Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những dấu Ấn văn hóa khó quên trong năm 2019

15/02/202007:28(Xem: 8217)
Những dấu Ấn văn hóa khó quên trong năm 2019

ht thich nhu dien

Những dấu Ấn văn hóa khó quên trong năm 2019

 

• Phương Quỳnh (Diệu Thiện)

 

     Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình.

     Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.

     Suốt một tuần lễ ở lại chùa, cháu vô cùng vô cùng ngạc nhiên và đầy lòng cảm phục về cách tổ chức quá ư là hoàn hảo; cháu không dám nói là 100% mà gần như vậy. Cháu đã từng tham dự các lễ Đại Giới Đàn trong nước và cả hải ngoại, cháu chưa thấy có một lễ hội nào mà xuyên suốt 4 ngày đông đảo, hàng ngàn người như thế mà lại vô cùng trật tự trong khung cảnh trang nghiêm và đầy tình đạo vị. Tất cả các Bác và các anh chị em Phật tử phục vụ đều ân cần tiếp đãi nồng hậu, nhiều món ăn và nước uống chùa khoản đãi hết. Các món chay thật hấp dẫn không khác gì các món mặn. Bánh trái, trà nước, cà phê, nước chanh lạnh cũng được uống thoải mái nên giải được phần nào cái oi bức như thiêu đốt có khi nhiệt độ lên đến 38 độ C của mùa hè Âu Châu mà từ trước đến nay chưa từng có. Người lớn tuổi cũng tham dự nhiều, nhưng không xảy ra một điều gì đáng tiếc. Có lẽ được Long Thần Hộ Pháp của chùa phò hộ. Thật là „bất khả tư nghì“.

     Đặc biệt trước 4 ngày đại lễ, Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Tu Viện Vô Lượng Thọ, Dresden, Đức Quốc) đã hường dẫn cho hơn 100 hành giả vừa Tăng vừa tục trì tụng bộ kinh Đại Bát Nhã 24 cuốn của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã dịch ra Việt ngữ. Đây là lần trì tụng lớn nhất từ trong nước ra đến hải ngoại cũng chưa có lần nào!

     Khi về lại Hamburg, chúng tôi lại được nghe anh chị Nguyễn Hữu Huấn tâm tình. Anh chị này là tín hữu Thiên Chúa Giáo, đã sống tròn 40 năm ở xứ Đức và cũng là một độc giả trường kỳ của báo Viên Giác. Đặc biệt lúc nào cũng kính quý Hòa Thượng Thích Như Điển như là vị Cha Xứ của mình. Anh chị nói: „Chúng em muốn về chùa để dự lễ Khánh Tuế, chúc mừng Hòa Thượng, nhưng vì quá đông không chen nổi vào Chánh điện được; dù vậy trong lòng chúng em cũng vui vì có đến chùa tham dự lễ. Thật vô cùng ngạc nhiên, lần này về chùa, lễ đông đảo hàng ngàn người như thế mà lại không ồn ào. Toàn cảnh từ trong chùa ra đến chung quanh chùa đều im lặng trật tự trong khung cảnh trang nghiêm; một không gian trầm lắng lạ thường, khác hẳn với những lần lễ trước đây. Nói một cách nôm na ngắn gọn là buổi lễ có văn hóa. Có lẽ không có buổi lễ nào hoàn hảo hơn nữa!

     Ngoài ra còn có các tín hữu Thiên Chúa khác như ông Phùng Khải Tuấn, đương kim Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, cũng như ông Đinh Kim Tân, Đại diện Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tại Âu Châu; mặc dù ở xa chùa, nhưng vì kính mến Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác cũng dành thì giờ đến tham dự lễ chúc thọ Hòa Thượng.

    

     Chuông ngân Bát Nhã tầng không

     Lễ hội Viên Giác sen hồng dâng hương

     Gió lành trải khắp muôn phương

     Con đường lý tưởng, con đường độ sinh.

   

     Đó là những vần thơ tuyệt tác trong bài „Trầm dâng hương ngát cung trời“ của Nữ sĩ Tuệ Nga ở Hoa Kỳ để kính mừng lễ Khánh Thọ, mừng Hòa Thượng đạo đời viên dung.

