Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Kinh Ví Dụ Cái Cưa

19/05/202008:06(Xem: 12759)
21. Kinh Ví Dụ Cái Cưa

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



21.Kinh VÍ DỤ CÁI CƯA

( Kakacupama sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na

              Do Cấp-Cô-Độc tín-gia

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka – cúng dàng

          Lúc bấy giờ, có hàng Tôn-giả

          Là Mô-Li-Dá Phất-Gú-Na

              Có sự liên hệ quáđà

       Tỷ Kheo Ni Chúng, trải qua như vầy :

          Tỷ Kheo nào ở ngay trước mặt

          Vị Mô-Li-Dá Phất-Gu-Na

              Chỉ trích Tỷ Kheo Ni ra

       Thì Tôn-giảấy liền la vị này

          Bất mãn, hỏi tội ngay, phẫn nộ.

          Hoặc sự cố có Tỷ Kheo gì

              Trước mặt các Tỷ Kheo Ni

       Chỉ trích Tôn-giả, tức thì chư Ni

          Sẽ phẫn nộ, sân si vấn tội.

          Chưa có ai nêu lỗi này ra 

              Có một Tỷ Kheo biết qua

       Đến gặp, đảnh lễ Phật Đà, ngồi bên

          Rồi bạch lên Thế Tôn sự việc

          Rất cụ thể, chi tiết chuyện này

    _______________________________

    (1) :  Vị Tỷ Kheo tên Moliya Phagguna .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –290

 

              Thế Tôn nghe xong, gọi ngay

       Một Tỷ Kheo khác ở đây, bảo là :

       “ Nhân danh Ta, con mau đến gấp

          Chỗ Mô-Li-Dá Phất-Gu-Na

              Bảo : ‘Hiền-giả Phất-Gu-Na !

       Bậc Đạo Sư gọi Sư qua gặp Ngài’.

          Tỷ Kheo này vâng lời Đức Phật

          Đến gặp Tôn-giả Phất-Gu-Na

              Chuyển lời gọi của Phật Đà

       Mô-Li-Dá Phất-Gu-Na vâng lời

          Liền đến nơi Thế Tôn an trú

          Đảnh lễ đấng Điều Ngự xong rồi

   Ngồi xuống một bên phải thời.

       Thế Tôn từ tốn mở lời hỏi qua :

    – “ Phất-Gu-Na ! Đúng là sự thật

          Như lời đồn về tật của ông 

              Liên hệ quá độ, cuồng ngông

       Với Ni Chúng, để mặc lòng sân si

          Nếu nói động đến Ni Chúng đó

Ông cau có, vấn tội tức thì,

              Trước mặt các Tỷ Kheo Ni

       Chỉ trích ông, thì Chúng Ni bất bình

          Vấn tội ngay và sinh phẫn nộ

          Sự thật có như vậy hay không ? ”.

       – “ Có như vậy, bạch Thế Tôn ! ”.

 – “ Này Phất-Gu-Ná  ! Thếông phải là

          Thiện-nam-tử xuất gia, giới thọ

          Vì lòng tin, từ bỏ gia đình

              Sống độc cư, không gia đình ? ”.         

 – “ Bạch đấng Đại Giác ! Thực tình nhưđây ”.    

    – “ Phất-Gu-Na ! Không rày xứng đáng

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –291

 

          Bậc xuất gia viên mãn hành trì

              Mà liên hệ Tỷ Kheo Ni

       Một cách quá độ, sân si có hoài.

          Phất-Gu-Na ! Nếu ai giận dỗi

          Trước mặt ông, nói lỗi vị Ni,

Ông phải từ bỏ tức thì

       Các dục liên hệ những gì thế gian

          Những tư duy liên quan thế tục.

Ông phải học thuần thục như vầy :

             ‘Mong rằng tâm của ta đây

       Không bị biến nhiễm, nhuốm ngay tâm tà

          Mong rằng ta định tâm, không nói

          Lời ác ngữở mọi nơi, thời,

              Mong rằng ta sống thảnh thơi

       Với lòng lân mẫn, chẳng dời lòng Bi

          Không ôm lòng nộ si, sân hận’

          Phải tinh tấn học tập cho thông.

