Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trong nhờ đục chịu

29/03/201320:52(Xem: 4042)
Trong nhờ đục chịu

 

TRONG NHỜ ĐỤC CHỊU


Tỷ kheo Chánh Kiến lược dịch

---o0o---

LỜI GIỚI THIỆU

Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)

…. Tơi tự nghĩ mình nên dành thời gian và tiền in ấn cho các nguyên bản chưa cĩ người dịch thì cĩ ích cho độc giả hơn nên đã ngừng tay. Nhưng rồi bây giờ đọc lại, thấy tiếc tiếc những văn đoạn đắc ý đã dịch nên đành lược lại để cho ra đời văn bản ngắn này.

Văn bản này sẽ đề cập tới cái nhìn của Phật Giáo đối với những hơn nhân vụn vỡ theo ý kiến của tác giả. Như nhà thơ Triều Tâm Ảnh đã viết:

“sợi khĩi vương vào mắt

cay cay suốt một đời

hạt lửa rớt tim người

trăm năm khơng nguội tắt”

Xin các bậc cao minh hiểu được lý do ra đời này của tác phẩm mà hãy xem nĩ như là cơn giĩ thoảng như là cụm mây bay, đừng tốn thời gian gĩp ý, cho phép tơi được thảnh thơi lo chuyện khác, xem rồi thì hãy quên đi.

Như những tri âm tri kỷ đã từng quên tơi… và như tơi vẫn thường muốn quên đi những tín đồ đã dạy tơi nhẫn nhục trong những giai đoạn khốn đốn của trần đời.

Đĩ mới thật là “trong nhờ đục chịu” vậy!

Montreal, khuya 02/05/2005

- Tỷ kheo Chánh Kiến lược dịch

**************************

* Xin trao tặng sư cơ Huệ Minh, người đã cho tơi một gốc trời để làm xong chuyện.

ĐƯỜNG TÌNH VẠN NẺO:

A/ Chia tay bên cầu – không còn cách khác

“Nàng mang đến cho tôi hai niềm vui,

khi tôi cưới nàng và khi tôi chôn nàng”

(1 danh nhân tàn nhẫn, quên tên!)

Ly dị cũng lon ton trở thành vấn đề tranh luận sôi nổi giữa các tôn giáo đáng kính. Có người tin rằng cưới nhau là được đăng ký trong sổ thiên đường nên con người không được phép chơi trò xa nhau tình nồng của thánh thần Ngưu Lang – Chức Nữ. Nhưng, nếu ông hay bà thật sự không thể hút chung điếu thuốc để gẫm về thế thái nhân tình, thay vì dìu nhau trong cơn quái mộng, cưu mang và đẻ ra thêm mâu thuẫn, sân si và oan trái, họ nên được quyền chia đôi cái giường rồi hạnh phúc chồm hổm trên nửa mảnh tình hồng của mình.

Trong Phật giáo, miễn là trì giữ giới pháp nghiêm chỉnh, còn ba cái chuyện ly thân - ly dị nếu cần cứ thoải mái. Họ không khoái nhau nữa thì chỉ có ăn cướp bất lực mới trói chung họ thôi. Ly thân được chuộng hơn, để một túp lều tranh hai quả tim vàng giờ chảy thành chì chịu đựng nhau lâu dài hơn, để cái thuở ban đầu lưu luyến ấy thật sự không còn tồn tại, thì... thôi.

Đôi khi họ thích ly thân hợp pháp hơn, một loại ly dị mà đôi khi hôn nhân vẫn có thể tồn tại, với nhiều nguyên nhân – nguyên cớ, đồng sàng dị mộng vẫn phải nối giường để tấn mùng... đi cho trọn đoạn cuối thiên đường.

Nhiều cớ cho luật sư ăn lắm. Khi lửa tình thình lình nguội lạnh và lời thề dưới trăng của chú Cuội năm nào cũng tắt theo, “yêu, tôn trọng và chăm sóc cho nhau trọn đời”; “em không thể sống thiếu anh!” nhưng giờ thì, em không thể sống thiếu anh ấy.... “em là tất cả!” nhưng anh không có gì cả.... ly dị là giải pháp tốt nhất, lửa không cháy thì dập cho rồi, âm ỉ chi cho khói cay mắt. Đương nhiên cũng có những nguyên nhân khác, như muốn thắp nến khác - nồi nào nắp vung nấy nên muốn đổi nắp, như có green-card rồi, như khác biệt trong gia đình – các bà mẹ đeo đuổi công việc, bon chen sự đời, chia tay cho rảnh tay, đành lòng tặng cảnh gà trống nuôi con cho một thằng khờ.

Liên tưởng đến lời Phật khuyên nhỏ rằng, bò già mà ham cỏ non, chồng lụ khụ mà mụ mơn mởn, thường không xứng hợp, ghen bóng ghen gió và đa nghi đủ điều (kinh Parabhava)... nhưng bê con phải nhai cỏ già thì đời bi thảm hơn nhiều!

Trong Đạo luật Cải cách (Hôn nhân và Ly dị) 1976, hiệu lực từ 01/03/82, những tòa án Hôn Nhân khắp Mã Lai có quyền gỡ rối tơ lòng, hoà giải và quyết định cho đôi lứa mọi nơi kể cả Kuala Lumpur, riêng những mối tình Hồi giáo đáng thương thì tuân thủ luật Syariah và pháp quyền toà Syariah. Luật Mã Lai cưỡng ép những thể xác không còn gì để mất, những tâm trí bải hoải không còn gì để chán phải đưa những trở ngại vất vả chính đáng trong yêu đương ra toà Hôn Nhân xem xét trước khi lá đơn đoạn tình cú chót kia được đệ trình.

Luật Mã còn cho thời hạn 6 tháng để đôi nhân tình sang giai đoạn tính toán không còn tình tự kia tự tìm ra lối giải quyết thỏa đáng. Chia tay rồi chia của, đôi khi anh hùng nhường thì tiếc liếc không xong, nữ nhi giành không xuể còn nhường thì sau này thỉnh thoảng cứ lẩm bẩm hoài... gương vỡ lại lành không nỗi, chia gương ai cũng đứt tay, thế gian ơi sao nhiều cay đắng! ngày nào âu yếm thương yêu, tặng nhau đủ thứ... giờ thì chia chác giành giựt, trông thật kỳ cục.

