Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi

24/07/201906:38(Xem: 12716)
Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đỉnh Chi, một con người có dáng dung không được đẹp lắm, nhưng bù lại ông rất mực tài hoa đức độ. Có một số người tài “sinh bất phùng thời”, nhưng Mạc Đỉnh Chi thì rất may mắn, ông sinh ra và trưởng thành vào thời vua Trần Anh Tông, là một trong năm vị vua Trần sau khi truyền ngôi cho con đều lên Yên Tử tu thiền và trở thành Thiền sư thuyết pháp hoá độ chúng sanh

Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đổ Thái Học Sinh ( Tiến Sĩ ), Mạc Đỉnh Chi đổ đầu, chiếm ngôi vị Trạng Nguyên. Ông được bổ nhiệm giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua rồi đến chức Tả Bộc Xạ ( Thượng Thư ). Ông có hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong hai lần đi sứ này, bằng tài năng ứng đối đề thơ và phẩm chất thông minh của mình khiến cho vua quan nhà Nguyên hết sức khâm phục.


Mac Dinh Chi
Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

 
Những giai thoại về tài ứng đối và đề thơ của Mạc Đỉnh Chi trong hai lần đi sứ này là những câu chuyện rất hấp dẫn khiến cho người đời sau cũng phải nức lòng ngợi khen một con người thông minh xuất chúng.

Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối như sau:

“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”

(Tới cửa ải trễ, cửa ải đóng, mời khách qua đường cứ qua)

Một vế đối hóc búa có 4 chữ quan và 3 chữ quá. Mạc Đỉnh Chi thấy rất khó, ông bèn dùng mẹo để đối như sau:

“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”

(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước)

Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên đã làm hài lòng viên quan ấy, Mạc Đỉnh Chi tưởng lâm vào thế bí hoá ra lại tìm được vế đối hay, khiến cho người Nguyên phải phục tài và liền mở cửa cho đoàn sứ bộ của Mạc Đỉnh Chi qua biên giới.

Tới Kinh Đô, Mạc Đỉnh Chi được mời vào tiếp kiến với Hoàng Đế nhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:

“Nhật : Hoả; Vân : Yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ”

(Mặt trời là lửa; mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng)

Mạc Đỉnh Chi hiểu rõ thâm ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe doạ của vua Nguyên. Mạc Đỉnh Chi đã ứng khẩu đọc :

“Nguyệt : Cung; Tinh : Đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”

(Trăng là cung; sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời)

Vế đối của ông rất chuẩn, nói lên được chí khí của người dân nước Việt, không run sợ mà sẵn sàng đối mặt để giữ gìn bờ cõi giang sơn tổ quốc.

Một lần khác, Mạc Đỉnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân lúc có một nước nào đó dâng lên một chiếc quạt, vua Nguyên liền bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Trong lúc Mạc Đỉnh Chi đang tìm tứ thơ thì sứ Triều Tiên đã tìm ra ý và viết rất nhanh. Mạc Đỉnh Chi liếc nhìn 2 câu thơ của sứ Triều Tiên viết bằng chữ Hán, dịch nghĩa như sau:

“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công ( là những người được vua tin dùng)

Rét buốt lạnh lùng thì như Bá Di, Thúc Tề…” ( là những nguời bị ruồng bỏ)

Từ ý hai câu thơ trong bài thơ đang viết dở của sứ giả Triều Tiên, Mạc Đỉnh Chi liền phát triển nhanh hoàn thành một bài thơ rất xuất sắc mô tả chiếc quạt:

“Lưu kim thước thạch, thiên vị địa lô, nhĩ ư tư thì hề, Y Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di Tề ngã phu.
Y ! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù.”


Dịch nghĩa:

Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò; ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho.
Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di Tề đói xo.
Ôi ! Được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru ! 


Bài của Mạc Đỉnh Chi làm xong trước, ý sắc são, văn lại hay, cho nên vua Nguyên vừa xem vừa gật gù tấm tắc khen mãi. Cảm phục trước tài đức của Mạc Đỉnh Chi, Vua Nguyên chính tay mình viết vào tờ sắc phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên cho ông.

Và cũng trong một lần đi sứ, Mạc Đỉnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn bảo đọc. Khi Mạc Đỉnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ “Nhất” (là một). Ông chẳng hề lúng túng, ông bình tỉnh suy nghĩ rất nhanh, rồi đọc thành bài điếu văn đầy đủ như sau:

Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”


( Dịch nghĩa: Một đám mây giữa trời xanh,

Một bông hoa tuyết trong lò lửa
Một đoá hoa nơi vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ô hô ! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết)


