Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

27/05/202008:45(Xem: 3903)
Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng


Bat Dai Thap Dai Loan

Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

 

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

 

Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác.

Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó.

Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu giúp thực chất thì ngược lại họ vì ích kỷ và tham lam mà làm thế.

Nhưng, có người vị kỷ thì cũng có người vị tha. Bao nhiêu bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, và biết bao nhiêu người khác đã quên mất an nguy của cá nhân họ để ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh vi khuẩn corona nơi tuyến đầu.

Điều đó đã làm cho vị Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr, trong một bài nghiên cứu của ông được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 14 tháng 4 năm 2020, đã đặt vấn đề về bản chất của lòng vị tha nên nêu ra câu hỏi rằng con người có thật sự vị tha không.

 

Bản chất của lòng vị tha

 

Trong thời Chiến Quốc tại Trung Hoa có nhà tư tưởng Mạnh Tử (372-289 trước Tây Lịch), là người tiếp nối học thuyết của đức Khổng Tử, đã chủ trương “nhân chi sơ tánh bản thiện” [bản tánh ban đầu của của con người là thiện]. Ông cho rằng bản chất của con người thiện nhưng khi trưởng thành bị xã hội chung quanh tiêm nhiễm nên dễ trở thành người ác. Người có bản tính thiện đối với Mạnh Tử là người có nhiều phẩm đức mà trong đó lòng nhân từ tức lòng thương người, hay lòng vị tha đứng đầu.

Nhưng người cùng thời với Mạnh Tử là Tuân Tử (316-237 trước Tây Lịch) thì chủ trương ngược lại, với thuyết “nhân chi sơ tánh bản ác.” Ông cho rằng con người khi sanh ra là đã mang theo bản tánh ác, nhưng nhờ giáo dục và các khuôn phép đạo đức xã hội mà trở nên thiện. Như thế, theo Tuân Tử, lòng vị tha nơi con người là do huân tập từ môi trường xã hội mà có, chứ không phải bản chất.

Danh từ vị tha trong tiếng Anh là selflessness đồng nghĩa với vô ngã. Trong Anh ngữ còn có chữ altruism cũng nói đến vị tha. Chữ này bắt nguồn từ chữ Latin “alteri” có nghĩa là “người khác” hay vị tha. Altruism là chủ nghĩa vị tha do triết gia Pháp Auguste Comte (1798-1857) dựng lên dùng để chống lại chủ nghĩa vị kỷ (egoism).

Trong triết học Tây Phương, theo Bách Khoa Từ Điển Triết Học Mở, egoism là triết thuyết cho rằng bản ngã của con người là, hay phải là, động lực và mục tiêu của hành động của chính con người đó. Egoism có 2 biến thể: mô tả hoặc quy phạm. Biến thể mô tả (hoặc tích cực) quan niệm chủ nghĩa vị kỷ như một mô tả thực tế về các vấn đề của con người. Đó là, mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích và mong muốn của riêng họ, và họ không thể được mô tả khác. Biến thể quy phạm cho rằng mọi người nên được thúc đẩy như vậy, bất kể những gì hiện đang thúc đẩy hành vi của họ. Lòng vị tha là trái ngược với chủ nghĩa vị kỷ. Chữ “egoism” xuất phát từ chữ “ego” của tiếng Anh, tiếng Latin chỉ cho chữ “I” [tôi] trong tiếng Anh. Chủ nghĩa vị kỷ nên được phân biệt với chủ nghĩa tự cao tự đại, có nghĩa là sự đánh giá quá mức về mặt tâm lý đối với tầm quan trọng của bản thân, hoặc hoạt động của chính con người.

Triết gia người Phổ, nay thuộc nước Nga, Immanuel Kant (1724-1804), trong tác phẩm “Groundwork of the Metaphysics of Morals” [Nền Tàng Của Siêu Hình Học Về Đạo Đức] được xuất bản năm 1785, cho rằng, “Nhiều tâm hồn vị tha, không có bất cứ động lực nào của hư danh hay tự lợi, họ tìm thấy niềm vui nội tâm trong việc trang trải hạnh phúc chung quanh họ.” Ông nói những người đó “đáng được ca ngợi và khuyến khích,” nhưng đừng ca ngợi hay khuyến khích thái quá.

