Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện Bóng Chân Nhân

15/11/202117:23(Xem: 3939)
Hiện Bóng Chân Nhân
ht dieu tam 11
Trưởng lão HT Phi Lai và đệ tử của ngài, HT Thiện Đạo
 

HIỆN BÓNG CHÂN NHÂN
 

Là người thâm tín  Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân  các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại.

Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài  bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng  ra đi. Ngài là hiện thân  bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…


ht dieu tam 3
Trưởng lão HT Thích Phi Lai




Do đâu, tôi trải nghiệm  cảm quan ấy?

Hòa Thượng DIỆU Hạ TÂM sinh năm Bính Thìn (1916) , bản thân Ngài ngay từ tấm bé,  đã có thiện duyên với Phật pháp; Vừa 19 tuổi đã được song thân  cho  xuất gia như tâm nguyện, được thọ pháp với Sư Tổ Trừng Thân- Hoằng Nhơn Tổ Đình Phú Quang, Hòa Thịnh, rồi thắng duyên lại đến : Năm 1943 được thọ Cụ Túc  Bồ tát giới tại Đại giới đàn  Tổ Đình Thiên Đức, do Ngài Đàn đầu Thượng Huệ hạ Chiếu chưng minh. Từ  lúc ở độ tuổi thanh xuân Ngài đã chứng minh cho chư Tôn Đức thấy Ngài đúng là Pháp khí  pháp bảo của Phật pháp, Ngài chuyên tu Tịnh Mật …
Cũng vào năm ấy, nhị vị song thân kiên định  nhiệt huyết nâng đỡ việc nuôi dưỡng tuệ mạng phước trí nhị nghiêm cho thầy, nhị vị song thân đã phát tâm tạo mãi đất dựng thảo am cho thầy tu học.

Ngôi thảo am ấy chính thức đặt viên đá đầu tiên do chính ngài khai sơn vào dịp Đại Lễ Thành Đạo năm 1943 tại xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đến mùa đại lễ Đức Phật Thành Đạo PL 2546 – PL 2022 nầy ,vừa tròn đúng tám mươi năm.

Từ một  thảo am đơn sơ mộc mạc tre lá giữa làng quê heo hút, một vị thầy hiền lành chân chất chay tịnh miên mật, kiên trì giới luật, nghiêm tu đạo hạnh, am lá   kia đã trở thành một ngôi chùa làng, là nơi  bà con  thôn trên xóm dưới cùng đến tụng kinh niệm Phật sóc vọng sớm hôm… Ngôi chùa Phi Lai ấy giờ đã trở thành một trụ xứ hoằng dương Phật pháp, tiếp tăng độ chúng.

Hoàn cảnh, lịch sử Việt Nam, chiến tranh loạn lạc đằng đẳng 30 năm, ruộng đồng tan hoang xơ xác, mái chùa của ông Thầy tu cũng không thể không chịu chung số phận bà con quyến thuộc, mái chùa Phi Lai  nho nhỏ gây dựng từ năm 1943 đến năm 1964 thì bom tấn, bom tạ cuồng nộ trút xuống đã khiến cho mái chùa làng thân thiết biến thành tro bụi….
 
Hòa thượng  Diệu Tâm đã phải dấn thân tạm lánh vào Phương Nam hành đạo, đến khi chiến chinh lắng dịu, Ngài mới trở lại quê nhà ; với trợ lực của bà con thôn xóm, Ngài tái thiết lại chùa Phi Lai (năm???) để thiện tín có nơi đến sinh hoạt tu tập. Và đến năm 1975 thì Hòa Thượng phó chúc lại cho trưởng tử là thầy Thích Thiện Đạo chủ sự, trách nhiệm tục diệm truyền đăng thừa truyền mạng mạch Phật pháp, hướng dẫn thiện tín tu học.
 
Hạnh phúc thay!  Đạo nghiệp đã có hậu duệ thừa truyền.
 Đến năm Quý Tỵ ngày 24 tháng 6 Hòa Thượng an tường xã báo vào cõi vô tung bất diệt, thọ mạng tuổi đời 98 – hạ lạp 70 . Đạo nghiệp công hạnh của bậc thượng nhân đúng như môn phong  xưng tán:
 “Cuộc đời tu hành cũng như đạo hạnh của cố Hòa Thượng nhẹ nhàng trong sáng, nhưng có một đạo lực tâm linh vĩ đại ngay từ khi mới xuất gia cầu đạo cố Hòa Thượng đã thể hiện nếp sống quy cũ thiền môn, hành trì miên mật luôn luôn chánh hạnh trên con đường giải thoát cần cầu xuất thế.
 ( Thành Kính Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích DIỆU TÂM (1916 – 2013) - Nhà xuất bản Hồng Đức- ấn hành 2015.
 
