Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

59. Kinh Nhiều Cảm Thọ

19/05/202010:26(Xem: 10562)
59. Kinh Nhiều Cảm Thọ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



59. Kinh NHIỀU CẢM THỌ
( Bahuvedanìya sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
      Một thời, đức Thế Tôn trú tại
          Kỳ-Viên-Tự , Chê-Tá-Va-Na  (1)
              Tại Sa-Vát-Thí (2) an hòa
       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (3) tâm lành
          Cấp-Cô-Độc (3) đại danh thí chủ
          Thành Xá-Vệ (2) thường trú tại đây
              Đã dâng Phật Tinh Xá này
       Tên “ Bố-Kim-Tự ”(1) cũng hay dùng thường
          Là trung tâm hoằng dương Chánh Pháp
          Chư Tỷ Kheo an lạc sáu thì
              Hòa hợp, thanh tịnh, uy nghi
       Giải thoát giới bổn nghiêm trì trải qua.
 
          Người thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
    _________________________
 
(1) , (2), (3) : Jetavanavihàra :Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do
 Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc (Anathapindika – tên thật là SUDATTA 
-Tu-Đạt-Đa ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà ( Jeta ) gần
 Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng choĐức Phật .Tại đây đức Phật đã
 nhập hạ nhiều lần và  nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết
 ra tại đây .     Vì Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc  đã dùng vàng lót trên
 mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ
 Đà , nên chùa này còn được gọi  là Bố Kim Tự ( chùa trải vàng ). 
      Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả , Thái Tử 
 Jeta  hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng 
 Chúng, nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana 
Anathapindikàràma - Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc , cây Kỳ-Đà ).    
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  308
 
          Tức Ngũ Phần này đã một thì      
              Đến Tôn-giả Ưu-Đà-Di  (1)
Đảnh lễ Tôn-giả sau khi đến rồi,
          Ông ta ngồi một bên Tôn-giả
          Đoạn Panh-Chá-Kanh-Gá (2) thưa ngay
              Với ngài U-Đa-Di này :
 
 – “ Kính thưa Tôn-giả ! Xin ngài giải cho
          Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ ? ”.
 
    – “ Gia chủ ! Có ba thọ trải qua
              Lạc thọ, khổ thọ kể ra,
       Bất khổ bất lạc thọ là thứ ba ”.
 
    – “ Thưa Tôn-giả ! Phật Đà không thuyết
          Có ba thọ. Chỉ thuyết hai thôi :
      Lạc thọ, khổ thọ trên đời.
       Bất khổ & lạc thọ Ngài thời thuyết ra
          Đó chính là tối thắng an lạc
          Đối với các vị chứng tịnh an ”.
 
              Vị Tôn-giả lại nói rằng    
       Đức Thế Tôn đã rõ ràng thuyết ra
          Là có ba thọ, và khẳng định :
 
    – “ Này Gia chủ ! Do chính Phật Đà
              Không chỉ thuyết hai thọ ra
       Mà thuyết ba thọ trải qua mọi thời :
          Lạc thọ, khổ thọ, rồi tiếp đó
          Bất khổ bất lạc thọ thứ ba ”.
 
              Ba lần, thợ mộc thưa là :
– “ Tôn-giả ! Phật không thuyết ba thọ vầy
    _________________________
 
(1) : Vị Tôn-giả tên Udayì .
   (2) :  Người thợ mộc tên Pancakanga – Ngũ Phần .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  309
 
          Phật chỉ thuyết có hai thọ đó
          Là lạc thọ, khổ thọ mà thôi !
              Bất khổ & lạc thọ này thời
       Thế Tôn thuyết đối với người hành sâu
          Tối thắng lạc, chứng vào tịch tịnh ”.
 
  Hai người đều đeo dính ý mình.
              Tôn-giả giải thích, thuyết minh
       Không thể thuyết phục, dù mình ông ta.
          Thợ mộc thì cho là như thế
          Cũng không thể thuyết phục ngài này.
 
              Tôn-giả A-Nan gần đây
       Nghe cuộc đàm thoại như vầy xảy ra
          Giữa thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
        Với Tôn-giả là Ưu-Đà-Di.
              Tôn giả A-Nan liền đi
       Đến hương thất Phật ; sau khi đến rồi
          Đảnh lễ Phật xong, ngồi cạnh đó
          Rồi Tôn-giả thuật rõ tức thì
              Chuyện Tôn-giả Ưu-Đà-Di
       Cùng người thợ mộc, sau khi thoại đàm
          Về các thọ hoàn toàn nghịch ý
          Ai cũng chấp về lý của ta.
 
