Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không ai đứng một mình

23/08/202114:36(Xem: 3157)
Không ai đứng một mình

stayhomecovid19

KHÔNG AI ĐỨNG MỘT MÌNH

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt.

Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay thôn dã, nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo… đều chung một cách. Như lá xanh trên cành, đốt giai đoạn, cấp kỳ chuyển sang vàng úa, rồi rơi rụng. Như thể có một tấm lưới to lớn trùm hết cả hành tinh. Vùng vẫy trong lưới là những phận người, không phân biệt, sẽ đón nhận chung một tai họa giáng xuống; và mỗi người chỉ có thể tùy theo số phận (hay biệt nghiệp) của mình, hoặc từ nơi đồng phận (hay cộng nghiệp) tập thể mà dính mắc hay vuột khỏi. Cái chung nào cũng có cái riêng: không phải ai ở xứ đó, vùng đó đều bị nhiễm bệnh như nhau, và không phải ai bị nhiễm bệnh cũng phải tử vong. Cũng không có cái riêng nào thực sự tách khỏi cái chung: cá nhân không nhiễm bệnh có thể bị truyền nhiễm từ tập thể, và cá nhân nhiễm bệnh sẽ có thể lây nhiễm đến những người chung quanh.

Không thể nói tôi tự chịu trách nhiệm cho cá nhân tôi, không liên can đến người khác. Không thể nói tôi muốn độc lập, tự do giữa một tập thể đang cùng nhau chống dịch bệnh.

Thực ra không có gì, không có ai, cá nhân hay tập thể nào, có thể độc lập, đứng một mình.

Độc lập của cá thể trong gia đình và xã hội chỉ là một tình trạng, trạng thái, một hoàn cảnh sống riêng tương đối nào đó (chẳng hạn con cái không còn lệ thuộc cha mẹ). Độc lập của một quốc gia là nói việc thoát khỏi sự thống thuộc từ một quốc gia khác. Như nước Mỹ, để đánh dấu sự kiện quan trọng của quốc gia vào ngày tuyên bố độc lập (khỏi vương quốc Anh), người ta dành một ngày lễ lớn trong năm, gọi là Ngày Độc Lập (Independence Day), toàn dân được nghỉ lễ, ăn mừng (1). Đó là một sự biến lịch sử, ở một giai đoạn nào đó, giành độc lập. Khi còn là thuộc địa, người ta vận động sự độc lập; đã độc lập rồi thì không cần và không thể dùng mãi tiêu đề độc lập nữa, vì thực sự là không có gì độc lập, đứng một mình, đứng một chân, ở thế gian này. Tất cả quốc gia, xã hội, gia đình, cá nhân con người, ở bất cứ đâu, đều tương thuộc, tương hệ lẫn nhau để tồn tại và phát triển.

Cũng không có quyền tự do tuyệt đối của một cá nhân trong một quốc gia, một thế giới tương quan, tương liên, với những mâu thuẫn hoặc đồng thuận chồng chéo, đan xen nhau giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể. Quyền của con người trong xã hội, quốc gia, luôn được qui định trong khuôn khổ, qui ước, chứ không thể nào là quyền tuyệt đối. Nên hiểu rằng thứ quyền tự do mà con người xã hội được hưởng chỉ là tự do tương đối, tự do trong định chế, trong luật lệ; nó không cho phép gây rủi ro hay phương hại đến công ích, hoặc lấn át quyền lợi của người khác—vì mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Người ta không thể vì quyền tự do của mình mà tước đoạt quyền tự do của kẻ khác. Cụ thể là không thể viện dẫn quyền tự do ngôn luận để la lớn trong rạp hát rằng có lửa cháy (2).