Bài điếu văn độc đáo trên đã làm cho vua Nguyên rất cảm kích xúc động, ngộ ra cái lẻ vô thường của Đạo Phật, mọi sự không thể vạn tuế, vạn vạn tuế như lời chúc tụng của muôn dân, mà phải tuân theo cái nghịch lý khắc nghiệt biến hoại vô thường không trừ một ai. Hiểu được cái lẻ vô sinh bất diệt đó, con người sẽ trở nên hướng thiện, biết trân quý từng giây phút để sống có ích cho cuộc đời này mà không so đo lời lỗ thiệt hơn, như con ong hút mật rất nhẹ nhàng có ý thức, không làm đau bông hoa, vô tư miệt mài dâng cho đời mật ngọt, giống như cuộc đời ông đã hiến dâng hết tài hoa cho đất nước.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi được sinh ra trong đời nhà Trần, một triều đại Đạo Phật cực thịnh, bài điếu văn trên có thể nói lên được phẩm chất Đạo Phật dạt dào trong con người ông. Vì vậy ông sống rất liêm khiết và thanh bạch, tuy làm quan to nhưng vẫn nghèo.Vua Trần Minh Tông biết rõ gia cảnh của ông bèn sai người lúc nửa đêm bỏ 10 quan tiền trước nhà ông, khi thức dậy ông cầm số tiền đó vào triều tâu vua, vua cười bảo :”Không ai đến nhận, khanh cầm lấy mà tiêu”

Thơ phú của Mạc Đỉnh Chi để lại đã mai một đi nhiều, người đời sau chỉ còn giữ lại được một tập sách : “Ngọc tĩnh liên phú” và 4 bài thơ đăng ở Việt Âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Dù không nhiều nhưng tất cả còn lại đó là những bài thơ phú rất đặc sắc phô diễn được tài năng văn chương của một vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.

Như những vị quan khác, khi về nghỉ hưu, ông cũng mở trường dạy học cho con em, Ở vào một cương vị mới, đó là người thầy, một cái nghề mà có lẻ ông yêu quý hơn bao giờ hết, bởi vì ông đã hoàn thành xuất sắc cái nhiệm vụ cao cả tổ quốc giao phó và ông cũng đã cống hiến hết mình tài năng đức độ cho đất nước, phần đời còn lại không gì vui hơn là mở trường dạy học cho con em quê hương. Những người học trò của ông dù có phiêu bạt tới phương trời nào cũng không quên bài học ông dạy từ một bài điếu văn gồm bốn chữ “Nhất” và những câu chuyện ứng đối trong những lần đi sứ, đó là những bài học thực tiển sinh động nhất để ông truyền thừa những gì tinh hoa nhất của ông cho những đứa học trò yêu thương.

Và những người học trò ưu tú của ông đã cẩn thận chép lại những bài học quý báu ấy vào sách vở lưu giữ lai để cho những người đời sau như chúng tôi may mắn còn được đọc những câu chuyện về vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi tài năng đức độ. Đặc biệt là bài Điếu văn có bốn chữ “Nhất” của ông đã ăn sâu vào trong tâm thức nhiều người như một ly trà Lipton uống vào buổi sáng khiến ta tỉnh thức nhờ bốn chữ “Nhất”. Ai cũng luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều chữ “Nhất” trong công việc, đó là sự cống hiến hết mình như mặt trời chiếu hết ánh sáng cho đời không tính toán lỗ lời từ hàng triệu triệu năm nay. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật đó là cái quy luật khắt khe của tạo hoá : “Ô hô ! Vân tán , tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”, để rồi chúng ta dễ dàng sống vui vẻ thảnh thơi rộng lượng hơn và khi vô thường gọi sẵn sàng buông bỏ mọi chữ “Nhất” cho dòng nước lũ cuốn trôi về biển Đông.

Cuộc sống mới vẫn tiếp diễn, cái cũ đã qua đi, nhưng những câu chuyện cũ thì vẫn còn mãi trong lòng người đời sau nhắc nhở. Tôi xin được phép kết thúc bài viết này bằng một câu thơ cổ: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Xưa nay bất tử mấy người?/ Lòng son để lại rạng ngời sử xanh).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2021(Xem: 12356)
Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi: Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi... say với ai?
14/04/2021(Xem: 10825)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
01/04/2021(Xem: 10035)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
22/03/2021(Xem: 7047)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
16/02/2021(Xem: 4809)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
15/02/2021(Xem: 10245)
Trong vườn hoa thì có nhiều hoa và có muôn màu muôn sắc khác nhau. Vườn hoa lúc nào cũng đượm mùi thanh nhã, thì vườn thơ cũng không khác gì vườn hoa. Tuy nhiên nói về thơ hay định nghĩa về thơ thì rất khó ; do đó, chúng ta nhìn về thơ thì cũng tựa như ta nhìn vị họa sĩ qua cây cọ hay là nghe tiếng đàn qua vị nhạc sĩ đang hòa tấu. Những thập niên trước đây, khi ra hải ngoại, mỗi lần đi hướng dẫn những khóa tu tập, sau giờ giải lao, có những vị Phật tử vui tính xin giúp vui giải lao bằng những lời ca tiếng nhạc hay âm điệu ngâm nga những câu thơ của chư Tôn đức sáng tác, hoặc tự thân họ làm ra để giúp bầu không khí tu tập thêm phần sinh động. . . .
03/02/2021(Xem: 19814)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6288)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 7564)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8836)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]