Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây Cỏ Gấu

10/06/202108:14(Xem: 4413)
Cây Cỏ Gấu
 


cay co gau


Cây Cỏ Gấu
   
Trần Thị Nhật Hưng


   Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.

   Cỏ gấu không như cỏ thông thường thấp lè tè vẫn thấy. Cỏ gấu cao vài gang tay từ 20-50 cm, lá dài thon gọn như lá lúa, hoa trỗ từng cánh cứng cáp bện vào nhau như những con tít. Đặc biệt cỏ gấu còn có một tên khác rất thơm tho: Hương Phụ. Củ của nó dùng để chữa trị nhiều thứ bệnh rối loạn tiêu hóa, đau ngực sườn, bụng đầy trướng..v.v.. đặc biệt trị các bịnh dành riêng cho phụ nữ.

   Cỏ gấu như thế, thường mọc tràn lan bừa bãi chen chúc với cây cỏ khác trông không thẫm mỹ nên mất đi giá trị thực thụ của nó. Chỉ người làm thuốc mới tha thiết trân quí, ngoài ra đều xem cỏ gấu như loại cỏ dại vô tích sự chỉ đem phiền hà trong con mắt mọi người.

    Trong sân chùa Vạn Phước, nhất là phía những rìa tường hai bên cổng Tam Quan chạy dài ra đến sân sau, cỏ gấu mọc chằng chịt, Thầy Từ An đã chọn cỏ gấu làm hạnh nguyện, nhổ từng ngày, công việc không mấy nặng nhọc, có thể giao cho người làm vườn hay Phật tử đến chùa làm công quả, nhưng đối với Thầy, đây là công việc Thầy phát nguyện tỏ lòng thành thiết tha cầu Phật Trời để hồi hướng công đức cho nghiệp chướng cha mẹ sớm tiêu trừ.

        Thầy Từ An tu từ bé tại một làng quê. Xuất thân trong một gia đình không mấy hạnh phúc nếu không muốn nói là địa ngục trần gian. Nhân duyên đưa Thầy đến chùa cũng từ gia cảnh đặc biệt như thế. Về sinh kế của gia đình không đến nỗi khó khăn. Mẹ có nghề may, dù khách trong làng không được bao nhiêu, mẹ buôn bán thêm từ cây trái, rau củ trong vườn để thêm thu nhập. Cha hành nghề theo thời vụ, ai có việc thì gọi. Cuộc sống như thế nếu bình yên chấp nhận thì cũng an ổn qua ngày. Thế nhưng, thân phụ Thầy đối với gia đình là một người chồng, người cha thiếu trách nhiệm, đã mê cờ bạc, hút xách, bê tha nhậu nhẹt; kiếm được đồng nào chỉ đắp cho bản thân, không đóng góp cho gia đình mà đôi khi còn đòi thêm tiền từ mẹ, đã vậy chỉ trái ý phật lòng, nhất là sau những cơn say trở về nhà, vô cớ cha đánh mẹ một cách tàn nhẫn. Những cuộc cãi vã thường nhật như cơm bữa, hé một tí là thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Có hôm cha đánh mẹ đến mang thương tích phải nằm bịnh viện. Sức người có hạn, chịu không nổi, mẹ đành bỏ cả chồng lẫn con về lánh nạn tại nhà cha mẹ ruột. Cuộc đời tưởng thế tạm yên thân. Nhưng không, mẹ nhớ con da diết rồi lại lò mò trở về bên cha để tiếp tục bị ăn đòn tiếp. Nhiều khi Thầy thắc mắc hỏi mẹ, người chồng như thế, sao mẹ lại kết hôn. Mẹ lắc đầu khóc lóc kể lể, âu cũng là số phận, nghiệp chướng. Mẹ về nhà chồng lúc 16 tuổi do gia đình hai bên hứa hôn. Những ngày đầu ở rể “tập” làm rể, cha tỏ ra rất siêng năng chăm chỉ ngoan hiền thu hút niềm tin yêu, thương quí của cả gia đình trong đó có mẹ. Thế mà sau này, lúc về bên nhau, chỉ sau vài năm có lẽ nghiệp quả trỗ ra, cha thay lòng đổi tính hành hạ mẹ làm như trả mối thù từ bao kiếp.

