Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Đau Còn Đó!

01/01/202020:33(Xem: 4187)
Niềm Đau Còn Đó!
linh nhay du

Niềm Đau Còn Đó!
 Nguyên Hạnh HTD


 

      Hơn 50 năm trôi qua! Tưởng rằng thân xác các Anh- 81 chiến sĩ nhảy dù       đã tan thành tro bụi, chìm vào quên lãng, không ngờ có một ngày các Anh đã được vinh danh rạng rỡ, quan tài được phủ với lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và đã bình yên an nghỉ sau một thời gian dài lạnh lẽo biệt tích vô tăm.

     Ngày 26.10.2019 vừa qua, tại Westminster Orange County, nơi được coi là Thủ phủ của người Việt tị nạn Cộng sản, đã tổ chức Lễ Truy điệu và An táng các Anhrất uy nghiêm và cảm động.

 9giờ sáng thứ bảy (26.10.2019), cựu Thượng Nghị sĩ Jim Webb, Tổng hội Gia đình Mũ Đỏ Việt Nam, gia đình Mũ Đỏ Orange County và phụ cận đã long trọng tổ chức Lễ Truy điệu, An táng và thắp nến cầu nguyện cho 81 huynh đệ Mũ Đỏ thuộc Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộnghòa đã hy sinh tại Tuy Hòa, vùng IIchiến thuật ngày 11.12.1965.

Cựu Thượng Nghị sĩ Jim Webb đã nói:

  “Tôi rất hài lòng được chủ tọa buổi lễ vinh danh 81 Anh hùng Việt Nam. Đây là một trách nhiệm đạo đức.“

Trong niềm xúc động, Ông nói tiếp:

     “ Sau cùng 81 Chiến sĩ Mũ Đỏ đã có được nơi an nghỉ. Đây không là quê hương họ nhưng đây là ngôi nhà mới của Cộng đồng Tị nạn gốc Việt.“

 Công sức của Thượng Nghị sĩ Jim Webb - người được mệnh danh là bạn của người Việt- là một việc làm cao thượng, thật đáng ca ngợi!

Ngày 11.12.1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam làm phi hành đoàn gồm 4 phi công US và 81 Chiến sĩ Nhảy dù VNCH thiệt mạng!

 Lúc đó Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 7 Nhảy dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sàigòn thì được lệnh của Quân đoàn IIphải ở lại để đánh giải vây cho Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may Đại đội 72 thuộc Tiểu đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay định mệnh C-123 đó. Viên phi công trưởng là Thiếu tá Robert M. Horsky từng lái B52 nhưng vì hôm đó sương mù nên bay thấp và máy bay đã đâm vào núi, làm tất cả tử nạn!

Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở cách Tuy Hòa 32km về phía tây, gần như không thể vào được. Mãi đến 9 năm sau, cuối năm 1974 khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện ra xác máy bay. Tuy nhiên tất cả các hài cốt bị trộn lẫn vào nhau nên người ta đưa vào một quan tài và chuyển về Bangkok, Thái Lan. Qua thử nghiệm DNA, bộ quốc phòng US đã xác nhận danh tánh của 4 phi công US, đem về chôn cất ở nghĩa trang Quốc gia Arlington. Trong khi đó không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.

 Năm 1986, 81 di cốt này được chuyển về Cơ quan tìm kiếm tù binh mất tích DPAA ở Hawaii, nơi phụ trách xác định danh tánh những người tử nạn hoặc mất tích trong chiến tranh và trong đó đã có Lô tức Thiếu úy Dương Văn Chánh - con trai út của Dì tôi.

 Sau lễ an táng vào lúc 5g30 chiều cùng ngày ( 26.10.2019 ), còn có chương trình lễ Tưởng Niệm, Thắp nến Cầu nguyện và hát cho những người nằm xuống do Gia đình Mũ Đỏ tổ chức theo lễ nghi quân cách và truyền thống Văn hóa Việt Nam tại Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ.

 Còn nhớ ngày ấy mỗi lần tôi đến thăm, Dì tôi luôn luôn thở dài với nỗi buồn chua xót không nguôi “ Lô mất tích rồi con ơi! “ Dì tôi vẫn nuôi hy vọng là Lô khi nhảy dù xuống, bị lạc qua bên kia, bị bắt làm tù binh rồi sẽ được trở về. Tôi cũng đồng tình như vậy để an ủi tinh thần của Dì với thời gian.

