Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

01/11/201907:17(Xem: 4545)
Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

“Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam và lễ tương niệm 906 năm ngày Ni sư Diệu Nhân cùng chư vị tiền bối Ni viên tịch” 
Ngày 25,26,27/10/2019 tại Học viên Phật giáo Việt Nam- Sóc Sơn, Hà Nội

Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (22)

Đề tài:
Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi 
trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

(NNC. Thích Trí Bửu)

Phật giáo Việt Nam với tư tưởng nhập thế hộ quốc an dân” luôn đồng hành cùng quá trình dựng nước, giữ nươc; luôn miệt mài vì độc lập, tự do cùng dân tộc. trong cuộc đồng hành đó phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 như một điểm nhấn rực rỡ, đánh dấu bước chuyển lớn trên con đường hướng nội và nhập thế đến tận cùng vì dân tộc.

Nói về nữ huynh trưởng Gia đình Phật tử Đào Thị Yến Phi vị pháp thiêu thân, nhà thơ Mai Khắc Huy viết: "Bên biển Đông thét gào sóng dậy. Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng. Lửa Từ bi rực sáng trời Đông. Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy. Lửa Yến Phi bừng cháy…”.

Thật vậy, chính sự hy sinh vô úy của chị đã góp phần làm rạng ngời ánh Đạo, khi Phật giáo đang đối mặt với sự đàn áp của chế độ độc tại ở miền Nam Việt Nam.


Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (24)

1.- Tiểu sử nữ Phật tử Nguyên Thừờng – Đào Thị Yến Phi

Thánh tử đạo Đào Thị Yến Phi, pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, sinh ngày 16 tháng Giêng năm 1948 tại Hà Đông, (Hà Nội). Thân phụ là Đào Trọng Bình, thân mẫu là bà Lê Thị Vượng. Vì thân phụ đi xa và mất liên lạc từ thuở Phi lên 10, nên gia đình chỉ hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau. Mẹ Yến Phi  là một Phật tử thuần thành. Yến Phi rất ngoan và hiếu thảo với mẹ, luôn luôn cố gắng đỡ đần và không để mẹ buồn lòng vì mình.

Đào Thị Yến Phi gia nhập Gia đình Phật tử Linh Thứu (Tân Lập, Nha Trang)  từ năm 1958, khi mới 10 tuổi,  với tư cách một đoàn sinh Oanh Vũ, năm 1961 cắt dây lên Thiếu nữ. Chính thức Quy y Tam bảo vào ngày đại lễ Phật đản 1962. Trúng cách trại huấn luyện đội chúng trưởng Thần Hội năm 1962, trúng cách trại huấn luyện huynh trưởng Lộc Uyển năm 1964 do Ban Hướng dẫn GĐPT Khánh Hòa tổ chức. Sau đó về sinh hoạt với GĐPT Chánh Quang (Chùa Chánh Quang, Lộc Thọ, Nha Trang) với nhiệm vụ đoàn phó nữ Oanh Vũ.

 
Với bản tính hiền hòa, được tiếp thu tinh thần Bi-Trí-Dũng của đạo Phật, Yến Phi luôn luôn tỏ ra là một Phật tử gương mẫu được mọi người cảm mến. Mặc dù ít nói nhưng khi nói được là phải làm được, cho dù phải hy sinh.

14 giờ 30 ngày 26-1-1965 (nhằm 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn) trước tòa hành chánh tỉnh Khánh Hòa, trong lúc chư Tăng Ni và Phật giáo đồ đang tuyệt thực, chống chính quyền miền Nam đàn áp Phật giáo, đàn áp Tăng Ni ở miền Nam. Đào Thị Yến Phi đã tự tay tưới xăng vào mình và châm lửa tự thiêu tại công viên bở biển Nha Trang, trước  Tòa Hành chính tỉnh Khánh Hòa . Mọi người ngã mình trước biểu tượng Bi Dũng rạng ngời của Ngọn lửa Yến Phi.




Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (23)

2.- Tấm gương Bi-Trí-Dũng Đào Thị Yến Phi:

54 năm qua từ ngày nhục thân Thánh Tử đạo vị pháp thiêu thân cúng dường, bảo vệ đạo pháp và dân tộc của nữ Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Nguyên Thường tự Diệu Mai, Đào Thị Yến Phi , tại công viên bờ biển Nha Trang trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay nơi đây là công viên Yến Phi với tượng đài uy dũng, lưu dấu một sự kiện quan trọng xảy ra năm 1965 …Thời gian đó, là nỗi kinh hoàng của nhân dân miền Nam trước bạo lực sắt máu của chính quyền Trần Văn Hương. Đặc biệt, nhân vật được mô tả như là “sĩ khí của miền Nam” Trần Văn Hương, người đã đem hết sức tàn lực tận để thẳng tay đàn áp đẩm máu Tăng Ni và đồng bào Phật tử, mạ lị các cấp lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.. Khi ông làm thủ tướng chính quyền miền Nam.

 Vào năm 1965, một buổi chiều mùa đông năm Giáp Thìn, Nữ Huynh trưởng GĐPT Linh Thứu Đào Thị Yến Phi tròn 17 tuổi , lứa tuổi thanh xuân  được un đúc trong tinh thần Bi Trí Dũng, noi gương Bồ Tát Thích Quảng Đức, đã tự mình đốt lên ngọn đuốc bằng chính nhục thân của mình, để thức tỉnh lương tâm những kẻ bị vô minh che mờ.  Một ngày sau, chính phủ Trần Văn Hương sụp đổ.

Tờ báo Lao Động tiếng nói của quần chúng lao động và Phật tử tiến bộ miền Trung số 1 ra ngày 30-11-1971, bảy năm sau ngày nhục thân Thánh Tử đạo Yến Phi nằm yên trong lòng đất lạnh, đã dành nhiều trang viết về chủ đề  lửa Yến Phi, ngọn lửa tiêu biểu cho năng lực chiến đấu- tinh thần bất khuất, ý nguyện Hòa Bình của nhân dân Khánh Hòa.

Hằng năm vào ngày 24 tháng chạp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh Khánh Hòa  tổ chức trọng thể trang nghiêm   lể tưởng niệm  tại tượng đài Yến Phi, Công viên Yến Phi Nha Trang, nơi mà cách đây hơn nửa thế kỷ nữ Phật tử Nguyên Thường– Đào Thị Yến Phi đã vị pháp thiêu thân.


Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (2)Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (3)Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (6)


3.- Thay lời kết

Nói về nữ huynh trưởng GĐPT Yến Phi vị pháp thiêu thân, nhà thơ Mai Khắc Huy viết: "Bên biển Đông thét gào sóng dậy. Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng. Lửa Từ bi rực sáng trời Đông. Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy. Lửa Yến Phi bừng cháy…”.

Nữ Phật tử anh hùng Đào Thị Yến Phi đã hiến dâng trọn vẹn cho Hòa bình, cho Đạo pháp và Dân tộc. Trước lúc ra đi, chị để lại ba bức tâm thư mà cho đến bây giờ vẫn khiến nhiều người phải ngậm ngùi xúc động nghẹn ngào khi đọc lại những bức thư của chị. Một trong ba bức tâm thư ấy, dõng mãnh và xúc động nhất là bức thư chị gởi cho chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong cả nước. Chị viết: “Con pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, là huynh trưởng GĐPT Chánh Quang xin âm thầm phát nguyện tự thiêu đốt nhục thân để cúng dường Tam bảo và cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni được pháp thể khinh an. Cầu nguyện cho Phật giáo đồ thừa nghị lực để đấu tranh giành lại tự do cho Dân tộc, cho Đạo pháp…”.

     Năm mươi bốn  năm đã trôi qua, hình ảnh người nữ huynh trưởng khả ái dần phai mờ, nhưng ngọn lửa hào hùng mà chị thắp lên vẫn luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc, trong lòng mọi người con Phật hôm nay và thế hệ mai sau. Tên chị đã đi vào lịch sử nhân loại và nơi chị ngã xuống đã trở thành một công viên văn hóa Yến Phi tại miền thùy dương cát trawsngs thành  phố biển Nha Trang.

Xin được mượn lời  nhà  thơ  Mai Khắc Huy “Ngọn Lửa Yến Phi” kết thúc bài tham luận::

Bên biển đông thét gào sóng dậy
Bổng bừng lên ánh lửa oai hùng
Lửa Từ bi rực sáng trời Đông
Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy.
Lửa Yến Phi bừng cháy
Thiêu đốt xác phàm nhân
Trăm ngàn người gục lạy
Nước mắt tràn đau thương
Hiến dâng ánh lửa thiêng
Báo ân Tam Bảo xây nền tự do

-@-

Nha Trang thơ mộng
Đây chính là nơi
Lửa Yến Phi sáng ngời
Đốt tan bạo lực
Quét sạch bạo quyền
Oai linh thay! Ánh lửa thiêng
Muôn đời Dân tộc xin nguyền nhớ ơn.