   Những tháng ngày chứng kiến cha đánh mẹ, Thầy lúc đó còn bé không làm sao cứu mẹ được, Thầy chỉ biết đứng khóc, thương mẹ vô vàn, và sau những trận đòn của mẹ, thầy ôm mẹ an ủi. Riêng đối với cha, theo thời gian, tình thương yêu trong Thầy nhạt dần thay vào đó là nỗi sợ hãi cùng với lòng hận thù ghét cay, ghét đắng.

   Hình ảnh tàn bạo, bệ rạc về người cha ăn sâu vào tâm khảm Thầy, đã làm nổi bật hình ảnh một vị sư trang nghiêm trong chiếc áo cà sa màu vàng nhân một ngày, khi đó Thầy vừa 12 tuổi, được mẹ dẫn đi chùa trong dịp lễ Phật Đản và cũng là lần đầu tiên Thầy chiêm ngưỡng hình ảnh uy nghi tuyệt vời đó. Về nhà, nhìn cha, hai hình ảnh tương phản khiến Thầy luôn tưởng nghĩ đến vị sư áo vàng, Thầy như bị...“tương tư“, ngày đêm sáng tối, chiếc áo cà sa vàng như chiếm hữu toàn bộ tâm tưThầy, để rồi một ngày, Thầy thưa mẹ tỏ ý muốn đi tu được như “ông sư mặc áo vàng” và xin mẹ vào chùa ở với Sư phụ.

   Thân mẫu Thầy, vốn người có tâm đạo, để Thầy vào chùa, xa con, bà rất nhớ thương, nhưng nghĩ cảnh đời đau khổ của mình, thấm thía bể khổ thế gian, bà không ngần ngại chấp thuận cho con xuất gia. Riêng cha, ông vốn không quan tâm chuyện gia đình, con cái, nên việc Thầy vô chùa, đi hay ở, làm gì, ông không cần biết. Với ông, chỉ có bia rượu, chỉ khi ngồi trong bàn nhậu, với ai, hay ở đâu mới là điều quan trọng.

  

   Thầy vào chùa, cũng như bao chú tiểu khác, ngoài việc học kinh, tụng kinh, và thỉnh kệ chuông U Minh mỗi tối, Thầy cũng được Sư phụ cho đi học phổ thông ngoài đời. Nhờ tư chất thông minh hiếu học, học giỏi, Sư phụ hoan hỉ đầu tư cho chú Từ An học đến nơi đến chốn. Từ kinh điển nhà Phật cũng như kiến thức trường học ngoài đời chú Từ An đều xuất sắc. Cứ thế chú Từ An từng bước đi lên, từ một làng quê hẻo lánh bước ra tỉnh rồi thành phố rồi với bao kinh nghiệm trên đường tu và sinh hoạt trong chùa, Thầy được cất nhắc đảm nhiệm vai trò phó Trụ Trì của một chùa lớn.

   Từ khi vào chùa tu, học hỏi kinh điển giáo lý nhà Phật, Thầy nhìn và hiểu ra nghiệp quả của cả cha lẫn mẹ. Chắc hẳn hai người có ân oán từ kiếp trước để kiếp này oan gia trái chủ gặp nhau kết làm vợ chồng mới có dịp trả nợ nhau. Nghĩ như thế, mỗi lần tụng kinh, Thầy luôn cầu nguyện mong mỏi cho cha mẹ thoát nghiệp, nhất là người cha thay tính đổi nết để trong nhà được an vui. Như thế vẫn chưa đâu, để tỏ lòng thành thiết tha khẩn cầu Phật Trời cứu độ cho cha mẹ, Thầy còn phát nguyện kiên trì nhổ cỏ gấu, một loại cỏ biểu tượng cho sự phiền não, khổ đau như vứt bỏ phiền toái của cuộc đời.

