giáo phát sinh tại Ấn và là một phần trong toàn bộ đời sống văn hóa và triết học của Ấn. Tín đồ Phật giáo hay Jaina là trăm phần trăm sản phẩm tư tưởng và văn hóa Ấn. Ấn Độ Giáo ( Hindu ) dù được tin tưởng cũng không được xem như là toàn bộ đời sống văn hóa và triết học  của Ấn. Thật là hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng văn hóa Ấn là văn hóa Ấn Độ Giáo “. Đối với Mohandas Gandhi. Vị lãnh tụ, vị cha già của nhân dân Ấn đã có nhận xét rằng người Ấn Độ Giáo đã mang món nợ đời đời với Đức Phật “ *Với ý kiến thận trọng của tôi. Phần giáo lý chủ yếu của Đức Phật hiện nay hình thành một phần của toàn bộ Ấn Độ Giáo ( Hindu ). Ngày nay người Ấn Độ Giáo ( Hindu ) tại Ấn không thể tìm được dấu vết của đạo mình;  và đi sau sự cải tổ to lớn của Đức Phật Cồ Đàm đã ảnh hưởng Ấn Độ Giáo. Bởi sự hy sinh vô biên. Bởi sự từ bỏ phi thường ( thế tục ). Bởi sự thanh tịnh không tỳ vết trong cuộc đời của Ngài. Ngài đã để lại một ấn tượng không thể nào quên được cho Ấn Độ Giáo, và Ấn Độ Giáo nhớ ơn đời đời vị thầy vĩ đại nầy “. Nhìn vào hai nhận định trên. Chúng ta thấy Văn hóa Ấn độ là sự tổng hợp của nền văn hóa Bà La Môn và Phật Giáo để trở thành đạo Hindu ( Ấn Độ Giáo ). Song  giờ đây người Hindu không thể nào tìm được dấu vết của đạo mình vì sự cải tổ sâu rộng bởi giáo lý đạo Phật. Bởi lý do đó nhiều người cho rằng Ấn Độ Giáo là hậu Phật giáo.  Khi đề cập bánh xe chuyển pháp luân và hình tượng  sư tử bốn đầu. Chúng ta không thể nào  quên nhắc đến  đại đế A Dục. Đó là một  Phật tử. Một chuyển luân Pháp vương rất có công trong việc truyền bá giáo Pháp Như lai.


Cách đây khoảng hơn 2000 năm, tại Ấn Độ có một ông vua trong các năm đầu trị vì.Ông đã dùng sức mạnh quân đội đi xâm chiếm các xứ khác để mở mang bờ cõi về cho mình.Rồi trong cuộc chiến với dân Kalinga, khi tàn chiến cuộc. Vị hoàng đế thị sát chiến trường. Ông nhìn thấy thây chất thành gò, máu chảy tựa sông, đàn tù lê tấm thân tàn tạ…Nhìn thấy cảnh tàn khốc của của chiến tranh khiến thiện tâm trong ông bừng tỉnh. Ông qui  y Tam Bảo, trở thành một Phật tử chân chánh.  Rồi từ một ông vua độc ác, ông trở thành một vị vua thánh thiện. Vị hoàng đế thương dân như con. Đối với các nước lân bang ông giữ niềm thân thiện,hiếu hòa. Sự việc đó khiến toàn vùng rộng lớn sống trong cảnh thái hòa, an lạc. Vị vua nầy hầu hết Phật tử chúng ta đều biết. Đó là vua A Dục Vương ( Ashoka ).