     Tôi lại nhớ vào tháng 02.2019, hai anh Nguyên Trí (Phù Vân) Chủ Bút và Nguyên Đạo (Văn Công Tuấn) ngày đêm lo chuẩn bị ba cuốn sách: Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam (nhiều tác giả), Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa của HT. Thích Như Điển và Còn Đó Những Tinh Anh của Phù Vân để kịp ra mắt trong các ngày đại lễ tháng 6.2019.

     Trên đời này các văn nhân thi sĩ có cái duyên văn nghệ dễ thường bất chợt gặp nhau. Nhờ duyên lành đưa đẩy nên hai anh có pháp danh khởi đầu bằng chữ Nguyên ở Đức lại gặp hai anh cũng có pháp danh khởi đầu bằng chữ Nguyên ở Hoa Kỳ. Hẳn là „tiếng thơm ngược gió hương bay“ từ Mỹ qua Đức, đồng cảm, đồng điệu nhiệt tình phò tá Hòa Thượng Thích Như Điển. Thầy cho biết, ngày trước trong kinh sách có viết „Trí Tánh Viên (hay Thường) Minh“, nay các đạo hữu tính theo tuổi tác thì phải kể là Nguyên Trí Phù Vân, Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức, Nguyên Đạo Văn Công Tuấn và Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến; tạo thành Nhóm Tứ Nguyên.

     Âu đó cũng thêm một niềm vui cho Hòa Thượng Phương Trượng. Nhóm Tứ Nguyên (Trí Tánh Đạo Minh) được hình thành từ đó. Tôi xin mạn phép tạm suy diễn „TánhTrí tuệ Minh mẫn của Đức Phật (Phật Tánh) hướng dẫn chúng sanh đến Con Đường (Đạo) giải thoát sanh tử luân hồi“. Bốn anh em đó là Nguyên Trí Phù Vân, Kỹ Sư Thủy Lâm, là chủ bút Báo Viên Giác, hiện ở Đức. Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức, trước năm 1975 là Phó Thư Viện của Viện Đại Học Vạn Hạnh, anh còn là một học giả về Sử học, hiện ở Hoa Kỳ. Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, Kỹ Sư Chuyên viên Điện Toán, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kiel, Đức Quốc. Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến, học giả Phật Giáo uyên bác, hiện làm việc cho Trang nhà „Rộng Mở Tâm Hồn“ tại Hoa Kỳ.

 

 

     Sáng ngày 27.6.2019 trong chánh điện chùa Viên Giác có khoảng 300 Chư Tôn Đức Tăng Ni từ mọi nơi trên thế giới đã quy tụ về Tổ Đình Viên Giác. Trước Tam Thế Phật, một màu vàng rực rỡ tỏa sáng cả chánh điện cùng 800 nam nữ Phật tử ngồi san sát bên nhau. Bỗng nhiên có hai mẹ con Phật tử từ cửa chánh đi vào chánh điện, trên đầu đội hai mâm kinh viết bằng máu tiến dần vào sát Chư Tôn Đức, rồi quỳ xuống trước Phật đài kính cẩn dâng lên cho Hòa Thượng Phương Trượng để chúc mừng Khánh Tuế 70. Đó là Phật tử Quảng Thiện Duyệt ở Thụy Điển. Bà ta chép kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết Bàn 2 quyển và lấy da làm giấy, lấy xương ngón tay làm bút, lấy máu làm mực để chép một vài kinh nhỏ. Con gái của bà, 13 tuổi, lấy máu chép kinh Vu Lan Bồn, kinh Báo Ân Phụ Mẫu, kinh Dược Sư, kinh Bát Nhã v.v… Tất cả mọi người nghe qua đều kính cẩn thán phục. Bà Quảng Thiện Duyệt đã căn cứ theo kinh Hiền Ngu quyển 1 nói về Phạm Thiên thỉnh pháp, trong đó có đoạn „… Nếu Ngài có thể lột da của Ngài làm giấy, bẻ xương của Ngài làm bút, lấy máu của Ngài làm mực chép giáo pháp của Như Lai, thì tôi sẽ thuyết pháp cho Ngài nghe…“.

     Hai mẹ con bà Duyệt đã vì đạo pháp, với lòng tôn kính vô biên đối với HT Phương Trượng, nên đã dành nhiều thời gian dài để viết kinh. Một món quà vô tiền khoáng hậu, vô cùng thiêng liêng quý giá. Hòa Thượng là vị cao tăng thạc đức mới nhận được món quà vô giá này.

