Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Đi Hắt Bóng Trong Tâm Ảnh - Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tập Thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” Của Nhà Thơ Nguyễn Lương Vỵ

27/08/201906:28(Xem: 10635)
Người Đi Hắt Bóng Trong Tâm Ảnh - Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tập Thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” Của Nhà Thơ Nguyễn Lương Vỵ

nguyen luong vy-2

Người Đi Hắt Bóng Trong Tâm Ảnh

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tập Thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” Của Nhà Thơ Nguyễn Lương Vỵ

 

Huỳnh Kim Quang


“People find out who they are by writing.” 
Grace Cavalieri

Tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, người vừa ra mắt tập thơ thứ 13, “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian,” hôm 24 tháng 8 năm 2019, tại một quán cà phê trong vùng Little Saigon.
Trông anh gầy đi sau nhiều lần giải phẫu tim và phải nằm tại viện điều dưỡng để được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Nhưng nụ cười trên môi anh vẫn không hề suy suyển dù đôi mắt ngày càng ẩn kín sâu hơn trong cặp kính dày cộm.
Cầm tập thơ mới tinh còn nóng hổi mà anh tặng, đang nhìn chầm chập vào hình bìa có ngụm máu đỏ tươi phun vọt ra, tôi chưa kịp cảm ơn thì người bạn trẻ Tô Đăng Khoa đứng cạnh bên đã lên tiếng:
- Máu của Huệ Khả đó!
Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ tiếp lời:
- Giọt máu ngộ đạo của Huệ Khả.
Tôi phụ họa theo:
- Nhờ máu từ cánh tay mới chặt đó mà Tổ Huệ Khả đã “tìm không thấy tâm ở đâu.”

Huệ Khả là tổ thứ hai nối nghiệp Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Truyền thuyết cho rằng khi Thần Quang (thế danh của Tổ Huệ Khả) đến Động Thiếu Thất cầu đạo, nhưng Tổ Đạt Ma cứ ngồi diện bích hoài mà không đoái hoài gì tới. Bấy giờ Thần Quang mới lấy thanh gươm chặt đứt một cánh tay và quăng trước mặt Bồ Đề Đạt Ma. Lúc đó Tổ Đạt Ma mới quay lại và hỏi Thần Quang đến đó cầu gì. Thần Quang nói đến để cầu pháp an tâm. Tổ Đạt Ma kêu Thần Quang đưa tâm cho ngài an. Thần Quang nói tìm tâm không thấy. Đạt Ma nói ta đã an tâm cho ngươi rồi, đặt Pháp Hiệu Huệ Khả, và truyền Kinh Lăng Già đề kế nghiệp Tổ Sư Thiền tại Đông Độ [tức Trung Hoa].

Hai câu nói của anh Nguyễn Lương Vỵ và Tô Đăng Khoa làm cho tôi ngộ ra một điều rất thực rằng là thơ của Nguyễn Lương Vỵ chính là máu huyết của anh tuôn ra thành lời.

Buổi chiều cuối hạ hôm đó, ngồi một mình ở quán cà phê vắng đọc “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” tôi mới thấy điều mình vừa ngộ ra quả thật không sai.
“Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” là bước lịch nghiệm tận cùng ý nghĩa sâu thẳm nhất về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Khuya tháng tư thinh lặng uy nghi
cuối đời ta chẳng tiếc điều gì
phím gõ lăng nhăng như giẻ rách
thân già lãng đãng tợ âm ti
người đi hắt bóng trong tâm cảnh
kẻ ở in hình giữa loạn ly
lệ khô đêm tận ngồi như núi
một đống chiêm bao đến rủ đi…

Tôi giật mình khi đọc đoạn thơ thứ 3 này của bài thơ Không Đề Tháng Tư trong Âm Tuyết Đỏ Thời Gian! Sau giật mình là cảm giác “thích thú” khi bắt gặp một bài thơ có nội hàm Phật Pháp cao thâm như thế. Phải cả đời hít thở và sống với không khí của Phật Pháp thì mới có thể “ngộ” được những sự thật vi diệu như vậy. 