Theo luật định, mọi toà án phải thẩm tra ba bốn bận (hearing) trong 6 tháng cho mỗi trường hợp (case). Nếu không có dấu hiệu châu về hợp phố, toà sẽ cấp cho đương sự một xác nhận hiệu lực. Chỉ sau khi được cấp xác nhận, đương sự có thể trình đơn ly dị lên toà Tối cao qua một luật sư may mắn.

Bất hạnh thay! khi toà chấp nhận đương sự cô đơn để ban phát niềm vui khôn tả như ngày cấp hôn thú, thì thằng Tý con Tèo dưới này đang ngơ ngác nghe ba má tranh cãi kịch liệt, toà nói gì đó, rồi bỗng kết thúc vui vẻ không ngờ... phải trở thành những nạn nhân vô tội, chịu đựng một chuỗi tệ hại của một cuộc đầu tư mái ấm thất bại ê chề.

Ly dị là một hiện tượng xã hội và là cái quỷ quái gì đó ảnh hưởng tâm lý trẻ con, chúng có thể cảm giác một đời bấp bênh, cầu bất cầu bơ,... người lớn chơi ác quá! con có thể tin ai bi giờ, trời ơi! Không tin ai nỗi: ba má còn chia tay bỏ con mà. Chúng phải đương đầu non với vô số vấn đề của sự chấp nhận mới, thích nghi mới, và một đời làm con không bảo hiểm. Những đứa nhỏ sống ở nơi không có núi Thái Sơn hay biển Thái Bình phụ mẫu, sẽ cần tư vấn, hỗ trợ đức dục thường xuyên và được tạo các thuận lợi êm ái để vượt qua giai đoạn chấn thương trong manh đời khon nan này, một đời mồ côi sống có cha có mẹ cũng như hai vầng nhật nguyệt tròn vẹn hai con zero.

Chư vị Thái Bình – Thái Sơn sau khi ly dị đó thường được mô tả như là những người khoái lạc chủ nghĩa, chỉ quan tâm hạnh phúc riêng tư và quên đi các cục nợ nhỏ. Vài đứa phải sống với dì - dượng ghẻ khi cha - mẹ bước thêm bước nữa và lôi chúng theo, chúng sẽ phải tự sắp đặt một cuộc đương đầu mới, đơn độc chống chọi nếu lỡ gặp chả – mẻ không tốt. Hầu hết chia ly đồng nghĩa với việc tuổi ấu thơ bị hắt ra khỏi quyền được sống êm ái dưới mái ấm ruột rà, cha mẹ rứt ruột thêm lần nữa để vui duyên mới. Do những ý tưởng phiền phức đến sớm này tác động mà trẻ thiếu tập trung, kết quả giáo dục học đường cũng tan theo phán quyết của toà, người ta gọi là hệ quả. Trẻ sớm trở thành ngựa chứng và tội phạm non, hận đời qua khói thuốc nhiệm mầu.

Khi ly dị rất thường đem đến những chuyện chẳng vui vẻ gì và sự chịu đựng thể chất trong tay những ông cha bà mẹ sân si, trẻ có ấn tượng và bị ám ảnh về hôn nhân khi trưởng thành, hôn nhân đe dọa sự tự do - an lạc trong cô đơn, “không cãi vả không là vợ chồng” nên chẳng mong gì hạnh phúc đến từ aû hay hắn cả. Sau ly dị của cha mẹ, trẻ chia tay mái gia đình và chuẩn bị tư tưởng cho ly dị với cái được gọi là hôn nhân sau này, làm sao tin người khác phái nỗi khi chính cha mẹ mình đã gạt nhau một mối tình. Đôi khi trẻ sẽ không bao giờ hiểu cái gì được gọi là niềm tin yêu, niềm tin là sự tưởng tượng của loài người như con rồng Tàu và tình yêu là tình dục, vậy thôi! Chúng biết khóc trước khi biết nói, mất niềm tin trước khi biết suy nghĩ và ly dị trước khi kết hôn.

Ơû vài đứa, những vết thẹo lòng có thể được thời gian hiền từ xoá nhoà. Còn mấy con ngựa chứng khác thì chúng nhái Evis Phương ca bài “Vết Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang”... ngựa hoang về tới bến sông rồi, cởi mở lòng ra với cõi đời. Nhưng đời, làm ngựa hoang chết gục, và trên lưng nó ôi, còn in những vết hằn... Ly dị không còn là chuyện chúng mình mà ảnh hưởng lung tung trong môi sinh của những kẻ vô tội khác. Đó là đường cùng, phải có áp lực nặng nề lắm con người mới tìm tới và xé nát gia cang, nên đành chịu - đừng đòi hỏi con mình sau này có hiếu!

Hầu hết những đứa trẻ bất hạnh này chẳng cần biết gì tới “hoà bình thế giới”, chúng chỉ mong cha mẹ hoà giải lại, đôi khi thương quá nên đêm đêm quỳ ở chân giường thầm mong và nguyện cầu thổn thức trong bóng tối, má ơi ba ơi đừng có chiến tranh 8 nóng 12 lạnh gì nữa, đời sống gia đình không cần những phút giây Rock’n Roll này, phải chi như ngày nào.

Phải quan tâm đúng mức để đảm bảo việc ly thân trong một bầu không khí thiện chí và hiểu biết do chấp nhận những giải pháp hợp tình hợp lý, không tạo thêm giận hờn. Trên thực tế họ sẽ cố gắng tạo thân tình như chỗ bạn bè. Từ bạn thân tiến tới bạn tình thì dễ, từ tình nhân chuyển lại tình bạn cần phải cố gắng! Nếu họ đã có vài đệ tử, họ sẽ cố hạn chế tổn thương trong mức có thể cho trẻ khi ly dị và giúp chúng thích nghi tình hình mới. Quan trọng nhất là bảo đảm tương lai chúng sẽ được chăm sóc tốt. Thật là vô nhân đạo khi họ đánh rơi sản phẩm, từ bỏ trách nhiệm, để chúng tự lập quá sớm, dẫn đến một đời khổ đau, ra đời với tiếng khóc rồi sống với tiếng khóc trong lòng.

