Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 15: Động Sơn Lương Giới (洞山良价)

01/11/202121:28(Xem: 5618)
Quyển 15: Động Sơn Lương Giới (洞山良价)

canh duc truyen dang luc

CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

QUYỂN 15

Sa-môn Đạo Nguyên đời Tống soạn

Việt dịch: Lý Việt Dũng

 

 

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ CÁT CHÂU: 17 người.

A- PHÁP TỰ của LONG ĐÀM SÙNG TÍN LỄ CHÂU: 2 người được ghi chép.

1- Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám ở Lễ Châu

2- Hòa thượng Bửu Phong ở Lặc Đàm Hồng Châu

B- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ TÁNH KHÔNG CÁT CHÂU: 2 người được ghi chép.

1- Hòa thượng Mậu Nguyên ở Thiệp Châu

2- Thiền sư Quang Nhân Tảo Châu

C- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THÚY VI VÔ HỌC KINH TRIỆU: 5 người, 4 người được ghi chép.

1- Thiền sư Linh Đạo núi Thanh Bình Ngạc Châu

2- Thiền sư Đại Đồng Đầu Tử Thư Châu

3- Thiền sư Như Nột núi Đạo Tràng

4- Thiền sư Bạch Vân Ước Kiến Châu

5- Thiền sư Nguyên Thông núi Phục Ngưu (Không cơ duyên ngữ cú, nên không ghi chép).

D- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VIÊN TRÍ núi ĐẠO NGÔ ĐÀM CHÂU: 3 người được ghi chép.

1- Thiền sư Khánh Chư núi Thạch Sương Đàm Châu

2- Thiền sư Tiệm Nguyên Trọng Hưng Đàm Châu

3- Hòa thượng Lộc Thanh

E- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VÂN NHAM ĐÀM THẠNH ĐÀM CHÂU: 4 người được ghi chép.

1- Thiền sư Động Sơn Lương Giới Lương Châu

2- Thiền sư Hạnh Sơn Giám Hồng Trác Châu

3- Thiền sư Thần Sơn Tăng Mật Đàm Châu

4- Hòa thượng U Khê

F- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THUYỀN TỬ ĐỨC THÀNH HOA ĐÌNH: 1 người được ghi chép.

- Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội Lễ Châu

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ CÁT CHÂU: 14 người.

G- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ THƯ CHÂU: 13 người, 12 được ghi chép.

1- Thiền sư Ôn đời thứ hai núi Đầu Tử

2- Thiền sư Ngưu Đầu Vi Phước Châu

3- Đại sư Hương Sơn Trừng Chiếu Tây Xuyên

4- Hòa thượng Thiên Phước Thiểm Phủ

5- Hòa thượng Tư Minh Hào Châu

6- Hòa thượng Chiêu Phước phủ Phụng Tường

7- Thiền sư Đạo Cổ núi Trung Lương Hưng Nguyên

8- Hòa thượng Cốc Ẩn Tương Châu

9- Hòa thượng núi Cửu Tông An Châu

10- Hòa thượng Bàn Sơn đời thứ hai U Châu

11- Thiền sư Kính Tuệ núi Cửu Tông

12- Thiền sư Nham Tuấn Quán Âm viện Đông Kinh

13- Thiền sư Long Phước Chân Quế Dương (Không cơ duyên ngữ cú, nên không ghi chép).

H- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ LINH ĐẠO núi THANH BÌNH NGẠC CHÂU: 1 người được ghi chép.

- Thiền sư Linh Khoa núi Tam Giác Kỳ Châu

 

 

 

 

 

 

THIỀN SƯ ĐỨC SƠN TUYÊN GIÁM LÃNG CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ LONG ĐÀM SÙNG TÍN

 

Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn Đảnh Châu (nay là Thường Đức Hồ Nam) là người Kiếm Nam (nay là Thành Đô Tứ Xuyên), họ Chu. Sư từ lúc tóc còn để chỏm đã xuất gia và đúng tuổi (20) thọ giới cụ túc. Sư nghiên cứu tinh mật luật tạng, thông suốt thú hướng tánh tướng các kinh, thường giảng kinh Kim Cang Bát Nhã, nên người đương thời gọi sư là ‘Chu Kim Cang’, về sau, nghiên tầm Thiền tông, thường nói với bạn đồng học:

- Sợi lông nuốt biển cả, tánh biển không vơi, hột cải ném đầu mũi gươm, mũi gươm bén chẳng dao động. Học cùng chẳng học, chỉ ta biết thôi.

Nhân đó sư đến Long Đàm tham yết Thiền sư Sùng Tín.

Hỏi đáp chỉ một lời thôi, sư liền giã từ ra đi. Long Đàm giữ sư lại.

Một buổi tối, sư ngồi yên lặng bên ngoài thất. Long Đàm hỏi:

- Sao không về đi?

Sư nói:

- Trời tối quá.

Long Đàm bèn đốt đuốc đưa cho sư. Sư vừa định đón lấy thì Long Đàm thổi đuốc tắt phụt. Sư bèn lễ tạ (ngộ).

Long Đàm nói:

- Thấy cái gì?

Sư nói:

- Từ nay về sau không dám hoài nghi miệng lưỡi của các lão Hòa thượng trong thiên hạ.

Sáng hôm sau, sư liền ra đi. Long Đàm nói với môn đồ:

- Có một gã răng như rừng gươm, miệng tợ chậu máu. Một gậy bổ chẳng quay đầu, sau này hắn sẽ lên đỉnh cô phong tuyên dương Thiền pháp của ta.

***

Sư đến Qui Sơn, từ phía Tây pháp đường đi qua Đông, rồi quay lại nhìn phương trượng. Qui Sơn im lặng chẳng ngó ngàng gì tới, sư liền nói:

- Chẳng có gì cả ! Chẳng có gì cả !

Rồi đi ra. Vừa ra tới phía trước tăng đường, sư lại nói:

- Tuy là như vậy, cũng không nên sơ sài quá !

Nói đoạn cụ bị oai nghi quay vào tham lễ. Vừa bước đến ngạch cửa liền đưa tọa cụ lên gọi to:

- Hòa thượng !

Qui Sơn định lấy cây xơ quất, sư liền hét to một tiếng, phất tay áo bước ra ngoài. Tối đó, Qui Sơn hỏi đại chúng:

- Ông tăng mới đến hôm nay đâu rồi?

Chúng nói:

- Tăng ấy tham kiên Hòa thượng xong, chẳng đến tăng đường mà đã đi ngay.

Qui Sơn hỏi chúng:

- Các ông có biết gã tăng ấy không?

Chúng đáp:

- Không biết.

Qui Sơn nói:

- Gã này về sau làm trụ trì sẽ mắng Phật chửi Tổ thôi !

***

Sư trụ Lễ Dương 30 năm, gặp thời kỳ Đường Vũ Tông diệt Phật, phải tị nạn trong nhà đá ở núi Độc Phù. Năm đầu niên hiệu Đại Trung, thứ sử Vũ Lăng là Tiết Diên Vọng trùng tu tinh xá Đức Sơn gọi là Thiền viện Cổ Đức, tìm cầu Thiền sư kiệt xuất làm trụ trì. Nghe đạo hạnh của sư, mời thỉnh nhiều lần nhưng sư không chịu xuống núi. Diên Vọng bèn bày kế gian, sai thuộc lại mượn cớ khám trà muối vu cáo sư phạm phép cấm, bắt về châu quận chiêm lễ, rồi kiên thỉnh sư trụ trì, đại xiển dương Tông phong.

Sư thượng đường nói:

- Các vị bình thường vô sự, thì đừng vọng cầu, bởi do vọng cầu mà được, thì cũng không phải là được thật. Các vị cứ vô sự ở tâm, vô tâm ở sự, tức hư mà linh, không mà diệu. Nếu như có nửa câu lời lẽ, đấy là tự dối mình, chỉ cần khởi hệ niệm nhỏ bằng đầu sợi lông thì liền đọa tam đồ nguy hiểm. Chỉ cần mê tình trong thoáng chốc, liền khiến tâm linh chư vị bị cùm trói muôn kiếp. Cái gì là Thánh, cái gì là phàm, rốt lại chỉ là hư giả mà thôi. Cái gì là tướng, cái gì là hình, tất cả chỉ là không ảo. Các vị nghĩ có điều mong cầu mà chẳng bị trói buộc, được chăng nè? Đương khi các vị lo trấn áp trói buộc thì lại thành họa lớn, rốt lại chẳng ích chi !

***

Sư thượng đường nói:

- Đêm nay không được hỏi han, kẻ nào hỏi han bị bổ 30 gậy.

Lúc đó, có một ông tăng bước ra lễ bái, sư bèn đánh ông ta.

Ông tăng ấy nói:

- Con còn chưa có hỏi lời nào, sao Hòa thượng lại đánh con?

Sư hỏi:

- Ông là người nơi nào?

Tăng ấy đáp:

- Là người Tân La (Triều Tiên).

Sư nói:

- Ngay khi ông xuống thuyền đi đến đây là đáng ăn 30 gậy rồi!

***

Long Nha hỏi:

- Kẻ học trò này cầm kiếm Mạc Da đến lấy đầu Hòa thượng thì Hòa thượng biện biệt thế nào?

Sư đưa đầu chịu chém, Long Nha nói:

- Đầu rơi rồi.

Sư mỉm cười, về sau, Long Nha đem chuyện này kể lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn hỏi:

- Đức Sơn nói cái gì?

Long Nha đáp:

- Không nói gì cả.

Động Sơn nói:

- Ông không cần nói Đức Sơn không có lời gì mà hãy mang chiếc đầu rơi của va đến đây cho lão tăng xem !

Long Nha bèn tĩnh ra là đã lỡ lời, hổ thẹn sám hối tội lỗi không thôi ! Về sau có người đem sự việc Long Nha và Động Sơn nói lại với Đức Sơn, sư nói:

- Lão nhân Động Sơn không hiểu nên hư gì cả, gã Long Nha đã chết hồi nào rồi mà, cứu hắn làm gì cho mệt ?

***

Có ông tăng hỏi:

- Thế nào là Bồ-đề?

Sư liền đánh ông ta, nói:

- Đi ngay, đừng có ở nơi đây mà tiêu tiểu !

***

Lại có tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Phật là lão tỉ-kheo ở Tây Thiên.

***

Tuyết Phong hỏi:

- Từ xưa tới nay, Tông phong Thiền tông, dùng pháp môn gì để khai thị kẻ học?

Sư đáp:

- Thiền tông của ta từ trước giờ không hề có ngữ cú, ngôn giáo, không hề có một pháp nào để dạy người.

Nham Đầu nghe nói sau đó bảo:

- Lão nhân Đức Sơn xương sống cứng như thép bẻ không gãy tuy nhiên dẫu là như vậy, trong Giáo môn Đại thừa, vẫn còn có chỗ thiếu sót.

***

Thiền sư Đức Sơn thường mỗi khi gặp tăng nhân mới đến tham lễ đều dùng gậy đánh, Lâm Tế sau đó nghe được, sai thị giả đến tham yết Đức Sơn và dặn:

- Nếu bị Đức Sơn đánh thì giựt lấy gậy và nhắm ngay ngực ông ta nện trả lại một gậy.

Thị giả đến vừa toan lễ bái liền bị sư đánh. Y theo lời Lâm Tế dặn, thị giả giựt gậy nện ngay ngực sư một đòn, sư bèn quay về phương trượng. Thị giả quay về đem tự sự báo lại Lâm Tế, Lâm Tế nói:

- Ta trước đây nghi gã ấy.

***

Sư thượng đường nói:

- Hỏi thì không phải, mà không hỏi thì không đúng.

Có ông tăng bước ra lễ bái, sư liền đánh. Ông tăng hỏi:

- Con vừa lễ bái, Hòa thượng vì sao lại đánh con?

Sư đáp:

- Đợi ông mở miệng hỏi thì muộn mất rồi !

***

Sư bảo thị giả gọi Nghĩa Tồn. Tồn đến, Sư nói:

- Ta gọi Nghĩa Tồn, ông lại đến để làm gì?

***

Sư thấy ông tăng đến bèn đóng chặt cửa. Ông tăng ấy gõ cửa. Sư hỏi:

- Ai đó?

Tăng đáp:

- Sư tử con.

Sư liền mở cửa. Tăng lễ bái, sư bèn nhảy phóc lên cổ nói:

- Con súc sanh này từ đâu lại đây?

***

Tuyết Phong hỏi:

- Người xưa chém mèo, chỉ ý như thế nào?

Sư liền đánh đuổi ra, rồi lại gọi lại hỏi:

- Lãnh hội không?

Tuyết Phong nói:

- Không lãnh hội.

Sư nói:

- Ta đã đem hết tâm cơ ra dạy dỗ mà cũng không lãnh hội.

***

Tăng hỏi:

- Phàm Thánh cách nhau bao xa?

Sư liền hét.

Sư bị ốm, có ông tăng hỏi:

- Còn có không bịnh nữa không?

Sư nói:

- Có chứ.

Tăng hỏi:

- Thế nào là người không bịnh?

Sư hỏi:

- Ai vậy? Ai vậy?

Sư nói với môn đồ:

- Mò không đuổi tiếng, chỉ tổ mệt nhọc tâm thần. Mộng lớn tỉnh rồi, muôn sự đều không.

Nói xong an nhiên viên tịch, lúc đó nhằm niên hiệu Đường Hàm Thông năm thứ sáu (865), ngày mùng 3 tháng 12 năm Ất Dậu, thế thọ 86 tăng lạp 63, sắc thụy Kiến Tánh Đại Sư.

Phần phụ lục:

Về sau, nghe phương Nam Thiền pháp khá long thạnh. Sư bất bình nói:

- Người xuất gia học tập lâu dài lễ nghi, oai biểu của Phật, tôn thủ biết bao giới luật, vậy mà còn chưa thành Phật, bọn ma ranh ở phương Nam lại dám nói trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Ta sẽ ruồng nát hang ổ chúng, tiêu diệt hết dòng giống chúng để báo đáp ơn Phật.

Rồi đó sư quảy bộ ‘Thanh Long sớ sao’ (1) rời khỏi Tứ Xuyên.

Chú (1): Là bản sao bộ sách chú giải kinh Kim Cang do Hòa thượng Đạo Nhân chùa Thanh Long vâng lệnh vua Đường Huyền Tông soạn thành.

Khi đến Lễ Dương, trên đường sư gặp một bà lão bán bánh bèn để gánh sách xuống mua bánh ăn điểm tâm. Bà lão chỉ gánh hỏi:

- Đó là kinh sách gì vậy?

Sư đáp:

- Kinh Kim Cang.

Bà lão nói:

- Già đây có một câu hỏi, nếu sư đối đáp được thì xin cúng dường buổi điểm tâm, còn nếu đáp không được thì đi chỗ khác cho rảnh ! trong kinh Kim cang có nói : ‘Tâm đã qua không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc’, dám hỏi thượng tọa người điểm tâm nào ?

Sư cứng họng không thể đáp.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 7)

***

Tuyết Phong hỏi:

- Giáo nghĩa của Tông môn từ trước, kẻ học trò này có thể liễu giải không?

