Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃

19/01/202120:13(Xem: 24688)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃




Nam Mô A Di Đà Phật
 
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ đảnh lễ thù ân thứ 16 do Hoà Thượng Thích Trí Thủ biên soạn nói về
Đức Phật Tỳ Bà Thi, bài kệ được Sư phụ diễn xướng như sau:
 
Nhẫn nhục đệ nhất đạo
Phật thuyết vô vi tối
Xuất gia não tha nhân
Bất danh vi sa môn.
Nhất tâm đảnh lễ  Nam Mô Tỳ Bà Thi Phật.
Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch nghĩa:

Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục
Là pháp tu thứ nhất,
Pháp vô vi tột cùng.
Cho nên người xuất gia
Gây khổ não cho người,
Thì không gọi “sa môn”.
 Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi.


Sư Phụ giải thích: Đức Phật Thích Ca giới thiệu Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi trong Kinh Tạp A Hàm, ở thành Vương  Xá, xứ Ma Kiệt Đà. 

Phật Tỳ Bà Thi (Vipassī) là vị phật thứ 998 của quá khứ Trang Nghiêm kiếp và cũng vị phật đầu tiên trong số bảy vị Phật quá khứ, đó là:


1/ Phật Tỳ Bà Thi (Vipassi)

2/Phật Thi Khí (Sikhin)
3/Phật Tỳ Xá Phù (Visvabhu)
4/Phật Câu Lưu Tôn (Krakucchanda)
5/Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
6/Phật Ca Diếp (Kasyapa)
7/Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni)




Sư Phụ cho biết những vấn nạn đưa đến tang thương từ trong gia đình, đoàn thể, xã hội...phần lớn xảy ra do từ thiếu kiên nhẫn, quá nóng nảy, quá vội vã, vừa nghe một việc gì đó, chưa chịu suy nghĩ chín chắn thấu rõ vấn đề, mà vội hiểu sai, hiểu lầm để rồi kết luận, phán quyết tai hại, dẫn tới đổ vỡ và tang tốc.


Sư phụ đọc một số câu phương ngôn về hạnh nhẫn đễ chúng đệ tử ghi chép làm hành trang cho đời sống:
"Nhẫn một chút sóng yên gió lặng Lùi một bước biển rộng trời cao"


"Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận
Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu
Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc
Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do"

Nghĩa là:


"Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn) thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đay mà được.
Thôi thôi thôi (thân, miệng, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do ".


Trước cổng giảng đường Liễu Quán ở Huế, Hoà Thượng Thiện Siêu (Ôn Từ Đàm) có ghi hai câu đối để nhắc nhở chúng đệ tử:

" Một chút giận, hai chút tham, lận đận suốt cả đời, ri cũng khổ 
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tất dạ, rứa mà vui ".
 
Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi đã dạy: Nhẫn là điều tiên khởi phải hành trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. mọi thành công nếu có trên đời này đều phát xuất từ nhẫn, có nhẫn là có an lạc, giải tỏa phiền não: ly sanh hỷ là chân lý trong mọi thời từ xưa tới nay.
 
Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày một bài pháp tu làm hành trang an lạc cho cuộc sống bất an hiện tại của hàng đệ tử chúng con.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 



Duc Phat Ty Ba Thi



Cảm niệm tri ân bài pháp thoại
“ Đức Phật Tỳ Bà Thi “
và bản dịch
"Kinh Hiện tại hiền kiếp thiên Phật “
của Đại Trưởng Lão H T Thích Huyền Tôn .


Kính bạch Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn,

Kính bạch Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng,


Hôm nay nhân đại lễ kỷ niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo 20/1/2021, không hiểu điều mầu nhiệm gì đã đến với con ...mà từ khuya con đã nghe đi nghe lại 5 lần bài pháp thoại về Đức Phật Thứ 998 của Quá Khứ Trang Nghiêm Thiên Phật đó là Đức Phật Tỳ Bà Thi.....để rồi trang nghiêm thanh tịnh con đến bệ thờ phát tâm xin được có những bài thơ kính ngưỡng đến Bảy Vị Phật của Quá Khứ và Hiện tại.

Đến bây giờ con vẫn không hiểu sao bài pháp thoại này đã được Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng giảng từ ngày 7/7/2020 mà mãi đến nay mới thẩm sâu vào tim óc con và sau khi nghe đi nghe lại con đã bật khóc ....với những lời dẫn giải về duyên khởi của Kinh HIỆN TẠI HIỀN THIỆN THIÊN PHẬT DANH được Đại Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn dịch và ấn tống năm 2002 .



Phải chăng đó là nhờ ba câu đảnh lễ mà theo TT Giảng Sư chỉ được đọc vào cuối của Tỳ Kheo Giới Bổn vào những ngày bố tác .

