Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tan hợp giữa đời

27/11/202104:41(Xem: 2738)
Tan hợp giữa đời

vo thuong

Tan hợp giữa đời



Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].

Đêm không lâu, hoa không bền, nhưng trăng thì miên viễn.

Trong đời sống, cần biết cái gì ngắn hạn, cái gì dài hạn; cần biết cái gì là ngọn, cái gì là gốc.

Gió bão có thể làm gãy đổ những cành nhánh khô, yếu; nhưng nếu gốc rễ vững mạnh, cây vẫn tồn tại. Cây tồn tại, nay mai lại nứt những nhành lá xanh, trổ những hoa quả tươi tốt.

Đã có những tổ chức được dựng nên bằng tất cả nghị lực, gian khó, có khi đánh đổi cả máu xương, hoạt động tốt đẹp, phát triển mau chóng, rạng danh tập thể trong thời gian rồi vì nhiều lý do, nội tại lẫn ngoại tại, dần dần rạn nứt, đổ vỡ, hoặc lụi tàn theo năm tháng.

Đã có những sách báo ra đời, một thời được chào đón nồng nhiệt, người viết người đọc háo hức chờ đợi ngày phát hành, nhưng rồi thị trường in ấn trên giấy giảm sút do kỹ thuật thông tin liên mạng phát triển tột bực, thị hiếu độc giả thay đổi theo: không có thời gian cầm sách báo trên tay để đọc từng hàng chữ, không có thời gian để suy tư ngẫm nghĩ ý tưởng đàng sau những từ ngữ… chỉ muốn nghe hoặc thấy hình ảnh sinh động, không tha thiết đọc những hàng chữ bất động nữa. Vậy là, người đọc giảm đi, sách không còn in nhiều, báo không cần in dầy, tất cả dần dần giảm sút số trang và số lượng.

Đã có những cuộc tình sôi nổi, mặn nồng lúc ban đầu, thề sống chết bên nhau đời này đời sau, muôn đời sau, nhưng rồi sự cảm thụ và ý tưởng của mỗi người thay đổi dần theo thời gian, tuổi tác. Sắc tàn, chí hao, có người muốn tìm những gì mới lạ, khích động hơn; lại có người nhìn ra những phai tàn trong đời sống, chỉ muốn an thân tịnh dưỡng, buông bỏ tất cả, quay về với chính mình… “Có chút tình thoảng như gió vội, tôi chợt nhìn ra tôi”[2].

Hợp rồi tan, kiến lập rồi giải tán, gặp nhau rồi chia tay, không gì lạ. Đó là bước đi chập chùng tất yếu của cuộc tồn sinh. Nhưng khi nhìn sự vận hành của mọi sự mọi vật theo chiều hướng tích cực hơn, sẽ thấy rằng nếu giữ được cái cốt tủy, cái hồn, cái chân tình của sự thể, thì tan rồi lại hợp, suy rồi lại thịnh, ly tán rồi sẽ đoàn tụ. Cái này tàn rụi để làm hồi sinh một cái gì mới mẻ, phong nhiêu hơn. Không có gì mất hẳn, diệt hẳn trên cuộc đời. Ngày đi, đêm sẽ đến. Đêm tàn, ngày lại sang. Năm cũ qua đi, lại có năm mới về.

Mưa tuyết không rơi trên hoa. Chỉ có hoa, và sương lạnh. Nhưng cái đẹp thơ mộng của vầng trăng đêm qua đã có thể gợi hứng cảm để vẽ nên một bức tranh thần tiên, diễm ảo. Trăng còn, sẽ còn tất cả.