Sư liền đánh Tuyết Phong một gậy hỏi:

- Nói cái gì?

Tuyết Phong nói:

- Con không lãnh hội.

Đến hôm sau, Tuyết Phong lại hỏi nữa, sư nói:

- Tông môn của ta không có ngữ cú, thật ra không có bất cứ pháp nào dạy người.

Tuyết Phong nhân đó có phần tỉnh ngộ.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 7)

 

 

HÒA THƯỢNG BỬU PHONG LẶC ĐÀM ở NHỮ CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của LONG ĐÀM SÙNG TÍN

 

Có ông tăng mới đến, sư nói với ông ta:

- Sự việc trong đó thì dễ nói, sự việc không có trong đó thì rốt lại rất khó nói.

Tăng nói:

- Con từ lúc còn ở nửa đường đã tiên liệu có vấn đề này.

Sư nói:

- Cho ông hành cước đến 20 năm vẫn chưa là nhiều.

Tăng nói:

- Há không khế hiệp với ý tứ của Hòa thượng chăng?

Sư nói:

- Khổ qua há có thể đem đãi khách.

***

Sư hỏi tăng:

- Người xưa có một con đường để tiếp dẫn kẻ hậu tấn sơ tâm, ông có biết không?

Tăng nói:

- Thỉnh sư chỉ ra con đường của người xưa !

Sư nói:

- Như thế thì xà-lê đã biết rồi mà.

Tăng nói:

- Trên đầu lại thêm đầu. (Dư thừa rườm rà)

Sư nói:

- Bửu Phong không nên hỏi nhân giả.

Tăng nói:

- Hỏi thì có hại gì đâu.

Sư nói:

- Nơi đây không từng có kẻ loạn thuyết đạo lý. Đi ra ngay !

Phần phụ lục:

Có ông tăng ở pháp tịch của Nham Đầu đến tham kiến, sư dựng cây xơ quất lên nói:

- Kẻ bị rơi vào trong cơ phong, còn chưa cụ bị pháp nhãn sao?

Tăng đang cụ bị bước tới trước, sư nói:

- Vừa hay rơi vào cơ phong này.

Tăng trở về bẩm báo lại với Nham Đầu, Nham Đầu nói:

- Đương thời như quả để ta thấy được, sẽ đoạt cây xơ quất xem va tính thế nào?

Sư nghe được lời ấy nói:

- Ta dựng cây xơ quất lên dĩ nhiên là để mặc cướp đoạt. Nhưng nếu như trong tay ta không có vật gì thì tính thế nào đây?

Nham Đầu nghe được lại nói:

- Cây cân không có khía, làm sao mà tính toán được.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 7)

 

 

HÒA THƯỢNG MẬU NGUYÊN THIỆP CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của LONG ĐÀM SÙNG TÍN

 

Bình Điền đến tham yết, sư muốn đứng dậy. Bình Điền chận lại nói:

- Mở miệng tức thua thất, ngậm miệng tức táng thất. Bỏ qua hai lúc ấy, thỉnh sư nói !

Sư lấy tay bịt tai mà thôi, Bình Điền buông tay ra nói:

- Một bước dễ, hai bước khó.

Sư nói:

- Có cái gì gấp thế? (Nguyên văn ‘Tử cấp’ tra không ra, xin chờ chỉ giáo !)

Bình Điền nói:

- Nếu không phải cái ấy thì chẳng khỏi bị chư phương kiểm điểm.

 

 

THIỀN SƯ QUANG NHÂN SƠ SƠN

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ TÁNH KHÔNG CÁT CHÂU

 

Sư thượng đường, đại chúng tụ tập đông dầy, sư từ phương trượng ra, chưa đến ghế Thiền đã nói với đại chúng:

- Không phụ ứng bày cơ duyên hành cước một đời, hãy đặt một câu hỏi xem. Có không vậy?

Nói xong mới thăng đường ngồi. Lúc đó, có một ông tăng bước ra lễ bái, sư nói:

- Không cô phụ ta, hãy tùng đại chúng đi !

Nói xong lui vào phương trượng. Qua ngày hôm sau, có ông tăng thỉnh sư biện giải chỉ ý lời nói hôm trước như thế nào. Sư nói:

- Giờ độ trai có cơm cho ông ăn, đêm khuya có giường cho ông ngủ. Vậy mà còn ép bức ta để làm gì chứ?

Tăng lễ bái, sư nói:

- Khổ ! Khổ !

Tăng nói:

- Thỉnh sư chỉ thị thẳng !

Sư bèn duỗi một chân nói:

- Co duỗi tùy ý lão tăng thôi.

 

 

THIỀN SƯ LINH TUÂN núi THANH BÌNH NGẠC CHÂU (834 - 906)

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THÚY VI VÔ HỌC

 

Sư họ Vương, người Đông Bình, xuất gia từ thuở nhỏ tại chùa Bắc Bồ Đề bổn châu. Năm thứ sáu đời Đường Hàm Thông (865) xuống tóc. Sau đến chùa Khai Nguyên ở Hoạt Châu (nay là dãy Hoạt huyện Hà Nam) thọ giới cụ túc, chuyên đọc Luật học. Có một hôm, sư nói với bạn đồng học:

- Làm một tăng nhân nên biện minh triệt để vấn đề sanh tử, thông ngộ ý huyền diệu của Phật lý. Nếu học luật như thế này sẽ không ngừng vùi đầu trong đám sách vở, bị văn cú trói buộc, chăng khác nào dù đếm hết được số cát ở biển cả, cũng chỉ là dụng tâm lao nhọc mà thôi.

Thế là sư đình chỉ học nghiệp từ trước đến giờ, đến phương xa tham yết các Thiền hội. Đến chùa Bạch Mã ở Giang Lăng trong pháp đường gặp một lão túc tên là Tuệ Cần, sư liền thân gần học hỏi. Lão túc nói:

- Ta từ lâu phục thị Đan Hà, nay đã già mệt mỏi chuyện hỏi đáp. Ông nên đến tham yết Thúy Vi là bạn đồng tham của ta !

Sư đến pháp đường của Thiền sư Thúy Vi hỏi:

- Thế nào là chỉ ý xác thực của Tổ sư từ Tây lại?

Thúy Vi đáp:

- Đợi chừng không có người nào cả sẽ nói cho ông nghe.

Qua một lúc sau, Linh Tuân nói:

- Không có ai rồi đó, thỉnh lão sư nói !

Thúy Vi bèn bước xuống pháp đường dẫn sư ra vườn trúc. Linh Tuân nói:

- Không có người rồi, thỉnh lão sư nói !

Thúy Vi chỉ trúc hỏi:

- Tại sao cây trúc này dài, tại sao cây trúc kia ngắn?

Linh Tuân tuy hiểu đây là lời lẽ hàm chứa ý nghĩa tinh vi, nhưng cũng chưa thể lãnh hội triệt để chỉ ý huyền diệu bên trong !

***

Năm đầu niên hiệu Văn Đức, sư đến Thượng Thái, gặp nhằm lúc Châu tướng trọng Phật pháp, cất Thiền uyển Đại Thông, thỉnh sư xiển dương tông yếu. Sư thuật lại lời lẽ lúc mới gặp Thúy Vi nói với chúng rằng:

- Tiên sư vào bùn vào nước vì ta, chỉ do ta không biết hay dở mà thôi.

Sư từ đó hóa đạo gần 10 năm. Đến niên hiệu Quang Hóa, dẫn đồ chúng có hơn trăm người du lịch Ngạc Châu, theo lời mời thỉnh của Tiết độ sứ Đỗ Hồng Tiệm, trụ viện An Lạc núi Thanh Bình. Sư thượng đường nói:

- Này chư thượng tọa ! Phàm là người xuất gia nên lãnh hội ý Phật mới được. Nếu một khi lãnh hội ý Phật rồi thì không tại nơi tăng hay tục, nam hay nữ, sang hay hèn, mà chỉ tùy theo cảnh nhà đầy đủ hay tằn tiện mà an lạc là được. Chư thượng tọa đều là người ở lâu trong tùng lâm, tham yết khắp các vị tôn túc, thế lãnh hội ý chỉ của Phật như thế nào, thử bước ra cùng mọi người thương lượng đừng luống làm cao khách khí mà về sau một chuyện cũng không thành, uổng phí một đời qua đi. Còn nếu như chưa lãnh hội ý chỉ của Phật thì dù cho trên đầu phun nước, dưới chân xẹt lửa, trui thân, rèn xương, thông tuệ giỏi biện luận, đồ chúng một hai ngàn người, nói pháp như mây, tựa mưa, giảng hay cho đến nỗi hoa trời rơi đầy, cũng chỉ là tà thuyết, tranh cạnh đúng sai, rời Phật pháp xa lắm ! Các ông nay được sắc thân mạnh khỏe an lành, không gặp các nạn tai, hại chi chuyện bước đến trổ ít công phu, thể thủ chỉ ý Phật đi nào !

Lúc đó, có tăng hỏi:

- Thế nào là Đại thừa?

Sư đáp:

- Dây gai bố.

Hỏi:

- Thế nào là Tiểu thừa?

Sư đáp:

- Xâu tiền.

Hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Thanh Bình (Linh Tuân pháp hiệu)?

Sư đáp:

- Ba đấu bột mì làm được ba cái bánh chưng.

Hỏi:

- Thế nào là Thiền?

Sư đáp:

- Con khỉ trèo cây, đuôi thấu tới ngọn.

Hỏi:

- Thế nào là hữu lậu?

Sư đáp:

- Cái môi (vá) bằng trúc.

Hỏi:

- Thế nào là vô lậu?

Sư đáp:

- Cái môi bằng gỗ.

Hỏi:

- Giáp mặt mà trình là thế nào?

Sư nói:

- Dặn dò điển tọa.

Ngoài ra các trường hợp ứng cơ phương tiện khác, đều chẳng theo thời tình, xuôi ngược, buông nắm lời lẽ đều siêu cách lượng.

Năm Thiên Hựu thứ mười sáu, ngày 25 tháng giêng vào giờ ngọ qui tịch, thọ 75 tuổi. Năm Chu Hiển Đức thứ sáu thụy hiệu Pháp Hỷ Thiền Sư, tháp tên Thiệu Ứng.

 

 

THIỀN SƯ ĐẠI ĐỒNG núi ĐẦU TỬ THƯ CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THÚY VI VÔ HỌC

 

Sư họ Lưu, người Hoài Ninh của bổn châu, từ thuở còn thơ đã nương theo Thiền sư Mãn Bảo Đường Lạc Hạ xuất gia. Ban đầu sư tập quán An Ban Thủ Ý.

Chú: Đây là cách tu căn bản của Thiền tông do An Thế Cao dịch từ Phạn ra Hán. Nội dung dạy cách tọa Thiền đếm hơi thở, quán hơi thở để giữ cho tâm ý không tán loạn.

Kế đến duyệt Hoa Nghiêm giáo phát minh biển tánh, lại tham yết pháp tịch núi Thúy Vi mà đốn ngộ tông chỉ. Thế rồi tùy ý chu du, quay trở về cố hương, ẩn tích trên núi Đầu Tử, kết am tranh mà ở.

Một hôm nọ, Hòa thượng Triệu Châu đi đến huyện Đồng Thành, vừa hay sư cũng rời núi, giữa đường gặp nhau nhưng không biết nhau. Triệu Châu thầm hỏi tục sĩ biết đó là Đầu Tử, bèn đón mà hỏi:

- Có phải là chủ núi Đầu Tử đó không?

Sư nói:

- Tiền trà muối xin sư cho đi !

Triệu Châu bèn tới am của sư trước ngồi đó. Một lát sau, sư mang một bình dầu về tới am. Triệu Châu nói:

- Từ lâu nghe danh Đầu Tử, nào dè khi đến chỉ là một ông bán dầu.

Sư nói:

- Sư chỉ thấy ông bán dầu, chứ không thây Đầu Tử.

Triệu Châu hỏi:

- Thế Đầu Tử là thế nào?

Sư đáp:

- Dầu ! Dầu !

Triệu Châu hỏi:

- Trong chỗ chết mà sống là thế nào?

Sư đáp:

- Ban đêm không cho đi mà mới tưng bửng sáng bảo phải tới nơi.

Triệu Châu nói:

- Ta sớm nhắm trắng, y lại nhắm đen.

Từ đó, đạo của sư vang khắp thiên hạ, các tăng lữ hành cước tranh nhau đổ về.

***

Sư nói với đại chúng:

- Các vị đến đây định tìm ngữ cú hay ho, đẹp đẽ để tán hoa tứ lục, trong miệng quí điều nói năng. Lão già ta khí lực yếu ớt, miệng lưỡi trì độn. Các vị nếu hỏi ta, ta nương theo các vị ứng đáp, mà chẳng có một huyền diệu chi đáp ứng được các vị. Mà cũng chẳng bảo các vị đỏa căn, rốt lại không nói hướng thượng hướng hạ, có Phật, có pháp, có phàm, có Thánh, mà cũng chẳng ràng buộc, các vị biến hiện vạn ban, tất cả đều do các vị tự gánh vác lấy tương lai, tự làm thì tự chịu. Nơi đây không có chi cho các vị, không dám lừa gạt, hù dọa các vị, không trong, không ngoài có thể nói kể lại cho các vị, các vị có biết không?

Lúc đó, có ông tăng hỏi:

- Trong ngoài đều không thâu thì thế nào?

Sư nói:

- Ông định hướng về nơi này để đỏa căn chăng? (Nguyên văn ‘Đỏa căn’ không biết là gì, chờ chỉ giáo).

***

Tăng hỏi:

- Trong đại tạng giáo còn có chuyện kỳ đặc không?

Sư nói:

- Diễn xuất đại tạng giáo.

Hỏi:

- Thế nào là chuyện lúc mắt chưa mở?

Sư nói:

- Mắt thanh tịnh, râu rậm như sen xanh.

Hỏi:

- Tất cả chư Phật cùng chư Bồ-tát đều từ kinh này mà ra. Thế nào là kinh này?

Sư đáp:

- Đó chỉ là danh tự, ông chỉ cần phụng trì.

Hỏi:

- Trong cây khô còn có rồng gầm không (1)?

Sư đáp:

- Ta nói trong đầu lâu có sư tử rống (2).

Chú:

(1) Khô mộc long ngâm, tức cây khô rồng gầm.

(2) Độc lâu lý sư tử hống, tức trong đầu lâu sư tử rống, cùng nghĩa với ‘Trong đầu lâu có con ngươi’ (Độc lâu lý nhãn tinh hoặc Quan mộc lý đồng nhãn), tức trong hòm có con ngươi, hàm ý chỉ đã diệt hẳn tình thức, thong dong tự tại, như từ cõi chết sống lại.

***

Hỏi:

- Một loại pháp có thể rưới khắp quần sanh, thế nào là một loại pháp?

Sư đáp:

- Ấy là trời mưa đấy !

***

Hỏi:

- Một hạt bụi ngậm cả pháp giới thì thế nào?

Sư nói:

- Đã sớm nhiều hạt bụi rồi.

Hỏi:

- Khóa vàng chưa mở thì thế nào?

Sư đáp:

- Mở rồi.