Nha tho Nguyen Luong Vy

Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ trong buổi gặp gỡ bằng hữu ra mắt tập thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian.” (Ảnh Tô Đăng Khoa)



Quả thật không sai. Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ trong bài thơ này đã cho chúng ta thấy rằng ông ngồi thiền cả đêm, “đêm tận ngồi như núi.” Ngồi như núi là thế ngồi thiền vững chãi trong pháp tu thiền xưa nay, đặc biệt Phái Thiền Tào Động. Khi ngồi vững chãi như núi thì thân mới an và tâm mới tịnh. 
Nhờ thiền quán, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã ngộ ra rằng “người đi hắt bóng trong tâm cảnh,” tức là sự hiện hữu của con người chỉ là cái bóng hay cái cảnh của tâm. Điều này giống như trong Duy Thức của nhà Phật nói rằng tất cả các pháp, gồm con người, chỉ là cái ảnh của thức biến, cũng có nghĩa là không có tự ngã, không có thật. Cho nên, ở tuổi 65 -- lúc ông làm bài thơ này, tháng 4 năm 2017, ông sinh năm Nhâm Thìn, 1952 – nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ có thể buông xả mọi thứ “chẳng tiếc điều gì,” và ngay cả những gì ông sáng tác trong đó chủ yếu là thơ cũng chỉ là “lăng nhăng như giẻ rách.” 
“Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” cũng là tựa đề của bản trường ca gồm khoảng 360 câu. Bản trường ca “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” là những lời độc thoại sâu sắc, đầy cảm thán nhưng không tuyệt vọng về cuộc đời. Đó là những bước đi lịch nghiệm cuộc đời của nhà thơ, từ lúc còn thơ ấu đến khi về già. Bàng bạc trong bài trường ca là những trầm tư về ý nghĩa cuộc đời, những trải nghiệm của cuộc sống, và tình mẹ “như đất trời bất tuyệt.”
Nhà thơ họ Nguyễn chiêm nghiệm cuộc đời có rất nhiều đau khổ, giống như đức Phật đã dạy về sự thật thứ nhất [khổ đế] trong bốn sự thật (Tứ Diệu Đế) rằng cuộc đời là khổ. Cuộc đời vốn đã khổ mà còn khổ hơn khi ở vào “thời mạt pháp.” Theo nhà Phật, “thời mạt pháp” là thời kỳ sau Phật ra đời khoảng một ngàn năm, phước đức con người suy vi, nhân tâm điên đảo, pháp nhược ma cường [pháp chân chánh thì suy yếu mà pháp tà ngụy thì mạnh]. Cho nên mới có cảnh “chân dung người chân dung ma sóng đôi,” hoặc là “chật ních chỗ ngồi ma về đông đủ, phủi chân vỗ tay và hát rân trời.”

kiếp người đó ư?!giữa thời mạt pháp
rất nhiều khi sầu ngất những hiên đời
hiên xám máu xô ngang triều gió giật
chân dung người chân dung ma sóng đôi

kiếp người đó ư?! đành thôi thế thôi
trùng vây oan khiên ta nuốt hết rồi
chật ních chỗ ngồi ma về đông đủ
phủi chân vỗ tay và hát rân trời

Ma loạn lên như thế thì làm sao cuộc đời yên ổn được! May mà nhà thơ đã học được pháp Phật có đủ bản lãnh để “trùng vây oan khiên ta nuốt hết rồi.”
Cảm nhận thân phận mình, có lúc nhà thơ đã thốt lên những lời cảm thán làm động lòng người, tưởng chừng như lời bộc bạch của kẻ sắp lên đường đi xa:

ta đã gửi suốt một đời lầm lũi
đời mồ côi thương hạt bụi điêu linh
bụi ca hát cùng ta mơ chin suối
mộng mười sông đông đủ gió thâm tình!!!

khuya nứt nở hồn sơ sinh rướm huyết
tuyết băng ơi và ngấn lệ kia ơi
lời tri ngộ cũng là lời vĩnh quyết
mở lòng tay nghe tỉếng nấc xa xôi

nghe thời khắc nhắn người đi kẻ ở
lá đầu cây rung máu lá trong cây
ta vẫn đợi người về trong hơi thở
tự nhủ thầm: Âm-tuyết-đỏ-trong-tay!!!...

Mấy chữ “âm tuyết đỏ trong tay” làm người đọc không khỏi liên tưởng đến một ngụm máu đỏ vừa phun ra trong lòng bàn tay. Đó phải chăng là lời tự tình phụt  ra từ máu huyết xương tủy trinh nguyên như băng tuyết! Có lẽ lúc đó nhà thơ đang trải qua thời khắc bi cảm nhất của một “hạt bụi điêu linh.”
Đứng trước giây phút sanh tử biệt ly của kiếp ngưởi khổ nhiều hơn vui, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ vẫn không bi quan quay mặt với cuộc đời, vẫn không chạy trốn khỏi trần gian:

chào ta nhé một kiếp người lầm lũi
ấy tuy nhiên xin kiếp nữa làm người
người với ngợm với ma ngồi đắm đuối
niệm vô thường niệm mãi vẫn khôn nguôi

chào ta nhé khẽ thôi rồi bặt tiếng
ấy tuy nhiên mộng huyễn đã vang lừng
âm đã vút trên tầng không én liệng
lá đầu cây sông cuối bến sương rung

chào ta nhé điệp trùng ta kẻ lạ
ấy tuy nhiên ta đã gặp ta rồi
thì cũng chẳng đặng đừng chi nữa cả
lá hừng đông sông chuyển dạ thế thôi