              Do đó nếu trước mặt ông

       Xảy ra sự cốông không vui gì :

          Tỷ Kheo Ni bị người khác đánh

          Bằng tay hay ném mạnh đất vào

Đánh bằng gậy, bằng gươm đao

Ông vẫn bình tỉnh, không nao cõi lòng.

          Hoặc trước ông, có người nào đó

          Chỉ trích rõ lỗi Tỷ Kheo Ni

Ông phải giữ tâm từ bi

       Giữ lòng lân mẫn, sân si không còn.

          Phất-Gu-Ná ! Phải tôn kính Luật

          Phải từ bỏ những dục, tư duy

              Liên hệ thế tục, chấp trì.

Ông phải học tập những gì Ta khuyên ”.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –292

 

          Rồi Thế Tôn ngài liền hướng tới

          Chư Tỷ Kheo, nói với họ rằng :

        – “ Này chư Tỷ Kheo Chúng Tăng !

       Một thời các Tỷ Kheo Tăng tịnh, hòa

          Đệ tử Ta, tâm chuyên thuần thục

          Rất hoan hỷ, thu thúc lục căn

              Ta bảo : ‘Này Tỷ Kheo Tăng !

       Hạnh nhất-tọa-thực Ta hằng hành theo

          Nhất-tọa-thực sống nghèo như vậy

          Ta cảm thấy không bệnh tật gì

              Nhẹ nhàng, không ốm đau chi

       Khang kiện, sảng khoái mọi thì, mọi nơi

          Các người nên tùy nơi căn tánh

          Sống theo hạnh nhất-tọa-thực này

              Thực hành, sẽ thấy lợi ngay

       Không có bệnh tật, thân đây nhẹ nhàng

          Thường sảng khoái và khang kiện mãi’.

          Ta không cần giảng giải làm chi

               Ta chỉ khơi dậy tức thì

Ức niệm của các vị Tỳ Kheo Tăng

          Ví như trên đất bằng, giao lộ

          Có một cỗ xe đậu tại đây

Đang được thắng với ngựa hay

       Có cả roi ngựa đặt ngay sẵn sàng.

          Mã-thuật-sư thuộc hàng thiện xảo

Đãđiều khiển hoàn hảo xe này

Điều ngự các con ngựa hay

       Leo lên xe ấy, với tay trái mình

          Nắm giây cương giữ gìn đi đúng

          Roi ngựa cũng được cầm một tay

Đánh xe tới, lui, quẹo, quay …

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –293

 

       Tùy theo ý muốn người này ra sao.

          Cũng như vậy, chuyện vào lúc nãy

          Ta không cần giảng dạy điều chi

              Cho các Tỷ Kheo mọi thì,

       Chỉ cần ức niệm vị này khơi lên

          Các thiện nghiệp vững bền thực hiện,

          Bất thiện nghiệp từ bỏ mảy may

              Nỗ lực với thiện pháp ngay

       Mới được thành tựu đủ đầy tịnh thanh

          Sự trưởng thành, thịnh hưng, lớn mạnh

          Trong Pháp, Luật chân chánh ởđây.

Chư Tỷ Kheo ! Ví dụ này :

       Gần một thị trấn, gần ngay thôn làng

          Khu rừng toàn Sa-La lớn rộng

          Các giây leo, loại sống ký sinh

              Bao phủ chằng chịt lá, cành.

       Một người đến đó, nghĩ nhanh ý này

          Muốn lợi ích rừng đây có được

          Muốn an ổn, ách phược tiêu ngay            

              Người ấy quyết định ra tay

       Dọn dẹp sạch sẽ rừng đây mấy ngày

          Người ấy chặt các giây leo bám

          Những cành cây cong giảm, suy mòn

              Khô héo, sinh lực không còn

       Chặt hết vất xuống và gom đống vào.