Hỏi:

- Kẻ học này muốn tu hành thì thế nào?

Sư đáp:

- Hư không chưa từng cháy rụi.

***

Tuyết Phong đứng hầu, sư chỉ một khối đá trước am nói:

- Ba đời chư Phật đều từ trong đó cả.

Tuyết Phong nói:

- Cần phải biết là có kẻ không ở trong ấy.

Sư liền quay vô am ngồi.

***

Ngày nọ, Tuyết phong cùng sư đi thăm am chủ Long Miên, Tuyết Phong hỏi:

- Đường đến Long Miên đi hướng nào?

Sư đưa gậy chỉ về phía trước. Tuyết Phong hỏi:

- Đi hướng bên Đông hay đi hướng bên Tây?

Sư nói:

- Cái thùng sơn đen.

***

Ngày khác Tuyết Phong lại hỏi:

- Một chùy liền thành thì thế nào?

Sư đáp:

- Chẳng phải là gã nóng tính.

Tuyết Phong hỏi:

- Không cần một chùy thì thế nào?

Sư nói:

- Cái thùng sơn đen.

***

Ngày nọ, sư đang ngồi trong am. Tuyết Phong hỏi:

- Hòa thượng nơi đây còn có ai đến tham yết không?

Sư lấy cây cuốc dưới giường đưa lên rồi quăng ra phía trước mặt. Tuyết Phong nói:

- Nếu như thế thì hãy ngay tại chỗ mà đào đi!

Sư nói:

- Thùng sơn đen không bén.

***

Tuyết Phong từ giả, sư ra cổng tiễn đưa. Bỗng thình lình sư gọi:

- Đạo giả !

Tuyết Phong quay đầu lại ứng tiếng dạ, sư nói:

- Trên đường phải cẩn thận !

***

Tăng hỏi:

- Năm cũ đã qua, năm mới vừa đến. Còn có khoản nào không dính dáng đến hai khoản ấy không?

Sư đáp:

- Ngày mùng một Tết rạng, mới mẻ.

***

Hỏi:

- Lờ lững như nửa vành trăng, so le như ba vì sao, đất trời không thâu được, sư hướng về nơi nào mà rõ?

Sư nói:

- Nói cái gì đó?

Tăng nói:

- Nghĩ sư chỉ có sóng nhỏ gợn trong nước, chứ không có sóng to dậy trời.

Sư nói:

- Chỉ là lời nói dư thừa, nhảm nhí.

***

Hỏi:

- Trong loài đến thì thế nào?

Sư hỏi:

- Trong loài người đến hay trong loài ngựa đến?

Hỏi:

- Phật Phật trao tay, Tổ Tổ truyền nhau. Xin hỏi là truyền trao pháp gì?

Sư nói:

- Lão tăng đây không biết nói dối.

Hỏi:

- Thế nào là ra cửa chẳng thấy Phật?

Sư nói:

- Chẳng có cái gì để nhìn.

Hỏi:

- Thế nào là vào thất xa mẹ cha?

Sư nói:

- Không có chỗ sanh.

Hỏi:

- Thế nào là trong lửa dữ giấu mình?

Sư nói:

- Đâu có chỗ nào che lấp.

Hỏi:

- Thế nào là trong đống than giấu thân?

Sư nói:

- Ta nói ông đen tợ dầu hắc.

***

Hỏi:

- Đích xác mà không rõ thì thế nào?

Sư nói:

- Rõ đây.

Hỏi:

- Thế nào là một câu sau cùng?

Chú: Nguyên văn ‘Mạt hậu nhất cú’, cũng còn nói ‘Mạt hậu nhất ngôn’, ‘Mạt hậu nhất cú thỉ đáo lao quan’.

Sư nói:

- Buổi đầu tiên không rõ được.

Hỏi:

- Theo mầm mà biết đất, do lời lẽ mà biết người, xin hỏi lấy cái gì mà biện thức?

Sư nói:

- Dẫn không được.

Hỏi:

- Trong viện 300 người, có ai ở ngoài số đó không?

Sư nói:

- Trăm năm trước, năm mươi năm sau, nhìn xem !

***

Sư hỏi tăng:

- Từ lâu ngưỡng mộ ‘củ gừng’ núi Sơ. Có phải là củ gừng không?

Tăng không lời đối đáp.

Pháp Nhãn nói thay:

- Đã ngưỡng mộ danh tiếng Hòa thượng từ lâu.

Tăng nói:

- Đem ngọc thô đến đầu bôn cửa sư, thỉnh sư giũa mài cho !

Sư nói:

- Không tài rường cột.

Tăng nói:

- Nếu thế thì Biện Hòa không có chỗ xuất thân rồi.

Sư nói:

- Mang gánh linh đinh gian khổ.

Tăng nói:

- Không mang gánh thì thế nào?

Sư nói:

- Không bảo ông mang ngọc đến đầu bôn cửa thầy để được mài giũa.

***

Hỏi:

- Na Tra róc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ, vậy thế nào là bổn lai thân của Na Tra?

Sư ném cây gậy cầm trong tay xuống.

Hỏi:

- Hai chữ ‘Phật pháp’, làm sao biện biệt trong đục?

Sư đáp:

- Phật pháp trong đục.

Tăng nói:

- Kẻ học này không lãnh hội.

Sư nói:

- Mới vừa rồi ông nói cái gì?

Hỏi:

- Cũng cùng là nước, nhưng tại sao nước biển mặn, còn nước sông thì ngọt?

Sư đáp:

- Sao trên trời, cây dưới đất.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư đáp:

- Di Lặc tìm chỗ thọ ký mà không được.

Hỏi:

- Hòa thượng trụ đây từ trước giờ có cảnh giới gì?

Sư đáp:

- Con bé để rẽ trái đào mà đầu tóc bạc như tơ.

Hỏi:

- Thế nào là thuyết pháp vô tình? (Xin xem lại tiểu truyện Quốc sư Tuệ Trung)

Sư nói:

- Ác.

Hỏi:

- Thế nào là Tì Lô?

Sư đáp:

- Đã có danh tự.

Hỏi:

- Thế nào là Tì Lô sư?

Sư nói:

- Lúc không có Tì Lô thì lãnh hội.

Hỏi:

- Một câu tạp nhạp thỉnh sư nói !

Sư nói:

- Được thôi.

Hỏi:

- Bốn núi bức bách thì thế nào?

Sư đáp:

- Năm uẩn đều không.

***

Hỏi:

- Một niệm chưa sanh thì thế nào?

Sư đáp:

- Đúng là một lời dối trá.

Hỏi:

- Phàm Thánh cách nhau bao xa?

Sư bước xuống giường Thiền đứng.

Hỏi:

- Một câu hỏi của kẻ học này thì Hòa thượng đáp được, thảng hoặc có muôn ngàn câu hỏi thì thế nào?

Sư đáp:

- Như gà ấp trứng thôi.

Hỏi:

- Trên trời, dưới trời chỉ có ta là độc tôn, thế nào là ‘Ta’

Sư đáp:

- Xô ngã lão Hồ ấy, có lỗi gì đâu.

Hỏi:

- Thế nào là thầy của Hòa thượng?

Sư đáp:

- Nghinh tiếp không thấy đầu, đi theo không thấy hình.

Hỏi:

- Tượng nắn chưa thành, xin hỏi thân ở nơi nào?

Sư đáp:

- Đừng tạo tác loạn xị !

Hỏi:

- Ngặt nỗi hiện, không hiện thì thế nào?

Sư nói:

- Ẩn trốn ở tại chỗ nào?

Hỏi:

- Người không mắt làm sao đi đứng?

Sư đáp:

- Đi khắp mười phương.

Hỏi:

- Đã không có mắt làm sao đi khắp mười phương được?

Sư đáp:

- Có sử dụng mắt không vậy?

Hỏi:

- Trăng chưa tròn thì thế nào?

Sư đáp:

- Nuốt hai ba cái.

Hỏi:

- Sau khi tròn thì thế nào?

Sư đáp:

- Mửa ra năm bảy cái.

***

Hỏi:

- Lúc mặt trời, mặt trăng chưa soi sáng, Phật và chúng sanh ở tại đâu?

Sư đáp:

- Thấy lão tăng ta giận thì nói giận, thấy lão tăng ta vui thì nói vui.

Sư hỏi tăng:

- Từ đâu đến?

Tăng đáp:

- Từ bên Đông bên Tây núi lễ bái Tổ sư đến.

Sư nói:

- Tổ sư không có ở bên Đông Tây núi.

Tăng không lời đối đáp.

***

Hỏi:

- Thế nào là bên trong huyền?

Sư nói:

- Không có tới miệng ông nói đâu.

Hỏi:

- Ngưu Đầu Pháp Dung chưa gặp Tứ Tổ Đạo Tín thì thế nào?

Sư đáp:

- Thì làm thầy người.

Hỏi:

- Sau khi gặp thì thế nào?

Sư đáp:

- Không làm thầy của người nữa.

Hỏi:

- Chư Phật xuất thế đều vì một đại sự nhân duyên, thế nào là một đại sự nhân duyên?

Sư đáp:

- Quan Tư không thỉnh lão tăng khai đường.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư đáp:

- Ảo không thể cầu được.

***

Nói:

- Ngàn dặm tìm sư, mong sư tiếp dẫn !

Sư nói:

- Ta hôm nay đau lưng quá !

Tăng làm vườn vào phương trượng tham thỉnh, sư nói:

- Hãy tạm lui ra, đợi khi nào không có người sẽ nói cho xà-lê nghe.

Tăng làm vườn hôm sau đợi lúc không có người lại tới thỉnh cầu Hòa thượng nói, sư nói:

- Hãy bước gần đây !

Tăng làm vườn lại gần, sư nói:

- Này, không được thuật lại cho người khác nhé !

Hỏi:

- Bịt hết miệng mồm, yết hầu, thỉnh sư nói !

Sư nói:

- Ông chỉ muốn ta nói không được.

Hỏi:

- Đạt Ma chưa tới thì thế nào?

Sư đáp:

- Đầy trời, khắp đất.

Hỏi:

- Đến rồi thì thế nào?

Sư đáp:

- Che trùm không được.

Hỏi:

- Hòa thượng lúc chưa gặp tiên sư thì thế nào?

Sư đáp:

- Toàn thân không biết phải làm sao.

Hỏi:

- Sau khi gặp tiên sư rồi thì thế nào?

Sư nói:

- Toàn thân bóp không nát.

Hỏi:

- Theo sư được không vậy?

Sư nói:

- Rốt lại không nên cô phụ nhau.

Hỏi:

- Nếu thế thì theo sư được đấy phỏng?

Sư nói:

- Tự mở to mắt mà nhìn theo.

Tăng nói:

- Nếu thế thì cô phụ tiên sư rồi vậy?

Sư nói:

- Chẳng những cô phụ tiên sư mà còn cô phụ lão tăng nữa.

***

Hỏi:

- Phật là đệ tử của Văn Thù, Văn Thù còn có thầy không?

Sư hỏi:

- Mới vừa rồi nói cái gì vậy, mà giống như coi thường mình, suy tôn người.

Hỏi:

- Gà chưa gáy thì thế nào?

Sư đáp:

- Thì không có âm hưởng đó.

Hỏi:

- Gáy rồi thì thế nào?

Sư đáp:

- Ai cũng đều biết thời giờ.

Hỏi:

- Sư tử là vua loài thú, sao lại bị lục trần nuốt trọn?

Sư đáp:

- Không tác đại chẳng ta, người.

Sư trụ núi Đầu Tử hơn 30 năm, kẻ tới lui thỉnh vấn lúc nào cũng đầy thất. Sư dùng vô úy biện ứng đối, tùy theo câu hỏi mà đối đáp, giúp mau tỏ ngộ (Tối trác đồng thời). Lời vi diệu rất nhiều, nay đơn cử một số nhỏ mà thôi. Khoản đời Đường Trung Hòa, giặc loạn Hoàng Sào nổi lên, thiên hạ tán loạn. Có kẻ ngông cuồng cầm dao lên núi hỏi sư trụ nơi đây để làm gì? Sư bèn tùy nghi thuyết pháp, tên giặc nghe qua liền bái phục, cởi áo đang mặc cúng thí rồi xuống núi. Năm Giáp Tuất đời Càn Hóa thứ tư, ngày mùng 6 tháng 4 sư có chút bịnh. Mọi người thỉnh mời thầy thuốc, sư nói với họ:

- Động tác của tứ đại, tựu tán là thường trình, các vị chớ có lo, ta tự bảo trọng !

Nói xong ngồi kiết già mà qua đời. Chiếu vua thụy Từ Tế Đại Sư, tháp hiệu Chân Tịch.

 

 

THIỀN SƯ NHƯ NỘT núi ĐẠO TRÀNG HỒ CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THÚY VI VÔ HỌC

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là giáo ý của Giáo Tông?

Sư nói:

- Ông tự xem đi !

Tăng lễ bái, sư nói:

- Trăng sáng phơi bày tận tầng không, sông núi đều tự phân thế dáng của mình.

Hỏi:

- Khi nào nghe được tánh không theo duyên?

Sư nói:

- Ông nghe xem !

Tăng lễ bái, sư nói:

- Kẻ điếc hát điệu Hồ Già, hay dở thấp cao gì đều không tự nghe được.

Chú: ‘Hồ Già’ tên một loại nhạc cụ mà cũng là khúc hát của người Hồ.

Tăng nói:

- Như thế thì tánh của nghe rõ ràng vậy.

Sư nói:

- Đá từ hư không đứng, lửa từ trong nước cháy.

Hỏi:

- Hư không có ngằn mé không?

Sư nói:

- Ông cũng biết nhiều quá !

Tăng lễ bái, sư nói:

- Ba thước gậy Thiền khều mặt trời, mặt trăng. Một mảy bụi bay lên, mặc sức che trời.

Hỏi:

- Thế nào là đạo nhân?

Sư nói:

- Đi đứng không dấu vết, đứng ngồi chẳng ai biết.

Tăng hỏi:

- Thế nào là đúng?

Sư nói:

- Ba lò đốt mạnh không lửa khói, muôn khoảnh ruộng bằng nước chẳng chảy.

Hỏi:

- Một niệm không sanh thì thế nào?

Sư nói:

- Làm nổi cái gì?

Tăng không lời đối đáp, sư lại nói:

- Vượt thấy cửa rồng mây mưa hiệp, núi sông đất đai vào chỗ không tung tích.

Sư mắt có hai con ngươi, thỏng tay dài quá gối. Từ khi thọ tâm quyết nơi Thúy Vi Vô Học, trụ núi Đạo Tràng, cất am tranh mà ở, học đồ bốn phương tụ về đông đảo, bèn thành Thiền uyển, rộng xiển dương pháp hóa. Áo nạp cũ rách, gậy khai sơn cùng guốc gỗ đến nay vẫn còn lưu lại trong ảnh đường.

Bản đời Nguyên chú: Theo bài minh ở tháp chép thì sư họ Hứa, người Ngô Hưng. Bảy tuổi xuất gia tại chùa Quang Phước Ôn Đôn. Mười tám tuổi thọ giới cụ túc ở Kinh sư. Đến Dự Chương đắc pháp với Thiền sư Thúy Vi Vô Học, kết am tranh mà ở tại núi Đạo Tràng, mãnh thú đều thuần phục như thọ giáo vậy.

