Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

78. Kinh Samanamandikà

19/05/202010:50(Xem: 9993)
78. Kinh Samanamandikà

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


78. Kinh SAMANAMANDIKÀ

( Samanamandikà sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú Xá Vệ, nước Ma-Ga-Tha  (1)

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na  (1)

       Dâng bởi A-Na-Tha-Pin-Đí-Kà  (1).

 

          Lúc ấy, Úc-Ga-Ha-Ma-Ná  (2)

          Con Sa-Má-Ná-Manh-Đi-Ka, (2)

              Trú Tinh xá Man-Li-Ka  (3)

       Tại địa phương Ê-Ka-Sà-Lá-Ka  (3)

          Hàng cây Tin-Đu-Ka (3) khéo mọc

          Để vây bọc Tinh xá nói trên,

              Nơi này được xây dựng nên

       Làm chỗ tranh luận, nêu lên vấn đề.

          Ba trăm vị thuộc về du-sĩ

          Chính tại đây các vị sống qua . 

 

              Thợ mộc Panh-Chá-Kan-Ga  (4)

       Vào buổi sáng sớm đi ra khỏi thành

    ____________________________

 

(1) : Thành Xá Vệ  – Savatthi , thuộc vương quốc Magadha  – Ma- 

    Kiệt-Đà . Nơi đây, vị Trưởng-giả Anathapindika  – Cấp Cô Độc 

    đã dâng cúng ngôi Tinh Xá Kỳ Viên – Jetavanavihàra đến Đức 

    Phật để hoằng truyền Chánh Pháp .

 

(2) : Du sĩ Uggahamana , con của Samanamandika .

(3) : Tinh xá  Mallika, tại Ekasalaka , có hàng cây Tinduka

       bao quanh .

(4) : Vị Cư Sĩ làm nghề thợ mộc tên Pañcakanga .         

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  038

 

          Sa-Vát-Thi – lòng thành ý thiện

          Muốn yết kiến Đại Giác Phật Đà.

              Nhưng ông bỗng chợt nghĩ ra :

    “ Nay không phải lúc để ta gặp Ngài.

          Ngài hiện nay còn đang thiền tọa

          Cần an tịnh. Đừng phá Thế Tôn.

              Các vị Tỷ Kheo Sa-môn

       Cũng đang thiền định, phải tôn trọng rồi !

          Vậy ta hãy đến nơi Tinh xá

          Của vị Man-Li-Ká ngoại gia

              Tại Ê-Ká-Sá-La-Ka,

       Gặp Úc-Gá-Há-Sa-Mà, thăm qua ”.

 

          Rồi thợ mộc Panh-Cha-Kan-Gá

          Đến Tinh xá của Man-Li-Ka.

              Bấy giờ tranh luận xảy ra

       Có Úc-Gá-Há-Sa-Ma, cũng là

          Con Sa-Ma-Ná-Man-Đi-Ká,

          Cùng tất cả du sĩ nơi đây

              Theo như thường lệ, đến ngay

       Tại chỗ các vị hằng ngày tập trung 

          Đang lớn tiếng để cùng bàn luận

          Nhiều vấn đề lôi cuốn, sa đà

              Phù phiếm – cãi vả nổ ra

 

       Câu chuyện vua chúa, hoàng gia, đại thần,

          Chuyện ăn trộm, thần dân bách tính,

          Chuyện binh lính, chiến trận hãi hùng  

              Chuyện ăn uống, chuyện kiếm cung,

       Giường nằm, đồ mặc, chuyện dùng vòng hoa,

          Chuyện hương liệu, chuyện bà con họ,

          Chuyện xe cộ, làng xóm, thị thành, 

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  039

 

              Chuyện thị trấn, chuyện chiến tranh,

       Chuyện về quốc độ, chuyện dành đàn ông,

          Chuyện đàn bà, rồi dông dài mãi

          Chuyện lề đường, chỗ lấy nước dùng,

              Câu chuyện về vị anh hùng,

       Chuyện người đã chết, chuyện vùng biên cương,

          Về hiện trạng đại dương, thế giới,

          Chuyện tạp thoại lui tới lòng vòng,

              Chuyện về hiện hữu và không …

 

       Các du sĩ ấy nói trong ồn ào.

          Thấy thợ mộc đi vào thong thả,

          Úc-Ga-Há-Ma-Ná chợt nhìn

              Liền khuyến cáo Chúng của mình :

 

 – “ Các Tôn-giả ! Hãy lặng thinh, đừng ồn !