          Rồi chăm sóc để sao cho tốt

          Các nhánh cây thẳng tột, xanh tươi

              Sau thời gian mấy tháng trời

       Khu rừng xinh đẹp, là nơi nghỉ nhàn

          Được trưởng thành vàđang hưng thịnh.

 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –294

 

          Cũng như vậy, chân chính Tỷ Kheo !  

              Từ bỏ bất thiện, đừng theo

       Với các thiện pháp phải đều gắng công,

          Có như vậy, mới mong thành tựu

          Sự trưởng thành, trường cửu mạnh đầy

              Hưng thịnh trong Pháp, Luật đây.

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Chuyện này thuở xưa  

          Thành Xá-Vệ sớm trưa an trú

          Có một nữ Gia-chủ, biết qua

              Với tên Vê-Đê-Hi-Ka                   ( Vedehika )

       Tiếng đồn tốt đẹp lan xa về nàng :

         ‘Nữ Gia chủ vẹn toàn, hiền thục

          Tánh nhu thuận và thực ôn hòa’.

              Có một nữ tỳ trong nhà

       Tên Ka-Li, vốn thật là khéo tay

          Lại siêng năng, hằng ngày cần mẫn

          Các việc làm cẩn thận, chu toàn.

              Nữ tỳ bỗng nghĩ lan mạn :

      ‘Chủ ta được tiếng đồn vang khắp vùng

       Là hiền thục, công dung, nhu thuận

          Không biết là cóđúng mọi phần

              Hay là vẫn có nội sân

       Mà không tỏ lộ sự sân của mình ?

          Hay do ta bình sinh cẩn thận

          Làm cần mẫn công việc trong nhà

              Nội sân không có lộ ra

       Vậy ta hãy thử chủ ta tức thì’.

 

          Rồi Ka-Li thực hành ý muốn

          Dậy thật muộn vào sáng hôm sau

              Nữ chủ bèn gọi cô vào

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –295

 

       Hỏi rằng : ‘Dậy trễ tại sao như vầy ?’

          Ka-Li nữ tỳ này đáp lại :

      – ‘Thưa nữ chủ ! Việc ấy đâu sao !’

              Nữ chủ phẫn nộ, mày chau

      Bất mãn, trừng mắt nhìn vào Ka-Li :

     –  ‘Không gì sao ? Nữ tỳác tệ

          Hôm nay ngươi dậy trễ quáđây !’

Chư Tỷ Kheo ! Nữ tỳ này

       Suy nghĩ : ‘Nữ chủ mắc ngay vào tròng

          Có sân hận trong lòng, nhưng cố

          Không tỏ lộ, không phải không sân        

              Do ta chu toàn mọi phần

       Công việc cần mẫn, thì sân chỗ nào ?

          Vậy hãy thử hôm sau thêm nữa’.

          Sáng hôm sau lần lựa trễ nhiều

              Nữ chủ mất vẻ yêu kiều

       Bất mãn, phẫn nộ, thốt nhiều lời sân.

          Người nữ tỳ bần thần suy nghĩ :

         ‘Nữ chủ ta cũng chỉ là người

              Sân hận trong lòng khôn nguôi 

       Nhưng không tỏ lộ, để người ta khen’.

          Sáng hôm nữa, cô bèn dậy trễ

          Mà dậy trễ hơn các ngày trên

              Nữ chủ gọi Ka-Li lên

       Quát mắng : ‘Ngươi đã trở nên hư hèn’,

          Rồi nàng cầm cái then gài cửa

Đánh một cái vào giữa đầu y

              Khiến cho đầu của nữ tỳ

       Bị bể, máu chảy , chỉ vì sân si.

Ôm đầu máu, nữ tỳ kể lể

          Với các nhàở kế nhà này :

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –296

 

            ‘Các vị xin hãy xem đây !