 

 

THIỀN SƯ BẠCH VÂN ƯỚC KIẾN CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THÚY VI VÔ HỌC

 

Sư từng trụ viện Đông Thiền Giang Châu, tăng hỏi:

- Không ngồi ở pháp đường hư không nghiêng lệch, không ở tại cương vị vô học. Người như thế đặt để ở đâu?

Sư đáp:

- Trời xanh không ảnh điện.

***

Hòa thượng Thiều ở Thiên Thai đến tham yết, sư hỏi:

- Từ đâu tới?

Thiều đáp:

- Từ Giang Bắc tới.

Sư hỏi:

- Đi thuyền hay đi bộ tới?

Đáp:

- Đi thuyền tới.

Sư hỏi:

- Có thấy cá, trạnh gì không?

Đáp:

- Thỉnh thoảng có gặp.

Sư hỏi:

- Lúc gặp thì làm gì?

Thiều nói:

- Nạt lớn: ‘Rút đầu lại đi !’.

Sư cả cười.

 

 

THIỀN SƯ KHÁNH CHƯ núi THẠCH SƯƠNG ĐÀM CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VIÊN TRÍ núi ĐẠO NGÔ ĐÀM CHÂU

 

Sư họ Trần, người Tân Câm Lư Lăng. Năm 13 tuổi nương Thiền sư Thiều Giám núi Tây Sơn Hồng Tỉnh xuống tóc. Năm 23 tuổi thọ giới cụ túc tại Tung Nhạc. Đến Lạc Hạ học giáo Tỳ Ni, tuy biết thính chế, nhưng rốt lại vẫn là tiệm tông.

Sư về với pháp tịch của Qui Sơn, đảm nhiệm chức vụ quản lý gạo. Một hôm, sư đang sàng gạo. Qui Sơn nói:

- Phẩm vật của các thí chủ không nên làm rơi rớt.

Sư nói:

- Chẳng rơi rớt đâu.

Qui Sơn lượm một hạt gạo dưới đất lên nói:

- Ông nói không rơi rớt, chứ cái này là giống gì?

Khánh Chư không lời đối đáp, Qui Sơn lại nói:

- Chớ có coi thường một hạt, trăm ngàn hạt đều từ một hạt mà ra.

Sư nói:

- Trăm ngàn hạt đều do hạt này mà ra, chẳng hiểu hạt này từ đâu mà ra?

Qui Sơn cười ha hả quay về phương trượng. Tối lại, lúc thượng đường Qui Sơn nói:

- Này các vị, trong kho gạo có con cọp đấy, mọi người hãy đề phòng!

***

Về sau, sư đến tham kiến Đạo Ngô hỏi:

- Thế nào là ánh mắt nhìn tới đâu cũng là Bồ-đề trí tuệ?

Đạo Ngô gọi:

- Sa-di !

Sa-di ứng tiếng dạ, Đạo Ngô dặn:

- Hãy đổ thêm nước vào tịnh bình !

Sau đó lại hỏi sư:

- Vừa rồi ông hỏi cái gì?

Sư lập lại câu hỏi lúc nãy, Đạo Ngô liền đứng lên rời khỏi. Từ đó, sư liền tỉnh ngộ.

***

Đạo Ngô nói:

- Ta bị bịnh sắp qua đời, nhưng trong lòng còn một vật, gây hại lâu dài. Ai có thể trừ bỏ giùm ta?

Sư nói:

- Tâm, vật đều không, tìm cách trừ bỏ càng thêm hại.

Đạo Ngô nói:

- Hiền minh thay ! Hiền minh thay !

Lúc ấy, sư chỉ là ông tăng vừa mới trải qua hai mùa kiết hạ an cư.

***

Sư nhân trốn tránh đời, hỗn tục tại phường Đào gia Lưu Dương ở Trường Sa, sáng đi tối về, không ai biết được. Sau nhân vì Hòa thượng Động Sơn Lương Giới đích thân đến núi Thanh Lương mà ở, sư ngày ngày ân cần chấp thị đủ đầy lễ thầy trò. Kịp đến khi Đạo Ngô qui tịch, học lữ tụ tập đông dầy có đến 500 người. Ngày nọ, sư nói với chúng:

- Thời giáo một đời chỉnh lý chân tay người đương thời. Phàm có lý do đó, đều rơi vào thời nay. Cho đến Pháp thân chẳng phải thân đó là cực tắc của Giáo gia, sa-môn chúng ta đều chẳng có khẳng lộ. Nếu phân biệt tức sai, còn nếu không phân biệt tức ngồi trong bùn nước, nhưng chẳng qua đó chỉ là do tâm ý vọng thuyết kiến văn.

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Một phiến đá trên không trung.

Tăng lễ bái, sư hỏi:

- Lãnh hội không?

Tăng đáp:

- Không lãnh hội.

Sư nói:

- May mà ông không lãnh hội, nếu không thì đã vỡ đầu.

***

Hỏi:

- Thế nào là bổn phần sự (Bổn lai diện mục) của Hòa thượng?

Sư hỏi:

- Tảng đá còn vã mồ hôi không vậy?

***

Hỏi:

- Đến chỗ đó tại sao nói không được?

Sư nói:

- Mở miệng ngay dưới chân thôi.

Hỏi:

- Chân thân có xuất thế không vậy?

Sư nói:

- Không xuất thế.

Tăng nói:

- Nhưng kẹt cái đó là chân thân mà.

Sư nói:

- Miệng của cái bình lưu ly.

***

Sư quay về phương trượng, có ông tăng đứng ngoài cửa sổ hỏi vọng vào:

- Chỉ cách nhau trong thước tấc sao lại chẳng thấy dung nhan của sư?

Sư nói:

- Ta nói khắp tam thiên giới chưa từng che giấu.

***

Tăng thuật chuyện ấy hỏi Tuyết Phong:

- Cả tam thiên giới chưa từng che giấu, chỉ ý ấy thế nào?

Tuyết Phong nói:

- Có nơi nào mà không phải là Thạch Sương đâu.

Tăng quay về thuật lại lời Tuyết Phong trình với sư, sư nói:

- Cái lão ấy xà bát thế nào mà !

Đông Thiền Tề nói:

- Chỉ như Tuyết Phong đó thì lãnh hội hay không lãnh hội lời của Thạch Sương? Nếu lãnh hội thì tại sao Thạch sương lại nói xà bát? Mà Tuyết Phong há lại không lãnh hội? Nhưng mà pháp thật ra không khác, chỉ tại các sư thừa kiến giải không đồng mà thôi thành ra có sai khác.

Thạch Sương nói:

- Khắp tam thiên giới chưa từng giấu, nhưng phải học qua mới lãnh hội. Nói loạn xị thì không được đâu.

***

Vân Cái hỏi:

- Muôn cửa đều đóng thì không hỏi tới, muôn cửa đều mở thì là thế nào?

Sư nói:

- Chuyện trong pháp đường thì là thế nào?

Nói:

- Không có người tiếp được y.

Sư nói:

- Nói làm hư nói thôi, chỉ nói được tám chín thành.

Nói:

- Xin hỏi Hòa thượng làm sao nói?

Sư nói:

- Không người tiếp được y.

Đông Thiền Tề nói:

- Như Thạch sương đó thì ý chỉ thế nào? Nếu nói một loạt lại thì tại sao không hứa khả y? Nếu nói không có đạo lý khác, thì chỉ lại nói lại một hồi nữa. Thử nói xem, ý người xưa như thế nào?

***

Hỏi:

- Phật tánh như hư không thời thế nào?

Sư nói:

- Nằm thời tức có, ngồi thời tức không.

Hỏi:

- Quên thu lại một chân thì thế nào?

Sư nói:

- Không cùng ông đồng mâm.

Hỏi:

- Gió sanh sóng dậy thì thế nào?

Sư nói:

- Trong thành Hồ Nam đại sát náo, có người chẳng chịu qua Giang Tây.

***

Nhân tăng thuật lại chuyện Động Sơn trong buổi tham vấn thị chúng rằng:

- Này các anh em ! Cuối hạ đầu thu, có người đi về Đông, có người đi về Tây. Nhưng phải hướng về nơi nào muôn dặm không tấc cỏ mà đi mới được !

Lại nói:

- Nhưng chỗ muôn dặm không có một tấc cỏ thì làm sao đi?

Sư nghe được nói:

- Ra khỏi cửa thì đã là cỏ rồi.

Tăng thuật lại với Động Sơn. Động Sơn nói:

- Trong cả nước Đại Đường này được mấy người như thế.

Đông Thiền Tề niêm rằng:

- Thử nói xem Thạch Sương có lãnh hội ý chỉ của Động Sơn không? Nếu nói lãnh hội thì như chư thượng tọa mỗi ngày quay qua quay lại, cúi, ngửng, đưa, tiễn đều là lạc lộ hà thảo. Lại là nhất nhất hợp lằn bánh xe. Nếu nói không lãnh hội ý chỉ của Động Sơn thì làm sao lý giải được lời nói ấy? Có còn chỗ lãnh hội không? Vị thượng tọa định đi về hướng nào giờ? Thế là nếu lãnh hội thì khúc nhạc về làng xưa? Không thấy đã từng có câu nói: ‘Nếu thế thì không đi vậy’.

Sư trụ núi Thạch Sương 20 năm, học chúng có nhiều người ngồi mãi không nằm trơ trơ như tượng gỗ. Thiên hạ gọi là ‘chúng cây khô’.

Vua Đường Hy Tông nghe tiếng tăm đạo pháp của sư, sai sứ đến ban tứ áo cà-sa tím. Sư khiên từ không nhận. Năm Quang Khải thứ tư, nhằm ngày 20 Kỷ Hợi tháng 2 năm Mậu Thân sư bịnh nặng qua đời, thọ 82 tuổi, lạp thọ 59. Ngày rằm tháng 3, chôn ở góc Tây Bắc của viện, sắc thụy Phổ Hội Đại Sư, tháp tên Kiến Tướng.

 

PHẦN PHỤ LỤC:

Về sau sư ẩn tích, sống hỗn tạp tại phường Đào Gia huyện Lưu Dương Trường Sa, sáng đi tối về, chẳng một ai hay biết. Có một ông tăng trong hội của Động Sơn đến nơi đó, sư hỏi ông ta:

- Hòa thượng Động Sơn có lời gì dạy dỗ học đồ?

Tăng ấy đáp:

- Sau khi giải hạ an cư, Hòa thượng thượng đường nói: ‘Cuối hạ đầu thu, các huynh đệ có người đi về Đông, có người đi về Tây, tức nên đi về phương nào ngàn dặm không một tấc cỏ’.

Qua một lúc, lại nói:

- Xin hỏi nơi ngàn dặm không một tấc cỏ thì làm sao đi đến?

Sư hỏi:

- Có ai ứng đối được không?

Tăng nhân nói:

- Chẳng có một ai.

Sư nói:

- Tại sao không hồi đáp: ‘Ra khỏi cửa là cỏ thôi’.

Tăng nhân trở về thuật lại tự sự cho Động Sơn, Động Sơn nói:

- Đây là lời nói của bậc cao tăng có thể qui tụ 1.500 tăng đồ.

Nhân sự kiện này, đạo pháp của sư bị người phát hiện giống như trái chín, mùi vị bay xa. Mọi người thỉnh sư trụ trì tự viện.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 5)

 

 

THIỀN SƯ TIỆM NGUYÊN TRỌNG HƯNG ĐÀM CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠO NGÔ VIÊN TRÍ

 

Sư làm Điển tọa ở chỗ pháp tịch của Đạo Ngô.

Chú: Điển tọa là người phụ trách các tạp dịch trong chùa.

Ngay nọ, sư cùng Đạo Ngô đi đến nhà đàn việt điếu tang. Sư lấy tay vỗ quan tài nói:

- Sống chăng? Chết chăng?

Đạo Ngô nói:

- Sống cũng chẳng nói ! Chết cũng chẳng nói !

Sư hỏi:

- Vì sao mà không nói?

Đạo Ngô nói:

- Không nói ! Không nói !

Điếu tang xong cùng quay về, trên đường sư nói:

- Hòa thượng hôm nay nên nói cho Trọng Hưng, nếu vẫn không nói thì là đánh đấy!

Đạo Ngô nói:

- Đánh thì mặc tình cho ông đánh, nhưng sống cũng không nói mà chết cũng không nói.

Sư bèn đánh Đạo Ngô mấy thoi.

Đạo Ngô về tới viện bảo sư phải rời khỏi ngay, vì nếu để chút nữa Chủ sự hay được sẽ đánh ông đấy. Sư bèn lạy từ giã đến Thạch Sương, thuật lại lời lẽ lúc trước cùng chuyện đánh Đạo Ngô, rồi đề nghị Thạch Sương nói. Thạch Sương nói:

- Ông há không nghe Đạo Ngô nói: ‘Sống cũng không nói, mà chết cũng không nói sao?’

Sư nhân đó đại ngộ bèn thiết trai sám hối.

***

Ngày kia, sư vác cây cào tại pháp đường từ bên Đông đi qua bên Tây, rồi từ bên Tây qua bên Đông. Thạch Sương hỏi:

- Làm gì thế?

Sư nói:

- Tìm linh cốt của tiên sư.

Thạch Sương nói:

- Sóng to mênh mông mịt mờ, sóng bạc ngất trời. Tìm linh cốt gì đâu nà?

Sư nói:

- Chính đang cố gắng đây !

Thạch sương nói:

- Nơi đây kim châm không thấu, rán sức gì?

Thượng tọa Thái Nguyên Phù nói thay:

- Linh cốt tiên sư còn đây mà !

Phần phụ lục:

Sau khi về đến tự viện, Đạo Ngô nói:

- Ông nên rời khỏi đây ngay vì chỉ sợ Tri sự biết được là có điều bất tiện.

Thế là sư cáo từ ẩn cư ở chùa nơi hương thôn. Sau đó ba năm, ngẫu nhiên nghe tiểu sư đọc kinh ‘Quán Âm’ đến đoạn: ‘Nếu phải do thân tăng nhân mà được độ thoát thì liền hiện thân tăng nhân’ bỗng nhiên tỉnh ngộ. Thế là sư đốt hương lạy từ xa nói :

- Giờ đây rốt lại mới biết rõ di ngôn của tiên sư không phải là buông tên không có đích nhắm, ta tự không lãnh hội lại oán trách tiên sư. Sau khi tiên sư qua đời chỉ còn sư huynh Thạch Sương Khánh Chư là đích tự của pháp hệ chắc có thể chứng minh cho ta.

Liền đến bái phỏng Thạch Sương, Thạch Sương thấy sư liền hỏi:

- Cơ duyên trước đây ông đánh tiên sư có lãnh hội không vậy?

Sư khởi thân nhắm phía trước bước mấy bước nói:

- Trước hãy thỉnh Hòa thượng nói cho câu chuyển ngữ !

Thạch Sương nói:

- Há đã chẳng nói rồi đó sao ‘Sống cũng không nói mà chết cũng không nói’.

