Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Di tích Cổ đại Ấn Độ "A Chiên Đà Thạch Quật" ( Ajantà) vẫn Trơ gan cùng Tuế nguyệt Ngàn năm Tuyệt tác

31/08/202119:14(Xem: 7761)
Di tích Cổ đại Ấn Độ "A Chiên Đà Thạch Quật" ( Ajantà) vẫn Trơ gan cùng Tuế nguyệt Ngàn năm Tuyệt tác





Di tích Cổ đại Ấn Độ "A Chiên Đà Thạch Quật"
vẫn Trơ gan cùng Tuế nguyệt Ngàn năm Tuyệt tác

(印度古代佛教阿旃陀石窟)



Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch.

Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ.

Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. 

Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 400–650 sau Tây lịch bởi các tài liệu cũ hoặc từ năm 460–480 theo các tài liệu rộng rãi sau này. Đây là di tích được bảo vệ bởi Cục Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ và kể từ năm 1983, quần thể này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

A Chiên Đà Thạch quật Phật giáo cổ đại Ấn Độ được chạm khắc bắt đầu Phật điện, Tăng phòng. Thuật ngữ “阿旃陀石窟” xuất phát từ tiếng Phạn (अजिंठा-वेरूळची लेणी; 阿谨提那; Ajinṭhā-verūḷacī leṇī) nghĩa là “Vô tưởng-無想, Vô tư-無思”.

A Chiên Đà Thạch quật cổ đại khai tạc vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, triều đại Minh quân Thánh triết Ashoka (A Dục Vương), vào thời kỳ Ấn Độ Phật giáo Quốc đạo, Phật giáo đồ kiền thành kính phụng Phật Tổ, nghiên cứu đọc Kinh thư, tu thân dưỡng tính, thâm sơn cùng cốc cảnh sắc trở nên danh lam thắng cảnh tú lệ. Thời gian tứ phương Tăng chúng vân tập, hương hỏa liên tục. Sau khi khai tạc, Phật giáo nơi đây được duy trì và phát triển liên tục với thời gian gần nghìn năm.

Vào thế kỷ thứ 5 và 6 Tây lịch, thời Vương triều Gupta, khoác kiến đại quy mô, tu sửa trang hoàng, bổ sung thêm nhiều hang động đầy màu sắc hơn.

Vương triều Gupta tồn tại từ năm 319 tới 467 ở phần lớn Bắc Ấn Độ, Đông Nam Pakistan, một phần của Gujarat và Rajasthan mà ngày nay là Tây Ấn Độ và Bangladesh.

Đến thế kỷ thứ 7 Tây lịch, với các chiến tranh hỗn loạn từ đó Phật giáo Ấn Độ dần bị suy giảm, A Chiên Đà Thạch quật cổ đại bị ảnh hưởng thời cuộc loạn lạc mà phai tàn theo năm tháng, A Chiên Đà Thạch quật cổ đại chỉ còn dĩ vãng trong ký ức bởi quá khứ lịch sử.

A Chiên Đà Thạch quật cổ đại nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan ở mền nam Ấn Độ và đã trở thành hoang phế cỏ mọc đầy, rừng cây rậm rạp phủ kín, A Chiên Đà Thạch quật cổ đại không còn sự quan tâm chú ý của người dân nữa. Sau đó, các hang động của A Chiên Đà Thạch quật cổ đại đã âm thầm cô độc, lặng lẽ ngủ yên trong núi rừng, mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, năm 1819 một nhóm quan chức người Anh đi săn thú rừng, tình cờ đã phát hiện ra một thế giới nghệ thuật kiến trúc cổ đại quý báu, từ A Chiên Đà Thạch quật cổ đại thần kỳ nổi tiếng cho thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Ấn Độ đã chìm lắng bao thế kỷ trôi qua.

Hai nghìn hai trăm năm sau, vào năm 1983 A Chiên Đà Thạch quật cổ đại bắt đầu mới liệt kê vào “danh sách Di sản Thế giới”.

Người ta phát hiện những bức tượng bằng đá mà Tam tạng Pháp sư mô tả hoàn toàn phù hợp, do đó, họ chắc chắn đây là hang động thực sự như Đường tăng Tam tạng Pháp sư Huyền Trang ghi chép. Đường tăng Huyền Trang du học tại Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ (629-645) và đã đến thăm vùng A Chiên Đà Thạch quật cổ đại vào năm 638. (Huyền Trang và công cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại).

Sau khi Đường tăng Huyền Trang, Tam tạng Pháp sư trở về bản Quốc, Ngài cảm hứng hạ bút ghi lại hồi ký với tựa đề “Đại Đường Tây vức ký” (大唐西域記).

