Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Thiền 2020

03/01/202007:08(Xem: 5697)
Tết Thiền 2020

TẾT THIỀN 2020

Tết đến thường là mọi người đi xem bắn pháo hoa, đi liên hoan, nhâu nhẹt, tiệc tùng. Ai cũng tìm cách đón năm mới một cách đông vui nhất, hoàng tráng nhất, khí thế nhất.

Ấy thế mà những thiền sinh lại đón năm mới 2020 bằng một cách khác. Tĩnh lặng. Hơn chục thiền sinh rủ nhau đến một ngôi chùa vắng ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và tham gia Tết Thiền 2020.

Hành trang mỗi thiền sinh mang theo là quần áo nâu, hay lam, hoặc quần áo bình thường, miễn là thoải mái khi ngồi thiền.

Tiệc liên hoan trong Tết Thiền của chúng mình là cơm gạo lứt, muối vừng, lạc rang và rau hấp các loại. Buổi sáng có ngô luộc bởi xung quanh chùa người dân trồng rất nhiều ngô rất ngon và rẻ.

Thời khóa mấy ngày Tết Thiền đơn giản thế này thôi nhé.

Sáng

4h: Thức chúng
4h30-5h30: Thiền tọa
6h: Tiểu thực
6h30-7h: Chấp tác
7h-8h: Thiền tọa
8h-8h30: Thiền hành
8h30-9h30: Thiền tọa
9h30-10h:Thiền hành
10h-11h: Thiền tọa
11h-12h:Thọ trai
12h-1h30: Thiền nằm

Chiều

1h30-2h30: Thiền tọa
2h30-3h:Thiền hành
3h-4h:Thiền tọa
4h-4h30: Thiền hành
4h30-5h30: Thiền tọa
5h30-7h: Thiền hành và vệ sinh cá nhân

Tối

7h-8h: Thiền tọa
8h-9h: Pháp đàm(nếu cần)
9h: Thiền nằm và ngủ.

Thời khóa là vậy. Tuy nhiên nhiều bạn dậy sớm hơn. Ví dụ hôm nay mình đã dậy từ 02h12 và ngồi tọa thiền xong, lát nữa mình sẽ thỉnh chuông đại hồng để thức chúng với bài kệ mà mình thấy rất nuôi dưỡng và bổ ích cho người tu. 3 sáng nay, mình luôn nhận nhiệm vụ thỉnh chuông đại hồng và thức chúng.

“Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Khắp nơi u tối mọi loài nghe
Siêu nhiên vượt thoát vòng sanh tử
Giác ngộ tâm tư một hướng về.

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Xa xôi tăm tối cũng đều nghe
Những ai lạc bước mau dừng lại
Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi.

Chuông đại hồng mới vọng
Tiếng kệ xướng đã vang
Trên vọng tới thiên đường
Dưới thông về địa phủ”.

Nếu những ai mới thiền thì không thể tham gia Tết Thiền 2020 nay với chúng mình được bởi vì để tọa thiền 8 thời mỗi ngày, mỗi thời 1 tiếng, tức 8 tiếng một ngày thì quả là không dễ. Bởi chúng mình thực hành hạnh IM LẶNG suốt quá trình diễn ra Tết Thiền thì không phải ai cũng muốn và có thể. Bởi đón năm mới mà ăn uống đạm bạc, không rượu bia, bánh kẹo, mâm cao cỗ đầy thì ít ai muốn. Vậy nên mới chỉ vỏn vẹn hơn chục bạn thiền sinh quyết chí hành thiền, nhất hướng tu tập.

Để phục vụ Tết Thiền, mình mang theo lên chùa bộ kinh Nikaya “Mang đèn sáng vào trong bóng tối” đầy đủ 21 cuốn cua cả 5 tập: Trung bộ, Trường bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ để các thiền sinh có thể đọc khi rảnh, khi cần để tăng phần văn tuệ.

Thời pháp đàm buổi tối chỉ để lắng nghe các chia sẻ về kết quả và trải nghiệm hành thiền cũng như giải đáp các thắc mắc. Rất ngắn gọn và hợp lý.

