Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

105. Kinh Thiện Tinh

19/05/202010:58(Xem: 9412)
105. Kinh Thiện Tinh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


105. Kinh THIỆN TINH

( Sunakkhatta sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Vê-Sa-Li, Ngài đã trú qua

              Ku-Ta-Gá-Rá-Sa-La  (1)

     (Giảng đường Trùng Các), rừng là Đại Lâm (2)

          Lúc ấy nhằm có nhiều Phích-Khú  (3)

          Trước Điều Ngự, tuyên bố chính mình

              Đã chứng trí giác viên minh :

    “ Chúng con biết được đinh ninh ngọn ngành :

          Sanh đã tận, tựu thành Phạm hạnh

          Điều chân chánh mình đã thực hành

              Không còn trở lại (Vô Sanh) ”.

 

       Lúc ấy một vị vốn ngành thế gia

          Lích-Cha-Vi Pút-Ta (4) dòng dõi

          Có tên gọi : Su-Nách-Khách-Ta.

              Được nghe về chuyện kể là

       Nhiều Phích-Khú trước Phật-Đà trí minh

          Tuyên bố mình đã chứng trí giác

          Đã thành đạt Ứng Cúng, Vô Sanh.

              Su-Nách-Khách-Ta thân hành     

       Đến hương thất đấng Cha Lành Thế Tôn

          Đảnh lễ đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Rồi ngồi kế bên Phật, thưa ngay :

    ___________________________

 

   (1) : Kutagarasala – Trùng Các giảng đường tại thành Vesali

         (Tỳ-Xá-Ly).           (2) :  Đại Lâm – Mahàvana.

   (3) : Bhikkhu  được phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo.

   (4) : Licxhaviputtta : người con của dòng họ Licchavi.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  544

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Con nghe vầy :

       Nhiều Tỷ Kheo ở trước Ngài, nói ra

          Là mình đã chứng qua trí giác

          Đã thành đạt A-La-Hán rồi.

              Không biết các vị này thời

       Tuyên bố chân chánh, hay lời nói đây

          Các vị này vì tăng-thượng-mạn

          Tuyên bố sảng, không đúng chăng là ? ”.

 

        – “ Này ông Su-Nách-Khách-Ta !

       Những Phích-Khú trước mặt Ta nói là

          Đã chứng qua trí giác bậc Thánh

          Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành

              Điều nên làm, đã thực hành

       Không còn trở lại, Vô sanh hiển bày.

          Có ở đây một số Phích-Khú

          Đã chân chánh khi thú nhận là

              Mình đã trí giác chứng qua.

       Nhưng cũng có kẻ gian ngoa, chỉ vì

          Tăng-thượng-mạn, dối khi tuyên bố

          Chứng trí giác. Thật hổ ngươi thay !

 

              Những Tỷ-Kheo chân chánh đây

       Với các vị ấy, đúng ngay như vầy.

          Nhưng ở đây,một số Phích-Khú

          Tăng-thượng-mạn, nên tự nói là

              Trí giác mình đã chứng qua.

       Như Lai suy nghĩ : ‘Nay Ta hãy vì

          Những vị ấy, thuận tùy thuyết pháp’. 

          Nhưng phức tạp khi có số người

              Ngu si, hỏi Ta lôi thôi,

       Su-Nách-Khách-Tá ! Ta thời nghĩ qua :

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  545

 

         ‘Ta hãy vì họ mà thuyết pháp,

          Và không thể làm khác điều này ”.

 

        – “ Bạch đức Thế Tôn ! Như vầy 

       Đã đúng thời giảng pháp hay, thuần từ

          Ngài thuyết như thế nào, chắc hẳn

          Chúng Tỷ Kheo sẽ gắng thọ trì ”.

 

        – “ Su-Nách-Khách-Ta ! Vậy thì

       Hãy khéo tác ý đồng thì khéo nghe ”.