A Chiên Đà Thạch quật cổ đại, các hang động thờ Phật có kích thước khác nhau, trong đó hang lớn nhất có diện tích khoảng 16m, được đục khoét hình vuông vức. Việc xây dựng các chùa hang động này cũng có sự khác nhau rất lớn, có những chùa được xây dựng một cách đơn giản nhưng cũng có những chùa được xây dựng khá công phu và tinh xảo. Một vài chùa được tạo mái vòm nhưng cũng có chùa không có.

Nhưng phần thiết yếu mà một ngôi chùa phải có đó là nơi thờ Phật. Trong giai đoạn Vương triều Vakataka (伐卡塔卡王朝), những nơi thờ tự Phật ít được để tâm xây dựng bởi vì những nơi có mặt bằng rộng rãi thì thường được dùng làm nơi ăn chốn ở và vân tập tín đồ... Sau đó, các nơi thờ Phật mới được xây dựng nhiều hơn. Các nơi thờ Phật thường được xây dựng dựa lưng vào vách đá phía sau ở trung tâm của ngôi chùa và trên mỗi nơi thờ tự thường đặt một bức tượng Phật ngồi bằng đá. Không chỉ có các hang động, A Chiên Đà Thạch quật cổ đại đặc biệt nổi danh với những bức bích họa trên vách đá và trần hang.

Tổng cộng ở A Chiên Đà Thạch quật cổ đại có đến 500 bức. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua mấy nghìn năm. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời đức Phật và thể hiện các câu chuyện tiền thân của Ngài (trong đó có nhiều kiếp là các con vật, nhiều kiếp là những con người có xuất thân khiêm tốn). Vì thế, tuy đều gắn với đề tài Phật giáo nhưng các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà bao trùm hiện thực rộng lớn hơn: cả cuộc sống cung đình, cuộc sống của bao người bình dị nơi thị thành thôn xóm, thế giới chim thú, cỏ hoa và cả thế giới của các tiên nữ, các tạo vật thần linh trên thiên giới nữa. Một cuộc sống sôi nổi, hưng phấn và đầy đam mê. Những bức tranh thiếu nữ trong hang A Chiên Đà Thạch quật cổ đại được thể hiện rất quyến rũ với những đường cong mềm mại, thần thái sinh động trong từng ánh mắt, từng nét môi say đắm và e lệ.

Các nghệ nhân còn khéo lợi dụng sự phân bố ánh sáng để người xem khi chuyển dịch vị trí có thể thấy nhân vật trong tranh như chớp mắt, hé cười, hết sức sống động. Có thể nói, nghệ thuật Phật giáo đã sử dụng vẻ đẹp của thế giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ với vẻ đẹp tâm linh của Giác ngộ chân mạnh của nó nằm ở chính thông điệp của Đấng Giác Ngộ kêu gọi Tri kiến của chúng ta chế ngự, vượt qua những cạm bẫy cám dỗ. Vượt qua những hình thức ảo ảnh, giả ngụy của cái đẹp, ta sẽ thấy cái đẹp đích thực.

ajanta (1)ajanta (1)ajanta (1)ajanta (2)ajanta (3)ajanta (4)ajanta (5)ajanta (6)ajanta (7)ajanta (8)ajanta (9)ajanta (10)ajanta (11)ajanta (12)ajanta (13)ajanta (14)ajanta (15)ajanta (16)ajanta (17)ajanta (18)ajanta (19)ajanta (20)ajanta (21)ajanta (22)ajanta (23)ajanta (24)ajanta (25)ajanta (26)ajanta (27)ajanta (28)ajanta (29)ajanta (30)ajanta (31)ajanta (32)ajanta (33)ajanta (34)


Những hàng dài tượng Phật được đục đẽo bằng thủ công và những bức tượng Phật lớn trong hang là những công trình nghệ thuật tuyệt tác của Phật giáo Ấn Độ.

Nếu đến thăm quan A Chiên Đà Thạch quật cổ đại, nơi đây du khách sẽ phải thực sự ngạc nhiên trước khung cảnh hết sức hùng vĩ và các tuyệt tác. Ngay từ những bước chân đầu tiên, du khách sẽ phải choáng ngợp trước hàng dài tượng Phật được đục đẽo bằng thủ công ở mặt tiền của hang động. Vào sâu trong hang, cả một câu chuyện lịch sử về quá trình Giác ngộ, khổ công tu luyện gian khổ của đức Phật sẽ được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm điêu khắc trong hang.

Trong số những tác phẩm nghệ thuật ở đây có những tác phẩm đã đạt được đến vẻ đẹp đỉnh cao và trở thành tuyệt tác. Điều gây ấn tượng hơn nữa đó là cách mà những người thợ xa xưa đã tạo nên các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Theo một số tài liệu, nguyên liệu chính để làm nên những bức vẽ chính là đá cuội và các loại rau quả. Rau quả được nghiền nát ra để tạo thành một chất keo, sau đó được nghiền tiếp và các viên sỏi đầy màu sắc để tạo ra một loại sơn cho những tác phẩm này.