Kant cho rằng những người đó không làm theo quy tắc khi họ giúp người khác -- một quy tắc có thể chấp nhận một cách hợp lý đối với mọi người, theo đó tất cả những người đang trong hoàn cảnh như thế phải được giúp đỡ bởi vì đó là “lẽ phải đạo đức” để làm thế. Những người có lòng vị tha nói trên hành động dựa trên nền tảng cảm xúc: họ bị đau khổ bởi sự bất hạnh của những người khác, và họ biết rằng nếu họ trao ra sự giúp đỡ của họ, thì họ sẽ nhận được sự an vui cho chính họ. Kant nói rằng đó là động lực tốt, nhưng không phải là lý do duy nhất hay chính để giúp người khác.

Đối với triết gia Kant, quy tắc “lẽ phải đạo đức” của lòng vị tha giúp người là nền tảng, bởi vì con người không vì cảm tính thương ghét hay bất cứ lý do gì ngoài “lẽ phải đạo đức” để làm việc vị tha thì ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và với bất cứ ai cũng thể hiện lòng vị tha. Có nghĩa là một người thực hành lòng vị tha vì thương người đau khổ, hoạn nạn.

Đó cũng là một phần quan trọng trong ý nghĩa của lòng vị tha và từ bi của đạo Phật.

 

Lòng vị tha trong Phật Giáo

 

Chữ selflessness trong tiếng Anh chính là chữ vô ngã (tiếng Sanskrit là anatman) trong Phật Giáo. Vô ngã là một trong ba trụ cột then chốt (tam pháp ấn) trong giáo pháp của đức Phật, gồm vô thường, khổ và vô ngã. Chưa đạt tới vô ngã thì chưa đạt đến mục đích tối hậu của đạo Phật.

Đức Phật nói vô ngã để cho thấy không một sự vật gì trên thế gian này có bản ngã, tự ngã, thật ngã. Tất cả đều hiện hữu trong mối tương quan tương duyên, nghĩa là nhiều yếu tố hay điều kiện, mà trong đạo Phật gọi là duyên, nương nhau mà hình thành một sự vật nào đó. Như vậy ngay trong lúc sự vật đó đang có mặt thì cũng đã là không có tự ngã, vì không có cái gì là của chính nó, hay do chính nó làm chủ cả.

Đó là cái nhìn của Trí Tuệ Bát Nhã đối với tất cả mọi sự vật hay theo nhà Phật gọi là các pháp. Phải có trí tuệ để nhìn thấu suốt bản chất, bản thể của mọi sự vật để vén màn vô minh che khuất tâm trí giác ngộ của chúng sinh. Nhưng nếu chỉ có trí tuệ không thôi thì đạo Phật cũng không thể tồn tại trên thế gian này được, bởi vì trí tuệ là cảnh giới chân đế tuyệt đối, mà cuộc đời này thì thuộc về cảnh giới tục đế tương đối. Cho nên, trong Đại Thừa Phật Giáo, “tâm bồ đề” tức là tâm giác ngộ bao gồm từ bi và trí tuệ, bởi vì muốn tự giác thì phải có trí tuệ, muốn giác tha hay giáo hóa người khác giác ngộ thì phải có tâm từ bi. Khi cả hai, từ bi và trí tuệ vẹn toàn, thì mới phát huy rốt ráo bồ đề tâm, hay đạt được sự giác ngộ viên mãn.

Lòng vị tha nằm trong tâm từ bi của đạo Phật. Nhưng lòng vị tha trong đạo Phật cũng có nhiều cấp độ tùy theo căn cơ và trình độ tu chứng của mỗi người mà lòng vị tha mở rộng đến mức nào. Lòng vị tha cao nhất trong đạo Phật là lòng vị tha biểu hiện qua vô ngã. Khi bỏ được cái ta (ngã), cái thuộc về của ta (ngã sở) thì con người sẽ không còn bị trói buộc vào bất cứ một điều kiện nào để thể hiện lòng vị tha của họ. Thấy khổ thì ra tay cứu giúp. Không có điều kiện. Không có mưu cầu. Không có vị ngã.