Thế là sư tập thuật chuyện nghe kinh lãnh ngộ cơ duyên tại ngôi chùa ở hương thôn rồi lễ bái Thạch Sương, thiết trai sám hối lỗi lầm.

 

 

HÒA THƯỢNG LỘC THANH

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠO NGÔ VIÊN TRÍ

 

Tăng hỏi:

- Không rơi vào cơ ngữ của Đạo Ngô, thỉnh sư nói !

Sư nói:

- Cây hồng hiện trước sân.

Chú: Hồng hiện là một loại thân thảo như cây rau dền, sanh lá mà không sanh hoa.

Sư lặng thinh hồi lâu rồi nói:

- Lãnh hội không?

Tăng đáp:

- Không lãnh hội.

Sư nói:

- Đó chính thị là cơ ngữ của Đạo Ngô, vì sao lại không lãnh hội?

Tăng lễ bái, sư liền đánh nói:

- Lão tăng phải đánh ông mới được !

 

 

THIỀN SƯ ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VÂN NHAM ĐÀM THẠNH

 

Thiền sư Động Sơn Lương Giới ở Quân Châu là người Cối Kê, họ Du. Lúc còn bé, sư theo thầy học Phật, nhân niệm Bát Nhã Tâm Kinh, đem ý: Không căn trần (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) hỏi thầy. Thầy kinh dị nói:

- Ta không phải thầy ông.

Rồi chỉ đến núi Ngũ Tiết tham kiến Thiền sư Mặc, đoạn xuống tóc. Năm 21 tuổi, sư đến Tung Sơn thọ giới cụ túc. Sau đó lên đường du phương, trước hết đến yết kiến Nam Tuyền. Gặp kỳ giỗ Mã Tổ, buổi sáng đang lo thiết trai cúng. Nam Tuyền hỏi chúng:

- Ngày mai thiết trai cúng Mã sư, không biết ngài có đến không?

Cả chúng đều không đối đáp được, sư bèn bước ra nói:

- Mã sư đợi có bạn cùng đến.

Nam Tuyền nghe xong khen:

- Gã này tuy là hậu sanh, nhưng khá nên được gọt giũa để trở thành ngọc quí!

Sư nói:

- Hòa thượng đừng bắt ép con nhà lành làm nô tỳ ! (Nguyên văn ‘Áp lương vi tiện’)

***

Kế đó, sư đến yết kiến Qui Sơn hỏi:

- Nghe nói Quốc sư Tuệ Trung có ‘Vô tình thuyết pháp’, Lương Giới này chưa nghiên cứu đến chỗ triệt để của pháp đó.

Qui Sơn nói:

- Ta nơi đây cũng có, hiềm nổi khó gặp tri âm.

Sư nói:

- Thỉnh sư phụ nói nghe !

Qui Sơn nói:

- Tuy là do cha mẹ sanh ra, nhưng rốt lại chẳng dám mở miệng.

Sư lại hỏi:

- Có hay không người đồng thời cùng sư phụ ái mộ đạo ấy?

Qui Sơn nói:

- Từ đây đi không xa, cùng với thạch thất liền nhau, cổ đạo nhân Vân Nham. Nếu ông có thể vẹt đường đầy cỏ rậm, đội gió đến chiêm ngưỡng đức phong của Vân Nham, thì ta nghĩ ông ấy là người mà ông trọng vọng.

***

Rồi đó, sư đến tham yết Vân Nham hỏi:

- ‘Vô tình thuyết pháp' dành cho ai nghe?

Vân Nham đáp:

- ‘Vô tình thuyết pháp’ chỉ có người vô tình mới nghe được.

Sư hỏi:

- Hòa thượng có nghe được không?

Vân Nham đáp:

- Ta mà nghe được ‘loài vô tình thuyết pháp’ thì ông chẳng thể nghe ta thuyết pháp rồi.

Sư nói:

- Nếu mà như thế thì Lương Giới này cũng không thể nghe Hòa thượng thuyết pháp.

Vân Nham nói:

- Thuyết pháp của ta còn chưa nghe được, huống hồ là nghe ‘loài vô tình thuyết pháp’.

Sư bèn làm một bài kệ trình cho Vân Nham, kệ rằng:

Nguyên văn:

也 大 奇 也 大 奇

無 情 說 法 不 思 議

若 將 耳 聰 聲 不 現

眼 處 聞 聲 方 可 知

Phiên âm:

Dã đại kỳ ! Dã đại kỳ !

Vô tình thuyết pháp bất tư nghi

Nhược tương nhĩ thính thanh bất hiện

Nhãn xứ văn thanh phương khả tri.

Tạm dịch:

Thật lạ kỳ ! Thật lạ kỳ !

Vô tình thuyết pháp chẳng tư nghi

Nếu dùng tai nghe tiếng chẳng hiện

Lấy mắt nghe thanh mới khả tri.

***

Sư bèn từ giã Vân Nham ra đi. Vân Nham hỏi:

- Đi về đâu đây?

Sư đáp:

- Tuy từ giã Hòa thượng, nhưng còn chưa biết đi về đâu.

Vân Nham hỏi:

- Đi về Hồ Nam chăng?

Sư đáp:

- Không.

Vân Nham lại hỏi:

- Quay về cố hương chăng?

Sư cũng đáp:

- Không.

Vân Nham đáp:

- Nếu như vậy thì bất cứ lúc nào ông cũng có thể đến đây.

Sư nói:

- Đợi chừng nào Hòa thượng có trụ xứ riêng con sẽ đến.

Vân Nham nói:

- Xa nhau lần này, rất khó gặp lại.

Sư nói:

- Khó mà không gặp lại.

Sư lại hỏi Vân Nham:

- Sau khi Hòa thương trăm năm rồi, giá như có người hỏi con có được chân truyền của Hòa thượng không, thì nên hồi đáp thế nào?

Vân Nham đáp:

- Ông nên nói với họ ‘Đúng là như vậy’.

Sư nghe nói thế, trầm ngâm chẳng nói hồi lâu, Vân Nham nói:

- Cái chuyện thừa tiếp Thiền pháp, hẳn nhiên phải có châm chước kỹ lưỡng.

Sư lúc đó vẫn đầy dẫy nghi ngờ, kịp đến khi về sau qua khe nước nhìn thấy ảnh mình, chừng đó mới hoảng nhiên đại ngộ. Lúc đó sư làm bài kệ:

Nguyên văn:

切 忌 從 他 見

迢 迢 與 我 疎

我 今 獨 自 往

處 處 得 逢 渠

渠 今 正 是 我

我 今 不 是 渠

應 須 恁 麼 會

方 得 契 如 如

Phiên âm:

Thiết kỵ tùng tha mích

Điều điều dữ ngã sơ

Ngã kim độc tự vãng

Xứ xứ đắc phùng cừ

Cừ kim chính thị ngã

Ngã kim bất thị cừ

Ứng tu nhẫm ma hội

Phương đắc khế như như

Tạm dịch:

Tối kỵ tìm bên ngoài

Xa xăm lạ với ta

Ta nay tự mình đến

Chốn chốn được gặp gã

Gã nay chính là ta

Ta nay không phải gã

Phải nên hiểu như thế

Khế hiệp như như mà.

***

Về sau, nhân cúng dường chân dung Vân Nham. Có ông tăng hỏi:

- Tiên sư chỉ nói ‘Điều đó là đúng’, phải chăng đó là đại pháp mà ngài đã truyền lại?

Sư nói:

- Đúng vậy.

Tăng hỏi:

- Ý chỉ thế nào?

Sư nói:

- Lúc đó thiếu chút nữa thì đã hiểu nhầm lời nói của tiên sư.

Tăng lại hỏi:

- Không hiểu tiên sư biết hay không biết có?

Sư nói:

- Nếu không biết có thì làm sao hiểu kiểu nói đó, còn biết có thì làm sao khẳng định kiểu nói đó.

***

Sư tại Lặc Đàm (nay là Cao An Giang Tây) tình cờ thấy thượng tọa tên Sơ khai thị đại chúng rằng:

- Thiệt lạ kỳ, thiệt lạ kỳ ! Phật giới, Đạo giới không thể nghĩ bàn.

Bèn nói:

- Cái gì là Phật giới, Đạo giới, ta bỏ qua không hỏi ông, mà chỉ hỏi ông Phật giới và Đạo giới ai là người hiểu được? Ta chỉ thỉnh giáo một câu thôi !

Thượng tọa Sơ lặng thinh hồi lâu không thể đối đáp, sư hỏi:

- Sao không nói mau đi?

Thượng tọa Sơ nói:

- Thôi thúc quá ta nói không được.

Sư nói:

- Nói cũng bằng như không nói, còn nói gì đến ‘hối quá ta nói không được’ !

Thượng tọa Sơ còn đang tìm chưa được lời lẽ ứng hiệp để đối đáp thì sư nói:

- Phật với đạo chẳng qua chỉ là tên gọi mà thôi, tại sao không hỏi Thiền giáo của mình?

Thượng tọa Sơ hỏi:

- Thiền giáo nói thế nào?

Sư nói:

- Được ý quên lời.

Thượng tọa Sơ nói:

- Giáo ý chỉ hướng tâm há không bịnh sao?

Sư nói:

- Nói Phật giới, Đạo giới so ra bịnh còn nặng hơn.

Thượng tọa Sơ nghe lời ấy bèn qua đời.

***

Năm cuối niên hiệu Đường Đại Trung (859), sư tại núi Tân Phong (nay là Giang Tây) mở rộng cửa Thiền, tiếp dẫn học đồ. Về sau sư tại Động Sơn Cao An, hoằng pháp, xiển hóa, pháp hội thật long thạnh. Trong ngày giỗ của Vân Nham, sư thiết trai, lập bàn thờ cúng. Có ông tăng hỏi:

- Hòa thượng tại tiên sư được chỉ thị gì?

Sư nói:

- Tuy tại nơi đó phụng thị tiên sư, nhưng chưa mong được ngài chỉ thị điều gì.

Tăng hỏi:

- Đã chẳng mong được tiên sư chỉ thị điều gì, thì nay Hòa thượng thiết trai cúng tế ngài để làm gì?

Sư nói:

- Tuy là như thế, nhưng nào dám quên bỏ ngài.

Tăng hỏi:

- Hòa thượng há chẳng phải trước nhất gặp Nam Tuyền mà phát tích đó sao? Thế tại sao lại thiết trai cúng Vân Nham?

Sư nói:

- Cái ta coi trọng không phải đạo đức của tiên sư, cũng không phải Phật pháp của ngài, mà cái ta chú trọng chính là ngài không thuyết phá giùm ta, do đó mà hôm nay thiết trai giỗ ngài.

Tăng hỏi:

- Hòa thượng đã thiết trai cúng tiên sư, vậy có còn tôn sùng Thiền pháp của ngài không?

Sư nói:

- Vừa tôn sùng mà vừa không tôn sùng.

Tăng hỏi:

- Vì sao mà không hoàn toàn tôn sùng vậy?

Sư nói:

- Nếu hoàn toàn tôn sùng, thì đã cô phụ công dạy dỗ của tiên sư.

Tăng lại hỏi:

- Nếu thế thì làm sao thấy được bổn lai sư của Hòa thượng?

Sư nói:

- Tuổi tác và lịch duyệt tương tự như ta thì không khó thấy được bổn lai sư.

Ông tăng nọ còn định hỏi những điều nghi ngờ trong lòng thì sư nói:

- Không rơi vào vết cũ, xin theo phương tiện này mà nói một câu!

Tăng đớ lưỡi không lời, Vân Cư thay ông tăng nói:

- Nếu như thế thì con không thấy nổi bổn lai sư của Hòa thượng.

Sư lại nói:

- Sanh ra làm ngươi, há lại không báo đền tứ ân, tam hữu sao? Nếu không thể hội đại ý đó, cuối cùng không thoát khỏi họa sanh tử. Chỉ nên tâm tâm niệm niệm không xúc chạm vật, bộ bộ không vướng kẹt, hoặc giả có thể cùng Phật và Đạo tương ưng.

***

Sư hỏi tăng:

- Từ đâu đến?

Tăng đáp:

- Dạo núi về.

Sư hỏi:

- Có lên tới đỉnh núi không?

Tăng đáp:

- Lên đến.

Sư hỏi:

- Trên đỉnh núi còn có người không?

Tăng đáp:

- Không có người.

Sư nói:

- Nếu nói như thế thì ông chưa lên tới đỉnh.

Tăng nói:

- Nếu không lên tới đỉnh thì làm sao biết được không người?!

Sư hỏi:

- Vì sao ông không trụ ở đỉnh núi?

Tăng đáp:

- Không phải con đây không chịu, mà có người ở Tây Thiên không chịu !

***

Sư hỏi Trưởng lão Thái rằng:

- Có một vật trên trụ ở trời, dưới trụ ở đất, thường tại trong động dụng đen như sơn. Lỗi tại chỗ nào?

Trưởng lão Thái nói:

- Lỗi tại động dụng.

Sư bèn nạt rằng:

- Lui ra đi !

***

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Thật là giống con tê giác sợ gà.

***

Sư hỏi Tuyết Phong:

- Từ đâu đến?

Tuyết Phong đáp:

- Từ Thiên Thai đến.

Sư hỏi:

- Có thấy Đại sư Trí Giả không vậy?

Tuyết Phong nói:

- Nghĩa Tồn con có phần được ăn gậy sắt.

***

Tăng hỏi:

- Rắn nuốt con ễnh ương. Cứu là đúng hay không cứu là đúng?

Sư nói:

- Nếu cứu thì hai con mắt không thấy gì, còn không cứu thì hình ảnh không rõ.

***

Nhân ban đêm chẳng đốt đèn, có tăng bước ra vấn thoại. Sau khi tăng lui ra, sư gọi thị giả bảo đốt đèn lên, rồi triệu gọi ông tăng vừa mới vấn thoại đến. Ông tăng ấy bước tới trước, sư nói:

- Đem hai ba nắm bột đến cho vị thượng tọa này !

Ông tăng ấy phất tay áo lui ra. Từ đó tỉnh phát huyền chỉ, bèn bán hết y phục và tư tài thiết trai cúng dường. Ba năm sau, tăng này từ giã, sư nói:

- Trên đường phải cẩn thận !

Lúc đó, Tuyết Phong đang đứng hầu hỏi:

- Như ông tăng này từ giã ra đi thì đến bao giờ quay lại?

Sư nói:

- Ông ta chỉ biết có một đi mà không rành ngày trở lại.

Ông tăng này quay về tăng đường, chết ngay dưới giá y bát.

Tuyết Phong đến báo cho sư hay, sư nói:

- Tuy là như thế, vẫn so với lão tăng hơn ba đời.

***

Tuyết Phong bước lên thưa hỏi, sư nói:

- Vào cửa nên được lời, không được nói sớm đã vào rồi vậy.

Tuyết Phong nói:

- Nghĩa Tồn con không có miệng.

Sư nói:

- Không miệng có thể cho qua, nhưng phải thường mắt lại cho ta.

Tuyết Phong không lời đối đáp.

***

Sư hỏi tăng:

- Từ đâu tới?

Tăng đáp:

- Tại tháp của Tam Tổ đến.

