Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu

29/03/201319:48(Xem: 3810)
Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu

muathu_2


THIỀN SƯ HUYỀN QUANG
VÀ CON ĐƯỜNG TRẦM LẶNG CỦA MÙA THU

THÍCH PHƯỚC AN




Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi. Tuổi cao cùng với cá tính vốn thích sống trong cô độc của ông, nên ta có thể chắc rằng, Huyền Quang đã phải miễn cưỡng nhận lấy trách nhiệm nặng nề này.

Vì đối với Huyền Quang, dường như chỉ có một khát vọng thôi – đó là được rút, lui trở về núi rừng, để tìm lại một non nước xa xôi mà chính ông (hay cả chúng ta nữa) đã đánh mất giữa cuộc đời này.

Đúc bạc thẹn mình nối tổ đăng,

Học theo Hàn, Thập dứt đa đoan.

Hãy đi với bạn về non vắng,

Rừng núi bao quanh mấy vạn tầng (1).

(Nhân sự đề Cứu Lan tự – Nguyễn Lang dịch)

Như vậy, tại sao Pháp Loa lại chọn Huyền Quang? Vì sự uyên bác của Huyền Quang chăng? Không còn hồ nghi gì nữa, chắc chắn Huyền Quang không những là nhà thơ lớn mà còn là nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là lỗi lạc nhất trong các học giả của núi Yên Tử thời bấy giờ. "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn, hiệu khảo rồi, thì không thể thêm hay bớt một chữ nào…" Trần Nhân Tông đã phải hạ bút phê một câu đầy xúc động như vậy khi duyệt lại bản thả�o Thích khoa giáo mà chính Trần Nhân Tông đã giao cho Huyền Quang biên soạn.

Nhưng lãnh đạo một giáo hội không có nghĩa là chỉ lo thuần túy về chuyện giáo hội không thôi, mà ở vị trí ấy, dù muốn hay không, cũng phải giữ luôn cả vai trò Quốc sư nữa, nghĩa là phải cố vấn cho vương triều Trần cả về chính sách đối nội cũng như đối ngoại, vì Phật giáo lúc bấy giờ đã hiển nhiên là một tôn giáo đang chi phối mọi sinh hoạt của quốc gia Đại Việt. Như vậy, nếu người lãnh đạo chỉ có uyên bác không chưa đủ, mà còn cần nhiều đức tính khác nữa, như tinh thần nhập thế tích cực chẳng hạn. Nhưng tinh thần này Huyền Quang hoàn toàn không có, ông chỉ muốn rút lui ra khỏi cuộc đời. Nói một cách chính xác hơn, thì Huyền Quang muốn rút lui ra khỏi những trò chơi vô nghĩa của cuộc đời.

Theo Huyền Quang, sở dĩ con người chạy theo quyền lực, lợi danh và giàu sang không biết mệt mỏi, vì con người quên mất rằng mình chẳng là gì cả, mà thực ra chỉ là một sinh vật nhỏ bé đáng thương đang băng hoại một cách nhanh chóng giữa dòng thời gian vô tận.

Huyền Quang muốn đánh thức giấc ngủ mê của con người dậy, chỉ khi nào con người từ bỏ những trò chơi vô nghĩa và phù phiếm này, thì mới có một cái nhìn khác về cuộc đời:

Giàu sang đến chậm như mây nổi,

Năm tháng trôi vèo tựa nước sa.

Rừng suối chi bằng về ẩn quách,

Gió thông một sập, chén đầy trà (2).

(Tặng sĩ đồ từ đệ – Huệ Chi dịch)

Có lẽ chính tinh thần có vẻ như tiêu cực triệt để ấy đã khiến Pháp Loa và các nhà lãnh đạo giáo hội Yên Tử phải chọn Huyền Quang chăng?

Trần Nhân Tông xuất gia năm 1299, nhưng trước đó ông đã là một ông vua anh hùng từng lãnh đạo toàn dân đánh tan hai cuộc xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông (1285-1288); và cũng là ông vua duy nhất trong các triều đại phong kiến của nước ta đã có một hành vi thiết thực biểu thị sự tôn trọng ý dân khi đất nước lâm nguy. Chẳng phải từ lâu rồi, Hội nghị Diên Hồng đã trở thành một biểu tượng trong tâm linh dân tộc, một giấc mơ còn rọi sáng mãi đến nay đó hay sao?