       Việc làm nữ chủ hằng ngày được khen

          Là hiền thục bao phen chứng tỏ

          Là nhu thuận, từ nhỏôn hòa

              Nhưng nay sự việc xảy ra

       Chỉ vì dậy trễ nên bàđánh tôi

          Với thái độ thật tồi, phẫn nộ

          Cầm then cửa, bà bổ đầu tôi

              Khiến máu chảy, bể đầu rồi ! ”.

 

       Sự việc đã xảy tại nơi nhà nàng

          Một thời gian, tiếng đồn đải xấu

          Về nữ chủ lan thấu nơi xa

              Rằng nàng Vê-Đê-Hi-Ka

       Không phải hiền thục như là truyền ngôn

          Không nhu thuận, không ôn hòa tất !

 

Chư Tỷ Kheo ! Sự thật Tỷ Kheo

              Hết sức hiền lành, vâng theo

       Hết sức nhu thuận, sống nghèo ôn nhu.

          Khi độc cư, không ai động chạm

          Nói những lời xúc phạm, xóc hông

              Lời nói không thể hài lòng,

       Nếu ai xúc phạm mà không bất bình

          Không phẫn nộ, không sinh bất mãn

          Mới được xem là bản tánh hiền

              Nhu thuận, ôn hòa, tịnh yên.

       Cũng vậy, Ta chẳng gọi liền một ai

          Là Tỷ Kheo hòa hài, dễ nói

          Là dễ dạy, khi mọi nhu cầu

              Về tứ vật dụng dồi dào :

       Y phục, vật thực cùng nhau thọ dùng

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –297

 

          Thuốc trị bệnh rồi cùng sàng tọa

          Thì dễ nói kết quả là thường.

              Còn khi không được cúng dường

       Tứ sự thiếu thốn, màđương sự này

          Không dễ nói, thường hay khó chịu

          Không thành tựu tánh dễ nói này.

              Tỷ Kheo tôn trọng Pháp đây

       Luôn cung kính Pháp, hằng ngày hành theo

          Là Tỷ Kheo trở thành dễ nói

          Thành tựu tánh dễ nói ởđây

              Ta gọi “dễ nói” vị này.

 

       Do vậy, các Tỷ Kheo này ! Hãy suy :    

         ‘Tôn trọng Pháp, mọi thì cung kính

          Sùng kính Pháp, mới chính là người

              Trở thành dễ nói mọi thời

       Các người cần phải y lời hành theo.

 

Chư Tỷ Kheo ! Có năm ngôn ngữ

          Các người tự có thể dùng, khi

              Nói với người khác mọi thì :

   *  Đúng thời mà nói hay phi thời mà,

      *  Lời chân thật & không là chân thật

      *  Lời nhu nhuyến hay rất bạo thô

          *  Có lợi & không lợi nói vô

   *  Lời từ tâm hay sửng cồ sân tâm.

 

Chư Tỷ Kheo ! Tự thầm quán sát

          Nói với những người khác mọi thời

              Các người đã nói những lời

       Trong năm loại ấy, dùng lời ra sao ?           

          Nhưng thế nào, các ngươi cũng phải

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –298

 

          Học tập lấy tâm niệm như vầy :

            ‘Chúng ta giữ tâm ta đây

       Không bị biến nhiễm khiến đầy xấu xa

          Không thốt ra những lời ác ngữ

          Tâm ta giữ lân mẫn, từ bi

              Nội tâm không sân hận gì

       Chúng ta bao phủ chu vi người này

          Với tâm đầy từ bi câu hữu

          Với đối tượng hiện hữu : người này

              Ta sống biến mãn như vầy

       Cùng khắp thế giới rộng đầy vô biên

          Không hận sân, Từ liền câu hữu’.

          Phải thành tựu học tập như vầy.

              Các Tỷ Kheo ! Ví dụ này :

       Có người cầm xẻng, thúng hay cuốc bàn

          Y nói rằng : ‘Tôi làm cho đất

          Cảđịa cầu biến mất “đất” ngay’.

