Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gánh Hàng Rong Của Mẹ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm)

12/07/202017:19(Xem: 6751)
Gánh Hàng Rong Của Mẹ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm)
 ganh hang rong

Gánh Hàng Rong Của Mẹ
Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm
Diễn đọc: Phật tử Tường Dinh


 

Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn.

Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi.

Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn lao cho tôi theo từng thời gian của dòng đời sanh diệt và ngay lúc ấy. Tuổi thơ hồn nhiên đang cuộn chảy trong tôi:

Mẹ ơi, mang đôi dép này vào đi cho đỡ nóng chân!

Không mang được đâu Con,

Nhưng Mẹ mang đi, Mẹ!

Ờ, ờ để Mẹ mang!


An năn nỉ Mẹ mang đôi dép mà cậu đã dành tiền lì xì Tết vừa qua. Nhóc năn nỉ Chị mua giùm làm quà đầu năm cho Mẹ.

Trong những tháng năm đầu tiên, gia đình từ miền Trung vào Nam sinh sống, Cha Mẹ từng bước gầy dựng lại sự nghiệp với hai bàn tay trắng. Cảnh đời, nghiệp vận của quê hương cùng với con người làm cho người ta thắt quặng nỗi lòng khi nghĩ về những chuỗi ngày đầy đau thương và nước mắt đó. Bao nhiêu tang thương của dòng họ, quê hương, những đồng tiền dành dụm từ quê đem vào chỉ đủ xoay sở trong thời gian ngắn. Cha tôi bươn chải khắp nơi, làm đủ thứ công việc nặng nhọc và làm việc quá nhiều đến độ ngã bệnh nặng liên tục trong mấy năm liền.

Lúc ấy, một mình Mẹ phải lo toan vất vả trăm điều, những chiếc áo dài Mẹ thích từ thời con gái cũng đành đổi gạo nuôi con. Giữa miền đất lạ, Mẹ dùng sức lực, đôi vai quang gánh tảo tần nuôi dạy đàn con dại. Có khi bình minh chưa ló dạng, con còn đang trong giấc ngủ say mèm, Mẹ đã thức dậy chuẩn bị quảy gánh ra đi cùng với tiếng rao giờ đây nhớ lại quặn thắt cả nỗi lòng:

Mờ sáng tinh sương

Mẹ quảy gánh cùng nắng sương gió tuyết

Đôi quang gánh tựa hai vầng nhật nguyệt

Mỗi bước chân như chan chứa ân tình

Cây cối lặng mình trong thổn thức

Mắt con từng giọt lệ rưng rưng

 

Nhà tôi cách chợ và trường học cũng khoảng gần 3 cây số, phải đi qua con đường toàn là đất cát mịn, mùa nắng thì cát lún đến mắt cá chân, mang dép thì cát lọt vào chân, khó đi lắm. Mùa mưa thì nước đổ về, có khi ngập đến nửa người, làm cho những người dân qua đây thật khổ sở.

Thời thơ ấu, mỗi lần Mẹ quảy gánh ra khỏi nhà, bao nhiều sầu lo như đang đè nặng tim con, nỗi lo cảm giác như theo từng bước chân và đôi vai của Mẹ. Mỗi lần chiều về, ánh nắng đã ngã sau lưng nhà là con bắt đầu trông đợi Mẹ. Trông Mẹ về được đến nhà bình an.

Buổi sáng có khi gánh bánh bèo, có khi bánh đúc, buổi trưa xế chiều đôi khi là những gánh rau từ vườn. Qua từng con đường nhỏ, qua từng thôn xóm, với đôi gánh trên vai như gánh tất cả những nhọc nhằn nuôi con khôn lớn!

Trong đôi mắt trẻ thơ của tôi lúc đó, con đường làng không có gì là thân thương cả, vì Mẹ tôi quá khổ nhọc mỗi ngày qua con đường này. Có lần học câu chuyện Tấm Cám, có Ông Bụt hiện ra, cô giáo hỏi học trò mấy em ước điều gì khi gặp Ông Bụt. Bạn cùng lớp mỗi đứa một kiểu, còn tôi nói ngay không cần suy nghĩ: “Con xin Ông Bụt làm cho con đường được đẹp để Mẹ con khỏi bị nóng chân, ngập nước”.