     Đến buổi tối là lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản báo Viên Giác. Theo chương trình, trong mục chúc thọ, tặng hoa và quà cho HT Phương Trượng, Anh Chủ Bút đã đề cử hai vị niên trưởng nam, nữ của Ban Biên Tập báo Viên Giác là Bác Thị Tâm Ngô Văn Phát, năm nay vừa đúng 90 tuổi, là một Sĩ Quan Cấp Tá trong Quân Lưc VNCH đọc lời chúc thọ. Bên nữ là bà Nguyên Hạnh Hoàng Thị Doãn, 83 tuổi, nguyên là Giáo Sư Toán trước năm 1975, tặng hoa cho Hòa Thượng; nhưng giờ chót bà Nguyên Hạnh bị bệnh không đến tham dự được. Tôi là người lớn tuổi thứ hai trong Nhóm Bút Nữ nên Ban Tổ Chức đề cử tôi thay thế.

     Như Lai nói, vạn vật đều vô thường, có những việc mình không nghĩ đến mà vẫn xảy ra. Tất cả đều do nhân duyên „có-không-được-mất“ không phải của đời này mà đã từ nhiều đời nhiều kiếp trước. Vì thế cho nên vào giờ chót, tôi nhận được công việc này. Trên sân khấu, tôi ôm bó hoa trên tay, đứng chung với mấy chục vị trong Ban Biên Tập và Cộng Tác Viên, đang chờ đợi vị niên trưởng Ngô Văn Phát thưa lên lời chúc mừng Khánh Tuế. Bác còn giải thích bó hoa chúc thọ Hòa Thượng gồm: 5 bông hồng màu vàng tượng trưng cho hơn 50 năm xuất gia hành đạo của Hòa Thượng và 7 bông hồng màu đỏ thắm tượng trưng cho 70 năm Hòa Thượng thị hiện trên cõi đời này nhằm cứu độ chúng sanh. Trong khi Hòa Thượng được mời lên sân khấu, tự nhiên lòng tôi thấy rộn ràng, nước mắt rưng rưng, có lẽ là giờ phút „Phật chứng tâm“, nên tôi rất thành kính trao hoa cho Hòa Thượng mà trong thâm khảm, tôi đã xem Người là vị Thầy tâm linh đã truyền tải cho tôi học đươc thế nào là lòng vị tha, từ bi, độ lượng…

     Ca sĩ Ngọc Huệ, sống tha hương mấy mươi năm, chỉ muốn đem tiếng ca của mình gởi gấm cho đồng hương những bản tình ca gợi nhớ quê hương với tinh thần thiện nguyện chứ không vì một chút lợi nhuận nào. Cô tâm sự, cô chỉ biết hát mà không biết sáng tác nhạc. Nhưng theo chương trình, ông Chủ Bút đề nghị cô hát 2 bản và ngâm bài Thơ của Hòa Thượng sáng tác năm 1975 lúc Hòa Thượng đang du học tại Nhật Bản. Thế rồi ngày đêm cô cố tập, ngâm nga mãi nhưng thất vọng. Cũng vì lòng tôn kính và tri ân đối với vị tôn sư đầy lòng vị tha độ lượng, nên cô cầu nguyện Chư Phật và Chư Bồ Tát giúp cô phổ nhạc được bài thơ „Cảm Cái Lạnh Đông Kinh“. Người nhạc sĩ giúp hòa âm bản nhạc của cô đã thốt lên lời khen tặng. Theo ông chưa có người nào lần đầu phổ nhạc qua ý thơ của người khác mà lại xuất sắc như thế. Hòa Thượng rất vui vì bất ngờ nghe cô hát và diễn đạt bài thơ tâm ý, tâm nguyện của mình cách đây 44 năm. Sau đó cô đã kính tặng Hòa Thượng cái CD đĩa nhạc này. Có lẽ đây cũng là một dấu ấn khó quên.

     Qua ngày hôm sau, 28 tháng 6 đúng ngày sinh nhật Khánh Tuế 70 của Hòa Thượng. Hàng trên cao có Hòa Thượng Thích Bảo Lạc cùng Hội đồng Thập Sư Nhị Bộ. Bàn dưới chỉ có Hòa Thượng Phương Trượng ngồi một mình. Có trên 50 đệ tử và đồ tôn quỳ trước mặt Ngài để đợi giờ làm lễ chúc thọ.