Sư nói:

- Nếu đã từ chỗ Tổ sư lại thì còn cần tìm gặp lão tăng để mà làm gì?

Tăng nói:

- Tổ sư thì khác biệt, còn học nhân với Hòa thượng thì không khác biệt.

Sư nói:

- Lão tăng ta muốn gặp bổn lai sư của xà-lê có được không vậy?

Tăng nói:

- Cũng phải đợi Hòa thượng ló đầu ra thì mới được.

Sư nói:

- Lão tăng ta mới vừa rồi tạm thời không có đây.

***

Vân Cư hỏi:

- Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại? (Tức diệu chỉ của Thiền tông)

Sư nói:

- Xà-lê nếu ngày sau làm trụ trì (1), nếu có ai hỏi như vậy thì xà-lê làm thế nào trả lời y?

Chú (1): Nguyên văn ‘Bả mao cái đầu’ nghĩa là làm trụ trì tự viện.

***

Có vị quan nhân (1) hỏi:

- Có người tu hành không vậy?

Chú (1): Quan nhân là tiếng gọi tôn trọng người có vai vế trong đời, thường là chỉ quan lại nhưng không nhất thiết phải là người làm quan.

Sư nói:

- Đợi chừng nào công đây làm đàn ông con trai mới tu hành.

***

Tăng hỏi:

- Thừa mong người xưa có nói: ‘Gặp nhau chẳng kích xuất tỏ ý liền biết’ là thế nào?

Sư bèn chấp tay để lên trán.

***

Sư hỏi thị giả của Đức Sơn:

- Từ nơi nào đến?

Thị giả đáp:

- Từ Đức Sơn tới.

Sư hỏi:

- Đến để làm gì?

Thị giả nói:

- Vì hiếu thuận với Hòa thượng mà đến.

Sư hỏi:

- Trên thế gian vật gì là hiếu thuận nhất?

Thị giả không lời đối đáp.

***

Sư có lúc nói:

- Thể đắc chuyện hướng thượng của Phật, mới có chút đỉnh phần ngữ thoại.

Tăng liền hỏi:

- Thế nào là ngữ thoại?

Sư nói:

- Trong lúc ngữ thoại thì xà-lê chẳng nghe.

Tăng lại hỏi:

- Còn Hòa thượng thì có nghe không vậy?

Sư nói:

- Hãy đợi lúc ta không lời lẽ thì hãy nghe.

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là chính thức hỏi và chính thức đáp?

Sư nói:

- Không từ cửa miệng nói ra.

Tăng lại hỏi:

- Nếu có người hỏi sư có nói không?

Sư nói:

- Cũng chưa hỏi mà.

Hỏi:

- Thế nào là cái gì từ ngoài cổng vào tức chẳng phải vật báu của mình?

Sư nói:

- Thôi ngay đi ! Thôi ngay đi !

***

Sư hỏi tăng giảng kinh Duy Ma:

- Không dùng trí để biết, không dùng thức để hiểu thì gọi là lời lẽ gì?

Tăng đáp:

- Là lời nói tán thán Pháp thân.

Sư nói:

- Pháp thân đã tự tán thán, cần chi phải tán thán nữa?!

***

Sư có lúc nói:

- Dù nói đến ‘Bổn lai vô nhất vật’, vẫn đảm đương không nổi y bát của Tổ sư.

Tăng liền hỏi:

- Rốt lại ai là người đảm đương nổi?

Sư đáp:

- Người không nhập môn.

Tăng hỏi:

- Đã là người không nhập môn thì làm thế nào có thể được y bát của Tổ sư?

Sư nói:

- Tuy là như thế, nhưng không thể không trao cho va.

Sư lại nói:

- Mới nãy nói ‘Bổn lai vô nhất vật’ còn chưa tiếp nhận được y bát của Tổ sư, trong đó có thể hạ một chuyển ngữ, ông thử nói xem nên hạ chuyển ngữ gì nào?

Có một vị thượng tọa hạ 96 chuyển ngữ đều không vừa ý của sư. Sau rốt phải hạ một chuyển ngữ nữa mới hợp ý sư, sư hỏi:

- Sao ông không sớm hạ chuyển ngữ này ngay?

***

Có một ông tăng sau khi nghe qua sự việc, liền thỉnh vấn thượng tọa đã hạ chuyển ngữ gì mà khế hợp ý Hòa thượng. Ông tăng ấy đã lấy lễ đệ tử phục thị vị thượng tọa 3 năm mà vẫn không được nói cho. Lúc bấy giờ thượng tọa bị bịnh, ông tăng nọ nói:

- Con thị phụng sư ba năm là để sư nói cho con biết câu chuyển ngữ mà sư đã hạ trước đó, ấy vậy mà không được từ bi. Lấy bằng cách hiền lành không được thì phải lấy bằng cách độc dữ.

Nói đoạn cầm dao hướng về thượng tọa nói:

- Nếu không nói cho con câu chuyển ngữ trước kia, thì đừng có kinh ngạc sao dao kia vô tình !

Thượng tọa run sợ nói:

- Hãy khoan, ta sẽ nói cho ông mà !

Thế rồi nói:

- Đó là ‘Ngày sau không nơi nương tựa’.

Ông tăng lễ tạ lui ra.

***

Tăng hỏi:

- Sư phụ bình thường dạy kẻ học trò này đi theo đường chim bay, thế nào là đường chim bay?

Sư nói:

- Không gặp phải một người nào.

Tăng hỏi:

- Đi thế nào?

Sư nói:

- Chỉ cần dưới chân chẳng có chút dấu tích nào.

Tăng hỏi:

- Há phải chăng đi theo đường chim bay là bổn lai diện mục?

Sư nói:

- Ông vì sao mà điên đảo phải trái?

Tăng nói:

- Kẻ học này điên đảo chỗ nào?

Sư nói:

- Nếu không điên đảo thì tại sao đem vọng tưởng của chính mình làm ngộ kiến chân chánh?

Chú: Nguyên văn ‘Dĩ nô tác lang’, nghĩa đen là lấy bọn nô tỳ làm chủ.

Tăng hỏi:

- Thế nào là bổn lai diện mục?

Sư nói:

- Không đi theo đường chim bay.

***

Sư nói với chúng rằng:

- Người biết hướng thượng Phật mới có phần lời lẽ nói năng.

Tăng hỏi:

- Thế nào là người hướng thượng Phật?

Sư nói:

- Thật phi thường.

***

Sư hỏi tăng:

- Từ nơi nào đến đây?

Tăng đáp:

- Từ chỗ làm giày tới.

Sư hỏi:

- Tự mình biết làm hay nhờ người khác chỉ dạy?

Tăng nói:

- Nương nhờ người khác dạy.

Sư nói:

- Người ấy có còn chỉ dạy xà-lê nữa thôi?

Tăng nói:

- Thành thật thì không phản bội.

Tăng đến thuật lại sự việc và hỏi Thù Du:

- Thế nào là hạnh của sa-môn?

Thù Du đáp:

- Hạnh thì chẳng không, nhưng người hiểu biết thì sai trái.

Sư bảo ông tăng ấy đến tấn ngữ với Thù Du:

- Xin hỏi đó là hạnh gì?

Thù Du đáp:

- Hạnh của Phật ! Hạnh của Phật !

Tăng quay về thuật lại với sư, sư nói:

- U Châu còn khả dĩ, khổ nhất là Tân La (Triều Tiên).

Đông Thiền Tề niêm rằng:

- Lời ấy còn có nghi ngoa không vậy. Nếu có thì xin hỏi chỗ không được là chỗ nào? Còn nếu không thì tại sao sư lại nói: ‘Khổ nhất là nước Tân La’. Có kiểm điểm được không vậy? Sư nói: ‘Hạnh tức chẳng không, nhưng người hiểu thì vướng kẹt. Sư bảo hỏi lại hạnh gì, Thù Du mới đáp: ‘Hạnh của Phật’. Tăng ấy hiểu mới hỏi hay không hiểu mà hỏi? Xin đoán xem !

Tăng vụt hỏi sư:

- Thế nào là hạnh sa-môn?

Sư đáp:

- Đầu dài ba thước, cổ thì dài hai tấc.

Có người đem chuyện thuật lại rồi hỏi Hòa thượng Qui Tông Quyền:

- Chỉ như ý của Động Sơn thì thế nào?

Quyền nói:

- Phong bì nguyên hai tấc.

***

Sư thấy thượng tọa U đến liền trở dậy đến đứng sau giường Thiền, thượng tọa U nói:

- Hòa thượng vì sao lại tránh né kẻ học này?

Sư đáp:

- Tưởng đâu xà-lê kiếm lão tăng.

***

Hỏi:

- Thế nào là trong huyền lại huyền?

Sư đáp:

- Như lưỡi người chết vậy.

***

Sư đang rửa bát thấy hai con quạ tranh giành nhau con ễnh ương, có tăng hỏi ngay:

- Hai con quạ ấy vì sao mà đến nỗi như thế?

Sư đáp:

- Chỉ tại ông đó thôi !

***

Tăng hỏi :

- Thế nào là chủ của pháp thân Tì Lô sư ?

Sư đáp :

- Gié lúa, cọng thóc.

Tăng hỏi :

- Trong ba thân, thân nào không tùy theo số của chúng thân ?

Sư đáp :

- Ta thường nơi đó thiết lập.

Tăng hỏi Tào Sơn :

- Tiên sư Đạo Ngô thường tại thử thiết, ý tứ thế nào?

Tào Sơn nói:

- Nếu cần đầu thì hãy chém đem đi !

Lại hỏi Tuyết Phong, Tuyết Phong lấy gậy nói:

- Ta cũng từng đến Động Sơn rồi.

***

Sư đi coi ruộng lúa, Thượng tọa Lãng chăn trâu, sư nói với ông ta:

- Phải trông coi trâu này cẩn thận (1), đừng để cho nó ăn lúa.

Thượng tọa Lãng nói:

- Nếu là trâu tốt thì không ăn lúa !

Chú: Nguyên văn ‘Hảo khán’ vừa có nghĩa ‘trông coi’ vừa có nghĩa ‘coi tốt’ nên thượng tọa Lãng mới chơi chữ với sư.

***

Sư hỏi tăng:

- Trên đời này cái gì khổ nhất?

Tăng đáp:

- Địa ngục là khổ nhất.

Sư nói:

- Không đúng đâu.

Tăng hỏi:

- Ý sư như thế nào?

Sư nối:

- Người sống trên đời mặc tăng phục mà không rõ đại sự là khổ nhất.

***

Sư hỏi tăng:

- Ông tên gì?

Tăng đáp:

- Con là con.

Sư hỏi:

- Ai là ông chủ của ông?

Tăng nói:

- Thấy.

Trong lúc đang đối đáp, sư nói:

- Khổ dữ a ! Khổ dữ a ! Người đời nay phần lớn đều như thế cả, chỉ hiểu biết nhại tình kiến phân biệt của phàm tục là đã cho rằng liễu ngộ Phật tánh tự tâm. Phật giáo suy đồi và chìm lỉm cũng không có gì phải ngạc nhiên. Khách trung chủ biện còn chưa rõ ràng, thì làm sao mà biện biệt được chủ trung chủ.

Tăng liền hỏi:

- Thế nào là chủ trung chủ?

Sư nói:

- Ông tự mình nói xem nào !

Tăng nói:

- Con vừa nói rồi là khách trung chủ, hiện tại con hỏi thế nào là chủ trung chủ.

Sư nói:

- Nói như thế thì là phân biệt dễ dàng, còn tiếp tục là khó đấy.

***

Sư sau khi bị bịnh sai chú sa-di đến Vân Cư báo tin, lại dặn rằng:

- Nếu ông ta hỏi ông Hòa thượng có lời gì, ông chỉ cần nói ‘Giáo pháp Vân Nham đoạn tuyệt dần’. Ông nói xong rồi phải đứng cho xa, đừng để ông ta đánh ông.

Sa-di đến chỗ Vân Cư, lời nói chưa dứt, liền bị Vân cư đập một gậy. Sa-di không lời đối đáp.

***

Lúc sắp viên tịch sư nói với đại chúng:

- Ta có hư danh trên phù thế, ai có thể trừ giùm ta hư danh đó?

Đại chúng đều không có lời lẽ. Lúc đó, có chú sa-di bước ra nói:

- Thỉnh pháp hiệu Hòa thượng !

Sư nói:

- Hư danh của ta đã trừ được rồi.

Tăng hỏi:

- Mấy lúc gần đây thân thể Hòa thượng bất an, vậy còn biết người không sanh bịnh nữa không?

Sư nói:

- Còn đấy.

Tăng hỏi:

- Cái người không biết bịnh đó có đến thăm Hòa thượng không?

Sư nói:

- Chỉ có ta nhìn hắn mà thôi.

Tăng hỏi:

- Hòa thượng làm sao nhìn hắn được?

Sư nói:

- Lúc ta nhìn thì không thấy có bịnh.

Sư lại nói:

- Rời xa thân xác này, các ông cùng ta gặp lại nơi đâu?

Đại chúng đều không đáp được.

Năm thứ 10 niên hiệu Đường Hàm Thông (870) vào tháng 3, sư bảo người cạo tóc, mặc y vào, lại bảo đánh chuộng, ngồi yên mà tịch. Lúc bấy giờ, tăng chúng đều kêu gào bi ai. Lúc mặt trời ngã về Tây, sư bỗng nhiên mở to hai mắt nói:

- Người xuất gia tâm không nương vào vật, mới là chân tu hành. Sống là chịu đau khổ, đắng cay, chết là ngơi nghỉ, có gì mà phải đau buồn ?

Rồi đó cho gọi Chủ sự tăng đến, bảo biện một mâm ‘ngu si trai’, đại khái để chê trách tình cảm luyến sanh của đại chúng. Đại chúng vẫn luyến mộ sư phụ không thôi. Sư bèn kéo dài thêm 7 ngày, đợi trai biện xong cùng chúng dùng trai. Trai xong nói:

- Người xuất gia không hành sự khinh xuất, lúc sắp ra đi lại náo động như thế?

Tới ngày thứ tám, sư tắm gội sạch sẽ, ngồi nghiêm mà qua đời, thế thọ 63, tăng lạp 42, thụy là Ngộ Bản Đại Sư, tháp tên Tuệ Giác.

 

Phần phụ lục:

Sư hỏi Vân Nham:

- Con định vẽ chân dung Hòa thượng có được chăng?

Vân Nham hỏi:

- Vẽ giống được mấy phần?

Sư đáp:

- Thông thường giống được bảy tám phần.

Vân Nham nói:

- Vẫn là không giống.

Sư hỏi:

- Phải thế nào mới là giống?

Vân Nham nói:

- Phải giống mười phần.

Sư nói:

- Người xưa nói ‘Dù cho giống mười mươi vẫn là chưa giống’, vậy lý giải thế nào?

Vân Nham nói:

- Nó không có thành số.

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Sư và Mật sư bá ngồi thuyền qua sông, sư hỏi:

- Qua sông là thế nào?

Sư bá nói:

- Là không ướt chân.

Sư nói:

- Đã già lão rồi mà còn buông lời lẽ như thế ?!

Sư bá nói:

- Vậy chứ ông nói thế nào?