   Theo Phật giáo, lòng hiếu của một người con không chỉ kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ khi cha mẹ hiện tiền, mà ngay khi qua đời phải biết phụng thờ, tưởng nhớ. Ngoài phương diện vật chất, người con hiếu còn đáp ứng tinh thần, sống tốt hữu ích để cha mẹ vui lòng hãnh diện. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ, vì Phật giáo quan niệm có kiếp trước kiếp sau, cho nên, không những mình sống tốt mà còn nên hướng dẫn cha mẹ hành thiện, làm lành lánh dữ theo con đường chân chánh, tu thân, Quy y Tam Bảo, gieo trồng phước báu để xây dựng hạnh phúc cho đời này và cả đời sau. Phải làm sao hướng dẫn cha mẹ hiểu và đi trên đường đạo, có như vậy mới là báo hiếu thực sự đúng nghĩa, rốt ráo giúp cha mẹ biết đâu là con đường lành, tìm đến bến giác, thoát vòng sinh tử luân hồi.

   Nghĩ như thế, sau bao đêm thao thức, nhân chùa Vạn Phước tổ chức khóa tu 7 ngày, Thầy Từ An thưa cùng Sư Trụ Trì trình bày mọi nỗi của gia đình rồi xin phép được thực hiện điều mình mong muốn…

                                         ***

      Chuyến xe 16 chỗ, đúng ngày giờ ấn định chuyển bánh lên đường theo kế hoạch của Thầy Từ An.

Khi liên lạc về gia đình, thay vì nói rõ mời gia đình tham dự khóa tu, chưa chắc mọi người chịu tham gia, nhất là thân phụ Thầy, Thầy đã…dối rằng (nói dối không hại ai mà được lợi lạc cho mình, cho người, Phật giáo cho phép), Thầy thuê xe không chỉ riêng người nhà, mà mời cả hàng xóm bạn bè thân thích…du lịch! Nơi ăn chốn ở cũng như mọi chi phí tàu xe đã có Thầy lo hết, mọi người tạm xa lánh làng quê vất vả bao năm, chỉ để thỏa thích làm một chuyến đi chơi cho biết đây biết đó.

    Lời “dụ khị” phác họa về một thế giới…đi rồi sẽ biết, tuyệt vời chưa từng thấy từ trước tới nay trên cõi đời này, chắc chắn sẽ mang lại thích thú an vui trong chuyến đi làm ai ai cũng háo hức.

   Ông Mạnh, thân phụ Thầy Từ An, nhìn bà Mạnh và bà con họ hàng lối xóm lăng xăng bàn bạc chuẩn bị chuyến đi, thêm lời cầu khẩn của vợ, ông cũng thử tham gia một lần cho biết.

    Lần đầu tiên không phải vất vả đầu tắt mặt tối trong sinh kế, được tụ hội trong một chiếc xe nói cười rôm rang hỉ hả, quây quần ăn uống ngon lành mỗi khi xe dừng giải lao, chưa đến nơi mà ai nấy đều cảm thấy hân hoan thoải mái như bước vào một thế giới mới lạ chưa bao giờ được hưởng. Nhưng niềm hân hoan đó chẳng bao lâu đã bị tắt ngúm khi xe dừng hẳn dưới mái chùa Vạn Phước. Mọi người ngơ ngác ngạc nhiên, nhất là ông Mạnh, ông thắc mắc lên tiếng sao lại đưa ông đến thế giới lạ hoắc này mà không phải là một khách sạn như ông tưởng. Hỏa trong ông bắt đầu bốc lên, mặt ông nóng bừng, đỏ gay, ông chưa kịp nổi nóng khua tay đấm vào một cái gì đó cho vơi bực bội, thì kìa, một đoàn người áo lam từ trong chùa bước ra sân, mặt mày ai nấy hiền từ vui vẻ, miệng như luôn nở nụ cười đến bên xe niềm nở chắp tay đón chào ông và phái đoàn. Nhìn thấy họ cung kính lễ phép với những cử chỉ ân cần, bỗng nhiên lòng ông dịu xuống.