     Hòa Thượng Minh Hiếu và Hòa Thượng Nguyên Siêu ngồi trên nhìn xuống trong lễ chúc thọ, nói rằng: „Mình ước gì có một hay hai ông đệ tử như vậy mà không có, trong khi Thầy Như Điển thì có quá nhiều!“…

    Sau đây tôi xin trích hai đoạn thư ngắn của hai vị Sư huynh đệ là HT Bảo Lạc và HT Như Điển để kết thúc bài viết này.

     Trong thư của HT Như Điển gởi thăm HT Bảo Lạc sau 4 ngày trở về trú xứ Úc, có đoạn như sau:

     „… Mấy bữa nay đọc Email choáng ngợp, nhưng tựu trung đó là nhờ vào Tam Bảo; nhờ vào sự hy sinh của quý Thầy, trong đó có Đàn Đầu Hòa Thượng (HT Bảo Lạc) và Hội Đồng Thập Sư Nhị Bộ đã để lại những hình ảnh quá tuyệt vời trong Đại Giới Đàn Quán Thông vừa rồi.

     Ơn cha mẹ, huynh đệ, xã hội lúc nào Như Điển cũng canh cánh bên lòng. Vì nếu không có gia đình, Thầy Tổ thì mình sẽ không có ngày hôm nay. Trong buổi sinh nhật tất cả quà cáp như Thầy đã thấy; còn phần tịnh tài 60.000 EURO Như Điển cũng đã mang ra cúng dường hết cho trọn lời nguyện khi làm việc này…“.

 

     Sau đó HT Thích Bảo Lạc cũng có thư hồi đáp, xin trích một đoạn như sau:    

     „… Trong cuộc lễ của Thầy mọi việc rất nhịp nhàng trôi chảy là nhờ dàn nhân sự đệ tử và đồ tôn của Thầy đã nhiệt tình đóng góp cùng với Phật tử mới đạt được như vậy. Một phần khác nhờ Thầy phát tâm rộng rải, cúng dường hậu hỉ đến Chư Tăng Ni nhất là quý vị từ Việt Nam và tin rằng ít có ai làm được như vậy.

     Niềm vui chung này không phải chỉ chùa Viên Giác mà còn tỏa rộng chung cho cách hành Phật sự của chúng ta ở hải ngoại…“.    

     Trên đây tôi chỉ nêu lên những sự kiện quan trọng tạo thành những dấu ấn văn hóa khó quên trong năm 2019 chung quanh Pháp Hội tại chùa Viên Giác mà thôi.  

     Ngoài ra vì trang báo có hạn, chúng tôi xin ngắn gọn những chủ đề khác cũng có những dấu ấn thuần túy Phật giáo như ba bài thuyết trình về Phật Giáo tuyệt vời của HT. Seelawasa, HT. Sevali và GS Tiến sĩ Olaf Beuchling và Kỹ sư Văn Công Tuấn dưới sự điều hợp linh động của Đại Đức Thích Hạnh Giới trong sáng 27.6.2019.

     Đại Giới Đàn Quán Thông thật long trọng trang nghiêm và đặc biệt có nhiều giới tử ngoại quốc như Ý, Phần Lan, Đức… tham dự.

     Cũng như ba buổi thuyết pháp của HT. Thông Hải, Phái Đoàn Hoàng Pháp Âu Mỹ cũng được bà con Phật tử hướng lòng lắng nghe.

     Tiếp đến cũng có đông đảo bà con Phật tử ngồi lặng yên lắng nghe buổi thuyết pháp tuyệt vời của Ni Trưởng Giới Châu và Ni Sư Minh Liên đến từ Hoa Kỳ.

     Để đầu óc bớt căng thẳng, tối 28.6.2019 Nhóm ca sĩ của Gia Huy từ Hoa Kỳ sang trình diễn nhiều bản nhạc thiền vị, trong đó có đĩa nhạc „Dâng Thầy một đóa hoa tâm“ rất đặc sắc.      

     Ngày 30.6.2019 có buổi Chúc thọ và lễ Tấn phong cho chư tôn đức lên hàng giáo phẩm. Thêm nữa cũng có lễ cúng dường trai Tăng và huân Tăng…

     Dĩ nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các thiện tri thức và bạn đạo đồng tu bổ sung cho.

 

     Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát./.

 

(Tháng 01.2020)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2020(Xem: 18886)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8387)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11878)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2504)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5422)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5386)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10630)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11768)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]