Hoàng đế Ashoka trị vì một vương quốc giàu mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự, nhà vua có thể dùng uy quyền của mình để bắt ép thần dân có  niềm tin khác cải đạo,hay dùng đạo quân thiện chiến của mình để chinh phục lân bang, bắt dân chúng của họ tin theo tôn giáo của mình như các vị đế vương của các niềm tin khác đã làm.  Song  vua A Dục không làm điều đó.  Ngược lại nhà vua đã khuyên nhủ thần dân nên kính trọng các tôn giáo khác “* Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình và chỉ trích các tôn giáo của người khác.Ta nên kính trọng tôn giáo của những người khác vì lý do nầy hay lý do nọ.Làm như vậy, ta đã giúp đỡ tôn giáo của chính mình phát triển và cũng là giúp ích các tôn giáo khác. Hành động ngược lại là chính ta đã đào huyệt cho tôn giáo mình và cũng làm hại cho tôn giáo khác. Bất cứ ai vinh danh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng làm vậy là sùng bái tôn giáo mình, tán dương tôn giáo mình. Nhưng ngược lại, chính là đã làm tổn thương nghiêm trọng tôn giáo mình. Nên hòa thuận thì tốt hơn: hãy lắng nghe tất cả, sẳn sàng nghe với thiện chí những học thuyết của các tôn giáo khác “. Do tin tưởng vào giáo Pháp của Đức Thế Tôn. Đại đế Ashoka đã đem  những điều giảng dạy của Đấng giác ngộ ứng dụng vào việc cai trị đất nước, bang  giao với các nước lân bang trong tinh thần hòa nhã, với lòng từ ái khiến mọi người đều nễ phục. Bởi lý do đó  Geoffrey Mortiner, một nhà văn Tây phương đã nhận định về vua A Dục “ *Quay về Phật giáo bạn sẽ đọc thấy Ashoka không những thuyết giảng đạo đức cao thượng mà đã xữ dụng quyền uy của một đế vương trong một phương pháp làm các bậc đế vương hiện đại của các niềm tin khác phải hổ thẹn “.


Thuở Phật còn tại thế, đức Thế tôn thường dạy các đệ tử “ Đạo Phật không phải đến để mà tin. Đến với Phật giáo là để tìm hiểu. Sau khi tìm hiểu và nhận thức sâu sắc được rằng những lời dạy của  Đấng Tôn Sư mang đến những lợi ích thiết thực cho chính bản thân,  cho những người chung quanh và cộng đồng xã hội thì hãy tin và thực hành theo niềm tin ấy ( Văn –Tư – Tu ) ” . Để tìm hiểu một cách cặn kẻ về giáo pháp của đức Như Lai. Một tín đồ Cơ Đốc Giáo là giáo sư Rhys Davids sinh năm 1842 – 1922.  Ông đã bỏ ra một khoảng thời  gian dài học tiếng Pali để đọc và hiểu được các kinh điển Phật giáo. Mục đích cho việc học hỏi, nghiên cứu nầy là ông muốn biện minh rằng những lời Phật dạy không thể nào hơn những lời dạy của Chúa trong kinh thánh Cơ Đốc Giáo. Nhưng ông đã không thể chứng minh được điều đó. Rhys Davids đã thất bại với mục đích ban đầu của mình. Nhưng giáo sư đã thành công về phương diện khác. Rhys Davids  trở thành giáo sư  chuyên về môn Đông Phương Học. Giờ đây Giáo sư Rhys Davids đã thành công trong việc hiểu rất rõ về giáo lý nhà Phật, để rồi tin theo và trở một Phật tử, thực hành những lời dạy bảo của đấng Tôn sư vào trong đời sống của mình. Sự kiện nầy đã được  giáo sư Rhys Davids  biểu lộ “* Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được vẻ đẹp và sự quán triệt Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế của Đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó “. Với cương vị là một giáo sư chuyên về môn Đông phương Học, với một thời gian dài nghiên cứu về đạo giải thoát. Giáo sư Rhys Davids đã nhận chân được nét cao quí, vẻ đẹp tuyệt vời của đạo Phật mà không một ai có thể chối bỏ “* Với tôi, không có một tài liệu nào trong tất cả lịch sử dài đằng đẵng của Phật giáo qua nhiều thế kỷ mà các tín đồ Phật giáo tuy trong thời gian dài tột bực như vậy mà có một sự ngược đãi nào của người Phật tử đối với những người có niềm tin khác “.