 Lô sinh ngày 8.01.1940 tại Thanh Hóa, là con trai út của Dì tôi, học Chasseloup -Laubat rồi Tabert, Sàigòn. Học đến năm thứ hai Luật khoa thì nhập ngũ khóa 18 Thủ Đức, ra trường năm1965, chọn binh chủng Nhảy dù, Lô được bổ nhiệm về làm Trung đội trưởng của Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, đơn vị trực thuộc Chiến đoàn 2 Nhảy dù mà Trung tá Trương Quang Ân, tức là anh rể của Lô  đang làm Chiến đoàn trưởng. Lô đã chiến đấu trong quân ngũ dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ của miền Nam vừa được một năm với những trận đánh khốc liệt tại các địa danh Đồng Xoài, Bình Giã và trong một phi vụ từ Pleiku về tiếp viện cho Tuy Hòa, máy bay của Lô đã gặp nạn.

 Sự mất tích của Lô xảy ra cuốt năm 1965, khi nỗi đau thương tang tóc chưa phai lạt được với thời gian thì tháng 8.1968, chưa đầy 3 năm sau, chị Dương Kim Thanh - con gái lớn của Dì tôi - một trong 7 Nữ quân nhân Nhảy dù đầu tiên, cùng chồng là Thiếu tướng Trương Quang Ân, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy dù, sau đó là Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Cả hai đều hy sinh tại Quảng Đức, phi cơ trực thăng bốc cháy khoảng 10 phút sau khi rời tiền đồn Đức Lập, nơi cả hai anh chị vừa đến thăm viếng và ủy lạo binh sĩ. Cả hai đều chỉ mới 36 tuổi, để lại 3 đứa con còn nhỏ: bé nhất 3 tuổi, lớn nhất 11 tuổi cho ông bà Ngoại và các cậu dì nuôi.

Anh Ân là vị tướng trẻ tuổi nhất tử trận trong các Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, vị tướng nổi danh trong toàn quân và toàn dân là một sĩ quan tài giỏi, kỷ luật và trong sạch nhất.

 Khi anh chị mất, chính quyền đến kiểm tra tài sản; họ tìm thấy tiền lương tháng cuối của anh còn nguyên trong phong bì chưa kịp đưa cho chị, trong tủ quần áo của ngôi nhà khiêm nhường ở Cư xá Lữ Gia, ngoài những bộ quân phục của anh là mấy chiếc áo dài lụa nội hóa của chị và một ít tư trang thật đơn giản.

 Anh Chị đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chôn cất với lễ nghi trang trọng trong nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Cho tới sau 1975, chính quyền Cộng sản thấy gai mắt với những ngôi mộ bề thế với tên tuổi và chức vụ của những công dân Việt Nam Cộng Hòa nên họ ra lịnh tất cả phải dời đi để họ lấy đất làm công viên.

     Sau 1975gia đình Dì tôi bị kẹt lại Sàigòn hơn 6 năm, cả nhà vẫn nuôi hy vọng khi chiến tranh kết thúc,Lô sẽ được thả về. Cho đến khi qua Canada - do cô con gái du học bảo lãnh- cả nhà vẫn hoàn toàn không được biết tin tức gì về số phận của người con út.

Từ những cái chết bi thương do tai nạn máy bay của con trai út Dương văn Chánh rồi người con gái lớn Dương thị Kim Thanh và con rể Trương Quang Ân chỉ trong vòng thời gian ngắn gần 3 năm; Dì tôi đã bị ám ảnh, nhập tâm với nỗi sợ hãi khi phải bước lên máy bay. Ngay cả khi con cháu trong nhà phải bay đi chỗ này chỗ kia là Dì tôi lo lắng, ăn ngủ không yên. Ngoài ra, Dì tôi đều từ chối không chịu đi chơi xa với gia đình bằng máy bay, chỉ trừ chuyến bay di tản từ Sàigòn qua Montral vào thời điểm cuối năm 1981, theo diện đoàn tụ gia đình.