Hạt mưa ơi xin dừng cơn đổ xuống

Để Mẹ hiền đỡ gánh nặng chiều nay

Xin gió ngừng cho bụi đất khỏi bay

Để mắt Mẹ khỏi mờ vì cát trắng

Mây ơi mây đến che giùm cơn nắng

Vì Mẹ tôi trĩu nặng gánh trưa hè.

 

Những ngày hè nóng, cát ở con đường càng nóng dữ dội, đi chân không thật khó chịu nỗi, lúc nhỏ mỗi khi đi qua con đường này, ai cũng cố gắng nhanh chân chạy từng đoạn, tìm bụi cỏ hay vật gì rồi đứng tạm lên cho chân đỡ nóng. Ấy thế, Mẹ vẫn phải chịu từng bước chân chân trong cát dưới trời nóng. Có hôm, Mẹ về đến nhà, mồ hôi ướt đẫm, gương mặt mệt nhoài. Tối đến, mùa hè thì bàn chân bị bong từng vết bỏng của nắng cát, Mẹ chịu cơn đau bằng cách thoa mấy lá bù ngót ở sau vườn.

Mùa mưa đến với nỗi khổ khác, nước từ thượng nguồn đổ về, con đường giờ đây như một đồng nước mênh mông. Mẹ thấp người, có hôm phải ráng gồng gánh đi trong mưa, có hôm Mẹ bị nước cuốn trôi trên đồng ruộng, gắng gượng lắm mới được an toàn về đến nhà. Đôi bàn chân Mẹ bị nước ăn lở đỏ, Mẹ đành bấm bụng xoa những vết cổ trầu trên chân trông thật đau lòng. Đôi vai Mẹ gánh đã chai đến nỗi như một vết chàm ngay đòn gánh. Lúc nhỏ nhiều khi ngồi nhìn Mẹ thoa dầu, tự đánh thình thịch vào bả vai vào chân cho đỡ mỏi mà đến giờ đây tôi cũng không cầm được nước mắt.

Chứng kiến Mẹ cơ cực, nhọc nhằn nhưng con Mẹ theo tiếng gọi tâm linh vào chùa xuất gia tu học. Có lần từ chùa về thăm nhà, mặt trời chiều, ra đứng trước sân nhà đợi mẹ cũng giống như lúc còn ở nhà ngày nào. Tôi ra đứng đợi Mẹ, nhìn dáng Mẹ từ xa, ánh nắng chiều cùng với cát bụi khi về đến nhà, thật cảm xúc, thắt chặt nỗi lòng:

Con lớn lên trong cảnh cơ hàn

Bữa cơm nghèo chỉ sắn khoai lót dạ

Thương mẹ già nắng mưa tầm tả

Gánh chợ chiều ướt vã mồ hôi

Có những lúc nắm xôi cái bánh

Vỗ về con chăm chỉ học hành

Đời đói lạnh mẹ điềm nhiên vững dạ

Mặc phong ba sóng cả cuộc đời

 

Nhiều lúc tôi cảm giác rằng, trên con đường làng, hay những ngõ hẻm của vùng này không chỗ nào là không có dấu chân của mẹ, không chỗ nào là không có những giọt mồ hôi của Mẹ tuôn rơi với đôi gánh trên vai. Có lần, Mẹ gánh hàng đi sớm, bị tai nạn, sức khỏe kém nhiều, nhưng vì cuộc sống gia đình, vì con cái mà ráng vực dậy tiếp tục dùng nghị lực và tình thương để phấn đấu nuôi con. Cũng may sau mấy năm sức khỏe Cha tôi dần bình phục, cuộc sống gia đình tạm ổn định, cả gia đình năn nỉ Mẹ nghỉ ngơi. Tuy Mẹ giờ đây không gánh bán kiếm sống như ngày nào, nhưng thỉnh thoảng Mẹ đem gánh ra lau, như nhắc nhở con cháu những tháng ngày cơ cực mà cố gắng vươn lên để sống tốt với đời.