              Nghe thuật lại, đấng Phật Đà
       Bảo Tôn-giả A-Nan-Đà như sau :
 
    – “ A-Nan ! Dầu cho U-Đa-Dí
          Nêu pháp môn đúng lý chăng là,
              Nhưng mà Panh-Chá-Kanh-Ga
       Cũng không chấp nhận. Hay là pháp môn
          Của thợ mộc bảo tồn là đúng
          U-Đa-Dí lại cũng khăng khăng
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  310
 
              Không chấp nhận hai thọ phần
       A-Nan ! Tứ chúng cũng cần hiểu ra :
          Về hai thọ được Ta nói tới
  Tùy theo với pháp môn thế nào.
              Ba thọ, Ta nói thuộc vào
       Tùy trường hợp khác, phải đâu sai lời.
          Năm & sáu thọ hay mười tám thọ,
          Hay ba mươi sáu thọ đồng thì,
              Một trăm lẻ tám thọ chi,
       Như Lai thuyết giảng theo tùy pháp môn.
          A-Nan-Đa ! Pháp môn tùy đó
          Ta thuyết giảng các thọ khác nhau !
              Nên đối với những người nào
       Không chấp nhận thì không sao tán đồng,
          Không tùy hỷ vì lòng chấp trước
          Những điều được khéo nói, trình bày,
              Sẽ xảy ra sự kiện này :
 
       Họ sẽ tranh đấu hoặc bày khẩu tranh,
          Họ luận tranh, đả-thương nhau kỹ
          Với binh khí miệng lưỡi cuồng ngông.  
 
              Còn với những ai tán đồng
       Chấp nhận, tùy hỷ thuộc trong những điều
          Được khéo nói, thuận chiều khéo thuyết
          Khéo trình bày chi tiết, hiểu mau,
              Xảy ra sự kiện như sau :            
       Họ sống ý hợp tâm đầu, tương liên,
          Hoan hỷ liền, như nước với sữa
          Mắt chan chứa tương ái nhìn nhau.
 
              Này A-Nan-Đa ! Thế nào
       Năm dục tăng trưởng kể vào ở đây ?
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  311
 
      *  Các sắc do mắt này nhận thức,
          Là đáng vui và thực đáng yêu
              Đẹp ý với sắc mỹ miều,
       Tương ứng với dục, những điều tốt hay.
 
      *  Các tiếng do tai này nhận thức,
      *  Mũi nhận thức đủ các thứ hương,
          *  Vị do lưỡi nhận thức thường,
   *  Xúc do thân cảm xúc, dường êm êm.
 
          Cả năm căn đều đem tức khắc
          Sự khả lạc, khả ý, đáng yêu,
              Tương ứng với dục mọi điều, 
       Năm dục trưởng dưỡng được nêu như vầy.
 
          Năm dục này khởi lên hỷ, lạc
    Nên gọi là dục-lạc trải qua.
 
              Này A-Nan ! Ai nói ra : 
      ‘Lạc & hỷ là tối thượng mà chúng sanh
          Có thể nhanh cảm thọ’, như thế 
Ta không thể chấp nhận điều đây.
              Sao vậy ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
 
          A-Nan-Đa ! Tỷ Kheo vị nọ
          Dục từ bỏ, bất thiện pháp ly,
              Đệ nhất Thiền chứng, trú y,
       Trạng thái hỷ lạc, mọi thì tịnh thanh,
          Ly dục sanh, có tầm có tứ,
          Lạc này tự khác lạc kia xa,
     Vi diệu, thù thắng, sâu xa.
 
   *  Lại lạc thọ khác vượt xa hơn nhiều
          Vi diệu hơn và nhiều thù thắng :  
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  312
 
          Vị Tỷ Kheo diệt hẳn tứ, tầm,
              Chứng, trú Nhị Thiền âm thầm
       Trạng thái hỷ lạc do mầm định sanh,
          Không tầm, tứ, nhất tâm định tĩnh,
 Lạc này chính vi diệu hơn ngay.
 
              A-Nan ! Ai nói như vầy : 
      ‘Lạc & hỷ này tối thượng, đầy tịnh thanh
   Mà chúng sanh có thể cảm thọ’
          Ta không có chấp nhận điều đây !
              Vì sao ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
 
      *  A-Nan-Đa ! Lại điều tiếp nữa
          Vị Tỷ Kheo nương tựa thiền tâm
              Ly hỷ trú xả, nhất tâm
       Chánh niệm tỉnh giác thì thân cảm liền
          Sự lạc thọ, Thánh hiền gọi đủ
          Là ‘xả niệm lạc trú’, an nhiên
              Chứng và an trú Tam Thiền
       Lạc này vi diệu, thâm uyên hơn nhiều.
 
      *  Này A-Nan ! Lại điều tiếp nữa
          Vị Tỷ Kheo nương tựa định thiền
              Xả lạc, xả khổ - tâm yên
       Diệt hỷ, ưu, cảm thọ liền trước đây
          Chứng, trú ngay vào Thiền đệ Tứ
          Không khổ, lạc, không giữ niệm nào.
 
          *  Lại có lạc thọ thanh cao 
       Vị Tỷ Kheo ấy nhập vào thiền-na
          Đã vượt qua toàn diện sắc-tưởng,
          Sai-biệt-tưởng không tư-niệm qua
              Diệt trừ hữu-đối-tưởng ra                        
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  313
 
       Vị ấy nghĩ : ‘Hư không là vô biên’,
          Không Vô Biên Xứ liền chứng, trú.
          Lạc vi diệu này tự hơn xa 
          Đối với dục lạc mị tà.
 
