Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Tân Sửu nói về hình ảnh con Trâu trong dân gian và việc tu hành trong Phật Giáo

01/02/202119:58(Xem: 4802)
Năm Tân Sửu nói về hình ảnh con Trâu trong dân gian và việc tu hành trong Phật Giáo

tan suu -2021

NĂM TÂN SỬU

nói về HÌNH ẢNH CON TRÂU
trong DÂN GIAN và việc TU HÀNH trong PHẬT GIÁO


Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.

Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người, biểu tượng cho sức khỏe lực điền. Trâu rất gần gũi, gắn bó, mang lại cơm no áo ấm cho con người, là con vật mang đầy ân nghĩa, nên chúng ta chẳng những không ăn thịt trâu, mà còn phải có bổn phận bảo vệ và chăm sóc tốt.

Trâu là một trong 12 con giáp, gọi là (Sửu) ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) “ Theo truyền thuyết, ngay từ buổi khai sinh lập địa, Ngọc Hoàng Thượng đế đã phái Kim Quang Bồ Tát đem hạt giống cỏ và lúa xuống trần gian tạo thức ăn cho người và súc vật theo tỉ lệ 5 lúa 1 cỏ. Nhưng Bồ Tát lại làm trái lời Thượng đế, gieo 5 lần cỏ trước rồi mới gieo 1 lần lúa sau. Bởi vậy khắp trần gian cỏ mọc tràn lan khiến cho con người phải cực nhọc dọn cỏ mới có đất trồng lúa. Thượng đế biết chuyện, liền đày Kim Quang xuống trần làm trâu để ăn hết cỏ. Do vậy mà các tín đồ Phật Giáo không ăn thịt trâu. Hầu hết người Việt (ngoại trừ đồng bào Thượng ở cao nguyên Trung Phần) dù theo bất cứ tôn giáo nào, cũng đều không thích giết trâu ăn thịt vì thương con vật có nghĩa tình lại giúp họ làm nên cơ nghiệp”.

Trâu là loài súc sanh, nằm trong 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, với tham-sân-si) mà “si mê” là khổ nhất, do vậy Trâu tuy có sức mạnh, cũng có ích lợi cho con người được nhiều việc, nhưng thiếu lý trí, nên suốt đời phải mang lông đội sừng và kéo cày nặng nhọc. Tuy là khổ nhọc kéo cày tạo ra cây lúa, nhưng rồi cũng có thể dễ dàng quay lại ăn cây lúa của mình tạo nên.

Tại sao trong kinh Phật hay dùng hình ảnh con trâu ?

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, khi biết “Cái khổ ở địa ngục (tham) chưa phải là khổ. Cái khổ đói khát của quỉ đói (sân) cũng chưa phải là khổ. Làm loài súc sanh (si) kéo xe kéo cày cũng chưa phải là khổ. Si mê không biết lối đi mới thật là khổ.” Trâu nằm trong (si), một trong “tam độc” (tham-sân-si) cũng là một trong “tam đồ” (địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh). Nên Đức Phật không muốn loài người, tha hồ thụ hưởng để mặc tình tạo nợ, rồi phải khổ như trâu để trả nợ, nên trâu là một trong những con thú được nhắc đến nhiều, là hình ảnh sinh động được diễn tả trong kinh điển, như Kinh Di Giáo, Kinh 42 chương và 10 bức tranh chăn trâu, rất là thâm thúy và nhiều ý nghĩa.

Cụ thể đối với người Tu, Kinh Di Giáo Phật đã so sánh việc chế ngự năm thứ giác quan như kẻ chăn trâu cầm gậy mà coi giữ, không cho (con trâu) phóng túng, phạm vào lúa mạ của người. Trâu sẽ dễ dàng chạy vào ruộng lúa của người, để ăn phá lúa mạ vừa gieo, nếu người chăn trâu lơ đễnh, không canh giữ kỷ. Người Tu cũng vậy, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cũng sẽ nhanh chóng lao vào, tham đắm ngũ dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ), cho nên phải luôn tinh tấn tu tập, giữ tâm chánh niệm và miên mật hành trì qua các pháp môn: hành thiền, tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật, hoặc trì chú…

Trâu cũng được Phật dạy trong Kinh 42 chương ở Chương 40 Lễ Bái Nơi Tâm: Đức Phật dạy: “Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài).