Một ông vua như vậy mà đi tu, rồi trở thành người đứng đầu giáo hội Trúc Lâm Yên Tử thì chắc chắn phải được sự hỗ trợ tích cực không những của vương triều Trần mà cả toàn thể dân tộc nữa. Nhưng sau hơn một phần tư thế kỷ Phật giáo liên hệ quá mật thiết với triều đình – đã đến lúc Pháp Loa và các Thiền sư núi Yến Tử thấy cần phải đưa sinh hoạt của giáo hội mình tránh xa khỏi chốn triều đình chăng?

Dù sao thì việc các nhà sư thân cận với giới quý tộc – hoặc giới này thường lui tới chốn Thiền môn – có được giải thích thế nào đi nữa, thì vẫn hại nhiều hơn là có lợi-nhất là với Phật giáo, mà mục đích tối hậu vẫn là làm một cuộc giải phóng toàn triệt, mà bước đầu là mỗi cá nhân phải tự mình chặt đứt những hệ lụy của mình với trần gian. Huyền Quang cũng đã từng làm quan, rồi lại xin từ chức mà đi tu, thì chắc chắn Huyền Quang phải xem thường những nơi quyền thế đó rồi. Ta có thể kết luận mà không sợ lầm rằng, đó là lý do đã khiến các Thiền sư núi Yên Tử đưa Huyền Quang lên kế thừa.

Tất cả những người viết sử đều xem giai đoạn Huyền Quang lãnh đạo giáo hội Trúc Lâm Yên Tử là khởi đầu sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam. Điều đó đú�ng, nếu ta nhìn trên hình thức tổ chức, vì dưới sự lãnh đạo của Huyền Quang, những hình thức để củng cố cơ sở của giáo hội như đắp tượng Phật, đúc chuông, xây chùa tháp, phát triển kinh tế tự túc cho các Thiền viện, đều gần như ngưng trệ, nếu ta so sánh với thời gian trước, nghĩa là dưới thời Trần Nhân Tông và Pháp Loa lãnh đạo.

Nhưng chính sự phát triển hình thức quá mạnh trước đó buộc Huyền Quang phải gánh lấy tai tiếng trên hai vai gầy yếu của mình. Thực ra, những hình thức tổ chức thì không có gì hại cả, mà còn là một phương tiện cần thiết để truyền bá đạo pháp nữa. Nhưng thời nào cũng vậy, cũng đầy những con người có tâm địa xấu xa, chính những người này đã lợi dụng những hình thức tổ chức đó để mưu đồ bất chính cho bản thân mình. Một số tu sĩ thời đó đã khoác áo tu chắc chắn vì thời thế nhiều hơn là vì lý tưởng giải thoát. Một nhà Nho đã viết: "… Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nửa. Bọn áo thâm áo vàng tụ tập ở đấy không cày mà ăn, không dệt mà mặc; những người thất phu thất phụ thường bỏ nhà cửa, bỏ làng xóm lũ lượt đi theo …" (3). Những lời trên có thể đã phản ánh rất đúng về thực trạng của Phật giáo Việt Nam đang trong thời kỳ cực thịnh đó. Nhưng điều cần bàn ở đây là thái độ bài bác Phật giáo của Trương Hán Siêu – chắc chắn Trương Hán Siêu không phải lên tiếng trong tinh thần:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dầu thấy bất bằng mà tha.