 

    – “ Con xin nghe lời Ngài phân tách ”. 

 

    – “ Này Su-Nách-Khách-Tá ! Ở đây

              Có năm dục-trưởng-dưỡng này

       Sao là năm ? Các sắc đây do là

          Mắt nhận thức vui và vừa ý

          Hấp dẫn, liên hệ chí dục này.

              Các tiếng nhận thức do tai

       Các hương do mũi, xúc này do thân

          Các vị, nhân do lưỡi nhận thức…

          Đáng yêu, thực vừa ý, vui, và

              Hấp dẫn, liên hệ dục tà.

       Này ông Su-Nách-Khách-Ta ! Đó là

          Năm dục-trưởng-dưỡng mà phải rõ.

          Nhưng sự tình này có trải qua 

              Khi một số người tỏ ra

       Thiên nặng vật chất phù hoa cõi đời

          Với những người bản tính thế đó

          Thích hợp họ phải tùy thuộc vào

              Sự phù hợp với điều nào

       Mà họ suy gẫm, mong cầu, nghĩ suy.

          Người đó chỉ thuận tùy giao thiệp

          Với người mà họ thích ưa thôi !

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  546

 

              Nhưng nếu câu chuyện được khơi

       Bất động với họ thì người này đây

          Không lóng tai nghe và cảm thụ,

          Tâm không trú trí giác mọi thời.

              Y không giao thiệp với người

       Mà y không thích thú lời người đây.

 

          Ví như, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Có người đã lâu lắm xa quê

              Làng hay thị trấn thuộc về

       Bỗng gặp một kẻ từ quê của mình

          Về văn minh hỏi qua tường tận

          Nơi làng hay thị trấn hiện nay ?

              Tình hình kinh tế nơi này ? 

       Về ăn uống, bệnh tật rày ra sao ?

          Người quen mau tường trình mọi sự

          Theo tuần tự câu hỏi nêu ra.

              Và này Su-Nách-Khách-Ta !

       Thế nào ông nghĩ xuyên qua chuyện vầy ?

          Có phải là người này chăm chú

          Lóng tai nghe, an trú tâm ngay

              Vào trí giác ; và người này

       Sẽ giao thiệp kẻ người này thích không ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy ạ !

 

    – “ Này Su-Nách-Khách-Tá ! Trải qua

              Người ấy cần được hiểu là

       Thiên nặng vật chất phù hoa cõi đời.

 

      *  Mặt khác, việc này thời xảy tới  

          Một số thiên nặng với điều là

              Bất Động, thích hợp trải qua

       Tùy thuộc để hợp điều mà họ đây

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  547

 

          Suy tầm hay suy tư, và họ

          Chỉ giao thiệp người họ thích thôi !

              Nếu nói liên hệ việc đời

       Thuộc thế gian vật chất, thời người đây

          Bất động, không lóng tai nghe kỹ

          Không trú vào thượng trí mọi thời.

              Y không giao thiệp với người

       Mà y không thích thú lời nghe qua.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Giả thử

          Một lá vàng khô tự lìa cành

              Không thể trở lại tươi xanh.

       Cũng vậy, với kẻ bình sinh thuộcvề

          Thiên nặng bề bất động thế đó

          Đã rời bỏ kiết sử, liên quan

              Kiết sử vật chất thế gian,

       Người ấy cần được rõ ràng hiểu thông :    

         ‘Đây là hạng người không liên hệ

          Kiết sử thể vật chất trần duyên

              Thiên nặng về bất động liền.

 

   *  Lại nữa, một số người thiên nặng về

          Vô Sở Hữu. Vấn đề được thấy

          Với người ấy, câu chuyện thích nghi

              Với người ấy, thì phải tùy

       Thế nào để hợp điều chi phải là

          Điều y sưu tầm và suy nghĩ,

          Người ấy chỉ giao thiệp với người

              Mà y thích thú. Nếu lời

       Liên hệ đến Bất động, thời người đây

          Không nghe, không lóng tai chăm chú  

          Không an trú vào trí giác ngay.    