              Rồi người ấy đào chỗ này,

Đào kia, rải đất chỗ này chỗ kia

Đi tiểu tiện thành tia khắp chỗ

          Rồi y nhổ nước miếng mọi nơi

              Với ý nghĩ : ‘Đất tức thời

       Không là đất nữa, khắp nơi như vầy’.

Chư Tỷ Kheo ! Người này có thể

          Biến đất để thành không đất không ? ”.

 

        – “ Không thể nào, bạch Thế Tôn !

       Vì sao ? Vì đất mênh mông, sâu dày

          Đất trải dài thật là vô lượng

          Với ý tưởng thật rất ngông cuồng

              Không dễ gì khiến đất tuân

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –299

 

       Trở thành không phải đất luôn như vầy

          Chỉ mệt nhoài, hoài công vôích

          Thất bại với ý thích y theo ”.

 

 – “Đúng vậy, này chư Tỷ Kheo ! 

       Năm loại ngôn ngữ thảy đều biết đây :

      *  Đúng thời hay phi thời thường nhật ?

      *  Chân thật & không chân thật nói qua ? 

          *  Nhu nhuyến & thô bạo lời ra ?

   *  Lợi ích & không lợi ích mà nói đây ?  

      *  Từ tâm hay sân tâm khi nói ?

          Trong năm loại cóđúng có sai

              Các ông cần học tập ngay :

     ‘Chúng ta sẽ giữ tâm này tịnh thanh                  

          Không biến nhiễm, phát sanh lời dữ

          Không thốt lời ác ngữ, sân si

              Ta sống với tâm từ bi

       Với lòng lân mẫn, mọi thì không sân

          Chúng ta cần sống luôn biến mãn

Điều xứng đáng câu hữu với Từ

              Người này là đối tượng ư ?

       Vì người này, ta chẳng từ nan chi

          Sống biến mãn khắp vì thế giới

          Tâm câu hữu đến với Từ này

              Quảng đại vô biên rộng dài

       Không sân, không hận’. Cần ngay thực hành.

 

Chư Tỷ Kheo ! Có nhanh ví dụ :

          Có một người bảo thủý mình

Đem các màu sơn trong bình

       Vàng, xanh, đỏ, tím – giữ gìn trải qua

          Người ấy nói : ‘Chính ta sẽ viết

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –300

 

          Lên hư không đặc biệt các màu

              Làm cho màu sắc hiện mau’.

       Chư Tỷ Kheo hiểu thế nào ý trên ?

          Y có thể viết lên hình sắc

          Trên hư không được thật hay không ? ”. 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không. 

       Vì sao ?  Vốn dĩ hư không vô hình

          Là vô sắc nên mình không thấy

Đã không thấy, sao có thể làm ?

              Mệt nhoài, thất bại vì tham

       Chuyện điên rồ lại muốn làm ởđây ”.                           

 

    – “ Chư Tỷ Kheo ! Chuyện này được ví :          

          Có một người vô tríđi vô

              Y cầm một bó cỏ khô

       Đốt cháy bó cỏ, bô bô nói rằng :

        ‘Sẽ hâm nóng sông Hằng, sôi mãi

         Với bó cỏđang cháy của tôi ’.

              Nghĩ gì lời nói vừa rồi ?

       Có thể hâm nóng, đun sôi sông Hằng ? ”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Quả rằng không thể

           Vì sao vậy ? Đại để sông Hằng

               Thâm sâu vô lượng vô ngần

       Cuồng ngông mới nghĩ sông Hằng đun sôi

          Chỉ với bó cỏ thôi, dám nghĩ

          Người ấy chỉ thất bại, mệt nhoài ”.

 

        – “ Chư Tỷ Kheo ! Ví dụ này :

       Cái bị để đựng bằng ngay da mèo

Đã khéo thuộc đúng theo phương kiểu

          Rất nhu nhuyến, mềm dịu như bông

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –301

 

              Không còn phát tiếng từ trong

       Xì, xọp khi bóp, từ lòng bị ra        

          Có một người đi qua nhìn thấy

          Y cầm gậy hay nắm mẻ sành

              Nói rằng : ‘Ta sẽ làm nhanh

       Khiến chiếc bịấy phát thành tiếng ra             

          Với gậy và mẻ sành ta có ’.