          Nay đệ tử Sa-môn Sắc-Dá

          Là thợ mộc Panh-Chá-Kan-Ga

              Đang đến, nhìn thấy từ xa.

       Đệ tử Áo Trắng Phật gia, hiện thì

          Trú tại Sa-Vát-Thi nơi đấy. 

          Các vị ấy ưa mến lặng im,

              Tu tập trong sự lặng im,

       Tán thán trầm lặng và tìm tịnh ly.

          Vị thợ mộc Bạch y Cư Sĩ   

          Có thể sẽ trực chỉ đến ta ”.

 

              Các vị du-sĩ nghe ra,

       Đều im lặng đợi Panh-Chà-Kan-Ga.

 

          Khi thợ mộc ghé qua nơi ấy,

          Nói những lời thân ái, xã giao.

              Sau khi nói lời đón chào,

       Thợ mộc liền được mời vào, ngồi bên.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  040

 

          Du-sĩ trên nói liền một dọc :

    – “ Này thợ mộc ! Ta chủ trương rằng

              Một người bốn pháp tựu thành

       Được thiện-cụ-túc, thiện lành tối ưu,

          Bậc thượng lưu Sa-môn thành đạt

          Tối thượng, vô năng thắng tròn đầy.

 

              Thế nào bốn pháp như vầy ?

   –  Không làm ác nghiệp đêm ngày về thân.

      –  Không nói năng những lời nói ác.

      –  Không tư duy về ác-tư-duy.

          –  Không sống với ác mọi thì.

       Người nào có bốn pháp ni tựu thành

          Sẽ đạt nhanh được thiện-cụ-túc,

          Thiện-tối-thắng, là bực Sa-môn

              Thành đạt tối thượng tối tôn,

       Đạt vô-năng-thắng, chẳng còn sai ngoa ”.

 

          Người thợ mộc Panh-Cha-Kan-Gá

          Không hoan hỷ lời đã nói ra,

              Nhưng không kích bác ông ta

     ( Là Úc-Gá-Há-Ma-Nà nêu trên )

          Từ chỗ ngồi đứng lên, từ giã

          Ra về, đã có nghĩ sẵn vầy :     

             ‘Ta sẽ biết rõ điều này

       Do đấng Điều Ngự trình bày sâu xa’.

 

          Rồi thợ mộc Panh-Cha-Kan-Gá

          Đến chỗ đấng Giác Giả Phật Đà

              Sau khi đảnh lễ Phật Đà

       Một bên ngồi xuống, thưa qua sự tình,

          Chuyện giữa mình với vị du-sĩ

          Về chủ trương du-sĩ đưa ra.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  041

 

              Nghe thuật vậy, đức Phật Đà

       Bảo với thợ mộc Panh-Chà-Kan-Ga :

 

    – “ Này Panh-Chá-Kan-Ga ! Nếu thực

          Như lời Úc-Ga-Há-Ma-Na

              Thời đứa con nít trong nhà

       Vô trí, nằm ngửa chính là Sa-môn ?

          Thiện-cụ-túc, tối tôn tối thắng ?

          Thành đạt vô năng thắng, tối cao ?

              Như lời du-sĩ rêu rao ?

       Vì đứa con nít nó nào nghĩ sâu :

         ‘Đây là thân’, thì đâu làm ác.

          Nghiệp về thân tạo ác mọi phần ?

              Nó chỉ biết quơ tay, chân.

 

       Đứa bé cũng chẳng một lần nghĩ qua :

         ‘Đây lời nói của ta’ ; như thế

          Từ đâu nó có thể gây ra

              Ác nghiệp về khẩu, gần xa ?

       Trừ ra chỉ biết khóc la, đòi bồng.

          Này thợ mộc ! Cũng trong thân thể

          Một đứa bé vô trí đang nằm,

              Nó không hề nghĩ âm thầm :

     ‘Đây tư duy’. Vậy thì nhằm vào chi

          Nó có thể tư duy điều ác ?

          Trừ động tác bập bẹ, bi bô.

              Đứa con nít còn non thô

       Làm sao có thể nghĩ vô chuyện là :

        ‘Đây là nghề để mà sinh sống’.

          Sao nó sống nếp sống ác hành ?

              Trừ ra bú mẹ là rành.

       Nếu sự tình ấy phát sanh đúng vầy     

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  042

 

          Thời đứa trẻ ở đây, nằm ngửa

          Và là đứa vô trí, thơ ngây

              Sẽ được thiện-cụ-túc ngay,

       Được thiện-tối-thắng, là thầy Sa-môn

          Vô-năng-thắng tối tôn đạt kỹ

          Đúng như lời Du-sĩ nói ra.