Đạo Phật là đạo Trí Tuệ, nên đã dạy rõ, ai muốn không thành trâu, thì đừng ham nhận và thụ hưởng mà vay thêm nợ, phải biết cống hiến, phụng sự, chia sẻ, buông xả ra và quay vào trong, văn – tư – tu (nghe, suy nghĩ, hành trì) lo quán chiếu mà tu cái tâm, để tất cả mọi, suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình, đều phải có trí tuệ chiếu soi vào. Khi có trí tuệ chiếu soi, ta sẽ có suy nghĩ chín chắn, để có những lời nói ái ngữ dễ cảm thông và rồi sẽ có những hành động thân thiện lợi ích, từ đó dễ hóa độ chúng sanh và sẽ cảm ứng được với Long Thiên Hộ Pháp, để hoàn thành những ngôi “phạm vũ huy hoàng”, mà phụng sự muôn loài một cách hữu hiệu, góp phần xây dựng một xã hội được an bình, tiến bộ. Chứ lo tu bằng hình tướng, chỉ lớn thêm “bản ngã” vì dễ thấy được những “sắc tướng” tưởng rằng “mình đã thành đạt” rồi xem mình là nhất, coi thường người khác, chứ không có chuyển hóa được gì về tâm, để phiền não vẫn ngút ngàn và tham sân si ngày càng phát triển.

Hằng ngày hành trì, mà vẫn si mê cố chấp, thì khổ muôn đời cũng vẫn hoàn khổ mà thôi ! Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã dạy: "Con người. Chúng ta hy sinh sức khỏe để kiếm tiền. Sau đó lại dùng tiền để phục hồi sức khỏe. Và rồi, chúng ta lo lắng cho tương lai và chán ghét hiện tại, chúng ta sống như thể sẽ không bao giờ chết và sau đó lại chết như chưa từng sống thực sự", người không có trí tuệ không lo tu tâm mà chỉ biết tu thân là vậy !

Con người chỉ biết cong lưng lo làm để bồi bổ tấm thân cho phì lũ, tạo ra muôn trùng tội lỗi để gầy dựng cơ nghiệp vật chất, rốt cuộc rồi cũng chỉ nằm trên 2 m2, khi chết cũng bỏ lại tất cả, chỉ mang theo được chăng là những nghiệp dĩ đã gây để phải vào đường ác. Cũng như con trâu chỉ biết hằng ngày cúi đầu cày bừa, ngày ba bữa chỉ rơm với cỏ, trong khi đó chủ thì giàu lên, nhà cao cửa rộng, của cải đầy bồ, trâu thì vẫn cực khổ và ở cái “chuồng” ẩm thấp, khi chết lại còn bị lột da xẻ thịt, xào nấu lung tung !!!

Con trâu tượng trưng cho cái tâm của chúng sinh, một cái tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, chất chứa đầy phiền não, mê lầm và dục vọng. Do vậy đức Phật giảng dạy giáo pháp chân chính để giúp chúng sanh tu tập hầu chữa trị các sự mê lầm và dục vọng này thì cũng tương tự như người mục đồng trị con trâu hoang dã đầy tật chứng vậy! Cho nên 10 Bức Tranh Chăn Trâu, chuyển dần từ đen (trâu đen tức là tâm còn buông thả) sang trắng (tâm được thuần phục dần) ra đời, cũng để hướng dẫn cách tu theo thiền một cách ý vị.

Thật ra con trâu vẫn còn hiển hiện, chẳng bao giờ biến mất đi dâu, để phải tốn công kiếm tìm? Cũng như Phật tánh vẫn luôn có mặt trong ta, nhưng chỉ vì “hướng ngoại tìm cầu” dong ruổi với cuộc đời lo hưởng thụ, bị âm thanh sắc tướng dẫn dắt rồi mê mờ lạc lối, nên ta không hề thấy nó. Để cho tham sân si phát triển, rồi thị phi, sợ hãi, chi phối ràng buộc, từ đó ta bị mê mờ tâm trí, để rồi dễ bị “ngũ dục” kéo lôi vào trong trầm luân sinh tử, chìm đắm trong biển khổ, giống như “Chàng cùng tử” từ bỏ ông Trưởng Giả (trong Kinh Pháp Hoa) để lang thang trên vạn nẻo đường, đến khi khốn cùng quá, quay về lại chốn cũ, thì quên mất thân phận và sợ ngay cả cha mình.