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ QUÁ KHỨ TRANG NGHIÊM KIẾP THIÊN PHẬT

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ VỊ LAI TINH TÚ KIẾP THIÊN PHẬT



Kính xin cho phép con trích đoạn lời duyên khởi này :

" Người hữu duyên để được gặp Phật hãy đọc, tụng, lạy và phát tâm cầu nguyện mong kiếp sau sanh ra gặp Phật cùng lúc Phật ra đời và sẽ ngộ đạo và thoát khỏi sáu ngã luân hồi

Phật Tỳ Bà Thi, vị Thế Tôn thứ 998 của kiếp Trang Nghiêm thời quá khứ, kế đó là Phật Thi Khí và Đức Phật Tỳ Xá Phù đứng vào ngôi vị 1000 .

Đức Phật Thượng Thủ của đời hiền kiếp ( hiện tại) là Câu Lưu Tôn Phật rồi đến Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là chỉ mới có bốn Đức Phật giáng trần cho 1000 Phật nữa sẽ ra đời trong Hiền kiếp này để cứu độ chúng sanh

Cũng theo kinh ...hiện nay chúng ta đang ở vào thời mạt của kiếp thứ 9 , vào khoảng 16 triệu năm nữa Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời vào thời giảm của kiếp 10 . Qua kiếp 11, 12,13,14 sẽ không có Phật ra đời và Kiếp 15 Đức Phật Sư Tử cùng với 994 Đức Phật giáng trần .Kiếp 16,17,18,19 không Đức Phật nào ra đời cho đến kiếp 20 mới có Đức Phật Lầu Chí và tiếp theo đó là một thời hư hoại... mênh mông vô tận của thời vị lai Tinh Tú mạt kiếp...

Kính bạch quý bạn thân thương nhưng ta may mắn còn được biết đến hành trạng của Đức Phật Tỳ Bà Thi qua lời Đức Phật Thích Ca giảng và được ghi chép lại trong kinh A Hàm, kinh Bản Lai như sau :

Thân từ trong vô tướng thọ sanh

Giống như huyễn sanh các hình tượng

Người huyễn, tâm thức xưa nay không

Tội phước đều không, không nơi trụ.

Kinh Trường A Hàm chép: “Lúc người sống 8 vạn tuổi, đức Phật này hiện ra đời, thuộc dòng Sát Đế Lợi, họ Câu Lợi Nhã, cha tên Bàn Đầu, mẹ tên Bàn Đầu Bà Đề ở thành Bàn Đầu Bà Đề, ngồi dưới gốc cây Ba Ba La, nói pháp ba hội:

Hội thứ nhất đọ sáu vạn tám ngàn Bí-sô đắc quả A-la-hán

hội thuyết pháp thứ hai có mười vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán

hội thuyết pháp thứ ba có bảy vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

Như vậy đã độ 33 vạn 8 ngàn người,đắc Thánh Thanh Văn Quả



Nhập Niết Bàn cách đây chín mươi mốt kiếp, thọ tám vạn tuổi.

Ngài còn có tên gọi khác là Duy Vệ, trị vì đất nước tên Sát-mạt-đề.

Thị giả của Tỳ-bà-Thi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác tên A-thâu-ca.

Và cốt tủy những hội thuyết pháp đã nằm gọn trong 4 câu kệ sau về Hạnh Nhẫn Nhục qua Thân Khẩu Ý

忍辱爲第一

佛說無爲最

不以剃鬚髮

害他爲沙門


Phiên âm:


Nhẫn nhục vi đệ nhất

Phật thuyết vô vi tối

Bất dĩ thế tu phát

Hại tha vi sa-môn


Tạm dịch:


Nhẫn nhục là bậc nhất

Niết-bàn là tối thượng

Xuất gia não hại người

Không xứng danh Sa-môn



Kính đa tạ và tri ân Đức Hoà Thượng Thích Huyền Tôn và Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban truyền cho chúng đệ tử những lời pháp nhủ vô vàn sâu sắc.


Con kính tóm tắt lại bằng những vần thơ sau và Kính Chúc Quý Ngài Pháp thể khinh an và vô lượng cát tường...

Hạnh Nhẫn Nhục là Thể Tánh của Niết Bàn !

Qua Pháp Ngữ Đức Tỳ Bà Thi Phật

Nhẫn nhục vi đệ nhất

Phật thuyết vô vi tối

Bất dĩ thế tu phát

Hại tha vi sa-môn

Tạm dịch:


Nhẫn nhục là bậc nhất

Niết-bàn là tối thượng

Xuất gia não hại người

Không xứng danh Sa-môn




Giá trị ngàn đời không thay đổi ... uyên nguyên

Kinh “HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT DANH “ ai hữu duyên

Nên phát tâm cầu nguyện , đọc, tụng, lễ lạy!



Phải chăng cũng là một pháp môn VÔ NGẠI !

Bồi dưỡng công đức ...rút ngắn sinh tử luân hồi

Đừng để thân huyễn giả một khi đã mất rồi

Chớ dại khờ tiếc nuối ...làm sao gặp Phật ?