Khi người đàn ông với bất cứ lý do gì mà chủ động ly dị thì bà vợ thường không bị tổn thất lắm trong thủ tục. Mộng yêu đương, mơ một đời hôn nhân hạnh phúc của nàng sẽ tan tành trôi lên bến giang đầu theo thuyền Trương Chi. Nhất là khi ông xã muốn chia tay để đóng xuồng khác, bà sắp bị bỏ thì thường cảm thấy đất trời sụp đổ, đau nhói tim đen, thất vọng vô cùng, oán thán bi thảm như vầy, “tận thế rồi! tận thế rồi! để tôi tự tử cho ổng hối hận ngàn đời vì cái tội dám chê trái đất của tôi, làm cho thế giới này tanh bành té bẹ rồi!!!”.

Rất là kẹt, tình trạng đi cũng dở ở không ai cho của các nàng bị bỏ tại Mã Lai là một thực tế đau buồn, có quyền chăm sóc con mà không có quyền bảo bọc hợp pháp. Tiếp theo tình trạng khó xử này, các nàng có bổn phận lo cho con phải đối mặt là đòi cha kế của chúng tập làm những gì mà nàng đã làm cho con. Cái gì xảy ra nếu người cha bất đắc dĩ kia không chịu cùng làm hay ông ta không thể? Đứa nhỏ bất hạnh kia cần một hộ chiếu du học chẳng hạn, để thoát vòng lẩn quẩn lúng túng này. Được vậy cũng là may!

Chỉ khi mà, sao cho chồng cũ phát điên, phạm tội hay chết cho rồi, nàng được quyền lo cho con hợp pháp. Trong hoàn cảnh này, luật sư thường đòi người mẹ nộp đơn xin quyền làm mẹ, nhanh hơn thời gian từ ly thân đến ly dị nhưng chưa bao giờ là một thủ tục dễ dàng.

B/ KỲ THỊ GIỚI TÁNH

... đã đến lúc đàn ông đòi quyền bình đẳng.

(nhiều ông nói vậy!)

Đức Phật dạy rằng, nếu chúng ta có khả năng hiểu biết bất cứ điều gì, chúng ta phải học “nhìn mọi sự như nó là” (vạn pháp như thị). Phân tích rồi so đo đàn ông - đàn bà, Ngài kết luận rằng không có trở ngại gì ở phụ nữ, hãy để cho họ tu và đạt thánh quả - mức thanh tịnh tâm cao nhất - như các thiện nam tử. Đức Phật đã phải đối diện với các đối nghịch mạnh mẽ trong việc mang lại tự do hoàn toàn cho phụ nữ quyền hoạt động tôn giáo, tu.

Trước khi Ngài giải phóng phụ nữ, những phong tục và truyền thống thời đó xem phụ nữ như là động sản, vật sở hữu hay là món đồ chơi của đàn ông. MANU, nhà lập pháp của Aán Độ cổ đại, phán rằng phụ nữ thì không sao bằng đại trượng phu được (Trung Hoa cổ đại cũng nghĩ vậy!). Vị trí xã hội của họ rất thấp, đóng khung trong việc tề gia nội trợ, giới hạn trong bếp và trên giường thôi. Họ không được vào đền thờ, thực hành các lễ nghi tôn giáo trong bất cứ phong tục tập quán nào, vào bất cứ thời điểm nào trong tháng, trong khi các tượng nữ thần xuất hiện trong đền trước cả những phong tục này, pourquoi?

Ai mà hiểu nỗi tại sao.

Như chúng ta đã ghi nhận ban đầu trong tiêu đề “Kiểm soát sanh nở”, khinh thị phụ nữ thậm chí bắt đầu khi bé gái chưa hay vừa ra đời! Việc phá nữ thai phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay chứng thực cho sự thật khủng khiếp này. Phần “Hoạt động giải phóng phụ nữ và ảnh hưởng của nó trong đời sống gia đình” sẽ đề cập thêm về vấn đề kỳ thị phụ nữ trong các xã hội sung túc, đặc biệt chi tiết về những ai nuôi tham vọng cho cái ghế tổng quản lý trong các hội đoàn có chị em ta.

Tại những nước đang phát triển và chưa thèm phát triển, tình trạng này chỉ có thể được mô tả ở mức quá tệ hại và đáng phàn nàn trong những báo cáo được tiết lộ sau đây.

Trong xã hội đê mê lễ nghi của Aán Độ, đàn ông làm chủ tình hình, goá bụa là một số phận bi đát cho phụ nữ. Nhiều trường hợp các goá phụ (nhiều nàng ở độ trăng tròn lẻ hay đôi mươi) trở thành phế thải trong gia đình và bị những sinh vật tự xưng danh loài người xa lánh.

Sống trong các gia đình mê tín dị đoan, nàng thường bị nhà chồng gán tội sát phu và thậm chí bị tẩy chai lạnh lùng. Có vài sự lựa chọn âm thầm dành cho nàng. Người Aán giáo rất khó chịu việc phụ nữ tái giá, đàn ông thì không sao! Cho đến thời đại con người lên tới cung trăng rồi, goá phụ vẫn bị yêu cầu nhảy lên đài hỏa táng chết theo thằng chồng yểu tử kia trong cái truyền thống chung thuỷ được biết là SATI. Dù việc thực hiện theo lệ không theo luật Anh vài thập niên qua, trường hợp được biết gần đây nhất xảy ra vào 1996! Hầu hết phụ nữ Aán có một chút mong ngóng thay đổi khi phòng không chiếc bóng. Người bị xem là sát phu, là người dám sống lâu hơn phu quân, sống mà bị xem như một cái xác chưa chôn.

Một bi kịch điển hình có thể được trích dẫn của một goá phụ non, người đã trãi qua lệ tảo hôn - một phong tục khá phổ biến khác của nông dân Aán (Trung Hoa, Việt Nam và vài nước Á châu khác trước đây cũng vậy!). Cô bé than thân trách phận rằng: “tôi bị gả cưới lúc chỉ mới 5 tuổi, còn thằng chồng mà tôi chưa hề thấy trước đó được 13 tuổi, ảnh chết một tháng sau đám cưới. Chịu không nỗi, người ta cho chúng tôi ăn rồi ép gả, rồi bây giờ nói tôi là goá phụ, goá phụ là gì?”.