Mà lên tiếng chỉ vì lòng ganh t� hẹp hòi của một Nho sĩ đối với Phật giáo. Nhưng nói cho cùng, các nhà Nho ganh t� với Phật giáo cũng là một điều dễ hiểu, vì suốt cả đời họ, việc đeo đuổi đèn sách chỉ có mỗi một đích duy nhất: kiếm cho được một địa vị, trở thành ông quan để hưởng vinh hoa phú quý! Đó là kết quả tất nhiên của cái học từ chương, cái học cứng nhắc, quá lắm cũng chỉ tạo ra được một Tô Hiến Thành hay một Chu Văn An, tức là những ông quan liêm chính, mẫu mực của triều đình. Nhưng khi những nhà Nho ganh t� với Phật giáo mà họ lại quên mất điều quan trọng này, rằng những con người ngoại lệ, những kẻ khai sơn phá thạch đều xuất thân từ những nền văn hóa từ chối giáo điều, có nghĩa là nền văn hóa đó phải khuyến khích tự do sáng tạo, tự do tư tưởng, và nhất là không chấp nhận những công thức đã có sẵn từ trước. Bởi vậy, chính Vạn Hạnh Thiền sư đã mách bảo Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội hiện nay). Phải từ kinh đô mới này mà ý thức tự chủ và tự cường của dân tộc mới phát triển đến cao độ. Chính cái ý thức này đã làm cho đất nước hùng mạnh trong gần 5 thế kỷ, và ý thức đó chỉ tàn lụi vào cuối đời Trần, nghĩa là khi Phật giáo đã mất dần ảnh hưởng, để nhường chổ lại cho ý thức hệ Nho giáo.

Nhưng dù sao, thì việc Trương Hán Siêu và các Nho sĩ đời Trần lên tiếng bài bác Phật giáo cũng đã để lại cho ta một bài học vô cùng giá trị. Bài học đó, theo thiền ý người viết, giản dị như thế này: Phật giáo nên rút lui sau khi đã hoàn thành sứ mạng cứu giúp cuộc đời, và không nên tìm một chỗ đứng trong chính sự để củng cố và phát triển tôn giáo của mình.

Huyền Quang dù bấy giờ đã là người đứng đầu giáo hội Trúc Lâm Yên Tử vẫn không đến ở và làm việc tại chùa Quỳnh Lâm và Báo Ân, như Pháp Loa trước đó đã làm. Trái lại, Huyền Quang về ẩn cư luôn ở núi Thanh Mai và Côn Sơn cho đến khi mất, bởi lẽ khi đọc lại các sử liệu, ta thấy Quỳnh Lâm và Báo Ân là những chùa quá giàu có, vì được sự hỗ trợ tích cực của vương triều Trần. Có phải Huyền Quang muốn điều chỉnh lại một giai đoạn lịch sử đã qua? Đồng thời ông muốn vạch một hướng đi khác cho Phật giáo Đại Việt chăng? Vì với những con người đang đeo đuổi giấc mộng giải thoát thì núi rừng và những ocn đường mịt mù đầy cát bụi ở những nơi chốn xa xôi kia mới chính là chỗ tới lui đích thực của đời mình.

Khi đã về với núi rừng rồi. Huyền Quang đã tự bày tỏ: Bào chuyết vô dư sách (Giữ thói vụng về, không có mưu chước gì).

Câu thơ ấy, Huyền Quang làm khi đã về ở trên núi Yên Tử, và bộc lộ rõ trong bài Yên Tử sơn am cư.

Am bức thanh tiêu lãnh (Am sát trời xanh lạnh,

Môn khai vân thượng tằng. Cửa mở trên tầng mây.

Dĩ can Long Động nhật, Động Rồng trời sáng bạch,

Do xích Hổ Khê băng. Khe Hô lớp băng dày.

Bão chuyết vô dư sách, Vụng dại mưu nào có,

Phù suy hữu sấu đằng Già nua gậy một cây.

Trúc lâm đa túc điểu, Rừng tre chim chóc lắm,

Quá bán bạn nhàn tăng Quá nửa bạn cùng thầy) (4).

(Đỗ Văn Hỷ dịch)

Những ai đã từng sống trên núi cao, hay nói một cách khác đang nuôi dưỡng ngọn núi cao ngất ngưởng trong hồn mình, thì niềm vui đến với họ cũng rất giản dị. Bởi vì niềm vui đó được trào vọt ra từ chính đời sống nội tâm tràn đầy của họ. Sở dỉ đời sống của chúng ta trở thành rối rắm và phức tạp, kể cả việc tranh giành và sát phạt lẫn nhau, cũng chỉ vì chúng ta cứ đuổi bắt hoài những niềm vui đến từ bên ngoài đó thôi.

Đối với những kẻ chỉ biết vui vật dục tầm thường thì ngồi nhìn cuộn khói tỏa ra từ bếp lửa trong đêm sắp tàn, thấy có gì vui đâu? Vậy mà Huyền Quang cùng với chú tiểu đồng dường như bắt gặp được niềm vui chứa chan trong lòng:

Củi hết, lò còn vương khói nhẹ,

Sơn Đồng hỏi nghĩa một chương kinh.

Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo,

Thiên hạ cười ta cứ mặc tình (5).

(Địa lô tức sự – Nguyễn Lang địch)

Nhưng khi một người đã can đảm vứt bỏ hết tất cả những hệ lụy của cuộc đời, thì người ấy sẽ sống bằng cách nào? Số�ng bằng chính sức mạnh nội tâm của họ. Chính sức mạnh kỳ lạ này, mà đã biết bao nhiêu bậc hiền nhân trác việt tự bao đời, đã lên đường để đến những nơi thâm sơn cùng cốc, tìm kiếm cho được sự thanh bình trong chính họ.

Huyền Quang đã lên đường, và chắc là ông đã bước vào được cõi ấy rồi! Vì tiếng thơ của ông như tỏa ra một niềm bình an vô hạn:

Vườn tược cha ông mặc sức cày,

Quanh nhà xanh nượp mấy hàng cây.

Ngoài song, cành quế chim cưu vắng,

Gió mát, tiền miên giấc ngủ ngày (6)

(Trú Miên – Kiều Thu Hoạch dịch)

Phản quan trần thế giới,

Khai nhãn túy mang mang.

(Ngoảnh nhìn lại cõi đời bụi bặm,

Mở mắt, mà dường như say choáng váng) (7).

Hai câu thơ trên được xem như sự bày tỏ quan niệm của Huyền Quang về cuộc đời. Theo ông cuộc đời dù đau khổ, nhưng cuộc đời vẫn đẹp, đó chính là sức quyến rũ kỳ lạ của nó. Dù có đau khổ, nhưng chẳng phải mỗi năm bông cúc vàng vẫn cứ nở để báo mùa thu mênh mông đang trở về cùng với sương mù và giá lạnh:

Niên niên hòa lộ hướng thu khai,

Nguyện đạm phong quang thiếp thốn hoài.

(Cúc hoa)

(Thu về, móc nhẹ cúc đơm bông,

Gió mát trăng thanh dịu nỗi lòng) (8)

(Băng Thanh dịch)

Và trên những nẻo đường của trần gian, dù vẫn đầy cát bụi nhưng những nàng con gái đôi tám xinh đẹp vẫn cứ ngồi dệt mộng yêu đương, khi mùa xuân chợt đến:

Nhị bát giai nhân thích tú trì,

Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.

Khả liên vô hạn thương xuân ý,

Tận tại đình châm bất ngữ thì.

(Xuân nhật tức sự)

(Người đẹp tuổi vừa đôi tám ngồi thêu gấm chậm rãi,

Dưới lùm hoa tử kinh đang nở, líu lo tiếng chim oanh vàng

Thương biết bao nhiêu cái ý thương xuân của nàng,

Cùng dồn lại ở một giây phút dừng kim và im phắc) (9)

Dù đó là bài thơ Thiền thuộc đời Tống của Trung Quốc, như một bài báo gần đây nhất đã tìm được xuất sứ, nhưng bài thơ vẫn là bài thơ của thế giới Thiền. Như vậy ta có thể đoán rằng, khi Huyền Quang ghi lại bài thơ này vào trong tập thơ của mình, Huyền Quang chỉ muốn dùng bài thơ đó để phát biểu một điều mà ngôn ngữ bình thường không thể diễn đạt được.

Huyền Quang muốn nói lên điều gì qua bài thơ đó? Sự chuyển hóa nội tâm chăng? Có thể xem đó như là một biến cố quan trọng, mà bất cứ một Thiền sư nào cũng đều phải trải qua. Khi cái giây phút mầu nhiệm ấy đến rồi, thì một thế giới mới sẽ hiện ra; và kể từ đây cuộc đời các Thiền sư sẽ không còn tù túng, chật hẹp, không còn cũ kỹ, nhàm chán và vô vị nữa. Một đời sống mới vừa bắt đầu.

Phải chăng, các Thiền sư muốn tạm ví cái giây phút đó giống như cái giây phút mà người con gái lần đầu chợt biết rung động, cái giây phút mà trong bài thơ đã gọi là Tận tại đình châm bất ngữ thì (Cùng dồn lại ở một giây phút dừng kim và im phắc).