Có một trải nghiệm rất đặc biệt của Tết Thiền 2020 nam nay là đúng hôm mông 1 tháng 1 năm 2020 có 6 sự kiện cùng diễn ra xung quanh chúng chúng mình. Một đám cưới với âm thanh hát hò khá to. Một đám ma với tiếng kèn, nhạc khá lớn. Phía bên phải cổng chùa là một đám nhậu với bia, rượu và đủ các món ăn với âm thanh “zô zô và chuyện trò ầm ĩ”. Âm thanh thứ 4 phát ra từ đài truyền thanh xã nói về các chủ trương của Đảng, nhà nước và chính quyền huyện, xã. Trong chùa có thêm tiếng tụng kinh, gõ mõ của các Phật từ chùa làng. Và cuối cùng là nhóm chúng tôi tọa thiền ở thiền đường.

Không ai nói với ai nhưng tất cả đều dành thời gian quán về sinh tử, sống chết, buồn vui, được mất, hơn thua, về cái tôi, về bản ngã, về vô thường, vô ngã, khổ và niết bàn.

Tất cả các thiền sinh thật sự tập trung chú tâm vào hơi thở, vào các cảm giác trên thân và các cảm giác khác. Rất tinh tấn. Rất nỗ lực. Mỗi người đều có các tiến bộ nhất định.

Cá nhân tôi thì mỗi sáng thức giấc đều luôn coi đây là ngày cuối cùng của cuộc đời nên rất miên mật, nỗ lực hành thiền. Lâu nay tôi vẫn hành thiền đều đặn và đang viết và chia sẻ trên facebook cả nhân chuỗi bài “Thiền từ khi mở mắt ngủ dậy đến đêm khi lên giường đi ngủ”. Hôm nay là phần chia sẻ thứ 19. 


Tết Thiền 2020Tết Thiền 2020 3Tết Thiền 2020 2Tết Thiền 2020 1





Trong các thiền sinh có em Sông Lam bị đủ thứ bệnh. Từ tim đến gan, thận, phổi,… và còn có khối u. Vậy mà em vẫn rất tinh tấn, nỗ lực hành thiền, không bỏ thời khóa. Tôi rất thích các chia sẻ trải nghiêm thiền của em như: Chánh pháp giúp mình luôn nhìn vào bên trong, luôn quan sát các đợt sóng của tâm.Thấy, biết, xả ly. Thiền và tu tập để đưa đến chấm dứt khổ, hướng tới chấm dứt sanh y…

Thiền rất tuyệt vời. Chỉ có ai trải nghiệm mới cảm nhận được. Thiền để có an vui, có hỷ lạc, có khinh an. Thiền để từng bước có tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Nhân Tết Thiền chúng mình cũng tặng cho Sư cô trụ trì 100 cuốn sách “Happy Book – Hạnh phúc trong từng hơi thở” mới xuất bản để Sư cô lỳ xì, mừng tuổi nhân tất Canh Tý sắp đến. Sư cô rất hoan hỷ.

Tết này bạn làm gì. Bạn đón năm mới 2020 thế nào, cách nào. Liệu có ai thiền nhân năm mới như chúng mình không. Nếu muốn, mời bạn chuẩn bị tinh thần và tâm thế để tham gia Tết Thiền mừng xuân Canh Tý cùng chúng mình nhé.

Tự nhiên nhớ đến nhắn tin của một người bạn trước khi rời Hà Nội đi Tết Thiền “Never blame anyone in life. The good people give you happiness. The bad people give you experience. The worst people give you lessons. The best people give you memories”.

Đúng vậy. Ta cần trân quý mỗi giây phút trong cuộc đời. Ta nên trân quý bất cứ ai ta gặp, mỗi sự kiện ta thấy. Tất cả đều là những bài pháp tuyệt vời mà. Thật mà.

À mà, theo kế hoạch, Tết Thiền 2020 sẽ kết thúc vào ngày mai, 04/01/2020. Bạn thấy có ổn không nhỉ…

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2012(Xem: 3311)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6222)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3073)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 12596)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17101)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10439)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13580)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2955)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 17497)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
18/01/2012(Xem: 2963)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]