 

              Thợ mộc ! Chủ trương của Ta :

       Người thành tựu bốn pháp qua như vầy

          Thời người này không thiện-cụ-túc,

          Không có mục thiện-tối-thắng lành,

              Không là Sa-môn đạt thành,

       Không vô-năng-thắng sẵn dành cho y.

          Như vậy, vì để xác chứng rõ

          Đứa nít nhỏ vô trí, nằm ngay.

 

              Thế nào là bốn ?  Ở đây

       Panh-Cha-Kan-Gá ! Như vầy được phân :

     –  Không làm ác về thân đủ thứ.

     –  Không nói lời ác ngữ mọi thì. 

          –  Không tư duy ác-tư-duy.

   –  Không sống nếp sống ác si, mê tà.

 

          Này Panh-Chá-Kan-Ga thợ mộc !

          Ta chủ trương rằng một người nào

              Thành tựu mười pháp thanh cao

       Được thiện-cụ-túc thuộc vào đáng tôn,

          Thiện-tối-thắng, Sa-môn thành đạt,

          Vô-năng-thắng, là bậc thượng thừa.

              Ta nói : ‘ Những pháp được đưa

       Cần dược hiểu rõ phải chừa bỏ ra,

          Hiểu đó là những bất-thiện-giới.

          Bất thiện giới cần được hiểu là  

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  043

 

              Từ đây mà được sinh ra’.

     ( I-Sô-Sa-Mút-Thá-Na – từ này )   ( Itosamutthana )

          Những bất thiện giới đây, phải biết

          Được trừ diệt, không có dư tàn.

              Người ấy cần hiểu rõ ràng

       Thực hành như vậy, dẫn sang điều này :

          Diệt trừ ngay các bất thiện giới,

          Và cần phải nói tới chẳng trừ :

              Những pháp này cần hiểu như

       Những thiện giới. Được sinh từ đây ra .

          Cần hiểu là những thiện giới đó  

          Được diệt trừ, không có dư tàn.

              Người ấy cần hiểu rõ ràng

       Thực hành như vậy, dẫn sang điều này :

          Diệt trừ ngay các thiện giới đấy.

          Cần phải được người ấy kiến, tri

              Là những bất thiện tư duy.

       Cần hiểu bất thiện tư duy chính là

          Từ nơi đây sinh ra ; cần thiết

          Phải trừ diệt bất thiện tư duy

              Không có dư tàn – tức thì.  

       Người ấy cần hiểu thực thi như vầy

          Là thực hành đưa ngay đến việc

          Là trừ diệt bất thiện tư duy.

 

              Những pháp này cũng đồng thì

       Là tư duy thiện, nơi ni sinh liền

          Người ấy cần hiểu chuyên về việc

          Cũng phải diệt các thiện tư duy.

              Diệt được các thiện tư duy

       Khiến không có dư tàn gì xảy ra.   

*   *   *

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  044

 

      *  Thế nào là các bất thiện giới ?                 

          Là nói tới bất thiện nghiệp thân,

              Khẩu nghiệp bất thiện, bất nhân,

       Và nếp sống ác – các phần nêu ra

          Được gọi là những bất thiện giới.

          Sự sinh khởi của chúng ra sao ?

 

              Cần phải trả lời như sau :

       Do tâm sinh khởi. Thế nào là tâm ?

          Nhiều loại tâm : đa chủng, sai biệt,

          Tâm dị biệt, có tham, sân, si.

              Từ đây, bất thiện giới ni

       Được sinh khởi. Và nó thì từ đâu

          Bị diệt mau, dư tàn không có ?

          Sự trừ diệt của nó được nêu.

              Này thợ mộc ! Vị Tỷ Kheo

       Sau khi thân ác hạnh đều diệt mau,

          Tu tập vào điều thân-thiện-hạnh.

          Sau khi khẩu ác hạnh diệt rày

              Tu tập khẩu-thiện-hạnh ngay.

       Sau khi ý ác hạnh đây diệt, thời  

          Tu tập nơi các ý-thiện-hạnh.

          Nếp sống ác xa lánh, diệt nhanh,

              Sống với nếp sống chánh, lành,

       Những bất thiện giới sẵn dành khư khư

          Được trừ diệt, tàn dư không có. 

 

          Thực hành nó như thế nào đây ?

              Thực hành đưa đến diệt ngay

       Các bất thiện giới đêm ngày dính đeo.

 

          Này thợ mộc ! Tỷ Kheo khởi ý

          Muốn nỗ lực, quyết chí, kiên tâm,

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ   *  MLH –  045

 

              Với tinh tấn, sách tấn tâm :

   –  Khiến ác, bất thiện pháp thầm chưa sinh

          Không được sinh khởi lên đâu cả.