Theo Ngân hàng Thế giới (W.B.), 65% phụ nữ Aán trên 60 tuổi là goá phụ, biểu đồ đó tăng lên 80% ở goá phụ qua thời thất thập nhi lập.

Hội Phụ Nữ Dân Chủ Toàn Aán Độ (The All India Democratic Women’s Association) báo cáo rằng, ở nước này nhân dạng của giới quần hồng được xác định bởi sự tồn tại phụ thuộc vào giới mày râu, nên goá bụa có ngụ ý rộng hơn việc đánh mất một ông chồng, nghĩa là mất cả chính mình.

Tình trạng này không khá hơn gì ở các nước láng giềng. Từ lâu rồi, các gia đình xem con gái là sự thấp kém, xui xẻo hơn con trai, nữ sanh ngoại tộc”, và đối xử với chúng tàn tệ như đã nói trên. Con gái được xem chỉ thích hợp cho ba cái chuyện lặt vặt trong nhà, tề gia nội trợ, bếp núc thêu thùa... sống qua một chuỗi các hoạt động xã hội nơi nảy sinh, mầm mống và gia cố sự kỳ thị chống lại chính mình. Con gái trở thành một gánh nặng kinh tế và là một bổn phận đạo đức - con mình thì phải nuôi, nuôi cho lớn để làm dâu phục dịch nhà người. Chưa hết, con gái được mong đợi, tuyển chọn ở sức khoẻ, siêng năng, có giáo dục và khả năng làm người mẹ tốt, đứa nào tệ quá thì đành sống dưới vầng mây xám. Nhiều thằng con trai trưởng thành cứ nghĩ rằng chị em của mình là hạ cấp, đối xử với họ tệ hơn tình thương mà chị em dành cho cậu ấm nhiều. Lạ thay thành kiến này được củng cố ở nhiều tầng lớp trong xã hội, kể cả chính phụ nữ!

Có lẽ vấn đề lớn lao và duy nhất là thiếu hỗ trợ và dư hạn chế các khuôn mặt mày liễu khi họ muốn làm gì đó trước những nguyên tắc truyền thống đã phân định họ như việc nội trợ, vú nuôi cho em ruột, làm đầu bếp hay dọn vệ sinh. Được huấn dục lâu đời như vậy, các cô sẽ trở thành những bà vợ đảm đang khi trưởng thành.

Như một bé gái 16 tuổi ở Rawalpindi chỉ ra rằng: “xã hội chúng tôi xử tệ với con gái, ở đây người ta không cần giáo dục nữ nhi vì nữ sanh ngoại tộc, chúng sẽ lên xe hoa và tuỳ thuộc vào gia đình chồng nên mọi sự chuẩn bị là vô ích. Họ vu quy ở tuổi ấu thơ, thường là 13, đâu cũng vậy. Phần còn lại của đời chúng là chăm lo mọi thứ, cưu mang và dưỡng dục con cái trưởng thành theo khuôn vàng thước ngọc nhà chồng”. Đời nó chỉ lo cho con trai, còn con gái thì sẽ được gả sớm đi làm má non, như má nó và nó đã! Đây là một trong những nguyên nhân của lệ tảo hôn, gia đình chú rể phải nuôi dạy thành viên tương lai của mình từ nhỏ, lo những việc mà thân thích ruột rà của nó ngán quá!

“Chúng ta cần có nền giáo dục bắt buộc và miễn phí, kết liễu hủ tục này” cô bé nói tiếp, “con gái cũng sẽ có việc làm trong khả năng, làm ở những nơi không có kẻ chê bai và kỳ thị gái trai, phân biệt đẹp xấu này nọ... nên cha mẹ sẽ cho phép đi làm, không thể phản đối. Tôi luôn ân hận vì sanh trong kiếp nữ nhi thường tình, bị coi thường quá! có những lúc tôi không được phép làm gì đó, tôi chỉ có thể đi vào phòng, chỉ có thể khóc và chỉ có thể nguyện cầu thần thánh nào lởn vởn đâu đây, làm ơn biến tôi thành con trai”

Nay bạn có thể giải phẩu thành con gái, cắt gọt dễ hơn lắp ráp, dễ như bạn có căn nhà nhưng trong cơn say sỉn có thể ngủ ngoài vỉa hè, còn chuyện ngược lại vẫn là việc khó. Nói một cách thẳng thừng, Phật giáo vẫn xem việc sanh làm nam là phước, sanh làm nữ do nghiệp ái nữ sắc quá đậm trong quá khứ, vì vậy trong khả năng có thể chúng ta nên nâng đỡ và hỗ trợ các vị bồ tát trong tương lai. Lady first là phép lịch sự bù lổ của Aâu Mỹ! Hy vọng các cô gái mong mỏi chấm dứt các hủ tục và sự kỳ thị phụ nữ đã toại nguyện.

Dự án Chăm Lo Bé Gái ở những nước như thế đang chậm rãi thay đổi những điều này bằng việc đào tạo các cô gái nồng cốt làm tác nhân cho sự nhận thức về các vấn đề của phụ nữ và sự kỳ thị họ đối mặt tại bổn quốc.

Giáo dục hầu như thường bị hạn chế. Nhiều bé gái ước mơ bên song cửa sổ lớp, phấn đấu vào lớp. Có khi các gia sư giúp đỡ bé, họ tin là đời con gái sẽ được cải thiện hơn sau trang sách.

Trong nhiều xã hội, chỗ của phụ nữ là quanh quẩn trong nhà. Gái có chồng phải gánh món nợ chung tình để làm tốt phận sự của người vợ người mẹ. Không có cái gọi là “phụ nữ tự do”, mặc dù có phước sanh trong những xã hội tiến bộ họ vẫn bị khinh thị. Như ở những nơi công cộng, họ bị yêu cầu phải ngồi xa, phía sau và ngoài tầm ngắm nghía của quý ông. Có khi các bà được xếp đặt ngự ở hậu trường, không phải để giật dây hay mang đến quyết định chũ chốt mà là một dấu hiệu tế nhị, cho thấy vai trò chờ cứu xét của họ ở phía sau, là “cộng khổ” chứ không thể “đồng cam” với mấy ông.