   *  Vị Tỷ Kheo ấy thiền-na lộ đồ
          Vượt toàn diện Không-vô-biên-xứ
          Liền tư lự : ‘Thức là vô biên’
     Chứng, trú Xứ Thức Vô Biên.
 
   *  Rồi Tỷ Kheo ấy theo duyên bấy giờ
          Vượt toàn diện Thức-vô-biên-xứ
          Lại tư lự : ‘Không có vật gì’
            Vô Sở Hữu Xứ trú, y.
       Lạc này thù thắng, diệu vi hơn nhiều.
 
      *  Vị Tỷ Kheo vượt qua toàn diện
          Vô-sở-hữu-xứ biến khỏi đi
              Chứng và an trú tức thì
       Vào Xứ Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng này,
          A-Nan-Đa ! Lạc đây chắc chắn
          Vi diệu và thù thắng hơn xa.
 
           *  Lại nữa, có ai nói là :
     ‘Lạc & hỷ này tối thượng, mà chúng sanh
          Có thể nhanh cảm thọ’, như thế
          Ta không thể chấp nhận điều đây !
              Sao vậy ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thú thắng, sâu dày hơn xa.
          Vị Tỷ Kheo vượt qua khỏi hướng
          Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ này
              Chứng Diệt Thọ Tưởng Định ngay
       Và an trú ở định này, lành thay !
          A-Nan-Đa ! Lạc này chắc chắn              
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  314
 
          Vi diệu và thù thắng hơn xa
              Với lạc & hỷ đã nói qua.
 
       A-Nan ! Có thể xảy ra điều này :
          Có những tay du sĩ ngoại đạo
          Có thể nói điên đảo như vầy :
            “ Sa-môn Gô-Ta-Ma này
       Nói Diệt-thọ-tưởng-định đây tỏ tường
          Thuộc lạc thọ, chủ trương như vậy,
          Là gì vậy ? Như vậy là sao ? ”.
              A-Nan ! Cần đáp như sau :
 
    “ Này Chư Hiền ! Căn cứ vào đại cương
          Thế Tôn không chủ trương chỉ có
          Những tùy thuộc lạc thọ điều gì
        Là thuộc về lạc tức thì.
       Chủ trương Phật là phạm vi chỗ nào
          Và chỗ nào có được lạc thọ
          Thì chỗ đó thuộc về lạc ngay ! ”.
 
              Thế Tôn thuyết giảng như vầy 
       A-Nan hoan hỷ, càng dày niềm tin ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )
 
 
 
*
*    *
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 59  :  Kinh NHIỀU CẢM THỌ
 –  BAHUVEDANÌYA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2023(Xem: 4568)
Muôn dặm đăng trình thân cô lữ Ngàn nhà hóa duyên độ mê tình Áo nhẫn nhục che thân mộng huyễn Lòng từ bi trùm cả nhân sinh (1) Dựng tòa pháp nơi nơi xứ xứ (2) Chuỗi hạt lần chính niệm ngày đêm Thương đất nước chiến tranh, loạn lạc
01/06/2023(Xem: 6527)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
01/06/2023(Xem: 2365)
Ngày trước, trong Kinh Phật có ghi chép lại vào thời kỳ mạt pháp, ma vương lộng hành, cho con cháu ma vương giả làm người tu hành, mặc áo tu hành nhưng tâm đầy những tội lỗi, tà kiến để phá đạo giới, làm lung lay những điều tốt đẹp mà đạo Phật đã dày công tạo lập. Ngày nay, khi xã hội phát triển, Kinh điển giáo lý của Phật vẫn được lưu giữ và truyền tụng lại từ những điều cốt lõi nhất, nếu có khác là chỉ khác ở sự vận dụng linh hoạt trước sự thay đổi, phát triển của nhân loại sao cho phù hợp nhất.
26/05/2023(Xem: 2722)
Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.
19/05/2023(Xem: 2486)
Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức
07/05/2023(Xem: 6000)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
02/05/2023(Xem: 2020)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
29/04/2023(Xem: 3804)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
28/04/2023(Xem: 1950)
Các bạn thân mến, Chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống hằng ngày, chúng ta dường như đều bị bao quanh bởi tiếng ồn, và ngày qua ngày, việc thích nghi với tình trạng "ô nhiễm âm thanh" tương đối hỗn độn này diễn ra nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Tuần qua, tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm bạn hàng xóm qua tách trà, miếng bánh, tôi được dự thính buổi nói chuyện của bà bạn, ngành khoa học – đã về hưu – đại để bà đưa ra vài lý do cụ thể để chứng mình cho 4 chữ „Im lặng là vàng“, hầu theo đó chúng ta có thể thực tập „bịt miệng“ những tiếng ồn ào vô bổ này. Tôi xin phép được chia sẻ tiếp đến các bạn.
27/04/2023(Xem: 5050)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]