Người viết và quí độc giả trẻ đã xem qua một vài nhận xét của các bậc trí thức trên thế giới. Từ những nhận định ấy cho chúng ta thấy những lời dạy bảo của Đức Phật Cồ Đàm đã được Ngài và các đệ tử ( tùy duyên nhưng bất biến ) uyển chuyễn hoằng dương đạo Pháp trong một đất nước có nền văn hóa Vệ Đà ( Bà La Môn Giáo ) đã lâu đời ăn sâu, bám rễ. Nhưng rồi  tôn giáo nầy dần dần trở thành Ấn Độ Giáo. Một tôn giáo ngày nay bị ảnh hưởng nhiều đến những điều đức Phật  giảng dạy. Đó chính là lý do khiến  ngày nay người Hindu giáo không còn tìm ra dấu vết của mình là lẻ đương nhiên theo như nhận định của thánh Mohandas  Gandhi. Bởi lý do đó nên nhiều học giả nhận định đạo Hindu là hậu Phật Giáo. Tiến sĩ S.N. Dasgupta là một trong số các học giả đó “*  Phật giáo gây ảnh hưởng, cải tiến, biến đổi và làm sung mãn lại Ấn Độ Giáo trong nhiều đường lối và kinh thánh của Ấn Độ Giáo. Các đường lối của Ấn Độ Giáo được coi là hậu Phật Giáo. Tiền giả thuyết về triết lý Ấn trong giáo lý Karma ( nghiệp ) và tái sanh vào cùng với hệ thống Tiền Phật Giáo đã đạt tới mức phát triển tối đa từ văn hóa Phật Giáo và đã được thiết lập trên căn bản triết lý “


Đức Thế Tôn đã từng dạy các đệ tử: người theo đạo Phật không  có kẻ thù. Chỉ có những người bạn đã hiểu ta và những người bạn chưa hiểu ta mà thôi. Vậy kẻ thù của những người con Phật là gì? Giờ đây mời quí độc giả xem qua nhận định của giáo sư Bapat “ * Chưa có một trang lịch sử nào của Phật giáo bị xóa nhạt bởi ánh sáng của ngọn lửa tôn giáo hay bị bôi đen bởi làn khói dị  giáo hay các nơi thị tứ vô tín ngưỡng nóng bỏng, hay bị nhuộm đỏ với máu của các nạn nhân vô tội vì hận thù tôn giáo. Phận Giáo dùng một thanh gươm,đó là gươm Trí Tuệ, và chỉ thừa nhận một kẻ thù –  là Vô Minh. Đó là chứng tích của lịch sử không thể chối cải được “


Nhìn vào đạo Phật giáo, một tôn giáo  chỉ mưu cầu lợi ích cho nhân  loại, yêu chuộng hòa bình. Vị  giáo chủ tôn giáo nầy chỉ dạy chúng ta con đường đi đến Giác ngộ. Giáo lý của Ngài như kim chỉ nam chỉ đường, như viên dạ minh tỏa sáng trong đêm tối, như ngọn Tuệ đăng mà những hành giả trong đêm cần dùng đến . Thế tại sao các bạn trẻ đành vứt bỏ viên ngọc để rồi  các bạn phải mò mẫm bước đi  trong đêm tối như những kẻ mù lòa. Hởi các bạn trẻ, xin đừng để mình ngốc ngác như  anh chàng cùng tử  khi người cha ban cho viên ngọc quí mà không chịu lấy  ra dung. Các bạn hãy nhặt lại viên dạ minh châu qúi giá mà các bậc cha mẹ  đã trao tặng cho các bạn. Nhiệm vụ của các bạn gìn giữ, bảo tồn viên dạ minh châu quí giá ấy.




*  Nguồn:  Buddhism In The Eyes Of Intellectuals (  Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Tri Thức )

                           Brookeville, cập nhập ngày 28/12/2021 

 



 ***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 18918)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8392)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11898)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2507)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5426)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5393)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10653)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11808)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]