 Bước lên máy bay, Dì ngồi im không dám nhúc nhích, chỉ nhắm mắt niệm Phật Bà Quan Âm - Vị Phật với lòng từ bi thường cứu nguy, ban sự an lành;đếnnỗi các cháu ngồi hai bên phải nắm chặt tay bà, nhất là lúc phi cơ cất cánh bay lên và đáp xuống, hoặc phi cơ chao đảo trên không là Dì sợ đến xanh mặt mày. Nỗi sợ hãi này là nỗi ám ảnh sâu xa từ 3 cái chết bi thương - tử nạn máy bay của những người con trong gia đình!

     Nhờ một người quen đọc báo bên Cali cho biết tin tức về việc Thượng nghị sĩ Jim Webb đang cùng Hội Cựu Quân nhân Nhảy Dù làm lễ Truy điệu 

81 Chiến sĩ Dù lâm nạn trong chuyến bay C- 123 vào ngày 11.12.1965 nên gia đình mới biết có Lô trong chuyến bay này và tất cả đã qua Cali tham dự.

Tôi và Minh Châu - chị dâu của Lô - đều tự hỏi:“ Không biết nếu Dì tôi còn sống, Dì có chịu bước lên máy bay từ Toronto qua Cali để dự lễ táng của Lô hay không?“ Hỏi để mà hỏi, chứ nỗi lòng của một người mẹ mòn mỏi trông tin con suốt bao nhiêu năm lại không đến “Khóc “con lần cuối cùng hay sao??!!

 Tôi vô cùng xót xa trong lòng khi nghĩ tới Dì tôi đã không còn nữa. Phải chi Dì còn sống để được biết tin người con thân yêu của mình sau 54năm bặt vô âm tín; nay đã được tìm thấy, dù chỉ là xương cốt rã rời! Rồi tôi lại nghĩ ngược lại, như vậy cũng tốt cho Dì, khỏi chứng kiến một cảnh đau lòng gợi lại nỗi đau thương đã chìm sâu theo thời gian...

 

 Lô đã được an nghỉ bên đồng đội của mình ở một nơi ấm áp tình người-  Westminster Orange County - nơi mệnh danh Thủ phủ của người Việt Tị nạn Cộng sản. Nấm mồ chung của Lô và 80 Chiến sĩ Thiên Thần Mũ Đỏ sẽ được yêu thương, chăm sóc và giữ gìn mãi mãi.

 Ngày 26.10.2019vừa qua, Hội Người Việt tị nạn Cao niên München, Đức quốc - nơi tôi đang ở cũng có tổ chức buổi lễ Tưởng niệm và Vinh danh 81  Anh hùng Tử sĩ Nhảy dù này!

 Mặc dù không qua được Cali nhưng tôi vẫn còn một niềm an ủi là đã có cơ hội thắp được cho Lô (Thiếu úy Dương Văn Chánh) và 80 Chiến sĩ Nhảy dù một nén nhang trong niềm thương xót tận cùng và sự cảm phục!

 81 Chiến Sĩ Nhảy Dù! Cho dù giờ đây là ...“những xác lính vô tổ quốc!“,  nhưng ấn son hào hùng của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó; vẫn sáng ngời đỏ thắmnhư máu đã đổ, như ba sọc đỏ trên nền vàng của Quốc kỳ được phủ trên quan tài tẩn liệm 81 hài cốthòa lẫn lộn như lời thề chung với núi sông của những Chiến sĩ trận vongđã VỊ QUỐC VONG THÂN!

 

 

Tạ ơn Anh, những Chiến Sĩ Nhảy Dù

 Đã dâng hiến một đời cho Tổ quốc!!!

 

 (ThơTri ân người lính của Thái thị Liên)

 

Nguyên Hạnh HTD

(Cuối tháng 11. 2019)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2013(Xem: 71470)
Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này
22/09/2013(Xem: 16591)
Bản Tin Khánh Anh
19/09/2013(Xem: 27258)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
11/09/2013(Xem: 6691)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 7699)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2562)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 3104)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2989)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
22/06/2013(Xem: 4298)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan, Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng, Xin thành khẩn hái mười đóa sen dâng Phật.
22/06/2013(Xem: 3448)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]