Nên với 10 bức tranh chăn trâu, chư Phật, Tổ biết rằng chúng sanh đã lăn lộn với đời quá lâu, bị huân tập những thói hư tật xấu, bây giờ muốn chuyển hóa, phải tốn nhiều thời gian. Mỗi người chúng ta, hãy định tâm, “quay vào bên trong, tự xét soi lấy mình, đó là phận sự chính, không vì ở ngoài mà được”, làm việc một cách kiên nhẫn, thoải mái buông xả với một “tâm không phân biệt”. Lúc đó ta sẽ được an nhiên, không bị dính mắc vào điều gì, được giải thoát, giác ngộ hoàn toàn và đạo quả viên mãn.

Một số hình ảnh con trâu hiện trong văn hóa dân tộc là một điều bình dị tuyệt đẹp cho cuộc sống trần gian. Nhưng hình ảnh được Phật Tổ nhắc đến trâu, qua Kinh Di Giáo, Kinh 42 Chương và 10 Bức Tranh Chăn Trâu, là nhằm giúp cho chúng ta thấy lại được khả năng sẵn có của mình, điển hình nhất là việc ai cũng biết bơi lội, nhưng nếu quên, không vận dụng và phát huy, để tự lội vào bờ, thì sẽ bị chìm sâu vào lòng sông và trôi dạt vào biển khổ mà thôi ! Từ đó ý thức mà tinh tấn tu tập, qua hăng hái hành trì, giữ cho 6 căn không dính mắc với 6 trần, tịnh tâm và nhất là hằng lạy Phật, để hạ “bản ngã” luyện tập dưỡng sinh, chống lão hóa, qua việc khai thông máu huyết, giãn gân cốt, hầu chuyển hóa lần hồi nghiệp lực, thành chánh quả.

Khi đã thuần hóa được trâu, tức sống với chân tâm, không còn vọng động, phân biệt, lúc đó ta sẽ được tự tại, thấy trời, nước mênh mông, thấy hoa nở hoa tàn là chuyện thường ngày. Thong dong thỏng tay vào chợ, chỉ làm con người rất bình thường để gần gũi mà dạy đạo cho chúng sanh, khốn khổ, khiến cho họ có được đạo đức và biết tu hành.
Đó là trọng trách giáo hóa của người tu đã được viên mãn. Chỗ này là chỗ thiết yếu, hành giả cần phải hiểu cho rõ, người tu sau khi trải nghiệm và “ngộ” được vô thường, khổ, của cuộc đời, để không còn ham mê vật chất ở ngoài, mà quay vào trong xây dựng “ngôi đền tâm linh” và sống với “bản tâm thanh tịnh” hằng sẵn có trong ta, tức là đã triệt ngộ rồi, mới lăn xả vào cảnh giới ma để làm lợi ích cho đời, đó là chủ ý của 10 bức tranh chăn trâu. Chứ chưa có được gì, mà ham muốn “hạ sơn hành đạo” thì “Cửa Tùng Đôi Cánh Gài” sẽ bị “ngũ dục” dẫn dắt thành ác quỷ!

Phật, Tổ đưa hình ảnh con trâu vào kinh điển, mục đích muốn chúng sanh thấy khổ mà lo tránh, sớm thoát kiếp si mê, phải phước huệ song tu, phải tu tâm là chính, vì “tất cả đều do tâm tạo” với lòng khiêm cung, hầu “triệt tiêu bản ngã, chuyển hóa nghiệp lực” chứ không giống như con trâu, mặc dầu chỉ ăn cỏ (chay) nhưng rất mạnh khỏe, rồi chỉ biết hăng máu ra sức cày bừa, mà không biết quán chiếu, nên có nỗ lực rất nhiều, nhưng không chuyển hóa được gì, rốt cuộc cũng chịu vô thường chi phối và bị lột da xẻ thịt mà thôi !

Tiễn đưa năm Canh Tý (2020) đầy bất thường, đón mừng năm Tân Sửu (2021) nhiều hy vọng tấn tu, thành tâm cầu chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, cùng toàn thể Đồng Hương Phật Tử khắp nơi, hưởng một năm mới nhiều an lạc để dũng tiến trên con đường Giải Thoát, Giác Ngộ.

Viết tại Tổ Đình Pháp Hoa SA, ngày 01/02/2021 (20/12/Canh Tý)                                 Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7803)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 2693)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2356)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2751)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12067)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5123)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12541)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3565)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25350)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 19025)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567