Nhiều người tin chắc rằng quý bà rất dễ sa ngã, đàn bà là tội lỗi. Đàn bà là tội lỗi, dĩ nhiên định nghĩa này không có trong La Rousse, chỉ ở bộ nhớ cá nhân thôi. Theo họ, tốt hơn cho mấy bà lui cui với nội trợ suốt ngày để có thể quên đi thân phận lỗi lầm bẩm sinh của mình.

* Hoạt động giải phóng phụ nữ và ảnh hưởng của nó trong đời sống gia đình

Đàn ông xưa tất bật lo cơm áo gạo tiền bên ngoài, đàn bà ở nhà làm nội trợ và chăm sóc chồng con. Vì vậy có câu nói phổ biến là, “chỗ mấy bà là ở nhà” trong khi chỗ mấy ông xưa nay là ở cơ quan, công xưởng, ruộng đồng, hay đâu đó... quán nhậu, nhà bà nhỏ chẳng hạn, bất định, chưa ai kiểm tra được!

Phụ nữ ngày xửa ngày xưa là thế đó, thế giới hoà bình. Giờ thì tiếc thay khuôn mẫu ấy đã phai nhoà từ vài thập niên qua, người làm ra tiền là người nắm quyền nên càng ngày càng đông quý bà lăng xăng tìm việc. Nhưng số đàn ông đúng nghĩa, biết phụ công việc nội trợ truyền kiếp của bà nhà rất hiếm, các bà đảm đang cả hai, full time và part time. Xã hội nông nghiệp đâu cũng vậy, vẫn thường khuyến khích bổn phận mẫu từ hơn là danh vọng quyền lợi, người ta sợ câu “giàu đổi bạn sang đổi vợ” không chính xác. Trong văn phòng, bà bỗng nhớ vị trí ngày xưa so với nay, so với chồng, so với bạn bè bên ngoài... cái nắp muốn đổi nồi!

Xã hội chấp nhận hoàn toàn một sự thật phổ biến là, các bà độc thân thường tự lo cho mình và phụ giúp cha mẹ, gia đình một cách rộng rãi. Hầu hết các bà tìm việc do nhu cầu kinh tế và để thay đổi cách nhìn về lối hoàn thành công tác riêng. Theo tiếng gọi của phong trào giải phóng phụ nữ, so tài với mấy ông bên ngoài dường như là giải pháp của nhiều bà. Rồi họ cân nhắc ghê gớm giữa hai việc: bồng con hay bon chen? Vô trách nhiệm thay các bà mẹ sáng tạo ra sự sống cho trần gian này rồi giao nó cho người khác lo, chẳng cấp dưỡng gì cả. Cô có trách nhiệm với sản phẩm của công ty còn của chính cô thì sao đây?

Càng ngày càng nhiều bà ôm đồm cả hai, giờ thì hầu hết họ phân định cho cái áy náy giữa tiếng khóc trẻ thơ ở nhà và âm thanh văn phòng, thuê người hầu lo! Số lượng này gia tăng theo số nữ sinh. Qua nhiều năm, giới quần thoa đã tạo được những tiến bộ vững chắc trong nghề nghiệp và lấn chiếm những đỉnh cao, những vị trí quản trị quan trọng trong chính quyền và lãnh vực tư nhân, “madame” có một hàm nghĩa mới và “bà chủ” không có nghĩa chỉ là chủ nhà! Khuynh hướng này hầu hết ở thành thị. Trong lãnh địa chính trị, các madame dựa ngửa trên ghế bộ trưởng, đi xa hơn để tìm thấy chính mình nhiều hơn trong sự thu hút hào nhoáng của cuộc sống công cộng, trong khi ông nhà bị đổi vào hậu cảnh và phải biết an phận thủ thường, co ro cúm rúm để tồn tại trong cái bóng vĩ đại của bộ trưởng gia đình.

Tuy nhiên, những nữ quản lý tài ba leo tới nấc thang tột cùng vẫn còn phải đối mặt với các hình thức tế nhị của kỳ thị giới tánh. Đối mặt với cách biệt giữa hai hàm có râu và không là những bà đầy tham vọng muốn nhai nuốt tất cả, những chuyên gia đặc trách, hầu hết là làm sếp. Những quyết định của ban điều hành thường kết thúc với ghi nhận đành đoạn sau: “ chúng ta bất đắc dĩ hướng nghiệp họ cho má ở đây vì đầu tư của chúng ta sẽ thất bại nếu họ về nhà làm mẹ”.

Kỳ thị này ở cấp độ hành chánh không dễ minh chứng, vì vậy thuật từ “trần nhà thu hình” được đặt ra để mô phỏng những chướng ngại vật vô hình nhưng khắt khe hạn chế con đường mà phụ nữ đạt tới cấp cao của quyền lực tập đoàn. Mặc dù vài người tuyệt đối phủ nhận sự hiện diện của cái hàng rào ấy, đường danh vọng cầu tiến của họ vẫn bị cản trở bởi thuật ngữ trên. Nên để ngồi vào ghế hàng đầu đó, phụ nữ phải có sự lựa chọn giữa công việc và gia đình dứt khoát. Những bà mẹ công chức có lương tâm, có cả người làm việc nhà và chăm sóc con cái cho, phải nhận thức rằng họ có thể không bao vờ đem con bỏ chợ, để cục cưng trong vòng tay kẻ lạ, tới đâu thì tới yêu nghề cỡ nào cũng đành quyết định bỏ việc. Nhưng thực tế đau lòng thì ngược lại, có người phải chọn công việc vì phí tổn của gia đình và babies.

Đứa nhỏ có quyền được ăn no mặc ấm, nhưng con tim và khối óc – tinh thần và tâm lý – quan trọng hơn. Cấp dưỡng tiện nghi vật chất trở thành thứ yếu nếu đem so với tình phụ mẫu. Chúng ta biết nhiều người nghèo quá đi, lợi tức ít ỏi cũng ráng lo cho con đầy đủ, cả tiền của má lẫn tình của mẹ, bao la như biển Thái Bình.

Trái lại, mấy bà mệnh phụ phu nhân giàu có lại cung cấp mọi tiện nghi vật chất cho các tiểu thư và cậu ấm nhưng tình phụ mẫu thì cơ hàn, để khi chúng trưởng thành theo tuổi thì tâm lý và đạo đức vẫn ấu trĩ. Các phế nhân lành lặn này thường mong ngày thừa hưởng di chúc và tranh nhau tưng bừng.