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  548

 

              Y không giao thiệp với ai

       Mà y không thích kẻ này, tránh xa.

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Được ví

          Một hòn đá đã bị vỡ đôi

              Không thể nối liền được rồi !

       Người thiên Vô-sở-hữu thời ví như

          Bị chặt đứt, đoạn trừ mau chóng

          Khỏi kiết sử Bất-động tức thời.

              Người ấy được hiểu là người

       Không liên hệ Bất-động, thôi không hề !

          Thiên nặng về Vô-sở-hữu cả.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Trải qua

          *  Lại có sự tình xảy ra

       Một số người đã tỏ ra níu trì

          Về Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

          Với người tự thiên nặng điều đây

              Câu chuyện thích hợp người này

       Tùy sự phù hợp người này suy tư

          Chuyện nếu từ Vô-sở-hữu xứ

          Người ấy tự không lóng tai nghe

              Trí giác, tâm không trú về

       Người ấy lại cũng không hề xã giao

          Những người nào y không thích cả.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Như so 

              Một người mỹ vị ăn no

       Đã ngán món ấy, dù cho chẳng cần.

          Y có ăn lại món ăn ấy ? ”.

 

    – “ Thưa không. Vì sao vậy ? Vì rằng

              Y đã không thiết món ăn

       Mà y đã ngán, muốn quăng bỏ vầy ”.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  549

 

    – “ Cũng vậy, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Với người đã thiên nặng Xứ là

              Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, và

       Vô-sở-hữu-xứ dẹp qua, chẳng cần

          Người ấy cần được hiểu cho rõ :

          Hạng người đó không liên hệ gì

              Kiết sử Vô-sở-hữu ni,

       Chỉ Xứ Phi-tưởng-phi-phi-tưởng này.

          Thiên nặng về Xứ đây hướng tới.

 

      *  Lại nữa, hỡi Su-Nách-Khách-Ta !   

              Sự tình này cũng xảy ra :

       Nhiều người thiên nặng, huớng qua Niết Bàn.

          Chánh Niết-bàn người này thiên nặng

          Câu chuyện hẳn thích hợp người này

              Phải tùy thuộc, phù hợp ngay

       Với điều người ấy vẫn hay suy tầm

          Và suy tư. Thâm tâm người đó

          Chỉ giao thiệp người họ thích thôi !

              Nếu câu chuyện hướng về nơi

       Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, thời không nghe

          Không lóng tai, không hề trú lạc

          Vào trí giác, với lời chẳng ưa 

              Như ngọn cây Sa-La vừa

       Bị chặt đứt hẳn chẳng chừa ngọn ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Sao thế ?    

          Vì Sa-La không thể sống khi

              Ngọn nó bị chặt đứt đi.

       Hạng người như thế là gì ở đây ?

          Phải hiểu ngay : Người không can dự

          Kiết sử Xứ Phi-tưởng-phi-phi,         

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  550

 

              Thiên nặng Niết Bàn mọi thì. 

       Sự tình khác cũng thuận tùy xảy ra :

          Một số người nghĩ là : “ Tham ái

          Bậc tự tại Sa-môn gọi là

              Mũi tên, thuốc độc xấu xa

       Vô minh não hại người ta vô vàn.

          Với dục, tham, sân… toàn thứ hại

          Nay mũi tên tham ái, cùng là

              Thuốc độc vô minh… được ta

       Đoạn diệt, trừ khử, và ta thiên về

          Chánh Niết Bàn, không hề sinh lại ”.   

 

          Và vị ấy có thể tự hào 

              Vì thiên Niết-bàn trước sau,

       Với mục đích ấy truy cầu ngoài trong

          Những gì không thích hợp hoàn cảnh

          Khuynh hướng Chánh Niết-bàn thanh cao.

