Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thích Nguyên Tạng: Lời giới thiệu ‘Tổng luận Đại Bát Nhã’

20/05/202116:26(Xem: 12617)
Thích Nguyên Tạng: Lời giới thiệu ‘Tổng luận Đại Bát Nhã’
tong luan kinh bat nha


LỜI GIỚI THIỆU 
BỘ TỔNG LUẬN
ĐẠI BÁT NHà
của TT Thích Nguyên Tạng


 

Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền móng và lâu đài Bát Nhã Ba La Mật trong hành trình giác ngộ và giải thoát, mà Đức Thế Tôn đã vạch ra từ 26 thế kỷ về trước.

httringhiem-qd
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng
Thích Trí Nghiêm



Người viết có duyên làm thị giả cho Hòa Thượng Trí Nghiêm và Hòa Thượng Thiện Siêu trong 3 mùa An Cư Kiết Hạ tại Chùa Hải Đức, Nha Trang từ 1981 đến 1983. Đầu năm 1998 người viết được bào huynh là Thượng Tọa Thích Tâm Phương bảo lãnh sang Úc định cư, khi nghe Ôn Trí Nghiêm đau nặng, đã về thăm Ôn đang nằm bệnh tại Chùa Tỉnh Hội Long Sơn sau mùa An Cư năm 2002. Đứng bên giường bệnh của Ngài, người viết đã phát nguyện sẽ đưa toàn bộ bản dịch của Ngài vào mạng lưới điện toán toàn cầu, qua trang nhà quangduc.com, để cúng dường mười phương Phật tử gần xa, đồng thời cũng để hồi hướng công đức cho Ôn. Sau khi về lại Úc, chúng tôi đã viết một thông báo ngắn cần gấp 24 người phát tâm đánh máy 24 tập Kinh Bát Nhã (bản in năm 1998), ngay lập tức có 24 Phật tử khắp nơi trên thế giới từ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu phát tâm nhận mỗi người một tập để đánh máy, và đây là bản kinh Đại Bát Nhã tiếng Việt đầu tiên, đã online trước lễ Tiểu Tường của Ôn Trí Nghiêm vào ngày 13-01-2004.

thichnguyentang
TT Thích Nguyên Tạng



10 năm sau khi online vào trang nhà Quảng Đức, Bộ Kinh Đại Bát Nhã này đã được Cư Sĩ Chánh Trí Khưu Văn Nghĩa, vốn là một phi công tác chiến trước năm 1975, định cư tại Melbourne, Úc Châu từ năm 1982, đã phát tâm diễn đọc trọn bộ kinh này ròng rã 2 năm và 600 files mp3 cũng đã online đầy đủ vào trang nhà Quảng Đức để cống hiến độc giả gần xa.

Trong lúc đang lo lắng và bối rối đối phó với cơn đại dịch Vũ Hán Corona Virus, thì đầu tháng 4 năm 2020 này, một niềm vui bất ngờ đã đến với Ban Biên Tập trang nhà Quảng Đức, chúng tôi đã nhận được e-book, sách điện tử “Tổng Luận Kinh Đại Bát Nhã” gồm 4000 trang, do chính tác giả là Lão Cư Sĩ Thiện Bửu Tô Hoàn Mai gởi tặng từ San Jose, miền Bắc California, Hoa Kỳ.

Phải thú thật rằng bản thân chúng tôi rất hoan hỷ, vui mừng xen lẫn niềm kính phục vô biên đối với tác giả Cư Sĩ Thiện Bửu, vì bác đã bỏ ra 10 năm trời ròng rã để đọc và viết luận bản này, có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận, bản sớ giải Kinh Đại Bát Nhã của Bồ Tát Long Thọ, ở Việt Nam hiện có 2 bản dịch tiếng Việt, một của Hòa Thượng Thiện Siêu và một của Sư Bà Diệu Không, cả hai phiên bản này đều có lưu trữ trên trang Quảng Đức.