Sư đáp:

- Là không ướt chân.

 (Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Sư và Mật sư bá đang đi trên lộ, bỗng thấy một con thỏ trắng chạy vụt qua. Sư bá khen:

- Ôi đẹp đẽ làm sao !

Sư hỏi:

- Đẹp thế nào?

Sư bá đáp:

- Giống như người bình dân nghèo hèn được phong bái làm tể tướng.

Sư trách:

- Già lão như vậy mà còn buông lời lẽ như thế !

Sư bá hỏi:

- Vậy chứ ông nói sao?

Sư đáp:

- Giống con cháu nhà quan lại nhiều đời, nay suy sụp khốn cùng.

(Theo Động Sơn Ngữ Lục)

***

Sư tiếp một vị quan, vị quan này nói:

- Đệ tử định chú giải ‘Tín Tâm Minh’ của Tam Tổ Tăng Xán.

Sư nói:

- Chỉ một niệm khen chê phân biệt nảy sanh là đã loạn động, mất đi bản tâm thanh tịnh, thì còn nói chi đến chú giải ?

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Có vị quan biện trai phạn, thí xá tiền bạc, nhờ sư tụng đọc khán chuyển kinh Đại Tạng, sư bước xuống giường Thiền vái chào vị quan vị quan cũng vái chào sư. Sư dẫn vị quan đi một vòng quanh giường Thiền rồi vái chào vị quan lần nữa. Một lúc sau, sư hỏi:

- Lãnh hội không?

Vị quan nói:

- Không lãnh hội.

Sư nói:

- Ta đã khán chuyển Đại Tạng kinh cho ngài rồi vì sao mà không lãnh hội?

(Theo Động sơn ngữ lục)

***

Sư thượng đường nói:

- Nên đem ngôn giáo của Tổ Phật làm oan gia đối đầu thì mới có tư cách tham Thiền học đạo. Nếu không xét thấu ngôn giáo của Tổ Phật, thì sẽ bị Tổ Phật lường gạt đấy !

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Sư đang rửa bát thấy hai con quạ giành nhau một con ễnh ương, có ông tăng hỏi:

- Chuyện này sao mà thành ra cớ sự như thế?

Sư nói:

- Tại xà-lê thôi !

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Sư thượng đường nói:

- Trọn bộ Đại Tạng Giáo chỉ là một chữ ‘Chi’ (之)thôi !

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Đám đông tăng chúng đang lao động tập thể, sư đi kiểm tra phòng ngủ của tăng chúng thấy một ông tăng không đi lao động. Sư hỏi:

- Vì sao ông không đi lao động?

Ông tăng đáp:

- Con bị bịnh.

Sư nói:

- Sự khỏe mạnh bình thường của ông qua mất hồi nào vậy?

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Có một ông tăng kể câu chuyện và hỏi ông tăng khác:

- Trong hội của Thiền sư Diêm Quan có ông chủ sự tăng bỗng thấy quỷ sứ đến câu hồn mình. Chủ sự tăng nài nỉ quỷ sứ ‘Tôi làm chủ sự tăng công việc bề bộn nên không có thì giờ tu hành. Xin cho khất lại bảy ngày được không?

Quỷ sứ đáp:

- Để tôi về tâu lại với Diêm Vương. Nếu Diêm Vương đồng ý thì bảy ngày nữa tôi trở lại, còn nếu ngài không đồng ý thì tôi sẽ trở lại ngay.

Nói xong biến mất. Qua bảy ngày quỷ sứ trở lại thì chủ sự tăng đã trốn mất không thể nào tìm được. (Tôi hỏi ông) nếu như tìm được thì lúc đó chủ sự tăng đối phó thế nào?

Sư đáp thay ông tăng:

- Thì bị quỷ tìm được chứ gì nữa !

(Theo Động Sơn ngữ lục)

***

Sư hỏi Vân Cư:

- Từ đâu tới?

Vân Cư đáp:

- Đi tìm chỗ trên đỉnh núi lại.

Sư hỏi:

- Núi đó có thể ở được không?

Vân Cư đáp:

- Núi đó ở không được.

Sư nói:

- Nếu như vậy thì trong cả nước đều bị xà-lê chiếm hết!

Vân Cư nói:

- Không phải vậy.

Sư nói:

- Nếu thế thì ông đã tìm được lối ngộ nhập.

Vân Cư nói:

- Không có lối.

Sư nói:

- Nếu như không lối thì làm sao cùng lão tăng ta tương kiến?

Vân Cư nói:

- Nếu có lối thì là cùng Hòa thượng cách ngăn một hòn núi.

Rồi đó sư nói:

- Loại người này về sau muôn ngàn người cũng không đối phó nổi va.

(Theo Động Sơn ngữ lục)

 

 

THIỀN SƯ GIÁM HỒNG HẠNH SƠN ở TRÁC CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của VÂN NHAM ĐÀM THẠNH

 

Lâm Tế hỏi:

- Thế nào là con trâu trắng lộ thiên?

Chú: Nguyên văn ‘Lộ địa bạch ngưu’, nghĩa là con trâu trắng lộ thiên, hàm ý trạng thái chứng ngộ.

Sư nói:

- Hồng.

Tế nói:

- Câm ngay họng Hạnh Sơn.

Sư nói:

- Lão huynh làm thế nào?

Tế nói:

- Con súc sanh này !

Sư liền thôi.

Sư có sáng tác Ngũ Vị Thập Tú, đều là những bài sướng huyền phong.

Sau khi thị diệt, trà-tỳ thâu xá-lợi năm màu.

Chú: Hồng là chữ Tất-đàm, tiếng Phạn là Hùm, là tổng chủng tử của chư Thiên. Âm ‘Hồng’ nguyên xuất phát từ tiếng trâu rống, hổ gầm, là chăn ngôn của Phệ-đà dùng ngày xưa. Mật giáo dùng âm này để xua đuổi khủng bố. Từ đơn âm ‘Hồng’ dẫn đến âm đôi ‘Hồng, hồng’ cũng là âm mà Mật giáo dùng để xua đuổi tất cả các tiếng khủng bố, hăm dọa. Trong Thiền tông hai chữ ‘Hồng, hồng’ dùng liền nhau, tức biểu thị không có cách nào dùng ngôn ngữ văn tự mà chú giải, thuyên thích cảnh vô phân biệt.

 

 

THIỀN SƯ TĂNG MẬT THẦN SƠN

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của VÂN NHAM ĐÀM THẠNH

 

Sư tại pháp tịch của Nam Tuyền đang đánh lưới, Nam Tuyền hỏi:

- Làm gì thế?

Sư đáp:

- Đánh lưới.

Nam Tuyền hỏi:

- Ông dùng tay đánh hay là dùng chân đánh?

Sư nói:

- Thỉnh Hòa thượng nói !

Nam Tuyền nói:

- Hãy nhớ cho rõ, sau này gặp bậc tác gia có pháp nhãn thì hãy thuật lại như thế nhé !

Vân Nham nói thay:

- Không dùng tay chân mới là người biết đánh.

***

Sư cùng Động Sơn đi qua nước. Động Sơn nói:

- Đừng bỏ chân xuống nhầm.

Sư nói:

- Nhầm thì tức là không được.

Động Sơn hỏi:

- Chuyện không nhầm thì thế nào?

Sư nói:

- Cùng trưởng lão lội qua nước.

***

Ngày nọ, sư cùng Động Sơn cuốc vườn trà. Động Sơn ném cây cuốc xuống nói:

- Ta hôm nay mỏi mệt, một chút khí lực cũng không có.

Sư nói:

- Nếu không có chút khí lực sao lại biết nói thế nào là đúng?

Động Sơn nói:

- Ông cho có khí lực là đúng à?!

***

Đại phu Bùi Hưu hỏi tăng:

- Cúng dường, Phật có ăn không?

Tăng đáp:

- Giống như đại phu tế gia thần vậy.

Đại Phu thuật lại với Vân Nham, Vân Nham nói thay:

- Có mấy mâm cơm canh, nhưng nhất thời cùng xuống.

***

Vân Nham hỏi sư:

- (Có mấy mâm cơm canh) mà cùng lúc đều tới thì làm thế nào?

Sư nói:

- Hiệp thủ bình bát.

Vân Nham cho là đúng.

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là chẳng có chỗ nào nghe mới là nghe kinh?

Sư nói:

- Cần lãnh hội không?

Tăng nói:

- Cần lãnh hội.

Sư nói:

- Chưa biết nghe kinh đấy.

***

Hỏi:

- Nhất địa chẳng thấy, nhị địa thì thế nào?

Sư nói:

- Ông không lầm chăng? Ông là địa nào?

***

Có hành giả hỏi:

- Chuyện sanh tử, thỉnh sư nói một lời !

Sư nói:

- Ông sanh tử hồi nào vậy?

Nói:

- Mỗ đây không lãnh hội, thỉnh sư nói !

Sư nói:

- Không lãnh hội thì nên chết quách cho rồi !

 

 

 

HÒA THƯỢNG U KHÊ

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của VÂN NHAM ĐÀM THẠNH

 

Hỏi:

- Đại dụng trước mặt không còn tiêu chuẩn thì thế nào?

Sư đứng dậy, đi quanh giường Thiền một vòng rồi ngồi xuống. Tăng định đưa lời hỏi, sư bung cho một đá. Tăng trở về chỗ mà đứng, sư nói:

- Ông như thế, ta không như thế ! Ông không như thế, ta lại như thế!

Tăng lại định đưa lời hỏi, sư lại bung cho một đá nói:

- Ba mươi năm sau, đạo ta đại hành.

 

 

THIỀN SƯ GIÁP SƠN THIỆN HỘI ĐÀM CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ TƯ của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐỨC THÀNH THUYỀN TỬ

 

Sư họ Liêu, người Hiện Đình Quảng Châu. Sư 9 tuổi xuất gia tại núi Long Nha Đàm Châu, đúng năm (20 tuổi) thọ giới cụ túc, rồi đến Giang Lăng thính tập kinh luận, luyện tập bao quát tam học giới, định, tuệ, đoạn đi tham vấn các Thiền hội, tận lực thưa hỏi, tiếp thừa. Ban đầu, sư trụ Lễ Châu (Lễ Châu bản đời Nguyên chép Kinh Khẩu).

Một tối, Đạo Ngô chống gậy đến pháp đường gặp nhằm lúc sư thượng đường. Có ông tăng hỏi:

- Thế nào là Pháp thân?

Sư đáp:

- Pháp thân vô tướng.

Hỏi:

- Thế nào là Pháp nhãn?

Đáp:

- Pháp nhãn không có vết trầy.

Sư lại nói:

- Trước mắt không pháp, ý tại trước mắt. Không phải pháp trước mắt, chẳng phải tai mắt đến được.

Đạo Ngô bèn cười ngất, sư liền sanh nghi hỏi Đạo Ngô vì sao mà cười. Đạo Ngô nói:

- Hòa thượng là nhất đẳng xuất thế giảng pháp nhưng chưa gặp thầy chỉ dạy, nên đến huyện Hoa Đình ở Chiết Trung tham yết Hòa thượng Thuyền Tử !

Sư hỏi:

- Đến tham phỏng liệu thu hoạch được pháp chăng?

Đạo Ngô nói:

- Người này trên chẳng có mảnh ngói che đầu, dưới không miếng đất cắm dùi.

Sư bèn thay đổi quần áo đến thẳng Hoa Đình, gặp nhằm lúc Thuyền Tử gõ dầm chờ tới. Thầy trò đạo pháp khế hợp, không còn chút kiến chấp. Thế rồi sư lánh đời quên cơ duyên, về sau nhân vì kẻ học đồ dồn về, chòi tranh đầy ắp người sớm tối tham yết, nương nhờ, nên vào năm thứ mười một niên hiệu Hàm Thông, nhằm năm Canh Dần, hải chúng chọn Giáp Sơn cất viện vũ. Sư thượng đường nói:

- Từ ngày có Tổ sư đến nay, người thời nay đều lãnh hội lầm, điểm ngữ cú của Phật và các Tổ làm điển phạn để chúng nhân học tập, điều đó khiến thành kẻ điên cuồng hay người không trí tuệ. Sự thật Phật và chư Tổ chỉ truyền dạy các vị: ‘Chẳng có pháp môn, vốn mới là đạo’. Đạo chẳng có bất cứ một pháp môn nào. Chẳng Phật nào có thể tu thành, chẳng đạo nào có thể nắm bắt, mà cũng chẳng có pháp nào có thể quăng bỏ, cho nên mới nói trước mắt không có pháp, ý chỉ tuy tại trước mắt, nhưng nó không phải pháp trước mắt. Như quả hướng về thân của Phật và Tổ để học tập thì người đó không có con mắt tinh đời, đều là phương pháp phải có nơi nương tựa, mà không được tự do tự tại. Bổn lai vì sanh tử mịt mờ, nhận thức tự thân không được tự do, mới lặn lội ngàn dặm tìm cầu cao tăng, mà như thế tất phải có con mắt chánh pháp, mãi mãi xa rời hư vọng, kiến giải nhầm lẫn, phân biệt rõ sanh tử trước mắt, có được sự xác thật hay không xác thật. Như quả có người phân biệt rõ, thừa nhận các vị đã xuất đầu, người căn trí thượng đẳng sẽ lãnh hội ngay, người căn trí trung đẳng không dừng bôn ba. Vì sao không phân biệt rõ vấn đề sanh tử. Há có thể hy vọng Phật và Tổ sanh tử thế cho chư vị ru ? Điều đó khiến kẻ trí tuệ cười chư vị đấy !

Kệ rằng:

Nguyên văn

勞 持 生 死 法

唯 向 佛 边 求

目 前 迷 正 理

撥 火 見 浮 滙

Phiên âm:

Lao trì sanh tử pháp

Duy hướng Phật biên cầu

Mục tiền mê chánh lý

Bát hỏa mịch phù âu

Tạm dịch:

Nhọc ôm pháp sanh tử

Chỉ hướng bên Phật cầu

Trước mắt mê chánh lý

Khều lửa kiếm phù âu (Bọt nổi).

***

Tăng hỏi:

- Từ trước vốn lập ra Thiền chỉ và Giáo nghĩa, sao Hòa thượng lại nói là không có?

Sư nói:

- Ba năm không ăn cơm, trước mắt không người đói.

Tăng nói:

- Nếu không người đói, tại sao mỗ đây không ngộ?

Sư đáp:

- Chính vì cái tỉnh ngộ mê hoặc lấy xà-lê.

Sư nói tụng rằng:

Nguyên văn:

明 明 無 悟 法

悟 法 却 迷 人

長 舒 兩 脚 眠

無 偽 亦 無 真

Phiên âm:

Minh minh vô ngộ pháp

Ngộ pháp khước mê nhân

Trường thư lưỡng cước miên

Vô ngụy diệc vô chân

Tạm dịch:

Rờ rỡ không ngộ pháp

Ngộ pháp lại mê nhân

Duỗi thẳng hai chăn ngủ

Không giả cũng không chân.

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là đạo?

Sư đáp:

- Ánh sáng đầy mắt, muôn dặm không có một áng mây.

Tăng hỏi:

- Thế nào mới lãnh ngộ?