- Dạ, chúng con kính chào phái đoàn. Nhà chùa và Thầy Từ An phái chúng con đón các chú các bác và hướng dẫn phái đoàn thăm chùa cùng sinh hoạt tại đây. Các chú, bác lấy va ly và theo chúng con vào chùa ạ.

   Riêng ông Mạnh thì được thầy Từ An đặc cách một Phật tử cùng trang lứa với ông Mạnh, hết sức “đặc biệt” để…đặc biệt chăm sóc ông. Phần bà Mạnh xưa nay vốn hiền lành thật thà lại có lòng hướng Phật, nên Thầy Từ An an tâm hơn không phải lo lắng nhiều, bà sẽ hòa nhập dễ dàng với không khí nơi đây. Còn những người trong đoàn, dù muốn hay không, đến nước này, mọi người cũng phải răm rắp tuân theo sự sắp đặt của Thầy Từ An.

   Các anh chị em Phật tử trong chùa cùng nhau giúp đỡ mang xách hành lý, hướng dẫn phái đoàn đến văn phòng ghi danh, phát mỗi người hai bộ vạt hò, một áo tràng rồi chia đoàn thành ba nhóm, mỗi nhóm đều có một Phật tử của chùa cặn kẽ lo toan mọi thứ để phái đoàn không bỡ ngỡ xa lạ khi đến đây.

   Ông Mạnh và vài người đàn ông trong đoàn được bác Hải - người Thầy Từ An đề cử - đưa về chung phòng với bác. Căn phòng tươm tất sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi với giường tủ, nhà tắm, nhà vệ sinh bên trong, giành cho sáu người.

   Cất để hành lý đâu vào đó, để mọi người nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài mệt nhọc, đến giờ trưa bác Hải trở lại đưa mọi người về phòng ăn dùng cơm.

   Bữa cơm chay đầu tiên trong đời với khổ qua nhồi đậu hủ kho mặn, bát canh chua chay và thêm đĩa xào nấm với rau đậu…, không có “đồ nhậu” hay bia rượu, thay vào đó chỉ là ly sữa đậu nành nóng mà sao ông Mạnh thưởng thức ngon đến thế. Buổi chiều chỉ đơn giản mỗi người một tô bún Huế chay, chao ôi, không miếng thịt bò nào mà mùi vị có khác nào… bún bò đâu.

   Nhưng buổi lễ khai mạc khóa tu hôm sau, mới khiến ông Mạnh và phái đoàn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhất là ông, đến hôm nay, sau bao ngày xa cách mới nhìn lại “thằng cu con”, con trai của ông ngày nào mũi dãi lòng thòng chỉ biết rong chơi với  bạn bè trong xóm mà nay trưởng thành trang nghiêm trong chiếc áo cà sa vàng tháp tùng cùng các nhà sư khác. Ông chăm bẵm ngắm “thằng con” sao bây giờ lớn tướng oai nghi thanh thoát quá vậy. Sự xuất hiện của quí sư với lộng che, cờ xí, từng bước khoan thai nhẹ nhàng vào chánh điện trong tiếng chuông trống vang rền, đi trước có đoàn Phật tử mở đường, sau cũng có đoàn Phật tử ủng hộ, chưa kể hằng ngàn người khác đang xếp lớp đứng ngay ngắn hai bên chắp tay cung kính chào đón vô cùng trịnh trọng, ông Mạnh chợt nghĩ thầm, giá…thằng cu con nhà ông vẫn ở với ông, chậc,…tương lai không biết ra sao, nhưng chắc chắn sẽ không được vinh dự như hôm nay. Trong ông, bỗng dấy lên một chút ngậm ngùi, bao lâu ông chưa hề có trách nhiệm gì cho thằng cu con, để nó tự mình tìm con đường đi và bây giờ còn cho ông niềm hãnh diện, đã vậy qua nay, bao người ân cần chăm sóc ông và phái đoàn một cách tử tế, há không nhờ từ sự nể trọng của mọi người giành cho con ông đó sao. Một cảm giác khác lạ len lén tâm tư ông, đưa ông lâng lâng bay bổng vào một thế giới xa xăm nào.