 

Đôi Gánh của Mẹ đã ăn sâu vào tâm khảm, là hình ảnh thiêng liêng trong tôi. Đôi gánh ấy không phải chỉ đưa anh chị em chúng tôi vào đời mà còn là sự kết nối tình thương mầu nhiệm trong ý thức gợi nhớ nguồn cội Tổ Tiên. Mỗi năm ngày Mồng ba Tết, theo tục lệ đưa tiễn Ông Bà, Mẹ năm nào cũng vậy, đã chuẩn bị nhiều thứ thức ăn, gạo muối, trầu cau… vào đôi gánh. Chiều ngày mồng ba sau khi cúng Ông Bà xong, Mẹ gánh đôi gánh đã chuẩn bị sẵn đưa tiễn Ông Bà một đoạn và tiếp sau đó anh chị em trong nhà, chia nhau gánh đưa một đoạn vài trăm mét  rồi mới vô nhà. Lúc còn nhỏ, thấy Mẹ chuẩn bị làm như thế trong nhà ai cũng cười nói dí dỏm chọc Mẹ đủ điều. Nhưng sau khi lớn lên, có lần Mẹ vừa gánh vừa khóc, ký ức của Mẹ đang cuộn chảy về thuở xa xưa nơi có lũy tre làng, có nhà Thờ Tổ Tiên, có hình bóng của Ông Bà cùng những ngày thơ ấu. Lần đầu tiên trong đời khi con chợt nhận ra trên đôi Gánh sao lại chứa chan nhiều ân tình như thế?

Vào Chùa, mùa báo Hiếu đầu tiên, khi tụng kinh Báo Ân Cha Mẹ, Phật dạy "Giả như có người vai trái cõng cha, vai phải mang mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi vẫn không thể báo đáp ân sâu của cha mẹ. Giả như có ai, gặp lúc đói khát, hủy thân thể, cung phụng cha mẹ, cũng không báo được ân đức cha mẹ. Trăm kiếp ngàn đời thích tròng con mắt, cắt đến tim gan, dao sắt xuất nhập khắp cả châu thân, cũng không trả nỗi ân đức cha mẹ. Và dẫu cuối cùng, vì cha vì mẹ, lấy thân làm đèn, hiến cúng Như Lai, cũng không báo được hồng ân cha mẹ” Lúc ấy, hình ảnh đôi gánh của Mẹ ngày nào lại hiện lên. Lời kinh cứ vang vọng trong tâm tư, tôi khóc thật nhiều, càng khóc hình ảnh Mẹ càng hiện rõ trong tôi!

Đôi gánh của Mẹ giờ đây cùng con vào chùa, lần đầu tiên khi nhìn thấy Sư Phụ chở trên chiếc xe đạp đủ thứ rau quả, gạo, nước tương về nuôi mấy chú Tiểu. Lòng con cảm thấy tuy không phải đôi gánh của Mẹ ở buổi chợ chiều nơi miền quê, mà giờ đây Thầy mình đang gánh sứ mệnh của Phật pháp, trong đó có cả những bữa cơm hằng ngày và những lời pháp từ Thầy.

Lúc chùa còn nghèo, khó khăn không có tiền mua máy bơm nước. Vườn cây thanh long, tiêu đều phải gánh để tưới. Và mỗi ngày gánh nước tôi cứ hình dung đang cùng với Mẹ đi trong những lúc bán hàng rong, tôi nghêu ngao vài ba câu kinh trong từng bước chân của tuổi thơ như được cùng Mẹ dưới mái chùa quê nghèo thanh đạm.

Từng bước trưởng thành, từ khi ở chùa đến khi ra Hải Ngoại. Hình ảnh Đôi gánh chợ chiều của Mẹ giờ đây càng hiển hiện trong con. Các bậc Ân Sư đã gánh trên đôi vai biết bao trọng trách Phật pháp, đôi gánh ấy cân bằng giữa đời sống phạm hạnh và nhập thế độ sanh. Biết bao khó nhọc, áp lực, thị phi tương tranh nhân ngã đã nặng quằn trên đôi vai của những Bậc Thầy tôn kính.

Khi còn nhỏ, Mẹ dạy tập gánh cũng như tập làm người, phải kiên nhẫn, chịu khó. Lúc đầu cũng có chút khó khăn, nhưng rồi cũng thực hành được. Điều quan trọng là giữ cho gánh được thăng bằng, để đi về phía trước, không va chạm với những chướng ngại vật trên đường. Khi gánh rồi, càng cảm nhận được bao sự nhọc nhằn của Mẹ suốt bao năm qua. Cũng vậy khi từng bước gánh chút ít trách nhiệm với Đạo Pháp, mới thấy được ân đức của các bậc Ân Sư quá to lớn.  Khi gánh trên vai gánh nặng thì thương Mẹ Cha biết dường nào.  Khi gánh chút ít trách nhiệm trong Đạo Pháp càng tôn kính những bậc Thầy Tổ đến muôn phần!