              Mắt vị ấy thường truy cầu

       Về sắc không thích hợp nào đó đây.

          Tai vị này có thể diễn biến

          Truy cầu tiếng không thích hợp nào,

              Mũi, lưỡi, thân, ý… truy cầu

       Hương, vị, xúc, pháp… không sao hợp vào.

 

          Khi lục căn truy cầu như vậy

          Khiến tham ái, dục vọng tức thì

              Nhiễu loạn tâm của vị ni,

       Do vậy đưa đến chết đi hay là

          Khổ trải qua gần như chết vậy.

 

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Như là 

              Có một mũi tên bắn ra

       Trúng vào một kẻ, thật là nguy thay !

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  551

 

          Vì tên này tẩm thuốc độc luyện,

          Bạn bè và thân quyến người này

              Mời một Y-sĩ đến ngay

       Vị ấy giải phẩu giỏi, hay vô cùng

          Y-sĩ liền cắt xung quanh miệng

          Vết thương với phương tiện con dao,

              Rồi Y-sĩ dò tìm mau

       Với vật dụng dò tìm vào vết thương.

          Ông tìm phương rút mũi tên độc,

          Trừ khử hết chất độc do tên

              Rồi vị Y-sĩ nói lên :

 

 – “ Hiền-giả ! Đã rút mũi tên ra rồi,

          Thuốc độc cũng đồng thời trừ khử,

          Nay mọi thứ không còn hiểm nguy,

              Nhưng bạn phải ăn những gì

       Thức ăn thích hợp, luôn khi giữ gìn.

          Nếu cố ý, vô tình ăn phải

          Thức ăn ấy không thích hợp vào,

              Vết thương làm mủ đớn đau.

       Lại phải cẩn thận rửa lau thường thường,

          Xức thuốc cho vết thương liền miệng,

          Cẩn thận chuyện săn sóc vết thương,

              Khi ra gió nắng phải nương

       Đừng để dơ nhớp, bụi đường nhiễu nhương

          Khiến cho miệng vết thương nguy hại ”.

 

          Nhưng người ấy lại suy nghĩ là :  

           “ Tên đã rút khỏi thân ta,

       Nọc độc đã khử, nên ta hiện thời

          Thoát khỏi nơi nguy hiểm, biến chứng ”.

 

          Rồi người ấy ăn những thức ăn

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  552

 

              Không thích hợp. Y như rằng !

       Vết thương làm mủ, y hằng đớn đau.

          Do không thường rửa lau, gìn giữ

          Không kiêng cử gió nắng, bụi dơ

              Lại không xức thuốc, phòng hờ

       Nên vết thương có bao giờ lành đâu !

          Nếu nhiễm trùng, lở sâu vết mổ

          Có thể dẫn đến chỗ tử vong.

 

              Su-Nách-Khách-Ta ! Tương đồng

       Cũng như sự kiện ở trong Tăng-đoàn

          Một số vị miên man nghĩ mãi :

        “ Tham ái ấy Đạo Sư nêu lên

               Như là thuốc độc, mũi tên

       Vô minh não hại lên trên con người

          Với dục, tham, đồng thời sân hại.

          Mũi tên ấy ta đã diệt trừ

              Thuốc độc vô minh cũng trừ,

       Ta thiên nặng đến Vô-dư Niết-bàn ”.

 

          Và vị ấy hoàn toàn tùy thích  

          Tự hào với mục đích hiện thì,

              Có thể truy cầu những gì

       Không thích hợp với phạm vi Niết-bàn.

          Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

          Truy cầu sắc, hương, vị, âm thanh,

              Truy cầu xúc, pháp chẳng lành

       Không thích hợp với tịnh thanh hướng về

          Thời tham dục nhất tề nhiễu loạn

          Tâm vị ấy vô hạn bất kỳ

              Khiến chết hay gần chết đi.