    Rồi những ngày sau đó, ngoài ngủ với ăn, cơm chay nhà chùa rau đậu thôi mà sao ngon quá chừng chừng, ông không bị bắt buộc phải làm gì ngoài việc theo các Phật tử tụng kinh, nghe pháp. Con ông đăng đàn giảng pháp, những bài pháp thoại ứng dụng vào đời sống hằng ngày từ giáo lý nhà Phật để đem an lạc hạnh phúc, bao Phật tử ngồi bên dưới chăm chú nghe một cách thích thú, ngưỡng mộ, ông cũng từ từ cảm thấy thấm dần, thấm dần… 

    Những ngày trong chùa, không khí tưng bừng thân thiện, nhìn bao người tất bật với công việc không có thù lao mà ai nấy mặt mày tươi tắn hoan hỉ, ông bị cuốn theo lúc nào không hay, ông cũng xăn tay áo lao vào công việc, chia xẻ với mọi người nào quét dọn, bưng bê… Không ai xấu hổ với công việc người đời cho là thấp hèn, họ luôn nói với ông “Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật!” rồi nở miệng cười toe toét tiếp tục hăng hái làm việc.

     Gần ngày mãn khóa tu, theo thông lệ, chùa luôn tổ chức lễ Qui y Tam Bảo. Ông Hải gặp ông giải thích cặn kẽ, hướng dẫn ông ghi danh. Ông Mạnh hoan hỉ gật đầu.

     Trong năm giới cấm dành cho Phật tử Qui y, giới cấm rượu bia đối với ông Mạnh là…nặng nhất. Nhưng suốt gần 7 ngày trong chùa, ông không uống một ngụm nào, ông thấy tinh thần sảng khoái khỏe ra, do vậy, khi vị Trụ Trì chủ trì buổi lễ cất tiếng hỏi, trước sự chứng kiến của bao người, ông không ngần ngại mạnh dạn tuyên thệ: “Dạ, con giữ được. Con xin cố gắng”. Rồi khi cầm “chứng chỉ” Qui y, chứng nhận từ nay ông là con Phật với Pháp danh “Từ Tâm”, cái tên thật hay đầy ý nghĩa, ông Mạnh lâng lâng vui sướng. Áp chứng chỉ vào lòng, ông đưa mắt ngưỡng trông tôn tượng Đức Phật Thích Ca oai nghi trên bệ cao, ông thấy dường như Đức Phật nhìn ông mỉm cười.

  Ngày chia tay về trụ xứ, mọi người trong đoàn bùi ngùi khi phải rời xa chùa, nơi đầy ắp tình thương yêu  trao cho nhau với bao bạn đạo dễ thương tuy mới gặp và quen chưa bao lâu mà như đã thân thiện từ kiếp trước. Thầy Từ An, con trai ông và Sư Trụ Trì cùng Phật tử trong chùa quyến luyến ra tận xe đưa tiễn. Thầy Từ An tặng mỗi người một xâu chuỗi hạt đeo tay, rồi đặc biệt đến bên cha, xiết tay cha, ân cần nói cho mọi người cùng nghe:

- Chuỗi hạt này, dùng để niệm Phật nhắc nhớ lời Phật dạy, tu thân, sẽ có được cuộc sống an vui hạnh phúc.

   Rồi chiếc xe lăn bánh sau bao lời chúc sức khỏe, thượng lộ bình an, cùng lời hứa hẹn sẽ trở lại ở những khóa tu tới, bỏ lại sau lưng bao người đứng ngóng theo cho đến khi xe khuất hẳn ở một khúc quanh. Không ai để ý nụ cười của Thầy Từ An nở trên môi với lời thì thầm: “Hạt Bồ Đề con gieo vào lòng cha. Con khấn nguyện cầu mong sao, cây Bồ Đề sẽ nở cành xanh ngọn”.

