Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở lại chùa Thơ

01/02/202117:33(Xem: 7550)
Trở lại chùa Thơ


Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền thống lịch sử Phật giáo). Nhưng đi nhiều nơi trong nước, chùa mà có nhiều thơ được “lên” bia đá, thì có lẽ hiếm nơi có được. Ấy là tại chùa Đây - suối Đó.


suoi do chua day
TT.Thích Tấn Tuệ (nhà thơ Đinh Hồi Tưởng) bên tấm bia thơ - Ảnh: Vưu Khánh Hồng



Ở phía Nam thành phố Phan Thiết khoảng 60km, cách trung tâm thị xã La Gi khoảng bảy cây số, nằm bên dòng suối Đó, là chùa Đây. Địa danh Suối Đó không biết có tự đời nào nhưng chùa Đây là cái tên do vị tu sĩ Tấn Tuệ gọi, khi sư đến đây vào năm 1990, dựng một cái chòi tạm bợ làm nơi tu-học. Chẳng biết “hàm ý” của cái danh xưng đó-đây ấy có phải là một khái niệm trong tư tưởng Phật giáo hay không?

Chùa nằm ở vùng ngoại vi, xa khu vực đô thị, dọc theo dòng suối, cảnh quan đơn sơ của một chốn… ít tiền, không có gì đặc sắc. Chỉ trong sân chùa, có vài chục tấm bia, trên đó có những dòng thơ, bài thơ. Là của bằng hữu và khách xa cảm khái viết nên, khi ghé thăm chùa. Cũng không lạ, bởi vì tu sĩ trụ trì vốn là người làm thơ, có thơ in trên nhiều tờ báo Phật giáovà có nhiều kết giao trong giới làm thơ; cả những “tên tuổi” như Bùi Giáng, Ngân Giang nữ sĩ, Tế Hanh, Huy Cận, Nguyễn Bắc Sơn…

Thơ dường như là một mối… hiểm nguy cho người tu, bởi đối với nhà thiền, sự vọng tưởng là trở ngại lớn trong quá trình nỗ lực đoạn tận vô minh-ái thủ. Hơn ai hết, thầy Tấn Tuệ - Đinh Hồi Tưởng hiểu rõ điều ấy. (Cái bút danh Đinh Hồi Tưởng, nói lái là… Đương Hồi Tỉnh, một phần nào cũng đã“minh thị” cho sự trung thực của chính thầy trong quá trình tu tập. Bởi, ai cũng là phàm phu cả; khác chăng, là ở chỗ có tự nhận biết chính mình hay không? Sư bày tỏ: Làm thế nào để biến cái Có thành ra cái Không, đó chẳng phải là sự nói chơi mà là con đường vô cùng gian khó, phải vượt qua vô vàn cản ngại của tâm thức. Không biết có đủ phước đủ duyên không? Và như thế, thơ vừa không có gì quan trọng nhưng cũng vừa không thể xem nhẹ…

*

Trở lại chùa thơ lần này, thấy nơi đây vẫn là một chốn lan nhã… ít tiền. Ngôi chánh điện nhỏ, diện tích 9x12m khởi công đã ba năm rồi mà vẫn chỉ mới xong phần móng và trụ. Nhưng bốn con rồng đá được đúc-chạm theo phong cách điêu khắccủa bốn triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần đang chuẩn bị để gắn trên mấy bậc tam cấp, do một gia đình Phật tử ở Ninh Bình vừa hiến cúng, dường như là biểu trưng cho lòng trân trọng đối với văn hóa dân tộc của vị Thượng tọa trụ trì.

Việc xây dựng ngôi chánh điện nhỏ bé ấy dù chưa xong, nhưng tâm nguyện của thầy là mai-kia-mốt-nọ sẽ xây một cái tháp thơ. Cũng nhỏ thôi, nhưng sẽ là nơi an nghỉ-tưởng nhớ cho những nhà thơ nào có mong muốn được nằm xuống bên dòng suối ấy, trong ngôi chùa này. Cái ý tưởng khá độc đáo nọ, đến nay, vẫn đang còn là… một “tưởng-ý”, vì chưa gặp được người phát tâm cúng dường…

Bên chén trà buổi sớm, Sư trầm ngâm: “Nhiều khi, nói Phật sự nhưng cũng chỉ là thế sự thôi”. Nghe vậy, tôi mừng. Vì sư đã tiến đến chỗ nhận ra được mình và người. Khi kể lại chuyện ấy cho một vị tu sĩ bằng hữu khác, thầy lại cười-bổ-sung: “Nói thế sự, là còn… lịch sự đó. Có khi, không phải Phật sự mà là… ma sự”. Với tư cách là một Phật tử, tôi lại mừng hơn nữa. Vì mạng mạch vững bền-sâu xa của Phật giáo dân tộc Việt Nam chính là nằm ở chỗ này: Đội ngũ trí thức trong hàng ngũ tăng sĩ và sự chuyển hóa tư tưởng của Đức Phật vào trong những cái bình thường nhất của cuộc sống hằng ngày…


thanh-trang-lan-nha-–-khong-gian-nen-tho-ben-dong-suoi-do-1
Chùa đang xây dựng dang dở - Ảnh: Vưu Khánh Hồng


*

Trên một tấm bia thơ, chợt thấm thía tấm lòng chân thành-sâu xa của nhà văn Trần Duy Lý: Con của Mẹ giờ tóc nhiều sợi bạc / Đã vượt qua bao sóng gió thăng trầm / Mẹ, Mẹ ơi “con vua cũng thua con Phật” / Câu nói người xưa giờ con thấy thật rồi / Câu nói người xưa giản dị ít lời / Mà mãi đến cuối dời con mới hiểu…

Còn ở một tấm bia khác, là sự miêu tả cái ước mong của chốn lan nhã này: Như mãi mùa xanh trí nhớ / Bên thời gian lặng chùa Đây / Như niềm không dưng Suối Đó / Sau bao bờ bãi vô cùng…

Riêng đối với “chủ nhân” chùa Đây-suối Đó, thì tất cả chỉ gói lại trong một… câu hát, như cây kim chỉ nam trên Con Đường: Gỡ phương trời ấn vào tâm / Bừng soimặt đất ướp vầng trăng thu / Không bằng hữu, chẳng kẻ thù / Chùa Đây-suối Đó nằm ru hát thiền…

*

Rời chùa thơ; một ngày cuối năm nhẹ. Lấp loáng trên ánh nước dòng suối xuôi về phương Đông, dường như từ những bào ảnh của cuộc phù thế thấp thoáng hiện ra những câu hỏi, không ngừng đặt ra cho con người. Thơ và Đạo, Cảnh và Tâm, Ý và Tình… Những “đối đãi” đó, phải làm ra sao và đến khi nào để trở thành cái sự thực Không-Hai-Khác? Đó không phải là chuyện mà một kẻ phàm phu như người viết bài này dám lạm bàn.

Nhưng chùa thơ thì có thể là nét dịu dàng cho những khách du muốn tìm đến một nơi mộc mạc...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13690)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8481)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4846)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4387)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10514)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 7249)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2945)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7255)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8789)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 13208)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]