       Su-Nách-Khách-Tá ! Vậy thì vị đây

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  553

 

          Đã chết ngay ở trong Giới luật

          Của bậc Thánh ngay phút giây này.

              Vị ấy bỏ tu tập ngay

       Trở về hoàn tục, sống đầy đau thương.

          Điều này thường khổ như chềt tốt,

          Khi phạm một ô uế tội nào.

 

              Su-Nách-Khách-Ta ! Nói vào

       Một số Phích-Khú thanh cao hành trì

          Không truy cầu những gì không hợp

          Lục trần không thích hợp, không tầm,

              Tham dục không nhiễu loạn tâm,

       Vị ấy không bị dẫn dần đến nơi

          Chết tức thời hay gần như chết.

 

          Với ví dụ giống hệt như trên

              Một người bị bắn bởi tên

       Mũi tên thuốc độc tẩm lên mọi bề

          Được thân quyến, bạn bè tức khắc

          Mời một Y-sĩ thật tài ba

              Giải phẩu lấy mũi tên ra

       Dặn dò cẩn thận như là chuyện trên.

          Người ấy bèn y theo lời dặn

          Giữ vết thương cẩn thận mọi thời,

              Ăn thức ăn thích hợp thôi,

       Xức thuốc, với nắng gió thời tránh ngay,

          Giữ vệ sinh hằng ngày vết mổ,

          Cho nên chỗ vết thương mau lành.

              Người ấy được sống an lành

       Không đi đến chết hay gần chết đây.

 

          Cũng vậy, này Su-Nách-Khách-Tá !

          Sự kiện này được tả xảy ra :

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  554

 

              Một số Tỷ Kheo nghĩ là :

    “ Tham ái được bậc Đại Sa-Môn ngài

          Đã gọi ngay : mũi tên, thuốc độc

          Vô minh nên tàn khốc hại người

              Với dục, tham, sân chẳng rời.

       Mũi tên tham ái đây thời hiện nay

          Được ta đoạn diệt ngay lập tức.

          Lục trần thực không thích hợp nào

              Được lục căn không truy cầu,

       Do tham dục không thể nào hại qua

          Nên người ấy tránh xa cái chết,

          Không khổ gần như chết trải qua.

 

              Và này Su-Nách-Khách-Ta !  

       Như hai ví dụ nói ra như vầy

          Khiến làm sáng tỏ ngay ý nghĩa

          Và ý nghĩa diễn tả như vầy :

 

              Vết thương đồng nghĩa ở đây

       Với sáu xúc xứ trình bày đinh ninh.

          Thuốc độc là vô minh cực hại

          Mũi tên ấy đồng nghĩa Ái này,

              Vật dụng dò tìm ở đây

       Đồng nghĩa với Niệm. Dao này ví như

          Thánh trí tuệ. Còn người Y-sĩ

          Đồng nghĩa bậc Toàn Trí Như Lai   

              A-La-Hán, Chánh Giác ngài.

       Su-Nách-Khách-Tá ! Đúng đây sự tình

          Vị Tỷ Kheo tự mình phòng giữ

          Đối với sáu xúc xứ. Nghĩ mau :

            “ Sanh y là gốc khổ đau”.

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  555

 

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt,

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Giả thử

          Có một thứ chén ngọc quý sao !

              Tuyệt đẹp, hương thơm ngạt ngào,

       Thuốc độc đã được tẩm vào chén đây,

          Một người hay tham sống sợ chết,

          Muốn khổ hết, an lạc vui vầy.

              Ông nghĩ ra sao điều này ?

       Người ấy có uống chén đây không nào ?

          Khi biết rằng uống vào sẽ chết

          Hoặc gần chết khi đã uống xong ? ”.

 

        – “ Bạch đức Thiện Thệ ! Thưa không ”. 