NNC Thích Trí Bửu,
bên Công viên Yến Phi Nha Trang– Tháng 10/2019




TIỂU SỬ THÁNH TỬ ĐẠO PHẬT GIÁO VIỆT NAM

NGUYÊN THƯỜNG – ĐÀO THỊ YẾN PHI – Tự DIỆU MAI

1948 – 1965

HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Đào Thị Yến Phi pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai. Sinh ngày 16 tháng giêng năm 1948 tại tỉnh Hà Đông, Bắc Việt Nam. Thân phụ là ông Đào Trọng Bình, thân mẫu là bà Lê Thị Vượng. Vì thân phụ đi xa và mất liên lạc từ thuở Phi lên 10, nên gia đình chỉ hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau. Mẹ Yến Phi cũng là một Phật Tử thuần thành. Yến Phi rất ngoan và hiếu với mẹ, luôn luôn cố gắng đỡ đần và không để mẹ buồn lòng vì mình.

Đào Thị yến Phi gia nhập Gia Đình Phật Tử Linh Thứu từ năm 1958 với tư cách một Đoàn Sinh Oanh Vũ, năm 1961 lên đoàn Thiếu Nữ. Chính thức Quy y Tam Bảo vào ngày lễ Phật Đản 1962. Trúng cách Trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng “Thần Hội” năm 1962, trúng cách Trại huấn luyện Huynh Trưởng Lộc Uyển năm 1964. Sau đó về sinh hoạt với GĐPT Chánh Quang với nhiệm vụ Đoàn Phó Đoàn Oanh Vũ Nữ.

Với bản tính hiền hòa, được hấp thụ tinh thần Bi-Trí-Dũng của đạo Phật, Yến Phi luôn luôn tỏ ra là một Phật Tử gương mẫu được mọi người cảm mến. Mặc dù ít nói nhưng khi nói được là phải làm được cho dù phải hy sinh đến tính mạng, cộng với tánh tình của Yến Phi luôn cương trực và có lòng quả cảm. Đức tính ấy đã thể hiện một cách trung thực qua tinh thần hy sinh cao đẹp và anh dũng của Đào Thị Yến Phi:

14 giờ 30’ ngày 26.01.1965 (nhằm 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), trước Tòa Hành Chánh tỉnh Khánh Hòa, trong lúc chư Tăng Ni và Phật Giáo Đồ đang tuyệt thực, Đào Thị Yến Phi đã tự tay tưới xăng vào mình và châm lửa tự thiêu. Cho đến khi ngọn lửa bừng lên chói lòa từ nhục thân Yến Phi thì đã quá muộn, không ai cứu Phi được nữa. Mọi người ngã mình kêu khóc trước biểu tượng Bi Dũng rạng ngời, trong nỗi đau thương xúc cảm.

Thế là Yến Phi đã hiến dâng trọn vẹn thân mình cho Tự do – Dân chủ, Đạo pháp và Dân tộc. Trước khi lìa đời Yến Phi để lại 03 bức tâm thư:

– Một thư gửi cho mẹ, có đoạn viết: “Con tin rằng việc làm của con ngày hôm nay giúp ít nhiều cho Đạo Pháp, Mẹ đừng vì con mà tiếc thương bi lụy. Con không mất và sẽ còn mãi mãi với nguyện vọng Dân tộc… Nợ đời, nợ Đạo con chọn một, chỉ có giáo lý của đức Phật mới tồn tại mãi… Mẹ tha tội cho con…”

– Bức thư thứ hai gửi cho quý Thượng Tọa, Đại Đức và Phật Giáo Đồ, Phi viết: “Con, một Huynh Trưởng của Gia Đình Phật Tử Chánh Quang xin âm thầm phát nguyện thiêu đốt nhục thân để cúng dường Tam Bảo, để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu cho quý Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni pháp thể khương an, cầu nguyện cho Phật Giáo Đồ dư sức, thừa nghị lực để tranh đấu…”

– Và một bức thư gửi Thủ tướng Trần Văn Hương nói lên lời tâm huyết: “Mong chính quyền sớm giác tỉnh và giải quyết các nguyện vọng của Phật Giáo…”

oOo

Ôi! Cao đẹp thay hành động phi thường của một Thánh Tử Đạo. Nhà thơ Mai Khắc Huy lúc đó đã xúc động viết nên “Ngọn Lửa Yến Phi”:

Bên biển đông thét gào sóng dậy

Bổng bừng lên ánh lửa oai hùng

Lửa Từ bi rực sáng trời Đông

Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy.