Có bà có thể cảm giác rằng việc khuyên răn chúng để tập trung vào gia giáo dưới vẻ trang nghiêm của họ là những gì rẻ rúng, lỗi thời, phản ảnh tư tưởng cổ hủ, bảo thủ. Thật ra trong dĩ vãng, phụ nữ bị đối xử quá tệ, do không biết họ là cái xương sườn của đàn ông thay vì sự yếu đuối tự nhiên. Từ Sanskrit gọi người vợ là gruhini, nghĩa bóng bẩy là chủ nhà, chắc chắn không ám chỉ phụ nữ ở cấp thấp. Nó mang nghĩa phân chia trách nhiệm giữa nam nữ tốt hơn.

Trong thời gian lưu học ở Aán, dịch giả thấy rõ từ gruhini này, người Aán tuy nghèo nhưng cũng đam mê tiền bạc như nhiều người khác, và khi tôi tranh cãi với ông chủ về tiền nhà bị ông ta do say xỉn mà tự nâng lên đột ngột, thì bà chủ lên gác trọ bằng tướng đi của sumo Nhật và hỏi “cái gì đó?”, ông lúng túng trả lời “không có gì!”, tôi cũng như ông ngán cái dáng đứng vuông vức dài rộng như nhau của bà nên cũng đành đáp theo phản xạ “không có gì”!... Khi chúng tôi đi ăn chung với bạn học các nước thì các nữ sinh viên Aán Độ chủ động chi trả rất “ga lăng”, hoặc các ni cô Đại Hàn sẽ tranh với họ: “tôi đang học ở Aán thì phải tập theo phong tục Aán!”, tôi thấy man mác một nỗi buồn vui lẫn lộn với ngượng ngập dễ thông cảm trong mắt người bạn Aán khi nhường khoản này cho công dân một nước giàu hơn. Không như Việt Nam và phần nhiều các nước khác, con trai phải dành tiền cưới vợ, con gái tấn công trước bị xem là hàng ế ẩm, second hand, sale off! Hiện nay phụ nữ An Do vẫn lo cưới chồng, không có của hồi môn sẽ bị nhà chồng đối xử rất tệ.

Phụ nữ luôn thích tìm cách gia hạn tuổi thanh xuân và họ đang đấu tranh cho mọi lứa tuổi được bình đẳng với nam giới trong tất cả các lãnh vực giáo dục, chính trị, kinh tế, chuyên nghành, v.v... giờ thì ở tỷ số 9-10 rồi, đàn bà con gái cũng đá banh được mà. Đàn ông thường có cá tánh mạnh dạn, háo thắng bẩm sinh trong khi mấy bà thì nặng tình cảm, thật ra thắng tình là được tất cả rồi! Trong bối cảnh gia đình, đặc biệt ở phương Đông, cha nghiêm mang ưu thế của tư lệnh trong khi mẹ hiền là chiến hữu bị động. Vui lòng nhớ cho “bị động” không mang ý nghĩa của thương phế binh.

***

LÊN ĐỒNG !

Nó, xảy ra vào ngày 22/03/1996, nhằm ngày 4/2 âm lịch tại đền thờ Hai Bà Trưng, đường Hoàng Hoa Thám, quận BT, vào khoảng 13h đến 16h. Mặc dù hay trước nhưng tôi vẫn đến khá trễ do thăm bệnh một người bạn.

Ngồi quan sát, tôi chợt nhận ra người lên đồng đáng thương tâm hơn cả bệnh động kinh thuộc về thân của người bạn vừa được cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Cửa đền chỉ mở bên hông và vài người nhìn tôi với ánh mắt nên dành cho công an Khu Vực. Lên đồng, qua dọ hỏi vài quan niệm thuộc cõi trên và qua chứng kiến buổi lễ bằng ánh bàng quan thì người “có căn” được các vị bề trên “dựa” phải bỏ ra trên dưới một triệu đồng để được dựa vào xác mình, mà múa may và ban lộc cho các thính giả hầu đồng xung quanh. Tâm lý học có thể phán rằng, đây là “thị dục huyễn ngã” mượn thần thánh để làm nổi!.

Người lên đồng tự lo trước nhiều hình thức thời trang được kết hợp đông tây kim cổ khá đắt và sặc sỡ, một vài lục lạc cầm tay cùng các dụng cụ gây chú ý và ồn ào khác, nhang, dây nhựa quấn có tẩm sáp để đốt...trong bầu không khí sùng kính đến mê mệt kia, tôi tự nghĩ mình thật lẻ loi trên sân khấu đằng dưới này và có lẽ thần tiên xưa quen núi rừng nay đã thăng từ lâu. Vì không thể nào các Ngài chịu nổi một cảnh tượng sặc sỡ, náo nhiệt, ồn ào và phàm tục mang vẻ kinh doanh trong việc hối lộ thần thánh như vậy.

Người lên đồng còn phải lo trước một số quà lộc gồm mì ăn liền, xà bông v..v.. cho các tín hữu được mời mà họ thì nam nhẹ dạ như nữ, có người xăm cả lông mày, còn các bà phần đông đều hút thuốc, nặng phần nam tính. Phần họ, nói chung nếu được Larousse dịch ra Pháp văn thì phải thuộc Neuter.

Người lên đồng khoác một bộ đồ khác và trùm khăn đỏ phủ mặt trước khi khấn một vị bề trên khác dựa vào. Và rồi bỏ khăn xuống, cô ta đứng dậy múa may với các khí cụ riêng tùy theo “người dựa”. Nhìn bàn chân nhún nhảy, tôi nghĩ nó lai vài nét trong vũ trường. Và khi đưa nhanh từng đốm lửa vào miệng, tôi tinh ý nhận ra cô ta chỉ cắn nó giữa hai hàm răng cho vừa kịp tắt, trong một lớp nước mắm bảo hộ chăng? rồi những cây nhang, cây nhựa đốt, tiền lẻ...được phát ra cho những hầu đồng, do các bề trên dựa vào cho họ! Phát tài phát lộc, cũng chỉ dành cho khách mời và quen biết kế cận. Các cô cậu chú thím bề trên có phân biệt chăng?