      –  Ác, bất thiện pháp đã sinh rồi

              Quyết tâm trừ diệt tức thời.

    –  Các thiện pháp thân, ý, lời chưa sinh

          Phải nỗ lực để sinh khởi tới. 

      –  Các thiện pháp sinh khởi rồi, thì

              Cố gắng tăng trưởng, duy trì,     

       Cho được quảng đại, tu trì mãn viên.

          Sự thực hành cần chuyên, chân thật,

          Đưa đến bất thiện giới diệt mau.

 

          *  Thợ mộc ! Thiện giới là sao ?

       Là thân hay khẩu, ý nào thiện lương

          Nếp sống thường thanh tịnh, an lạc,

          Gọi là các thiện giới thanh cao.

              Thiện giới sinh khởi ra sao ?

       Tự tâm sinh khởi. Thế nào là tâm ?

          Nhiều loại tâm : đa chủng, sai biệt,

          Tâm dị biệt, không tham, sân, si.

              Thiện giới sinh khởi nơi ni.

 

       Thợ mộc ! Những thiện giới thì từ đâu

          Trừ diệt mau, dư tàn không có ?

          Tỷ Kheo có giới hạnh tròn đầy

              Và không chấp trước giới đây.

       Tuệ tri như thật, vị này suốt thông

          Tâm giải thoát, tuệ đồng giải thoát.

          Ở đây, các thiện giới diệt trừ

              Và không hề có tàn dư.

       Này thợ mộc ! Thực hành như thế nào 

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ  *  MLH –  046

 

          Trừ diệt mau các thiện giới đấy ?

          Tỷ Kheo ấy khởi ý muốn thầm

              Nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm :

   –  Khiến ác, bất thiện pháp thầm chưa sinh

          Không được sinh khởi lên đâu cả.

      –  Ác, bất thiện pháp đã sinh rồi

              Quyết tâm trừ diệt tức thời.

    –  Các thiện pháp thân, ý, lời chưa sinh

          Phải nỗ lực để sinh khởi tới. 

      –  Các thiện pháp sinh khởi rồi, thì

              Cố gắng tăng trưởng, duy trì,     

       Cho được quảng đại, tu trì mãn viên.

          Sự thực hành cần chuyên, chân thật,

          Đưa đến bất thiện giới diệt mau. 

 

          *  Bất thiện tư duy là sao ?

      ‘Dục tư duy’ đó đứng đầu, nghĩ suy

         ‘Sân’ và ‘hại tư duy’ diễn tiến

          Là ‘bất thiện tư duy’ trước sau.    

              Được sinh khởi như thế nào ?

       Trả lời : Từ ‘tưởng’ dẫn vào khởi sinh.

          Giải thích rành thế nào là tưởng ?

          Nhiều loại tưởng : đa chủng, khác nhau,

             ‘Dục tưởng’, ‘Sân’ & ‘Hại tưởng’ sâu,

       Tư duy bất thiện khởi đầu từ đây.

 

          Thợ mộc này ! Tư duy bất thiện

          Từ đâu khiến bị diệt hoàn toàn

              Mất sạch, không có dư tàn ?

 

       Tỷ Kheo ly dục, lạc an tịnh hòa

          Ly bất thiện pháp, và chứng, trú

          Đệ Nhất Thiền cảm thụ toại tâm,   

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ  *  MLH –  047

 

              Trạng thái hỷ lạc âm thầm

       Sinh do ly dục, với tầm & tứ ni.

          Những bất thiện tư duy bị diệt.

 

      –  Thực hành sao để diệt trừ đi

              Tất cả bất thiện tư duy ?

   –  Nỗ lực thực hiện bốn chi Chánh Cần.

          Này thợ mộc ! Còn phần diễn tiến      

          Thế nào là các ‘thiện tư duy’ ?

              Đầu tiên ‘Ly dục tư duy’,

      ‘Vô sân’ & ‘Bất hại tư duy’ kể vào.

          Thiện-tư-duy thế nào sinh khởi ?

         ‘Tưởng’ sinh khởi. Tưởng đó thế nào ?

              Tưởng có nhiều loại như sau

       Đa chủng, sai biệt thuộc vào tế, thô,

         ‘Ly dục tưởng’ và ‘vô sân tưởng’,

         ‘Bất hại tưởng’. Từ đó khởi sanh

              Những thiện-tư-duy’ an lành.