Lửa Yến Phi bừng cháy

Thiêu đốt xác phàm nhân

Trăm ngàn người gục lạy

Nước mắt tràn đau thương

Hiến dâng ánh lửa thiêng

Báo ân Tam Bảo xây nền tự do

oOo

Nha Trang thơ mộng

Đây chính là nơi

Lửa Yến Phi sáng ngời

Đốt tan bạo lực

Quét sạch bạo quyền

Oai linh thay! Ánh lửa thiêng

Muôn đời Dân Tộc xin nguyền nhớ ơn.

Phải, sự hy sinh vô úy của Yến Phi một lần nữa đã làm rạng Đạo Pháp và vinh an ngôi vị Thánh Tử Đạo Yến Phi, như lời Phi đã nói: “Con không mất và sẽ còn mãi mãi với nguyện vọng Dân tộc…” Hình ảnh của Yến Phi ngồi trong biển lửa DŨNG do chính Phi tự đốt sẽ mãi mãi là một hình ảnh sống động trong mỗi tâm hồn nhân loại, trong mỗi chúng ta đang chịu ơn Đào Thị Yến Phi.

Hằng năm đến ngày 24 tháng chạp âm lịch, toàn dân Việt nói chung và Phật Tử Việt Nam nói riêng sẽ hồi tưởng và nhắc lại những phút thiêng liêng anh dũng mà nữ Huynh Trưởng GĐPTVN Diệu Mai – Đào Thị Yến Phi bừng sáng ngời và sống mãi trong từng trang Giáo sử và mỗi tâm hồn Phật Tử chúng ta.

— oOo —

NGUỒN GỐC – XUẤT XỨ TÀI LIỆU:

– Chấp bút: – Sa Môn Thích Thiện Hoa – 50 năm chấn hưng Phật Giáo Việt Nam (1920-1970).
– Bổ túc: Tâm Kim (Khánh Hòa).
– Sưu tập – Hiệu chỉnh – Trình bày: Quảng Mẫn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 3608)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
28/11/2012(Xem: 5292)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 4108)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 3610)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 3535)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
02/11/2012(Xem: 3960)
Cách đây hơn một năm, nhân dịp vào Sài gòn, tội nhờ một người thân, dù sanh ra và lớn lên sau 1975 nhưng lại rất say mê thơ Hòai Khanh ( thầy NM) Chở tôi đi Biên Hòa để thăm Hòai Khanh. Mặc dù đã đọc thơ và quen biết từ nhữnng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng tôi chưa có dịp nào đến Biên Hòa để thăm ông, dù những câu thơ của ông nói đến đất Biên Hòa thì tôi đã đọc từ lâu lắm rồi: Tôi về vun xới vườn hoa Cho em là gái Biên Hòa, Hàm Tân Cho tôi là kẻ cô thần Nằm đây gởi mộng dậy ngàn sương xanh
28/10/2012(Xem: 4071)
Ông Don Jacquish ở Mỹ đã tỉ mẫn trồng hàng cây số hoa hướng dương để phục vụ khách tham quan gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư, sau khi vợ ông qua đời.
15/10/2012(Xem: 5252)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
10/10/2012(Xem: 11238)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
03/10/2012(Xem: 5339)
法住天寒極地空花如雪鎖禪扃生死遙程幾許夢回故里 雲行色没浮漚暮影凝烟参晚课唄吟長夜有時聲斷洪洲 Âm: Pháp Trụ thiên hàn cực địa, không hoa như tuyết tỏa thiền quynh, sinh tử diêu trình, kỷ hứa mộng hồi cố lý. Vân hành sắc một phù âu, mộ ảnh ngưng yên tham vãn khóa, bái ngâm trường dạ, hữu thời thanh đoạn hồng châu Ôn dịch nghĩa: Cực thiên Bắc, tuyết dồn lữ thứ, sắc không muôn dặm hoa vàng, heo hút đường về, non nước bốn nghìn năm soi nguồn đạo PHÁP Tận hồng châu, chuông lắng đồi thông, bào ảnh mấy trùng sương đẫm, mênh mông sóng cuộn, dòng đời quanh chín khúc rọi bóng phù VÂN
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]