Có phát tài không, tôi chỉ thấy họ thường phải đóng góp phần tiền lẻ trong túi mình cho đến khi họ cảm thấy không nên ngẫu hứng nữa thì mâm tiền lẻ đã thành chẵn và đúng nghĩa “lên đồng”.

Theo các hầu đồng thì cô ta sẽ múa may theo các sắc thái của từng vị bề trên dựa, nhưng tôi nhận ra chỉ chừng đó động tác thuần túy được phăng ra, múa men như say mùi nhang khói làm mờ mắt người đang mê mẫn vì nghĩ rằng đang đối diện thần thánh.

Phần nhiều là các bộ mặt sang trọng, có tiền của, vài bộ mặt sáng sủa, như có học thức. Và nếu tệ nạn mê tín mà theo họ là vô hại này là chưa được dọn dẹp cùng các đống rác không thuộc về tinh thần bên các vỉa hè, thì chưa biết đâu chừng, một sáng kiến cách tân nào đó của các bộ mặt sáng sủa trí thức trên sẽ đưa thêm vào “nghệ thuật lên đồng” này lối trình diễn Madonna, Linda Trang Đài và các ý nghĩa tương tự... khi có Adam - Eva, hay Chữ Đồng Tử dựa.

Đáng nể hơn cả trong buổi lễ lên đồng , là một tay nghệ thuật già với chiếc đàn cổ và một giọng hát đệm như hát chèo và liên tục... gây cho các thính giả cái cảm giác đang thưởng thức một thanh quản khá tốt, âm vực hoàn hảo, cường độ cao và các cơ bắp thuộc bộ phận phát âm không hề mệt mỏi suốt buổi như báo cho nhân gian hay rằng, ngoài chuyện ăn uống còn có việc gây ồn ào khác nữa.

Phần lên đồng đã mãn, một người Việt với 80% là đàn ông có bộ lông mày xăm đậm, tóc được uốn ép sấy nhuộm gội sao cho giống người Campuchia, đóng vai trò một ông lục Campuchia nào đó mượn xác nhập vào để bói toán cho mọi người. Đây là tiết mục đột xuất ngoài nghi lễ nhiều lần trong năm của đền. Khi lục nhập vào, một giọng nói lơ lớ khác thường của xác, mang âm sắc của một người miền Trung tập nói theo giọng miền Nam, phần thì như một người Việt sống lâu năm tại Nam Vang mới về, và ông lục Campuchia nói tiếng Việt đó phán những điều dĩ nhiên cho xung quanh nghe. Tôi đã thử hỏi ai đã nhập vào Hồng Vân trong một băng tấu hài, một mình sử dụng cả ba giọng Bắc-Trung-Nam.

Và bấy giờ, Đức Phật cũng bị các chúng sinh dưới này kéo vào việc bói toán. Trong đền, đi chung với lên đồng, bói toán, dĩ nhiên không thiếu các nàng xin xăm và gieo âm dương. Tôi nhắm, lắc lon xăm lâu văng ra một cây quá, phần thì tờ giải xăm được photo hàng loạt nên tôi nghĩ không cần phải thử những điều không thể tin. Còn gieo âm dương nghĩa là chỉ được khấn rồi gieo một lần, nếu một sấp một ngữa sẽ được như ý mong cầu. Tôi đã lo xa nên lén gieo tới ba lần và cả ba lần đều một sấp một ngữa đủ âm dương cả. Nhưng chiều hôm đó tờ vé số tôi mua đã không đủ những con số đã được xổ. Công Ty Xổ Số đã xổ trật chăng?

Nếu có xe tải băng qua ngã tư đường , các xe hai bánh có thể cập theo an toàn. Đâu cũng vậy, thần thánh có vậy không, đình đền của quý ngài có vậy không. Tôi hỏi một chị phụ việc trong đền, xanh xao nhưng có phần tỉnh táo hơn cả.

- Chị phụ ở đây có được trả lương không ?

- Không.

- Làm sao chị có tiền sinh sống và lo cho con ăn học?

Câu trả lời không rõ ràng, nhưng chúng ta có thể hiểu khi nhìn lên bàn thờ! Và ngoài đồng lương không cao lắm của ông xã chị, kinh tế gia đình của chị và một số người khác cũng đóng khung ở đó, an phận ở đó thôi sao ?

- Những buổi lễ như vậy, công an có hỏi thăm không chị ?

- Người ta vào mình phải biết điều chứ, hiểu luật mà !

- Chị có tin những buổi lễ diễn ra ở đây không?

Chị trả lời lại không rõ ràng, bằng những câu thường trả lời cho khách, nhưng ánh mắt thì trả lời chân thật hơn. Tôi chỉ muốn kể lại một buổi gặp gỡ, một sự kiện, vài chi tiết, còn ý kiến giải quyết những tệ nạn thuộc các ban ngành chức năng và xử lý xong nó, thuộc về thời gian.

*********@**********

Quán THỂ TRƯỢC

Khi đức Phật thuyết pháp quán thể trược nhằm tiếp độ một thiện nam, thì lại hữu duyên mích lòng một giai nhân tuyệt sắc con của thiện nam trên. Cho là đức Phật bôi xấu mình, oán thầm trong tâm, nên giai nhân đã trả hận, khi may phước lên ngôi hoàng hậu, và đã lãnh trọn ác quả ngay trong hiện tiền do xúc phạm thánh nhân.

“Trung ngôn nghịch nhĩ“, sự thật thường phũ phàng, nói ra thì tàn nhẫn, còn im lặng đâu thể hiện từ bi truyền đạt bản thể pháp chân như. Lời Phật luôn là chân lý nên có là hoàng hậu tuyệt mỹ thì thể trược vẫn là thể trược.

Thường thì người ta cho rằng, sống trên đời, mục tiêu cuối cùng của nam giới là sự nghiệp, công thành danh toại. Phần nữ giới là lập gia đình, một mái ấm cho mẹ tròn con vuông, nương tựa nơi một bóng tùng quân chở che, bảo bọc và đưa tiền chợ hàng ngày.