Cuộc sống không bao giờ giống như ta mong muốn, những hoàn cảnh khó khăn và nghịch duyên thử thách là điều luôn có. Nhiều lúc, tôi cũng chán nản, mỏi mệt nhưng hình ảnh Mẹ với đôi vai gầy, gương mặt khắc khổ luôn là động lực để tôi cố gắng bước đi. Ở đời có ân tình nào quý trọng và thiêng liêng hơn ân tình của Cha của Mẹ. Dòng thời gian theo cuộc sống, con người cứ theo cuộc sống của chính mình, có khi những gánh nặng của Mẹ Cha trong suốt cả cuộc đời cơ cực thế mà con cái nào đâu hay biết! Thực tế xã hội đã cho thấy biết bao con cái thành tài đều nhờ bằng những khổ nhọc, đắng cay của Cha Mẹ. Có người đỗ đạt thành danh, có địa vị xã hội… đều có những gánh hàng rong của Mẹ, những đồng tiền đổ mồ hôi trong muôn ngàn công việc nặng nhọc của Cha. Tất cả những gì tốt đẹp của cuộc đời. Ở đời ai cũng từ Mẹ sanh ra từ Cha nuôi lớn, lễ nghĩa học hành được Thầy dạy dỗ… tất cả đều từ sự khổ nhọc ấy mà nên người. Đôi Gánh Hàng Rong như chứa đựng tất cả sự hy sinh, những nguồn yêu thương cao cả thiêng liêng, như một điểm tựa tâm linh huyền diệu và luôn vang vọng mãi trong lòng của tất cả những người con hiếu hạnh!


Tu Viện Từ Ân, Mùa Đông năm 2020

Thích Hạnh Phẩm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2023(Xem: 2678)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
02/05/2023(Xem: 1421)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
29/04/2023(Xem: 2390)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
28/04/2023(Xem: 1091)
Các bạn thân mến, Chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống hằng ngày, chúng ta dường như đều bị bao quanh bởi tiếng ồn, và ngày qua ngày, việc thích nghi với tình trạng "ô nhiễm âm thanh" tương đối hỗn độn này diễn ra nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Tuần qua, tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm bạn hàng xóm qua tách trà, miếng bánh, tôi được dự thính buổi nói chuyện của bà bạn, ngành khoa học – đã về hưu – đại để bà đưa ra vài lý do cụ thể để chứng mình cho 4 chữ „Im lặng là vàng“, hầu theo đó chúng ta có thể thực tập „bịt miệng“ những tiếng ồn ào vô bổ này. Tôi xin phép được chia sẻ tiếp đến các bạn.
27/04/2023(Xem: 2368)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 2142)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 1373)
Giấc mơ được trở thành văn sĩ hay theo chân Nữ Sĩ họ Hồ của cô nàng Mỹ Ngư có vẻ như sắp trở thành hiện thực, khi nàng nhận được thơ báo trúng giải thưởng thi viết cho toàn thế giới được tổ chức tại Quận Cam của xứ Cờ Hoa, nơi quy tụ nhiều tài năng xuất chúng và là cái nôi văn hóa tại nước ngoài.
27/04/2023(Xem: 1494)
Kính thưa Cha, Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút từng buổi điểm tâm lót lòng.
27/04/2023(Xem: 1652)
Mỹ Ngư và cô bạn văn Vũ Nương có một tình bạn rất ư là đặc biệt, đến độ có khi phải xem là trẻ con không chịu lớn. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nhưng tính tình cả hai đều giữ mãi ở con số quay ngược lại với tuổi đời. Chẳng hạn như lúc họ sáu mươi mốt, cách cư xử của họ như mới mười sáu và mười năm sau chỉ nhích lên được con số mười bảy. Họ đồng trang lứa và viết văn cùng một chiều hướng, nghĩa là đủ mọi thể loại từ viết về Phật pháp cho đến chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện chúng mình và cả chuyện chính trị, chính em vì chồng Vũ Nương bị ngồi trong trại cải tạo suốt thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của nàng.
27/04/2023(Xem: 1290)
Chắc không riêng gì tôi, đôi khi ta vẫn cảm nhận một thứ mùi thoang thoảng ở đâu đó quanh mình, dù không rõ lắm, cũng không biết nó tỏa ra từ nơi nào…nhưng vẫn làm lòng tôi có chút gì thổn thức, khắc khoải bâng khuâng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567