Có một số ngươì từ lâu vẫn ngạc nhiên không ít về nội dung của bài thơ ấy. Sự thắc mắc này chỉ đúng đối với chúng ta, những người còn đang muốn chinh phục và chiếm hữu cái đẹp về riêng cho mình. Bởi vì còn muốn chiếm hữu nên ta mới phân biệt cái đẹp này tốt và cái đẹp kia xấu, nên chọn cái này và không nên chọn cái kia.

Các Thiền sư thì đã vượt qua được giới hạn ấy, vì họ trực nhận được rằng, tất cả cái đẹp bên ngoài chỉ là sự phóng hiện cái đẹp từ bên trong. Nếu trong ta có vạn đóa hoa và vạn cánh bướm đang bay chập chờn, thì vũ trụ lúc ấy cũng tràn ngập hoa và bướm. Vậy thì, có ích không nếu ta cứ tiếp tục đi tìm hoa và bướm ở bên ngoài?

Một bữa nọ, chắc là Huyền Quang vừa rời am Thiền để đi dạo, chợt gặp mấy cô gái đang hái hoa cúc và cài lên mái tóc của mình, Huyền Quang như muốn trách nhẹ với họ:

Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ,

Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai.

(Thật đáng cười kẻ không hiểu về huyền diệu của hoa,

Đến đâu là hái hoa dắt đầy đầu mà về (10)

Khi ta không còn phân chia giữa ta và thế giới nữa thì mọi sự chung quanh ta không phải là cái gì đối nghịch, hay xa lạ với chính ta, thực ra là bạn bè đã cùng rong chơi từ muôn thuở trước:

... Chủ nhận dữ vật hồn vô cạnh

(Người và vật hồn nhiên không tranh cạnh) (11)

Nhưng không phải ngẫu nhiên mà có được cái đẹp trọn vẹn như vậy, mà phải trải qua biết bao là khổ luyện mới thành tựu được:

Vương thân vương thế dĩ đô vương,

Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.

Tuệ vãn sơn trung vô lịch nhật,

Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.

(Cúc hoa, bài III)

(Quên mình, quên đời, đã quên tất cả,

Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giường.

Cuối năm ở trong núi không có lịch,

Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương) (12)

Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người.

Thu phong nhọ phất thiềm nha,

Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la.

Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến,

Cùng thanh tức tức vị thùy đa.

(Sơn vũ)

(Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài,

Quạch quê nhà non lấp ruổi gai.

Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt,

Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13)

(Huệ Chi dịch) Khi tấm lòng họ đã hiến dâng trọn vẹn cho sự thống khổ của con người, thì bất cứ tiếng rên la kêu cứu nào, họ cũng đều lắng nghe:

Chích máu thành thư gửi mấy dòng,

Lẻ loi nhạn lạnh, ai mây phong.

Mấy nhà ngóng nguyệt đêm nay nhỉ?

Góc bể chân mây, một mảnh lòng.

(Ai phù lô – Huệ Chi dịch)

Bởi vậy, lý thuyết nào không giải quyết được sự đau khổ của con người thì nhất định lý thuyết đó sẽ bị con người loại bỏ, và đương nhiên cũng sẽ trở thành lỗi thời.

Dường như cuối cùng chỉ còn có tình thương, vì sự thông khổ của con người (chứ không phải lý thuyết) mới không bao giờ lỗ�i thời mà thôi.

Nha Trang, 1991


Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1. Nxb. Lá bối, Paris, 1977; tr. 369.

Thơ văn Lý Trần tập II, Q.thượng. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989; tr. 697.

Trương Hán Siêu: Văn Bìa chùa Khai Ngiêm. Thơ văn Lý Trầ�n. Sđd; tr. 748.

Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 684.

Việt Nam Phật giáo sử luận. Sđd; tr. 370.

6,7,8. Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 691, 682 và 702.

Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 681. Bài này, theo khảo cứu của ông Lê Mạnh Thát, vốn là một bài thơ đời Tống. Xem Tạp chí Văn học số 1-1984.

10,11,12,13. Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 701, 700, 692 và 693.

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9489)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
21/12/2020(Xem: 3503)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5903)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 12841)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 9859)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11147)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9752)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6764)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6594)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9647)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]