Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rong Chơi Nghìn Cõi Nước

10/02/202006:30(Xem: 3902)
Rong Chơi Nghìn Cõi Nước


vu tru
RONG CHƠI NGHÌN CÕI NƯỚC

 

Vĩnh Hảo

 

 

Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát. Nắng quái chiều hôm ngưng đọng mênh mông bãi vàng. Xương rồng xanh, xương thú trắng, lác đác nhô lên giữa trùng trùng đồi cát. Chết đi sống lại bao lần trong cuộc mộng phù hư mà vẫn cứ hăm hở đi tìm, đi tìm...

 

Có những cơn mưa tầm tã trên sông dài. Mờ mịt bóng thuyền ai cắm sào ven đê. Tiếng hát lặng câm khi nghìn giọt mưa vỗ nhịp xuống vòm mái khoan. Những ước hẹn cũng mơ hồ như bong bóng, vỡ lăn tăn. Ôi sông dài đưa tình đi suốt những tháng năm. Lăn trên tóc tơ xưa giọt lệ sầu. Lòng từ bi một thời từng biến thành khối tình vô minh. Một lần vô minh, nghìn lần vô minh. Rồi một hôm, tình vô minh trong thoáng chốc, cũng chuyển thành lòng đại bi trên đại dương sống-chết.

 

Có những cõi nước lao xao. Ngày đêm tràn ngập ánh sáng và âm thanh. Ánh điện lấp cả trăng sao. Tiếng xe át lời của gió. Nhạc vỉa hè xập xình trên đường phố với điệp khúc khích động hận thù và nổi loạn. Những vũ công không nhà nhún nhảy nơi công viên. Khách bộ hành hối hả băng ngang những ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Người từ muôn phương kéo về, ngược xuôi trên đường nhìn nhau lạnh mặt. Phẩm cách con người trình hiện nơi màu da. Da đỏ, da đen, da vàng, da nâu, da trắng. Màu da nào cũng bọc giấu một tâm tham. Lòng tham nào cũng quay quắt trong thống khổ âu lo. Đuổi hư danh, cầu bã lợi; cấu xé tranh nhau những miếng mồi. Lời ngoa ngụy được tôn vinh trên cung bậc cao nhất. Triết nhân, hiền giả, lui về vườn xưa cho ác đảng lên ngôi. Ôi, cõi đời đảo điên tưởng chừng không còn biên giới giữa những tà-chánh, chân-ngụy. Ác quỷ hiện thân làm người, nhân danh những điều thiện lương bêu rếu những người lương thiện, nhân danh phúc lạc cuộc đời gièm pha những người giúp đời; dẫn dắt từng bầy đàn cuồng nhiệt si mê, nắm tay cùng đi lơ mơ trong sương mù huyền ảo. Phù phép hô biến cả một bầy tiểu yêu đội vương miện, nhởn nhơ bủa khắp nhân gian, chế nhạo thách thức những quyền uy trần thế. Yến tiệc bày trên những ngai vàng vô chủ, thết nhau bằng máu đỏ xương trắng của những sinh loại vô tri vô thức. Sấm sét, cuồng phong, hồng thủy, đại hỏa tai... từng làm con người xưa nay khiếp sợ; nay phải lùi một bước cho sự cuồng nộ vô minh của chính con người tự mãn kiêu căng. Không thiên tai nào sánh nổi đại họa, đại dịch do con người tạo nên. Một ác quỷ hóa thân nghìn ác quỷ, nhận trách nhiệm thống lĩnh trần gian, chia nhau những thổ ngơi đã bị các tiểu yêu tàn phá tan hoang. Âm vang giọng cười sặc sụa đắc thắng, dội ngược về những đêm dài lịch sử cho tro bụi mù mịt tung bay.

 

Có những cõi nước yên bình, nhà không cửa, người không tham. Hoa thơm ngan ngát bao đồi núi,  bướm bay vàng rợp đồng xuân xanh. Tiếng già gọi trẻ tắm sông về. Bếp chiều un xám khói lên mây. Lữ khách dừng chân bờ núi dựng. Lòng tràn nỗi nhớ quê xa. Vốc nước sông rửa bụi đường. Mặt xưa rỡ ràng chính ta. Đường dài băng ngang quán trọ. Thoảng hương nội cỏ đưa về. Một thân lại hiện trùng thân. Bước đi miên man trong vòng quay sinh-tử. Một đời lại níu muôn đời, cơn mê vọng dường như chẳng muốn lìa xa. Tay trắng đánh cược với những canh bạc đen-đỏ. Trò chơi huyễn mị không phải lúc nào cũng trình hiện một cách tuần tự, luân phiên. Tình yêu không phải lúc nào cũng đơn phương, song phương hay đa phương. Một khối tình biến hiện thành muôn cuộc tình; mỗi cuộc tình lại hiện bày vô số khối tình. Tình mênh mông chứa trong một trái tim bé nhỏ; trái tim bé nhỏ vỡ thành nghìn nụ hoa; mỗi nụ hoa lại hiện nghìn mặt trời. Nghìn mặt trời rụng rơi tan biến trong thiên hà nghìn tỉ tuổi. Chỉ còn một mặt trời rạng rỡ sau đêm dài u minh.

Mặt trời lên cho người tìm về quê xưa. Lối cũ lang thang, đã mòn bao dép cỏ. Dặm dài hoang mạc. Một bóng trên đường. Hiu hắt ráng hồng đổ xuống chân trời xa tắp. Sao rừng đã hiện ngay khi hoàng hôn chưa xuống. Hai vầng nhật-nguyệt mất dấu trong đêm dài. Nhưng vầng trăng xưa, một lần nhìn thấy, là nghìn đời không lạc bước chân phiêu bồng.

Cùng tử xa quê nghêu ngao đoản khúc về nhà. Một lời ca phổ thành nghìn lời ca. Nghìn lời ca dâng tràn muôn cõi nước. Mỗi cõi nước có nghìn đồng tử rong chơi, tụng những chân ngôn rung động cả núi cao, xây lâu đài cát đùa trêu trùng trùng sóng biển; quét lá vàng rơi khi bình minh vừa chớm; thả diều nguyện ước đến tầng mây; đồng xanh thổi sáo cỡi trâu xuôi dòng về; đất sét nắn hình ông bụt nhỏ, chắp tay một lần mà duyên cả nghìn sau. (1)

 

California, ngày 8 tháng 2 năm 2020

(Rằm tháng Giêng Canh Tý)

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

____________

 

(1)  “Nhất xưng nam mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo” (Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện thứ 2).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2013(Xem: 4434)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 13503)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 13670)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 3154)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 11344)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 3036)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 6297)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 4268)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 4599)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 3267)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]