Cư Sĩ Thiện Bửu, thế danh: Tô Hoàn Mai, sanh ngày 24/02/1940 (Canh Thìn) tại làng Bình Trước, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa, trong gia đình có 6 anh chị xem, Thân phụ là cụ ông Tô Văn Trận (chết trong cuộc chiến chống Pháp), Thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Giác, pháp danh Ngọc Giác (mãn phần năm 1977).



cu si thien buu-2
Cư Sĩ Thiện Bửu



Cư Sĩ Thiện Bửu mồ côi Cha lúc 10 tuổi, ông sống với Mẹ cùng chị, một em gái và ba em trai, hết sức nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Trong thời gian từ 8 tuổi đến 13 tuổi ông sống lang thang, nay đây mai đó. Mẹ nuôi không nổi phải gởi cho người cậu sống ở miền Trung vài năm. Sau đó lại gởi cho chú thứ Bảy tại Phú Nhuận, Gia định, Sài Gòn hơn 1 năm, có khi phải gởi cho chú thứ Sáu hay Cô thứ Năm tại Biên Hòa vài ba tháng. Cuộc đời hết sức lẻ loi. Đến khi mẹ làm ăn vững chãi đôi chút mới gom về sống chung trong một xóm ga (xe lửa) nghèo nàn tại Biên Hòa. Năm 13 tuổi, ông có duyên lành quy y Tam Bảo với Ngài Minh Đăng Quang, Tổ Sư của phái Khất Sĩ Việt Nam và được Tổ sư ban cho pháp danh là Thiện Bửu.

Cư Sĩ Thiện Bửu từng theo học trường Trung Học Pétrus-Ký Sài gòn, rồi Đại học Luật khoa Sài gòn. Sau khi tốt nghiệp luật khoa xong thì xin tập sự luật sư. Đến năm 1968 thì bị động viên. Ra trường sĩ quan trừ bị Thủ đức, vì có văn hóa cao, nên được đưa về Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà lạt. Ở đó ông được bổ nhiệm làm Giảng viên môn Quân pháp kiêm Trưởng khoa Luật học và Kinh tế của Đại học này.

Ông có duyên kết hôn với bà Nguyễn Thị Gia Hiển, pháp danh: Phương Nhật, lúc đó đã ngoài 30 tuổi. Vợ ông lại là con của một gia đình danh giá, cha vợ là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Miến Điện, sau làm Sứ thần Việt Nam tại Nam Hàn.

Chức vụ cuối cùng của ông năm 1975 là Giám đốc Nha Huấn nghệ Bộ Lao động, sau đó ông bị đưa ra Bắc Thái, Thái nguyên, miền Bắc, tù cải tạo 3 năm thì được tha về sớm thay vì phải cải tạo 10 năm như những người giữ chức vụ tương đương, vì có người thân giúp. 

Khi được thả tự do, ông liền cùng vợ và đứa con trai vượt biển sang Mã Lai. Ở đó hơn 5 tháng thì được bảo lãnh sang Hoa kỳ vào tháng 5/1979. Để lập lại cuộc đời, ông phải cấp tốc học nghề điện tử tại Silicon Valey, rồi làm Research về hardwares cho hãng Racal Vadic và Racal Milgo của UK được 13 năm, hãng này dời qua Florida, ông chuyển sang làm việc 13 năm nữa cho hãng Lucent của Hoa kỳ, tổng cộng 26 năm, đến năm 2004 thì về hưu.

Từ ngày về hưu đến nay, ông không rời kinh Phật, mỗi ngày học Phật từ 4 đến 6 tiếng không hề lơi lỏng. Tự học, tự nghiên cứu nhưng nhờ có chút kiến thức và cũng có duyên với cửa Phật nên đi đúng đường. Ông đã thỉnh được Bộ Phật học Phổ Thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, làm tóm tắt toàn bộ, học trọn 1 năm, nắm vững các điểm căn bản của giáo lý. Ông lập bàn thờ đặt bộ Phật Học Phổ Thông cùng bộ tóm tắt của mình với hoa quả cúng dường Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, để tạ ơn hóa độ cho bản thân ông.