Bóng thời gian ... tháng, ngày xuôi dòng trôi tất bật

Mau kết duyên lành nghe pháp tinh chuyên

Chư Phật giáng trần nhiều kiếp luân phiên

Thật vinh hạnh ... hạt cát trong sa mạc

....mang danh Phật Tử



Hãy áp dụng HẠNH NHẪN NHỤC ...tiệm tu đời khách lữ

Nhớ cho rằng đệ nhất ....thể tánh Niết Bàn

Đức Phật giảng trong kinh Bản Lai, Tạp A Hàm

Muốn đạt pháp Vô Vi ..Nhẫn, Nhẫn, Nhẫn ...Thân, Khẩu, Ý !



Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Tỳ Bà Thi Phật



Huệ Hương






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2018(Xem: 5585)
Phải tập tánh không giận Luôn bình thản nhẹ nhàng Khen chê không vướng bận Dù gặp điều trái ngang
03/11/2018(Xem: 6250)
Hôm nay, thứ 7 ngày 3 tháng 10 năm 2018 diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử của Thiền sư Thích Nhất hạnh với các huynh đệ và con cháu của Tổ Đình Từ Hiếu, Huế. Hôm nay, sau bao năm xa cách tha hương, Thầy Nhất Hạnh lại có mặt tại Việt Nam để đoàn tụ trong sự chờ đón của các Phật tử Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh đã xuất gia tại Tổ Đình Từ Hiếu này lúc 16 tuổi và hôm nay, đã quay về chùa Tổ để cùng các học trò và Phật tử thực tập chánh niệm, để mang chánh niệm về với quê hương Việt Nam, về cho dân tộc Việt Nam. Thật là màu nhiệm và vi diệu.
01/11/2018(Xem: 16007)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ XỨNG DANH THẠCH TRỤ (thơ Thích Viên Thành), trang 11 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ TÔI (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 11 ¨ CHUYẾN ĐI ÚC CHỨNG MINH LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA TRÚC LÂM (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ MÙA CHỚM VÀO ĐÔNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 14 ¨ SINH VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH (Quảng Tánh), trang 15 ¨ THÀNH TỰU NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 16 ¨ TỎA SÁNG BÓNG THIỀN TĂNG (thơ Chúc Hiền), trang 17
24/10/2018(Xem: 14142)
Chánh Pháp, số 83, tháng 10.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ TÌM LỐI SỐNG (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ CAO ĐẸP NGƯỜI TU (thơ Thích Viên Thành), trang 10 ¨ TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 11 ¨ VÔ NGÃ, TRĂNG GIÀ, DƠI, LUÂN HỒI (thơ Chu Vương Miện), trang 15 ¨ ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA (Nguyên Giác), trang 16 ¨ MẤT NGỦ, MẸ TÔI KỂ, BỨC CHÂN DUNG CUỘC ĐỜI (thơ Pháp Hoan), trang 21
15/10/2018(Xem: 3477)
Bao kiếp trầm luân vòng lưu lạc Trong mê nghiệp chướng đã cuộn đầy Một sớm tỉnh bừng nghe Phật Pháp Nghìn năm trôi tựa áng mây bay!
24/09/2018(Xem: 4315)
Từ non cao, những đợt lá vàng cuốn theo gió, rơi theo dòng suối, trôi giạt xuống con sông nhỏ trong làng; rồi từng nhóm lá xuôi dòng, tấp vào bờ này hay bờ kia. Đôi khi cũng có vài chiếc lá đơn chiếc, chẳng tụ bên nhau, không ghé nơi đâu, trôi thẳng ra biển lớn.
14/09/2018(Xem: 15386)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
12/09/2018(Xem: 12861)
Đọc "Mẹ Hiền", Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long, Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn. Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương, êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán. Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa. Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thi
07/09/2018(Xem: 5844)
Chùa Hoằng Pháp, sinh hoạt và phát triển hợp với tên gọi từ thời khai sơn năm 1957, đã thực hiện vai trò hoằng pháp trong nước suốt 60 năm qua mà tích cực nhất là từ năm 1975 đến thời hiện tại. Những người theo đạo Phật hay có khuynh hướng tìm hiểu đạo Phật đã khá thích thú theo dõi nội dung sinh hoạt tổ chức tại chùa Hoằng Pháp với hơn 60 chương trình tu học đã được thực hiện, bao gồm nhiều đề tài chuyên biệt về tôn giáo, xã hội, giáo dục… dành cho đại chúng thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi. Pháp sư, giáo thọ, diễn giả… thuyết pháp, pháp thoại, thuyết trình, nói chuyện… đã quy tụ nhiều nhân vật trong đạo cũng như ngoài đời nổi tiếng hay có bề dày trải nghiệm thực tế ở mức độ sâu và đặc biệt về mặt nầy hay mặt nọ. Nhưng tổng quát, đều có một mẫu số chung là tìm về Phật pháp để chiêm nghiệm, học hỏi hay tu trì sau những trải nghiệm thăng trầm của cuộc sống giữa đời thường. Nhiều nhân vật bày tỏ tấm lòng chân thành qua quá trình nương nhờ Phật pháp và các chương trình tu học của
05/09/2018(Xem: 6913)
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi “IPad” hầu hết là người Á châu – Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]