                                        ***

    Thầy Từ An vẫn nhổ cỏ gấu như mọi lần, vẫn thiết tha với hạnh nguyện khẩn cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát đoái thương độ cho cha mẹ hạnh phúc, bình an. Thầy tin rằng, tin một cách tuyệt đối, chỉ có Phật pháp và nếp sống đạo, thân cận gần gũi thiện hữu tri thức, sống trong môi trường tốt lành, với thời gian mới có thể tạo nên tập khí từ từ cảm hóa tâm tánh của cha. Khi cha thay đổi, mang sự bình an cho gia đình tức là cùng lúc giải nghiệp luôn cho mẹ.

    Trong cuộc sống, khổ đau, phiền não vốn là bản chất của cuộc đời, vì đời là bể khổ, như cây cỏ gấu tràn lan khó dứt sạch. Tuy nhiên là đệ tử Phật, nếu quyết tâm kiên trì hướng về giải thoát thì vẫn thoát khỏi sinh tử luân hồi để về thế giới chấm dứt khổ đau. Nhưng điều đó còn tùy căn cơ và nỗ lực tu tập của mỗi người. Bảo sở tìm về xa tận kiếp, đâu phải muốn là được nếu không tu. Do vậy, khi nghĩ đến thân sinh, Thầy biết căn cơ cha mẹ còn hạn hẹp nhưng không phải vì vậy mà Thầy nản lòng, Thầy kiên trì như kiên trì nhổ cỏ gấu quyết tạo cơ hội hướng dẫn cha mẹ về con đường đạo, vì đó là con đường duy nhất tuy còn dài xa tít tắp nhưng chắc chắn sẽ là bến đỗ đưa cha mẹ đến Niết Bàn không ở đâu xa mà ngay ở cõi đời này.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2020(Xem: 5363)
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách... Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
26/05/2020(Xem: 9519)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
23/05/2020(Xem: 4132)
Trong buổi họp online sáng thú sáu 22/5/2020 vừa qua nhóm bạn Tây Phương của tôi trong Community tôi đã làm việc nhiều năm , các bạn ấy đã nhắc đến một điều mà có lẽ những ai bước vào thập niên thất thập cổ lai hy phải thầm tư duy và tôi không ngoại lệ..... Đó là điều trước đây báo chí Úc đã từng báo động “Australia is in the midst of a loneliness crisis, with many in our population experiencing a deficit of social connection.” . Kính xin phép được tạm dịch : Nước Úc đang ở vào giữa thời điểm của sự khủng hoảng về đơn chiếc lẽ loi cô độc mà phần lớn trong chúng ta nhận ra được một kinh nghiệm đó là do thiếu một sự liên hệ nối kết với xã hội , cộng đồng ... Nay từ khi cách giản xã hội do dịch Covid19 hoành hành , điều này lại càng phát triển mạnh hơn trong giới cao niên và có thể lấn vào địa hạt của thanh thiếu niên vừa mới tốt nghiệp trung học ...
21/05/2020(Xem: 4454)
Mùi hương từ hoa thơm cỏ nội, thông thường sẽ theo hướng gió mà bay đi, tuy nhiên cũng có một mùi hương đặc biệt, rất đặc biệt lan tỏa khắp nơi không theo chiều gió nào đó là mùi hương của loài hoa mang tên đức hạnh. Vâng, ở đây tôi muốn nhắc đến một vị có...mùi hương đó, chính là Ni Trưởng (NT) (bên Tăng gọi là Hòa Thượng): NT Thích Nữ Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin Đức quốc. Viết về một người đang hiện tiền trên thế gian này, đó là điều Hòa Thượng Thích Như Điển luôn khích lệ. Hòa Thượng quan niệm, đợi họ chết xong mới đua nhau, xúm nhau ca tụng, người chết đâu nghe được.
21/05/2020(Xem: 2994)