Trong bộ Phật Học Phổ Thông, có Kinh Bát nhã Ba la mật, ông đã đọc tới đâu thông suốt tới đó. Bỗng nhiên, ông nhớ đến câu nói của Hòa Thượng Thiện Hoa là trong Phật đạo có nhiều tông phái, có các hệ khác nhau, nếu căn cơ của mình hợp với pháp môn nào thì nên tu tập pháp môn đó thì dễ tiến hơn.

Ông tự nghĩ mình thiên về Thiền và Hệ tư tưởng Bát Nhã. Rồi từ đó đến nay đọc nhiều sách thiền và 41 bộ kinh trong Hệ Bát Nhã. May mắn là ông đã sưu tập gần như hầu hết sự nghiệp văn chương Phật học của Thiền sư người Nhật Bản là D.T. Suzuki. Những quyển khảo luận của Ngài là những quyển sách gối đầu của Lão Cư Sĩ Thiện Bửu.

Ông tâm sự rằng, chính nhờ những vốn liếng giáo lý này mà khi viết thiên Tổng Luận Đại Bát nhã Ba la mật, những tư tưởng trong ấy nhiều khi không biết là của Thiền sư Suzuki hay của chính ông. Dường như những món ăn tinh thần ấy đã trở thành máu mủ trong tự thể của chính ông, nhập tâm vào tư tưởng ông tự lúc nào chính ông không hề biết.

Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học vừa viết kinh này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát nhã Ba la mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và lược giải những chỗ chính yếu của Kinh. Xin tán thán công đức của lão cư sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác cùng phát tâm xây dựng nền móng và lâu đài Bát nhã Ba la mật trong hành trình giác ngộ và giải thoát, mà Đức Thế Tôn đã vạch ra từ 26 thế kỷ về trước.

Được biết Lão Cư Sĩ Thiện Bửu khởi sự viết thiên khảo luận Đại Bát nhã Ba la mật lúc 70 tuổi và hoàn tất lúc 80 tuổi ngay lúc mùa đại dịch Vũ Hán tấn công nước Mỹ, khiến cho trên 32.463.649 người nhiễm bệnh và hơn 577.464 người Mỹ tử vong, tính đến Ngày 3/05/ 2021.

Ông đã nhanh chóng gởi tặng phiên bản điện tử này cho Trang Nhà Quảng Đức phổ biến trước khi ông về cõi Phật, vì ông lo sợ khi vô thường đến mà công trình này còn nằm yên trong computer thì quả thật là “Dã tràng xe cát biển đông”. Để cho luận bản hoàn chỉnh hơn và nhanh chóng được phổ biến, chúng tôi đã nhờ Đạo hữu Thanh Phi đọc và sửa lỗi chính tả, chương nào xong thì gởi qua email cho Đạo Hữu Tâm Từ online ngay vào Trang nhà để vừa cống hiến cho bạn đọc và cũng để tạo niềm vui tuổi già của tác giả, và công việc tiếp theo, Đạo hữu Quảng Tịnh và Hoàng Lan sẽ phát tâm diễn đọc trọn bộ sách này vào audio-mp3 để cống hiến cho quý thính giả gần xa.

 

Xin thành tâm tán thán công đức Lão Cư Sĩ Thiện Bửu cùng người bạn đời của bác là Cư Sĩ Phương Nhật Nguyễn Thị Gia Hiển đã hộ trì cho tác giả hơn 10 năm qua để ông hoàn thành sứ mạng khó khăn này. Xin cảm tạ quý Đạo hữu Thanh Phi, Tâm Từ, Quảng Tịnh và Hoàng Lan đã đóng góp công sức và thời gian, mỗi người mỗi việc khác nhau, để giúp phổ biến tác phẩm giá trị này đến với độc giả và thính giả gần xa.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát.

Viết tại Tu Viện Quảng Đức,
Melbourne, Úc Châu ngày 01/07/2020.
Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức

TT Thích Nguyên Tạng


tong luan kinh bat nha-2




***
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 3443)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 12160)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3348)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 5963)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4778)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 3001)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3977)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5745)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15366)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
20/04/2015(Xem: 4925)
Tùy bút: Viết về tháng tư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]