 

 – “ Cũng vậy. vị Tỷ Kheo trong chuyện này

          Chắc chắn phòng hộ ngay đối với

          Sáu xúc xứ, luôn khởi ý mau :

           “ Sanh y là gốc khổ đau ”

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt,

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Ví dụ

          Con rắn độc tích tụ nọc xà,

              Với người ham sống thiết tha

       Luôn sợ chết, ông nghĩ ra thế nào ?

          Người ấy có đưa vào gần rắn

          Bàn tay hắn hay gót chân sau 

Trung Bộ (Tập 3) Kinh  105 :  SUNAKKHATTA   *  MLH –  556

 

              Cho rắn độc cắn không nào ? ”.

 

 – “ Bạch Phật ! Y chẳng thể nào thực thi 

          Điều ấy, vì biết rằng bị cắn

          Sẽ đi đến chết hẳn, hay là

              Khổ gần như chết xảy ra ? ”.

 

 – “ Cũng vậy,Su-Nách-Khách-Ta ! Vị này 

          Chắc chắn phòng hộ ngay thật kỹ

          Sáu xúc xứ, và nghĩ như sau :

           “ Sanh y là gốc khổ đau ”.

       Sau khi vị ấy hiểu sâu, tức thì

          Trở thành vô-sanh-y chơn thiệt

          Giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y.

              Nếu còn nghĩ đến sanh y

       Không thể như vậy mọi thì xảy ra ”. 

 

          Lích-Cha-Vi Pút-Ta tín giả

          Là Su-Nách-Khách-Tá, hân hoan

              Nghe Phật thuyết giảng rõ ràng

       Vui mừng tín thọ lời vàng Thế Tôn ./- 

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 105 :  SUNAKKHTTA  – 

SUNAKKHATTA  Sutta  )

 

 

---------------------

 

HẾT TẬP III

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2023(Xem: 1418)
Đôi khi có đọc kinh Phật và những bài thơ ca, những danh ngôn và nhiều tác phẩm mới thấy mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường. Nếu Rene Descartes đã từng nói “ Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”-thì việc hiểu rõ lời kinh Phật một cách rõ ràng chính xác theo đúng giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên khởi của Đức Thế Tôn siêu việt của chúng ta thì lợi ích trong cuộc sống không thể nào mô tả được.
31/08/2023(Xem: 2067)
Má yêu dấu, Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.
21/08/2023(Xem: 2221)
Nhìn anh nét mặt vui tươi Dù cho thân bệnh tâm người vẫn an Hoan hỷ nhận sách Thầy ban Chư Tôn, bè bạn thăm anh đủ đầy
06/08/2023(Xem: 1745)
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện cổ tích, xảy ra vào thế kỷ thứ 21. Câu chuyện của một vị tu sĩ Phật giáo, vì mang nhiều phước báu trong người nên khi sinh ra và lớn lên đã có hảo tướng làm mê lòng người. Nếu chàng ở ngoài đời không chịu đi tu, có lẽ thiên hạ sẽ phong cho chàng danh hiệu "Cháy tim" phái nữ.
03/08/2023(Xem: 1445)
Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.
30/07/2023(Xem: 2023)
Đến một tuổi nào đó trong đời ta mới nhận ra được rằng “ Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt khác nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau nữa.
22/07/2023(Xem: 1938)
Cho dù bạn đang đến tuổi hưu hay đã bước vào trung niên nếu bạn sống không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không biết được bản thân mình sẽ đi về đâu và phải làm như thế nào vào những ngày tới khi mà cuộc sống sẽ có đôi lúc làm cho bạn cảm thấy thất bại và mệt mỏi vô cùng. Những lúc như thế nếu có phương châm sống đúng đắn thì bạn sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì thế nào là phương châm sống ? Có một định nghĩa như sau: Phương châm được hiểu là danh từ chỉ đạo sự hành động làm thôi thúc con người phải hành động bằng một mục tiêu hoặc lối sống.
22/07/2023(Xem: 2250)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 4984)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 2663)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]