Sau khi Hòa Thượng Diệu Tâm viên tịch, để thù ân báo đức Hòa Thượng Ân sư,  nâm 2013 Thầy Thích Thiện Đạo đã phát tâm trùng tu chùa Phi Lai Hòa Thịnh thành một ngôi Đại tự, một Tổ Đình Phi Lai Hòa Thịnh, một ngôi phạm vũ nguy nga huy hoàng, bề thế, Tổ Đình đã quy tụ thiện nam tín nữ về chùa tu tập ngày một đông hơn, ngày một nhiều hơn hẵn là nhờ đức hạnh ạnh châu viên Hòa Thượng Tôn Sư Diệu Tâm để lại .
Điều đáng nói, khi trùng tu (xây mới hoàn toàn) Tổ Đình Phi Lai Hòa Thịnh, Thầy Thích Thiện Đạo đã có một tầm nhìn văn hóa, lịch sử rất đáng trân trọng: Một ngôi chùa được xây mới hoàn toàn,  cảnh quan phong quang hơn; Tuy thế mái chùa  cổ Phi Lai xưa, Hòa Thượng Thích Thiện Đạo vẫn giữ nguyên, chỉ tu bổ chỉnh chu tôn tạo lại, và đưa vào sử dụng như một Nhà Bảo Tồn pháp khí pháp bảo cho Tổ Đình Phi Lai bây giờ .
Chiêm ngưỡng ngôi chùa mới, khi tham dự Đại lễ Khánh thành, chúng tôi đã cảm xúc, viết nên những vần thơ lục bát như thế nầy :
 
 
                                   Đàn na tín thí thiện tâm
                                  Trùng tu đại tự thiền lâm huy hoàng
                                  Viên thành kiến trúc thanh quang
                                 Cam lồ ân nhuận nhân gian trượng nhờ
                                  Mái chùa đẹp một bài thơ
                                 Trên trang sử lịch cõi bờ Việt Nam
                                 Trầm hương giới đức thơm lan
                                  Uy nghi phạm vũ hoa đàm mãn khai.
 
 
NGƯỜI NỐI ĐÈN DIỆU PHÁP
 
Ngay trong lúc tại vùng đất quê nhà, thầy Diệu Tâm cử hành lễ Khai sơn   lập am ; thì nơi mái lá bên trong lũy tre làng, thì gia đình huyết thống của H T   Tâm Nguyên – Diệu Tâm  vừa sản sinh thêm một em bé. Em bé ấy chính là Hòa Thượng Thích Thiện Đạo bây giờ và  đúng vào ngày kỷ niệm Thành Đạo năm nay là năm tròn tuổi 80 của Thầy Thích Thiện Đạo.

Đạo nghiệp của thầy rõ ràng là tròn đầy,. và quý thiện tri thức pháp hữu, thiện tín Phi Lai nhị tự đã cùng hoan hỷ như cầu,  mừng vui  mãn nguyện với thầy.
 
          Ở tuổi 80 Hòa thượng Thích Thiện Đạo đã trọn nghĩa báo ân thù đức Tôn Sư , đã chu toàn hiếu đạo với song thân,. Phi đạo nghiệp chân tu, ít người thể hiện được.


ht thien dao
HT Thiện Đạo
 


         Với đồng liêu, đồng môn, pháp lữ thì Hòa Thượng  TTĐ đã cho thấy  đạo nghiệp của HT đã là một pháp khí Tam Bảo..  Do được duyên lành thân cận với thầy nên tôi tự nghĩ chính mình nên nói lên điều chân thực này. Và xin được  xem phát ngôn nầy như là tặng phẩm Kính Mừng Sinh Nhật 80 của HT Thích Thiện Đạo.
 
        Vì dung lượng  Nội san HƯƠNG THIỀN giới hạn, tôi không thể nói nhiều hơn Cốt tủy chỉ xin  nhắc rằng HT Thích Thiện Đạo chính là người được nối đèn Chánh pháp thừa truyền pháp sự, phụng hành Phi Lai nhị tự.
 
         Sau hết, chúng tôi xin thưa thêm điều nầy :
 
          Bản thân chúng tôi vốn có duyên lành thân cận với Hòa Thượng Thích Thiện Đạo  do từ thâm tình thi ca văn học. Cảm giao thâm tình ấy ngày càng sâu hơn, nồng đượm hơn…
 
            Hòa thượng TTĐ dù không bao giờ tự hãnh, tự xưng mình là nhà văn, nhà thơ, nhưng phong cách vận dụng tiếng lời, chữ nghĩa vào con đường hoằng hóa, hoằng dương Phật pháp thì bạn đọc không thể không thừa nhận tài hoa của Hòa Thượng.
 
           Rất nhiều thức giả Phú Yên thầm mừng ngạch đất Phú Yên  có một  Sư Thầy chân tu, ngoài đạo nghiệp thực tu, thực học, thực chứng, ông còn là một nhà văn THÍCH THIỆN ĐẠO, một nhà thơ LĂNG GIÀ TÂM…
 
                                                                             HẠNH PHƯƠNG
                                                 Đại Lễ Phật THÀNH ĐẠO – Tân Sữu – 2022
                                                                              Phật lịch 2565
           
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3524)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15350)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4148)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3883)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15421)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14446)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6897)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3928)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18235)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 11652)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]