Đó là pháp tu đầu tiên trong sáu pháp tu (Lục Độ Ba La Mật) của một vị bồ tát (bodhisattva): Bố thí ba la mật - bố thí tài sản, bố thí chánh pháp và bố thí sự an ổn không sợ hãi cho mọi người. Ba la mật là dịch âm của chữ Sanskrit “paramita,” mà dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn, đến bờ bên kia, rốt ráo, cứu cánh, viên mãn. Bố thí ba la mật là trao ra, hay hiến tặng một cách rốt ráo, không vì bất cứ điều kiện gì mà chỉ cứu giúp người khác lúc họ cần, không thấy có người bố thí (ngã), có người nhận bố thí (tha nhân), và vật bố thí. Thực hiện bố thí với tâm thức rỗng lặng.

Trong Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta) trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, đức Phật đã dạy những vị đệ tử xuất gia của ngài hãy vì sự hạnh phúc, lợi ích và an lạc cho mọi người mà đem chánh pháp thuyết giảng khắp nơi.

“Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, trong bài “The Medicine of Altruism” được đăng trên trang mạng www.dalailama.com nói rằng:

“Theo quan điểm của tôi, thực hành từ bi không phải là triệu chứng của chủ nghĩa duy tâm phi thực tế mà là cách hiệu quả nhất để theo đuổi lợi ích tốt nhất của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta càng - với tư cách là một quốc gia, một nhóm hoặc cá nhân - phụ thuộc vào nhau, thì đảm bảo hạnh phúc của họ cũng chính là lợi ích tốt nhất của chúng ta.”

Trong tác phẩm “Altruism: The Power of Compassion to Change Yourself and the World” [Lòng Vị Tha: Sức Mạnh Của Từ Bi Để Thay Đổi Tự Thân và Thế Giới] của Matthieu Ricard, nhà văn, dịch giả và tu sĩ Phật Giáo người Pháp, được Phan Huy An dịch sang tiếng Việt “Lòng Vị Tha & Hạnh Phúc” đăng trên trang mạng của Thư Viện Hoa Sen, có đoạn Thầy Matthieu Ricard nói về lòng vị tha như sau:

 “Lòng từ bi hình thành nên tình thương vị tha khi nó đối mặt với khổ đau. Phật giáo định nghĩa lòng từ bi là “mong muốn tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau.”

 

Nghiên cứu khoa học: càng lớn tuổi càng vị tha

 

Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr dựa vào nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng con người càng có tuổi thì càng giàu lòng vị tha.

Nhóm của GS Mayr đã có nhiều người tham gia vào một loạt các thử nghiệm nằm trong máy chụp hình MRI, nhìn vào màn hình mô tả các tình cảnh khác nhau. Đôi khi các đồng nghiệp của ông và ông đã nói với họ rằng đã chuyển 20 đô la vào trương mục ngân hàng của họ. Lúc đó, cùng số tiền được gửi tới một hội từ thiện, như một ngân hàng thực phẩm tại địa phương. Những người tham dự chỉ đơn giản quan sát việc chuyển 20 đôla, dù gửi cho họ hay cho tử thiện, mà không nói bất cứ điều gì về việc này.

Trong suốt thời gian đó, chúng tôi đã chụp hình những gì các nhà khoa học thần kinh cho là trung tâm khen thưởng của não bộ, đặc biệt là khu vực nucleus accumbens.

Vùng này, chỉ lớn hơn hạt đậu phụng một tí, đóng vai trò trong mọi việc từ sự ưa thích nhục dục tới việc nghiện ma túy và các chỗ liên quan tới thần kinh. Nó trở thành năng động khi mọi thứ xảy ra làm cho bạn hạnh phúc và bạn muốn nó lập lại trong tương lai.