Thì ra là vậy. Thảo nào nhà thơ họ Nguyễn chẳng sợ kiếp người lầm lũi và điêu linh này! Ông đã tóm được bửu bối để đối trị với cuộc đời khổ đau, hay nói theo từ ngữ kiếm hiệp Kim Dung, là ông đã luyện xong bí kíp độc môn võ lâm của nhà Phật. Mỗi niệm đều quán các pháp vô thường. Đã vô thường thì sinh diệt không ngừng nghỉ. Đã sinh diệt liên tục thì không tồn tại ở một vị thế nào vĩnh viễn, không cố định. Điều đó cho thấy các pháp vốn không có tự ngã, không có tự thể. Chúng là không. Chúng chỉ là sương rụng khi cây rung. Chúng chỉ là mộng huyễn. Thế thì tại sao phải sợ mà lẫn tránh cuộc đời! 
Ngộ được điều đó, cũng có nghĩa là “đã gặp lại ta rồi.” Ta ở đây là “bản lai diện mục” [mặt mũi đích thực của mình xưa nay], như nhà Thiền đã nói. 
Tập thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” ngoài phần chính là thơ của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, còn có phần phụ lục các bài viết về Nguyễn Lương Vỵ của Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, và Lê Lạc Giao.

Tập thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” dày 190 trang, bìa màu, giấy hẩm rất đẹp, do Nhà Xuất Bản Văn Học ấn hành tháng 8 năm 2019.
Độc giả có thể liên lạc với NXB Văn Học qua địa chỉ, điện thoại và email: 

Văn Học Press 
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978
email: [email protected]  • Facebook: Van Hoc Press

Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian đề giá USD 15.00. Đặc biệt, thi tập đang để bán toàn cầu trên Barns & Noble, với Search Keywords: am tuyet do thoi gian. Hoặc bấm vào đường dẫn đã rút ngắn sau: https://pgvn.org/d_y6qsg5 
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.



Ý kiến bạn đọc
29/01/202008:56
Khách
Con xin tỏ lòng biết ơn đến tác giả bài viết này. Con cũng đọc được một bài viết trên Hoavouu, con đang tìm mua tập thơ này nhưng chưa thấy. Nếu có thể xin cho con đăng ký.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 11742)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
28/08/2018(Xem: 6292)
Trong bài Đôi dòng cảm nghĩ về cuốn Võ Nhân Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2001, Giáo sư Mạc Đường, nguyên viện trưởng viện Khoa Học xã hội TP.HCM có cho biết rằng, họ Quách, mặc dù ông tổ vốn dòng Mân Việt nhưng không chịu sống dưới chế độ Mãn Thanh nên đã rời bỏ Trung Quốc di dân sang Việt Nam. Đến thế hệ Quách Tấn và con là Quách Giao đã trên 300 năm. Vì sống tại Tây Sơn đã nhiều thế hệ “ nên họ Quách có biết dược nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương. Nhất là thời đại Tây Sơn và phong trào Cần Vương. Gia phả của họ Quách đều có ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng này.
26/08/2018(Xem: 3679)
Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.
20/08/2018(Xem: 4637)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ), Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.
15/08/2018(Xem: 7687)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 4304)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
11/08/2018(Xem: 11601)
Bà hiện còn khỏe, minh mẫn, sống ở Nha Trang. Bà thành hôn với nhà văn B.Đ. Ái Mỹ 1940, cuộc tình sau 47 năm (tức năm phu quân mất 1987), bà sinh hạ 14 người con: 7 trai, 7 gái. Tất cả 14 người con của bà đều say mê âm nhạc, thích hát và hát hay, nhất là người con thứ ba - Qui Hồng. Hơn ½ trong số này cầm bút, làm thơ, viết văn, vẽ, điêu khắc và dịch thuật. Người có trang viết nhiều nhất là người con thứ 10: Nhà văn Vĩnh Hảo, với 13 đầu sách đã phổ biến… Bà là nữ sĩ nổi tiếng không những về thơ ca mà còn cả thanh sắc, thêm vào tính tình hiền diu, đằm thắm nên được văn thi hữu thời bấy giờ quí trọng. Bà là nữ sĩ nổi danh từ thập niên 30 vế cả ba mặt Tài, Sắc và Đức.
09/08/2018(Xem: 7908)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
09/08/2018(Xem: 6234)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
06/08/2018(Xem: 7524)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]