       Thợ mộc ! Những tư duy lành từ đâu      

          Được diệt mau, dư tàn không có ?

 

      –  Tỷ Kheo đó diệt tứ, diệt tầm,              

              Chứng, trú Nhị Thiền âm thầm

       Trạng thái hỷ lạc do mầm định sanh,

          Không tầm & tứ, nhất tâm nội tĩnh.

 

          Ở đây, chính những thiện tư duy   

              Không dư tàn khi diệt đi,

       Thực hành sao để diệt đi điều này.

          Tứ Chánh Cần sâu dày thực hiện

          Như vậy khiến được diệt trừ đi

              Tất cả các thiện-tư-duy.

 

       Panh-Cha-Kan-Gá ! Mọi thì hoằng dương 

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 78 : SAMANAMANDIKÀ  *  MLH –  048

 

          Ta chủ trương một người thành tựu

          Mười pháp này trường cữu tối tôn

              Được thiện-cụ-túc vuông tròn,

       Thiện tối thắng, bậc Sa-môn thiện lành,

          Vô-năng-thắng, đạt thành tối thượng

          Vị Tỷ Kheo nhất hướng tựu thành

              Vô học Chánh đạo tám ngành

       Là ‘chánh tri kiến’ tựu thành chẳng ly,

         ‘Chánh tư duy’, ‘chánh ngữ’, ‘chánh nghiệp’,  

         ‘Chánh mạng’, tiếp ‘chánh tinh tấn’ thành,

             ‘Chánh niệm’, ‘chánh định’ tựu thành,      

       Thuộc vô học pháp tịnh lành thanh cao.

         ‘Vô học chánh trí’ mau thành đạt,

         ‘Vô học chánh giải thoát’ đạt rồi.

 

              Ta chủ trương rằng một người

       Thành tựu mười pháp này thời đương nhiên

          Sẽ đạt liền thiện-cụ-túc thật,

          Thiện-tối-thắng, là bậc Sa-môn                        

              Thành đạt tối thượng, đáng tôn,

       Bậc vô-năng-thắng suốt thông tròn đầy ”.

 

          Nghe Thế Tôn pháp này giảng kỹ

          Vị Cư Sĩ Panh-Chá-Kan-Ga

              Tức người thợ mộc tín-gia

       Hoan hỷ tín thọ Phật Đà kim ngôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )

 

(  Chấm dứt  Kinh số 78  :   SAMANAMANDIKA –  SAMANAMANDIKA Sutta )

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2023(Xem: 1418)
Đôi khi có đọc kinh Phật và những bài thơ ca, những danh ngôn và nhiều tác phẩm mới thấy mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường. Nếu Rene Descartes đã từng nói “ Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”-thì việc hiểu rõ lời kinh Phật một cách rõ ràng chính xác theo đúng giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên khởi của Đức Thế Tôn siêu việt của chúng ta thì lợi ích trong cuộc sống không thể nào mô tả được.
31/08/2023(Xem: 2067)
Má yêu dấu, Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.
21/08/2023(Xem: 2221)
Nhìn anh nét mặt vui tươi Dù cho thân bệnh tâm người vẫn an Hoan hỷ nhận sách Thầy ban Chư Tôn, bè bạn thăm anh đủ đầy
06/08/2023(Xem: 1745)
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện cổ tích, xảy ra vào thế kỷ thứ 21. Câu chuyện của một vị tu sĩ Phật giáo, vì mang nhiều phước báu trong người nên khi sinh ra và lớn lên đã có hảo tướng làm mê lòng người. Nếu chàng ở ngoài đời không chịu đi tu, có lẽ thiên hạ sẽ phong cho chàng danh hiệu "Cháy tim" phái nữ.
03/08/2023(Xem: 1445)
Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.
30/07/2023(Xem: 2023)
Đến một tuổi nào đó trong đời ta mới nhận ra được rằng “ Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt khác nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau nữa.
22/07/2023(Xem: 1938)
Cho dù bạn đang đến tuổi hưu hay đã bước vào trung niên nếu bạn sống không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không biết được bản thân mình sẽ đi về đâu và phải làm như thế nào vào những ngày tới khi mà cuộc sống sẽ có đôi lúc làm cho bạn cảm thấy thất bại và mệt mỏi vô cùng. Những lúc như thế nếu có phương châm sống đúng đắn thì bạn sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì thế nào là phương châm sống ? Có một định nghĩa như sau: Phương châm được hiểu là danh từ chỉ đạo sự hành động làm thôi thúc con người phải hành động bằng một mục tiêu hoặc lối sống.
22/07/2023(Xem: 2250)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 4983)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 2663)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]