Nên thật là không quá đáng khi các sách vở trước thời Phật (như Kàmasùtra/ Ái dục kinh .v.v...) có đơn cử nhẹ nhàng bốn mươi cách thu phục và thuần hóa đàn ông dành cho những vị chân yếu tay mềm, yếu liễu tơ đào. Có khi chỉ là một lần liếc xéo, một nụ cười mỉm ... trắng nhợn và nham nhở hơn cả là trở về cuội nguồn của cụ bà Eva để hái táo trọi bể tim các Adam khờ khạo hay muốn khờ dại.

Một vị linh mục hay một vị thầy, nếu gục ngã trên chiến trường tâm linh bởi một bóng hồng hay một bông bụp, đều có nhiều phương cách ngăn ngừa và đối trị trước khi sự đã rồi.

Bông bụp tượng trưng cho một đoá hoa dưới điểm trung bình 5/10, dài rộng như nhau, trước sau như một, chẳng hạn. Được hái bởi những người trọng tình nghĩa qua gắn bó, qua thân cận hay qua các công tác tôn giáo. Nếu quán tâm vô thường theo ngày tháng thì ta thấy rõ rệt cái hậu vận ê chề rằng: Ngày mai, tâm phục vụ hôm nay sẽ cầm chổi rượt mình nếu không có đủ tiền chợ, tiền thuốc thang hay học phí cho các babies ...tâm phục vụ nếu vẫn là tâm phục vụ thì thật là bẽ bàng, nhục khí anh hùng cho đấng mày râu tu mi từ nhỏ chỉ quen quét sân lau bàn thờ.

Nếu vạn vật là trường cửu, đẹp mà trẻ mãi không già, các pháp hữu vi sanh, mà không hay chậm diệt, thì dường như đời này đáng chán lắm! làm sao có sự chênh lệch, so le và nổi bật giữa già trẻ, đẹp - xấu ... thế gian có Chơn - Thiện - Mỹ nhờ hai chữ vô thường, và người ta gắn bó trọn kiếp, ân cần trao nhau đắng cay nhờ hai chữ “Tình nghĩa“.

Phật dạy quán thể trược để đối trị sắc dục, nếu ngắt từng cánh hồng ra, thì dù là hồng nhung, hồng trắng hay hồng vàng, chẳng còn là hồng nữa.

Hãy nín thở một chút! giở Kinh Tăng Chi ra xem “không có một sắc-thinh-hương-vị-xúc nào khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người nam bằng sắc-thinh-hương-vị-xúc của người nữ“. Ta thở phào nhẹ nhõm! Phật thông cảm với phàm phu tục tử là cái thằng tôi này chăng?

Chúng ta hãy cung kính nghiêm cẩn trước trang kinh Girimànada này: “Thân này bao gồm tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, (hoành cách mạc), bao tử, lá lách, phổi, ruột già, ruột non, vật thực chưa tiêu hóa, phẩn, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu trong da, nhớt ở khớp xương, nước miếng, nước tiểu, nước mũi, (óc)”. Ba mươi hai uế trược trong thân này và trong cả thân nàng, trong mọi thân.

Ta hãy nhìn đi! tấm thân bao phủ bằng một lớp da nylon, trong chứa thịt, gân, xương, tủy, thận ... ngoài được trang trí bởi tóc, lông, móng, răng ... rồi được cài đặt dây chuyền, cà rá, hột xoàn ... tô son trét phấn viền lọ nghẹ, trong cả một nghệ thuật tân trang nội thất và rồi ta chợt nhớ đến những hàng thịt ngoài chợ: họ phân loại thịt, xương, da, đồ lòng ... ta có thể “làm ơn làm phước“ cho chính mình, sau khi quán tổng thể thân nàng như trên, ta phân biệt rõ ràng các uế trược như anh hàng thịt, anh ta muốn bán hết thịt còn ta thì hãy “bán mùi” tham ái bằng quán thể trược, có phần vũ phu như vậy, còn hơn là bị gạt gẫm đến mức phải từ bỏ hết mọi chức năng, sự nghiệp chỉ đổi lấy một mớ thịt da bầy hầy đầy mồ hôi nước dãi.

Ta khó lòng dùng tô canh mà trong đó rơi vãi vài tóc tơ dù từ một suối tóc đẹp mượt mà, và ta cũng từ chối ly nước nàng mời ta dù móng tay có được chải sơn tuyệt mỹ, vì nàng cầm ly như kẹp giấy ....

Ở đây, ta quán thể trược ngăn đoạn dục tình, không có ý bác bỏ các thể loại tình cảm, có khi tình cảm do tinh thần, bằng lý trí. Nhưng vô ngã, nghĩa là không có gì của TA. CÁI TA còn không có, chính mình hiểu mình trọn vẹn chưa xong thì mong chi cái ta khác tri âm tri kỷ, thông cảm và hiểu biết tương đối trọn vẹn cái ta này. Chưa kể trong tình cảm , có đôi khi ta thường ít kỷ, và sẽ mong mõi “chỉ còn lại đây ta với ta” nhưng ta ấy cũng đã và sẽ của nhiều CÁI TA khác. Vô ngã có thể là một thực thể cho tình tri âm tri kỷ trong tình bằng hữu thôi chăng?

Ta cũng không thể nào bác bỏ các tiêu chuẩn của thẩm mỹ học, nhưng tùy theo các mục đích mà ta xét đến những khía cạnh thích hợp. Đẹp vẫn là đẹp, dơ vẫn là dơ, uế trược.

Biết yêu đương là biết tồn tại, duy trì cho mai hậu. Nhưng các tu sĩ hoàn toàn, tuyệt đối không có bổn phận đó đối với xã hội hay giòng giống. Và nếu lỡ có một di truyền đào hoa theo bản năng sinh tồn của nhân loại thì xin hãy cứ yêu như yêu một đóa hoa, tình yêu thẩm mỹ ấy chỉ là ngắm hoa, đừng tàn bạo cho hoa lìa cành mà vướng vào mủ gai độc, “đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu...”. Ta sẽ đánh mất ta khi nào, chính ta và nàng đều không biết. Mê mẫn, khờ khạo , dật dờ, mất thần!

 

mọi chi tiết xin liên lạc [email protected]

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2013(Xem: 4432)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 13438)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 13623)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 3152)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 11320)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 3035)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 6297)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 4264)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 4595)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 3267)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]