Những chất liệu được người xưa nghiên cứu và tìm tòi đã được chứng minh và kiểm nghiêm qua thời gian hàng trăm năm, cho đến hôm nay vẫn giữ được vẻ đẹp của nó. Chính điều này càng làm tăng thêm giá trị về văn hóa lịch sử cho công trình A Chiên Đà Thạch quật cổ đại.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo A Chiên Đà Thạch quật cổ đại, có thể được cho cha đẻ của một ảnh hưởng lớn đến các hang động nghệ thuật Phật giáo sau này. Các thế hệ tương lai sẽ mô phỏng truyền thống này để phát dương quang đại, cho các tượng Phật lớn nhất thế giới tại Bamiyan, Afghanistan, một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, Borobudur, Indonesia, Angkor Wat, Campuchia, Thạch động Đôn Hoàng (Thiên Phật Động) tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, Thạch động Vân Cương, phía Nam chân núi Vũ Châu, phía Tây thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, Thạch động Long Môn, phía nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc...và nhiều hơn nữa.


Video

印度古文明驚豔之旅-阿姜陀 阿姜陀石窟

https://www.youtube.com/watch?v=XQR0RtuxZsE

南印度阿旃陀石窟26號洞窟 Ajanta Caves (India)

https://www.youtube.com/watch?v=9QSi6jw2Pao

印度阿旃陀石窟,雕塑艺术精品

https://www.bilibili.com/video/BV1L4411S7BB/


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 百度百科)

https://whc.unesco.org/en/list/242/gallery/

https://www.ntdtv.com/gb/2019/02/19/a102515252.html

https://www.gq.com.tw/life/content-33726

facebook-1

***
youtube
 






 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2022(Xem: 2351)
Trân trọng giới thiệu Sách Mới: HƯƠNG PHÁP 2022 gồm 11 bài thi của các tác giả trúng giải Hương Pháp và Xuất Sắc trong Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp do Chùa Hương Sen tổ chức năm 2022 và đã phát giải thưởng vào ngày 11 tháng 12 năm 2022. Giải thưởng Cuộc thi sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 25,000.00 USD, được phân bổ thành các giải như sau: Giải I: $5,000.00, Giải II: $3,000.00, Giải III: $2,000.00 Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00 Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00
06/12/2022(Xem: 1884)
Thuở còn niên thiếu, ông Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.
04/12/2022(Xem: 2228)
Vậy đó mà đã một năm, thời gian trôi qua thật nhanh mà con dường như không để ý Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hôm nay nhờ Thầy gửi con mới biết là Tiểu Tường của Sư Bà Nhìn chân dung Sư Bà trong khung ảnh trái tim và 3 bông hồng rực đỏ, với gương mặt từ hòa, sống động , bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ lại hiện ra trong con thật gần gũi Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Sư Bà qua Đức, về chùa Phật Huệ, con luôn ngồi dưới chân Sư Bà, Sư Bà nắm tay con trong yên lặng, nhìn con thật ấm áp, như hình ảnh người mẹ hiền thương yêu con trẻ, những lúc ấy con chỉ hỏi " thưa, Sư khỏe không? Con thương Sư lắm" Sư Bà lại nhìn con thật âu yếm, xoa đầu và bóp nhẹ tay con, chỉ ngần ấy thôi là con đã cảm nhận được, tình thương trải dài, lưu chuyển theo từng tế bào mà Sư Bà đã truyền đến cho con, tâm từ bi loan toả con thấy chung quanh đều hiền hòa không còn những bụi bặm của thế gian.
04/12/2022(Xem: 2093)
Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.
03/12/2022(Xem: 4371)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
29/11/2022(Xem: 2670)
Nhân dọc một mẫu chuyện trên trang mạng điện tử nào đó, theo thuyết định mệnh có người đã cho rằng cuộc đời là một thước phim đã được quay sẵn. Vậy nếu ta chính là diễn viên thủ vai chánh với những nỗi buồn, niềm vui, kỷ niệm , nước mắt nụ cười mà tất cả đều cũng chỉ là những tình tiết trong KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI thì ai sẽ là người đạo diễn đây?
23/11/2022(Xem: 2617)
Vẫn còn đây những gương niệm Phật linh ứng Được quý Giảng Sư trong pháp thoại ba ngày Lịch sử Tịnh Độ Việt Nam …hãnh diện thay Trao truyền lại cho thính chúng hàng hậu học
21/11/2022(Xem: 5568)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2057)
Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.
12/11/2022(Xem: 4246)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]