California, cuối tháng 11 năm 2021
Vĩnh Hảo
www.vinhhao.info


[1] Mượn hình ảnh từ “Nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tản” (月照花林皆似霰), một câu trong bài Xuân giang hoa nguyệt dạ, thơ của Trương Nhược Hư (khoảng 660 – 720), một thi nhân đời Đường, Trung Hoa. Câu này tiên sinh Tản Đà dịch là “Trăng soi hoa như tán trập trùng”. Chữ tán (nôm) hay tản, tiển (hán-việt) là mưa đá, hay mưa tuyết. Chữ tán mà để nguyên như vậy, thời nay ít người hiểu. Tạm dịch rõ nghĩa như vầy: ánh trăng chiếu trên rừng hoa trông như mưa tuyết.

[2] Trịnh Công Sơn, lời từ bài ca “Như một lời chia tay.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2017(Xem: 16274)
Trúc Thiên là một khuôn mặt đặc biệt, nổi bật lên giữa bầu trời văn nghệ Miền Nam, trước năm 1975 tại Sài Gòn. Lấp lánh hào quang thiền học sáng ngời, long lanh ánh chớp thi ca rực rỡ trên những trang thơ văn súc tích, hay những bản dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm thâm thúy, kỳ diệu của Bồ Đề Đạt Ma, Huyền Giác, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Suzuki, Krishnamurti…
14/05/2017(Xem: 4341)
Như Lai dạy : ở khắp trong trời đất Không gì hơn, “không ai sánh bằng Ta” Nay kỷ niệm ngày Đản Sanh Đức Phật Con học ôn những đạo lý sâu xa. Nào ai biết : Ta là ai vậy nhỉ?
07/05/2017(Xem: 12936)
Dịch thơ vốn là chuyện khó. Dịch thơ chữ Hán của một đại thiền sư khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam là Tổ Sư Trần Nhân Tông (1258-1308) lại còn vô vàn khó khăn hơn nữa, bởi vì thơ chữ Hán của Thiền SưTrần Nhân Tông ngoài phẩm chất văn chương trác việt còn chứa đựng nội dung uyên áo của Thiền, của Phật Pháp.
01/05/2017(Xem: 5413)
Giới thiệu sách ”Hoàng đế ASOKA: từ Huyễn thoại đến sự thật”
28/04/2017(Xem: 15988)
Trong cuộc sống con người, không phải lúc nào cũng may mắn, suôngsẻ, có khi người ta đứng trên đỉnh vinh quang nhưng cũng có khi rớt xuống bùn. Vẫn có câu: Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó. Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này, vì những hành vi đó đều quay ngược lại với ta.
21/04/2017(Xem: 10749)
Sao lại soi trăng tìm vết cũ Mà không là vết cũ trăng soi Nhân ảnh mờ sương phảng phất non đoài Nghiệp thức đó dõi theo từng gót ngọc
16/04/2017(Xem: 11014)
Trong kho tàng thi ca cổ điển Việt Nam, Trần Nhân Tông là nhân vật lịch sử rất đặc biệt: Ngài không chỉ là một bậc minh quân lỗi lạc hiếm có, mà còn là một vị thiền sư đã liễu ngộ Phật pháp (được người đương thời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng hay Phật Hoàng, trở thành vị tổ sáng lậpdòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo Việt Nam), đồng thời, cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc.
11/04/2017(Xem: 6498)
Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi mà xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung. Trong sự thiếu vắng của các cơ sở yểm trợ lúc khởi đầu, người Úc gốc Việt đã học hỏi phương cách thích nghi vào môi trường văn hóa xã hội mới để trở thành một cộng đồng sinh động, có nhiều đóng góp vật thể và phi vật thể cho nước Úc.
06/04/2017(Xem: 5474)
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
02/04/2017(Xem: 4779)
Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là một nhóm đặc thù trong cộng đồng Việt-Úc mà Tập san được xuất bản và phát hành mỗi năm lại còn là một nét riêng hiếm có trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Ngọc Hân tiếp xúc với hội trưởng sáng lập và đương nhiệm, trưởng ban kỹ thuật và một bỉnh bút bên ngoài tổ chức để tìm hiểu về động cơ thành lập, tiến trình phát triển và tương lai của Nhóm và Tập San nghiên cứu trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]