Kinh nghiệm về việc tiền gửi tới từ thiện đã thúc đẩy hoạt động trong các khu vực thưởng trong não bộ đối với nhiều người tham gia thử nghiệm. Và qua việc quan sát điều này một cách chính xác, nhóm nghiên cứu cho rằng, là một biểu hiện bản chất vị tha thực sự của con người: Họ cảm thấy được đền đáp khi người nào đó cần trở nên tốt hơn, ngay cả khi họ đã không trực tiếp làm bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt.

Nhóm này phát hiện rằng trong khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu, hoạt động trong các khu vực khen thưởng này của não bộ thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi tiền được chuyển đến tổ chức từ thiện so với khi nó rơi vào tài khoản ngân hàng của chính họ. Nhóm nghiên cứu xác định rằng những người này có thể được định nghĩa một cách tự nhiên là những người vị tha.

Sau đó, trong một giai đoạn thử nghiệm riêng biệt, tất cả những người tham gia chung này có quyền lựa chọn hoặc cho một số tiền của họ đi hoặc giữ nó cho riêng họ. Ở đây, những người có lòng vị tha có khả năng cho gấp đôi số tiền của những người khác.

Nhóm của Mayr tin rằng sự phát hiện này cho thấy các động lực vị tha thuần khiết có thể thúc đẩy hành vi hào phóng – và hình ảnh chụp não bộ có thể khám phá ra những động thái này.

Trong một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này các đồng nghiệp của Mayr và ông đã thực hiện, có 80 người tham gia là những người ở độ tuổi từ 20 đến 64, nhưng mặt khác là tương đương trong phạm vi bối cảnh của họ. Các nhà nghiên cứu này đã khám phá rằng tỉ lệ vị tha – nghĩa là đối với những người trong các khu vực thưởng của não bộ năng động khi tiền gửi tới hội thiện nguyện hơn là cho chính họ -- sự gia tăng đều đặn với tuổi tác, tiếp diễn ít hơn 25% qua tuổi 35 tới khoảng 75% những người ở tuổi từ 55 trở lên.

Những người tham gia lớn tuổi hơn có khuynh hướng muốn cho tiền của họ cho hội thiện nguyện hay từ thiện trong cuộc thử nghiệm của họ. Và khi việc đánh giá đặc điểm nhân cách của họ qua các câu hỏi, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng họ thể hiện những đặc điểm như sự đồng ý và đồng cảm mạnh mẽ hơn những người tham gia trẻ tuổi.

Những quan sát này phù hợp với bằng chứng ngày càng tăng về các hành vi vị tha hơn ở người cao tuổi. Chẳng hạn, phần thu nhập của họ mà những người 60 tuổi dành cho từ thiện nhiều gấp ba lần so với những người 25 tuổi. Điều này rất có ý nghĩa mặc dù họ có khuynh hướng có nhiều tiền hơn nói chung, dễ dàng cho một phần của số tiền hơn.

Trong số những người 60 tuổi trở lên có khoảng 50% thích làm từ thiện. Họ cũng đi bỏ phiếu nhiều gấp đôi những người dưới 30 tuổi.

Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu này là những người đầu tiên chứng minh rõ ràng rằng người lớn tuổi không chỉ hành động như họ là những người tử tế hơn, mà có thể dễ dàng bị điều khiển bởi những động cơ ích kỷ như làm cho họ sẽ được thương nhớ đến một khi họ ra đi. Thay vào đó, thực tế là các khu vực khen thưởng trong não bộ của họ phản ứng nhanh hơn với những người cần được giúp đỡ cho thấy rằng họ thực sự, trung bình, tử tế và thực sự quan tâm đến phúc lợi của người khác hơn bất cứ người nào khác.

Những phát hiện này đưa ra rất nhiều câu hỏi bổ sung, các vấn đề quan trọng mà nhóm nghiên cứu này đề cập trong một bài báo của họ đã đăng trên tờ Current Directions in Psychological Science, một tạp chí học thuật. Thí dụ, cần có nghiên cứu bổ sung trong đó mọi người được theo dõi theo thời gian để đảm bảo rằng sự khác biệt về tuổi tác trong sự hào phóng phản ảnh thực sự sự phát triển cá nhân, và không chỉ là sự khác biệt thế hệ. Ngoài ra, cần khái quát hóa kết quả của mình cho các kiểu mẫu lớn hơn từ các bối cảnh khác nhau.

Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu này vẫn chưa biết lý do tại sao những người lớn tuổi có vẻ hào phóng hơn những người trẻ. Mayr và các đồng nghiệp đang có kế hoạch tìm hiểu phải chăng việc nhận thức rằng bạn có ít năm để sống hơn làm cho bạn quan tâm đến việc thiện nhiều hơn.

Nhờ sự có mặt của những người có lòng vị tha chân thật mà thế giới này dù lắm khổ đau cũng vẫn còn là nơi đáng quý để sống và để phục vụ.  

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2021(Xem: 4942)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay trường, thương súc vật và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
03/09/2021(Xem: 7386)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
31/08/2021(Xem: 7775)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
25/08/2021(Xem: 8535)
Do sự cố vấn chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp của chúng con/chúng tôi rất hoan hỷ để kính trình Quý Ngài và Quý Vị chương trình giảng dạy tiếng Phạn cơ bản cho Tăng Ni cũng như Quý Phật Tử nào có tâm muốn trau dồi Phạn ngữ trên hệ thống Online như thư chiêu sinh của Giáo Sư Đỗ Quốc Bảo có gửi kèm theo thư nầy. Mục đích chính là để tiếp nối truyền thống đọc được kinh điển trực tiếp từ tiếng Phạn và có khả năng đọc cũng như dịch giải những bản Kinh bằng tiếng Phạn về sau nầy; nên bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 việc chiêu sinh được thực hiện, nếu số lượng Tăng Ni và Phật Tử ghi danh đầy đủ như về số lượng và những điểm yêu cầu khác cho một người muốn học Phạn ngữ (xin xem điều kiện có gửi kèm ngay bên dưới). Vậy kính xin Quý Ngài tạo điều kiện cho tử đệ của mình tham gia học ngôn ngữ nầy để tiếp nối con đường của những bậc tiền nhân đã đi trước. Việc học nầy không hạn chế là Tăng Ni hay Phật Tử, miễn sao Quý Vị đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu cần có và đủ của một người
23/08/2021(Xem: 2639)
Sau giờ tan trường, Dung thong thả đạp xe về nhà dọc theo đại lộ Thống Nhất. Đến ngã tư Thống Nhất-Hai Bà Trưng gặp đèn đỏ, Dung rẽ phải về hướng Tân Định. Với mái tóc thề đen mướt xõa trên vai áo dài màu tím của trường Nữ Trưng Vương làm cho nhiều người đang chờ đèn xanh không khỏi chú ý. Vài phút sau, bỗng có một chiếc xe Jeep chạy qua mặt Dung rồi dừng lại. Dung đạp xe đến gần, bất ngờ một thanh niên trong bộ quân phục sĩ quan Hải quân màu trắng từ trên xe nhảy xuống chặn làm Dung hốt hoảng dừng lại, lảo đảo suýt ngã xe. Anh chàng vội vàng đỡ xe cho Dung và nói: - Xin lỗi cô về cử chỉ đường đột của tôi. Cô cho tôi hỏi thăm, cô có phải là Dung, người Phan Rang không? - Xin lỗi, anh là ai mà hỏi tôi như thế? - Tôi là Thanh, bạn ngày xưa của Đạt, anh của Dung… - Vậy sao?… Dung chau mày, cơn bàng hoàng sợ sệt chưa dứt, trong đầu cố nhớ lại vì đã lâu lắm rồi không nghe anh Đạt nhắc đến. Thanh giải thích thêm để trấn an và chờ cho Dung hồi tưởng
23/08/2021(Xem: 3177)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt.
19/08/2021(Xem: 7614)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
17/08/2021(Xem: 7492)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
06/08/2021(Xem: 9693)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
05/08/2021(Xem: 6545)
Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]