Bà Mai đưa mắt ngắm cô dâu, chú rể. Cô dâu ba mươi sáu tuổi, chú rể hai mươi bảy tuổi. Trông cũng xứng ấy chứ, nhất là đối với người con gái Việt đứng bên cạnh một chàng trai Thuỵ Sĩ. Đã vậy, Trang, tên của cô dâu, vốn dĩ xuất thân từ một gia đình khá giả. Thân phụ nàng từng giữ chức vụ cao trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Mẹ có một cửa hàng buôn. Trong đời sống ăn sung mặc sướng không lo nghĩ tiền bạc mặc dù sau năm 75 gia đình có sa sút, Trang vẫn giữ được nét trẻ của ngày nào. Với dáng dấp mảnh mai, Trang đứng bên Heinz cao lớn với bộ râu xồm xoàm, cái mức tuổi chênh lệch dường như không thấy nữa.
14/05/2020(Xem: 11134)
Từ tuổi còn niên thiếu dù chưa trưởng thành nhưng nhờ suốt thời gian trong ngày ngoài việc học tập tôi thường bên cạnh sát thân phụ tôi nên rất hiểu những cay đắng của cuộc đời và mỗi lần khốn khổ hoạn nạn gì thì dường như có một ai đó vươn tay ra vỗ về và an ủi hay ban cho điều mà tôi mong ước . Dù người đó đôi khi là một doanh nhân , một vị giáo sư chỉ biết dạy học nhưng cũng có thể yểm trợ một chút về vật chất và rất nhiều về tinh thần hoặc một người bạn chí thân rồi hình bóng họ lại biến mất khỏi vài năm sau đó dù tôi cố tìm lại để đền đáp ân tình mà mình đã mang trọn trong tim ... nhưng không thể nào có cơ hội .
08/05/2020(Xem: 6268)
Thành phố Melbourne vẫn còn trong thời kỳ hạn chế đi lại và tiếp xúc. Ngày 11/5/2020 sắp tới, Thủ Hiến tiểu bang Victoria sẽ có thông báo mới về lệnh cấm này. Hằng năm, vào giờ này nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây ắt hẳn sẽ rất nhộn nhịp và hân hoan mua sắm và tổ chức tiệc tùng để chúc mừng “Ngày Nhớ Ơn Mẹ”… nhưng các trung tâm mua sắm nơi đây vẫn im lìm, buồn bã, hình như ít ai còn tinh thần để mua sắm, ít người qua lại chẳng qua để mua vội những thứ cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, những người con, người cháu nơi đây vẫn âm thầm mua sắm online để tặng Mẹ, tặng Bà,… cho ngày này. Tình thương và lòng nhớ ơn dành cho Mẹ không chỉ là một ngày, hai ngày mà có lẽ cả cuộc đời này cũng không thể trả hết công ơn sinh thành dưỡng dục. Thời gian phong toả này đã cản ngăn những chuyến bay về thăm Ba Mẹ, thăm gia đình và cái ngày trở về sao mà xa vời vợi…QT xin chia sẻ câu chuyện của John P. Buentello như những tâm tình của mình dành tặng Mạ QT và kính tặng các người Mẹ
01/05/2020(Xem: 12428)
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
27/04/2020(Xem: 2968)
Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với các cháu những thế hệ thứ hai sanh sau 30/4/1975 và đã sang đây từ khi còn bé , và nếu được sống trong hoàn cảnh cha mẹ cho học lại Việt Ngữ và đôi lần tìm về Việt Nam thăm quê nội , quê ngoại thì trong các cháu vẫn có chút gì ... khi nhắc đến Việt Nam , còn ngoài ra rất nhiều cháu sống trong những gia đình mà cha mẹ từng bị đánh tư sản và ra đi trong nỗi kinh hoàng và chưa bao giờ đặt chân về quê hương xứ sở sau 45 năm , thì các cháu đều nói với tôi rằng “Quê hương cháu là nước Úc , Mỹ v.v...và theo cháu nghĩ nơi nào mình sống hơn 1/2 đời người ( 30-40) năm thì nơi đó chính là quê hương mình Cô ạ “.
20/04/2020(Xem: 11701)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]