          Người ấy có thực hiện được không ? ”

        – “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không,

       Bịấy đã thuộc từ trong ra ngoài

          Không thể nào phát ngay xì, xọp

          Khi bị bóp hay bị chọc vào.

              Chỉ phí sức lực mòn hao

Ý tưởng người ấy không sao đạt thành ”.

    – “ Chư Tỷ Kheo ! Rõ rành sau trước

          Những ví dụđã được trình bày

              Cũng vậy, nên hiểu ởđây

       Năm loại ngôn ngữ dùng ngay mọi thời :    

       * Nói đúng thời hay phi-thời nói ?

       * Nói chân thật hay nói không chân ?

           * Nhu nhuyến hay thô bạo dần ?

    * Có lợi & không lợi trong phần phát ngôn ?

       * Lời từ tâm hay dồn sân hận ?

          Hãy cẩn thận nói với mọi người.

              Cần phải học tập tức thời :

     ‘Chúng ta sẽ giữ, không dời đổi chi

          Không biến nhiễm, bỏđi ác ngữ

          Lòng lân mẫn, tâm giữ từ bi

              Nội tâm không sân hận gì.

       Sống biến mãn với người ni, trong tầm

          Khắp thế giới với tâm tự tại

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –302

 

          Câu hữu Từ, quảng đại, vô biên.

              Người này là đối tượng riêng

       Không sân, không hận, làm liền như trên.

Chư Tỷ Kheo ! Phải nên học tập

          Để thu thập lợi ích lớn lao.

              Ta có ví dụ như sau :

       Như kẻđạo tặc thuộc vào bất lương

          Thuộc hạ liệt, chẳng tường trên dưới

          Y dùng cưa hai lưỡi, cưa tay

              Và cưa chân của y ngay,

     (Như vậy thân thể người này nát tan).

          Cũng như vậy, các hàng Phích-Khú(1)

          Phải chuyên chú học tập như vầy :

             ‘Chúng ta giữ tâm ta đây 

       Không bị biến nhiễm khiến đầy xấu xa

          Không thốt ra những lời ác ngữ

          Tâm ta giữ lân mẫn, từ bi

              Nội tâm không sân hận gì

       Chúng ta bao phủ chu vi người này

          Với tâm đầy từ bi câu hữu

          Với đối tượng hiện hữu : người này

              Ta sống biến mãn như vầy

       Cùng khắp thế giới rộng đầy vô biên

          Không hận sân, Từ liền câu hữu’.

          Phải thành tựu học tập như vầy.

 

              Hiện tiền Tỷ Kheo Chúng này !

       Suy tư kỹ ví dụđây mọi bề

          Ví dụ về cái cưa ,Ta dạy

    _______________________________

   (1) :  Bhikkhu - được phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , dịch là

         Khất sĩ .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 21 : VÍ DỤ CÁI CƯA   *  MLH  –303

 

          Thì dù thấy loại ngôn ngữ nào

              Tế nhị hay thô bạo nào

       Mà không kham nhẫn trước sau không nào ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Không sao như vậy ”.

 

    – “ Chư Tỷ Kheo ! Do vậy phải nên

              Suy tư về ví dụ trên

       Như cái cưa đó, để bền lòng tin            

         (Vàđinh ninh thực hành Giáo Pháp)       

          Được hạnh phúc, an lạc lâu dài ”.

 

              Nghe Thế Tôn giảng như vầy

       Chư Tăng tín thọ lời Ngài, hân hoan ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*   *

 

 

(  Chấm dứt  Kinhsố 21 :VÍ DỤ CÁI CƯA   –

KAKACUPAMA  Sutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1865)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 5262)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1774)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5941)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6908)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4434)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 2019)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4770)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 9158)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1708)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]