Sư nói:

- Nước trong leo lẻo, cá lội tự mê.

Hỏi:

- Thế nào là gốc?

Sư nói:

- Uống nước không mê nguồn.

Hỏi:

- Người xưa trải tóc dưới bùn để làm việc gì?

Sư nói:

- Chín con quạ bắn hết, một con hãy còn. Một mũi tên rơi xuống đất, thiên hạ không đen tối.

Chú: Theo truyện cổ tích khi xưa trên bầu trời có tới 10 con quạ lửa, tức mười cái mặt trời nóng lắm. Hậu Nghệ là tay thiện xạ bắn rơi hết 9 cái, bắn trật 1 cái nên thiên hạ mới còn mặt trời chiếu sáng.

***

Tăng hỏi:

- Chỉ ý của Thiền tông và giáo nghĩa của Giáo tông giống và khác nhau chỗ nào?

Sư nói:

- Gió thổi lá sen, cả ao xanh dờn, hành trình mười dặm còn sai một đoạn.

***

Sư có tiểu sư theo phục thị đã lâu. Sau khi sư làm trụ trì bảo tiểu sư nên đi hành cước. (Tiểu sư) du lịch khắp các Thiền hội mà không dụng tâm được điều gì, nghe sư tựu đồ chúng, danh vang khắp các pháp tịch khác, bèn quay về hầu cận hỏi rằng:

- Hòa thượng có chuyện kỳ đặc như thế, sao không sớm nói cho mỗ đây nghe?

Sư nói:

- Ông nấu cơm, ta nhúm lửa, ông khất thực, ta ôm bát. Vậy có chỗ nào là cô phụ ông đâu?

Tiểu sư từ đó ngộ nhập.

***

Ngay nọ, sư uống trà xong tự nấu một chén đưa cho thị giả. Thị giả vừa định nhận thì sư rụt tay lại nói:

- Là cái gì?

Thị giả không lời đối đáp.

Có một đại đức đến hỏi sư:

- Nếu là Giáo ý thì mổ đây không nghi, còn như chuyện trong Thiền môn (Thiền chỉ) thì thế nào?

Sư nói:

- Lão tăng cũng chỉ biết biến sống thành chín.

Hỏi:

- Thế nào là lý thực tế?

Sư nói:

- Cây không rễ trên đá, núi ngậm mây không động đậy.

***

Hỏi:

- Thế nào là sư tử ra khỏi hang?

Sư nói:

- Hư không chẳng ảnh tượng, dưới chân mây trời xanh.

***

Thủ tọa Tây Xuyên du phương đến Bạch Mã, nêu giáo ngữ trong kinh Hoa Nghiêm hỏi:

- Một hạt bụi ngậm cả vô biên pháp giới thì thế nào?

Bạch Mã đáp:

- Như chim hai cánh, như xe hai bánh.

Thủ tọa nói:

- Tưởng đâu Thiền môn có chuyện kỳ đặc, hóa ra chẳng ra khỏi Giáo thừa.

Bèn quay về bổn địa. Sau đó, nghe Giáp Sơn thạnh hóa, sai tiểu sư đem lời trước đó đến hỏi sư. Sư nói:

- Giồi cát không được lời vàng ngọc, kết cỏ làm trở ngại tư tưởng đạo nhân.

Tiểu sư quay về thuật lại thủ tọa, thủ tọa bèn khen rằng:

- Tưởng đâu Thiền môn và Giáo ý chẳng khác nhau, nào dè có chuyện kỳ đặc !

***

Hỏi:

- Thế nào là cảnh của Giáp Sơn?

Sư nói:

Nguyên văn:

猿 抱 子 歸 青 嶂 裏

鳥 含 花 落 碧 嚴 前

Phiên âm:

Viên bão tử qui thanh chương lý

Điểu hàm hoa lạc bích nham tiền

Tạm dịch:

Vượn bồng con về chốn non xanh

Chim ngậm hoa rơi nơi hang biếc.

Sư tiếp tục mở rộng huyền xu (then máy huyền diệu) cho đến lúc kết thành một mối. Ngày mùng 7 tháng 11 năm Tân Sửu, nhằm năm đầu đời Đường Hàm Thông, sư gọi chủ sự nói:

- Ta cùng chúng tăng nói chuyện đạo biết bao năm rồi, thậm chỉ của Phật pháp mỗi người phải tự biết. Ta nay thân vật chất ảo giả đã tới lúc hết phải ra đi thôi ! Các ông nên khéo bảo hộ như lúc ta còn tại thế ! Đừng có giống như người đời sanh ra buồn thảm !

Nói dứt lời tới nửa đêm thì yên lặng mà qua đời. Ngay ngày 29 tháng đó nhập tháp tại núi nhà, thọ 77 tuổi, tuổi lạp 57, sắc thụy Truyền Minh Đại Sư, tháp tên Vĩnh Tế.

 

 

THIỀN SƯ CẢM ÔN ĐẦU TỬ

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Sư lên tòa báu, tiếp thị người nào?

Sư nói:

- Như trăng phủ ngàn khe.

Tăng hỏi:

- Nếu thế là đầy cả đất không hề thiếu? (Tăng chơi chữ vì đầu tử cũng là pháp tự của sư)

Sư nói:

- Đừng có nói như thế !

Tăng hỏi:

- Tại sao không đầu phụ lại đầu tử? (Sao không đầu bôn cha mà lại đầu bôn con?)

Sư nói:

- Há phải chuyện trong nhà của riêng ai.

Tăng hỏi:

- Phụ và tử có thuộc công không?

Sư nói:

- Thuộc.

Tăng hỏi:

- Không thuộc công thì thế nào?

Sư nói:

- Phụ tử mạnh ai nấy thoát.

Hỏi:

- Vì sao mà lại như thế?

Sư nói:

- Ông lãnh hội giùm ta.

***

Sư dạo núi, thấy con ve lột xác, thị giả hỏi:

- Vỏ còn tại đây mà con ve thì bay về đâu?

Sư đưa vỏ con ve bên tai lắc năm ba cái làm tiếng ve kêu, ông tăng nhân đó khai ngộ.

 

 

THIỀN SƯ VI núi NGƯU ĐẦU PHƯỚC CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Sư thượng đường thị chúng rằng:

- Ba đời chư Phật sử dụng một điểm tài nghề cũng không được, thầy dạy trong thiên hạ miệng ngậm tăm. Mọi người tại sao mà quá khó được, trừ phi kẻ biết được (tri hữu), còn thì không thể biết.

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư đáp:

- Cơm gạo từ ruộng núi, rau rừng đạm bạc dưa muối.

Tăng hỏi:

- Lỡ bỗng gặp khách quí tới thì làm thế nào?

Sư nói:

- Nếu ăn thì mặc ông ăn, nếu không ăn thì cũng tùy.

Hỏi:

- Không hỏi hạt châu dưới hàm con ly long, chỉ hỏi thế nào là của báu trong nhà?

Sư đáp:

- Trong cảnh bận bịu làm sao làm người rảnh rỗi được.

 

 

ĐẠI SƯ TRỪNG CHIẾU HƯƠNG SƠN TÂY XUYÊN

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Chư Phật gặp nạn hướng vào trong lửa dữ giấu mình, xin hỏi nạp tăng gặp nạn hướng về đâu giấu thân?

Sư đáp:

- Làm người Ba Tư trong bình sứ to.

Hỏi:

- Thế nào mặt trăng mới sanh?

Sư nói:

- Quá nửa người không biết.

 

 

THIỀN SƯ THIÊN PHƯỚC THIỂM PHỦ

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

A- Tiểu sử tối lược giản:

Thiền sư Thiên Phước, sanh bình không rõ, chỉ ước tại thế trước sau nửa sau thế kỷ thứ 9. Đắc pháp với Thiền sư Đại Đồng Đầu Tử, trụ Thiểm Phủ.

B- Trích ngữ lục:

Tăng hỏi:

- Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Sư đáp:

- Sông Hoàng Hà không có lấy một giọt nước, còn ngọn Hoa Nhạc thì bị chìm mất tiêu.

 

 

HÒA THƯỢNG TƯ MINH HÀO CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Lúc sư ở trong chúng nơi pháp hội Đầu Tử, có ông tăng hỏi:

- Thế nào là đồng tri hạnh của thượng tọa, sa-di?

Sư nói:

- Vâng.

Tăng hỏi:

- Thế nào là Pháp thân thanh tịnh?

Sư đáp:

- Giòi bò lúc nhúc trong đống phân.

 

 

HÒA THƯỢNG CHIÊU PHƯỚC PHỦ PHONG TƯỜNG

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Đông nha và ô nha đều họp thành đội, hòa thượng sao lại không họp thành đội?

Sư nói:

- Trụ trì mỗi người đều không giống nhau, xà-lê ngạc nhiên làm gì?!

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO CỔ núi TRUNG LƯƠNG HƯNG NGUYÊN

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Hỏi:

- Thời không kiếp chẳng có người có thể hỏi pháp. Tới nay lại có người hỏi, pháp làm sao an?

Sư đáp:

- Bồ-tát đại bi ngồi trong cái bình to.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Đạo sĩ vác hủ rượu rò rỉ.

 

 

HÒA THƯỢNG CỐC ẨN ở TƯƠNG CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là chẳng đụng cơ mây trắng?

Sư đáp:

- Chim hạc sắc đen mang con quạ, phù sanh chẳng bỏ.

 

 

HÒA THƯỢNG CỬU TÔNG SƠN AN CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư đáp:

-Tức là ông đó.

Tăng nói:

- Xa nghe chín bờm (Cửu Tông) chừng đến nơi chỉ thấy một bờm (Nhất Tông).

Sư nói:

- Xà-lê chỉ thấy Nhất tông mà không thấy Cửu Tông.

Hỏi:

- Thế nào là Cửu Tông?

Sư nói:

- Nước chảy xiết bọt sóng thô.

 

 

HÒA THƯỢNG BÀN SƠN (Trụ U CHÂU ĐỜI THỨ HAI)

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Làm thế nào ra khỏi ba giới?

Sư đáp:

- Ông ở trong đó bao lâu rồi (mà muốn ra khỏi)?

Hỏi:

- Làm sao ra khỏi?

Sư nói:

- Núi xanh đâu cản mây trắng bay.

Tăng nói:

- Thừa nghe trong Giáo có nói: ‘Như hóa nhân phiền não, như cô gái đá’, lý ấy như thế nào?

Sư nói:

- Xà-lê nên như cô gái đá.

 

 

THIỀN SƯ KÍNH TUỆ núi CỬU TÔNG AN CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Tăng hỏi:

- Hầm sâu giải thoát làm sao qua được?

Sư nói:

- Chẳng cầu qua làm chi.

Tăng hỏi:

- Làm sao qua được?

Sư nói:

- Cầu qua cũng là sai.

 

 

THIỀN SƯ NHAM TUẤN viện QUÁN ÂM ĐÔNG KINH

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của ĐẠI ĐỒNG ĐẦU TỬ

 

Sư họ Liêm, người Hình Đài. Ban sơ, sư tham yết các Tổ tịch, đi khắp vùng Hành Lô Mân Thục, từng đi qua hang sâu Phụng Lâm thấy rực lên trân bảo. Bạn cùng đi đưa mắt nhìn, ý muốn thu nhặt lấy. Sư nói:

- Người xưa cày vườn thấy vàng coi như ngói gạch, đợi tôi làm trụ trì sẽ lấy của đó cúng dường chư tăng bốn phương.

Nói xong bỏ đi.

Sư đến tham yết Đầu Tử, Đầu Tử hỏi:

- Ông hồi đêm qua ngủ ở đâu?

Sư đáp:

- Tại đạo tràng bất động.

Đầu Tử nói:

- Đã là bất động, sao lại có thể đến đây được?

Sư nói:

- Đến đây há lại động sao?

Đầu Tử nói:

- Nguyên lai ngủ ở chỗ chẳng ngủ (bất trước).

Tuy nói thế nhưng Đầu Tử mặc nhiên hứa khả.

Về sau, sư đến Đông Kinh, gặp lúc có Lương thiếu Bảo Lý Tư, là anh của tiết độ sứ Hà Dương Lý Hãn, vốn người tin sâu nội điển (Kinh sách Phật giáo), nên càng kính trọng sư, bèn thí cúng hết gia sản để cất viện gọi là Quán Âm Minh Thánh thỉnh sư cư ngụ. Chu Cao Tổ và Chu Thế Tông hai đế lúc còn tiềm ẩn, thường vào phương trượng, luôn thi lễ quì gối. Lúc Cao Tổ tức vị, đặc tứ hiệu Tịnh Giới Đại Sư, chúng tăng thường có mấy trăm người.

Năm Càn Đức tháng 3 năm Bính Dần bị bịnh, dặn dò môn nhân xong, nét mặt vui vẻ, chắp tay mà qua đời, thọ 85 tuổi, thọ lạp 65. Ngày mùng 8 tháng 4 năm đó, xây tháp ở góc Đông thôn Phong Đài.

 

 

THIỀN SƯ LINH KHOA núi TAM GIÁC KỲ CHÂU

PHÁP TỰ ĐỜI THỨ NĂM của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ

PHÁP TỰ của THIỀN SƯ LINH ĐẠO

 

Ban sơ, sư tham yết Thanh Bình. Thanh Bình hỏi:

- Đến để làm gì?

Sư nói:

- Đến để lễ bái.

Thanh Bình hỏi:

- Lễ bái ai vậy?

Sư đáp:

- Đặc lai lễ bái Hòa thượng.

Thanh Bình nạt rằng:

- Gã thầy tu ngu độn !

Sư liền lễ bái, Thanh Bình dùng sóng bàn tay nhắm ngay cổ sư chặt một cái. Sư từ đó vén áo thờ Thanh Bình làm thầy, mật thụ tông chỉ.

Sau khi sư làm trụ trì, có ông tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Hôm sau sẽ nói cho ông nghe, hôm nay nói không được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2021(Xem: 11930)
Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi: Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi... say với ai?
14/04/2021(Xem: 10669)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
01/04/2021(Xem: 9700)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
22/03/2021(Xem: 6680)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
16/02/2021(Xem: 4722)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
15/02/2021(Xem: 9440)
Trong vườn hoa thì có nhiều hoa và có muôn màu muôn sắc khác nhau. Vườn hoa lúc nào cũng đượm mùi thanh nhã, thì vườn thơ cũng không khác gì vườn hoa. Tuy nhiên nói về thơ hay định nghĩa về thơ thì rất khó ; do đó, chúng ta nhìn về thơ thì cũng tựa như ta nhìn vị họa sĩ qua cây cọ hay là nghe tiếng đàn qua vị nhạc sĩ đang hòa tấu. Những thập niên trước đây, khi ra hải ngoại, mỗi lần đi hướng dẫn những khóa tu tập, sau giờ giải lao, có những vị Phật tử vui tính xin giúp vui giải lao bằng những lời ca tiếng nhạc hay âm điệu ngâm nga những câu thơ của chư Tôn đức sáng tác, hoặc tự thân họ làm ra để giúp bầu không khí tu tập thêm phần sinh động. . . .
03/02/2021(Xem: 19210)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6165)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 7018)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8352)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]