Bình sinh, không ai cấm đoán ngăn trở tự do của bạn, nhưng trong một số trường hợp, nhất là trước cơn đại dịch nguy hiểm đang hủy diệt, tàn phá nhân mạng và kinh tế toàn cầu, mỗi người nên tự nguyện hy sinh chút quyền tự do cá nhân để góp phần bảo vệ sinh mệnh và quyền lợi của số đông. Một mực đòi hỏi quyền tự do và lợi ích cho bản thân khi bao nhiêu nhân mạng lần lượt nằm xuống là đã rơi vào vị ngã, ích kỷ. Đó không phải là hành xử của người nhân đức. Đó không phải là tâm thế của người học đạo.

Rồi mùa thu cũng sẽ qua đi như những mùa thu trước. Nhưng năm sau, thu trở lại. Còn những người lẳng lặng ra đi không lời từ biệt thân nhân, nơi hành lang bệnh viện, nơi những thùng xe đông lạnh, nơi những lò thiêu và giàn thiêu dã chiến, trong những ngôi nhà to lớn hay những gác trọ ọp ẹp nghèo khó… những người ấy, sẽ không quay lại bao giờ. Cái chết đến nhanh, như lá thu rơi xuống thềm chỉ qua một cơn gió nhẹ — nhanh đến nỗi người ở lại không kịp rơi nước mắt, nhanh đến nỗi chưa kịp khóc người thân ra đi thì đã đến lượt mình phải lìa xa cõi thế này. Nước mắt trần gian mùa đại dịch, dường như đều chảy ngược vào tim.

 

Người con Phật chân chính, quán sát thế giới chúng sinh đều do nhân-duyên sinh-khởi; lắng nghe tiếng kêu cầu thống khổ của nhân sinh; cảm nhận vị mặn của giọt lệ tử biệt trong cõi vô thường mà phát đại-bi tâm, tu bồ-tát đạo; không từ nan làm mọi việc lành, tận tụy cứu khổ ban vui, chỉ duy một hoài bão là mang lại an lạc hạnh phúc chân thực cho con người và cuộc đời. Chí nguyện ấy là vô cùng, bản hoài ấy là vô biên; dũng mãnh bước tới tận cùng vị lai, cho đến khi cùng tất cả pháp giới chúng sinh, một thời chứng ngộ chánh đẳng chánh giác (3).

 

Mùa Vu Lan, tháng 08 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

_______________

 

(1) Ngày 4 tháng 7 là Ngày Độc Lập của Hoa Kỳ, đã có từ thế kỷ 18. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1776, Quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập, và hai ngày sau, các đại biểu từ 13 thuộc địa đã thông qua Tuyên ngôn Độc lập, một văn kiện lịch sử do Thomas Jefferson soạn thảo. Từ năm 1776 đến nay, ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm là ngày khai sinh nền độc lập của Mỹ (Theo history.com).

(2) "Shouting fire in a crowded theater" - la lớn là có lửa cháy trong rạp hát đông người, là một thành ngữ đã được phổ biến trong luật pháp Hoa Kỳ (liên quan đến Tu chính án thứ nhất và thứ 14), qua đó giới hạn quyền tự do ngôn luận/phát biểu (freedom of speech) nếu nội dung phát biểu rõ ràng tạo ra hoảng loạn, hoặc khích động bạo loạn.

(3) “Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhân thiên phước báo, thanh văn, duyên giác, nãi chí quyền thừa chư vị bồ-tát, duy y tối thượng thừa, phát bồ-đề tâm, nguyện dữ pháp giới chúng sinh nhất thời đồng đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề,” – Con nay phát tâm không vì cầu cho riêng mình phước báo của trời-người, Thanh văn, Duyên giác, cho đến chư vị quyền thừa Bồ-tát, chỉ y nơi tối thượng thừa mà phát tâm bồ-đề, nguyện cùng pháp giới chúng sinh một thời cùng chứng đắc quả vị chánh đẳng chánh giác. (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện)


facebook-1

***
youtube

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 18946)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8418)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11914)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2519)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5432)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5395)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10670)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11814)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]