Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân Thực và Giả Dối

23/06/201906:15(Xem: 3971)
Chân Thực và Giả Dối

Hoa sen quangduc-2

CHÂN THỰC VÀ GIẢ DỐI

 

Vĩnh Hảo

 

 

Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên, đến độ lòng chẳng có chút cắn rứt nào khi đã lỡ tạo ra những hậu quả xấu, làm khổ đau, thậm chí tổn hại đến sinh mệnh của kẻ khác.

Đa phần sự dối gạt, lừa đảo xuất phát từ lòng tham lam lợi lộc, danh vọng, quyền bính; nhưng trong một số trường hợp, có những người chỉ nói dối, làm dối, vì kỹ thuật khéo léo, “làm giả như thật,” đã cho phép, khuyến khích họ thi triển kỹ năng của họ, và lấy sự thi triển này làm điều thú vị trong cuộc sống. Ở trường hợp đặc biệt khác, kẻ nói dối vì lớn lên trong môi trường cần nói dối (như trong thương trường, quảng cáo chẳng hạn), đã nói khuếch đại, nói khoa trương, nói quá sự thật, nói để tô điểm nâng cao tự thân và món hàng muốn rao bán, nói sao cho lợi mình và tập đoàn, tổ chức của mình. Dối lâu thành thói quen, thành đặc tính, đến độ chính kẻ nói dối cũng tin tất cả điều dối đều là thật. Cũng bởi chính mình tin như thế, lời nói ra rất khẳng khái, nghe tựa như lời chân thực xuất phát từ con tim, khiến cho hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí cả triệu người tin theo. Thành công trong sự nói dối như thế, kẻ nói dối hài lòng, thỏa mãn, không ngại ngùng chi để tiếp tục nói dối, dối liên tục, triền miên… trước quần chúng, thiên hạ.

Hậu quả của sự dối trá như thế nào thì qua kinh nghiệm tự thân, cũng như qua sách vở, lời dạy của cổ nhân, thánh hiền, giáo chủ các tôn giáo… mọi người đều đã biết. Dối nhỏ, hại nhỏ; dối lớn, hại lớn. Không sao lường được hậu quả và sức lan truyền, tác hưởng của nó.

 

Người thực hành lời dạy của bậc chánh giác, luôn tôn trọng sự thực; và đạo lý của bậc chánh giác thường được mệnh danh là “đạo như thật.”

Người áp dụng “đạo như thật” trong đời sống, lấy sự chân thực làm nền tảng. Tính cách chân thực ấy đã được đức Thế Tôn minh thị và hướng dẫn thực hành bằng Bát Chánh Đạo — Con Đường Chánh Tám Ngành (1): đặt tất cả quan kiến, tư duy, ý niệm, lời nói, hành động, năng lực, và sức tập trung vào con đường chân thực, thánh thiện. Có thể hiểu là đặt chân lên con đường ấy là đặt chân lên con đường mà các Thánh giả đã đi qua: con đường thoát ly khổ đau sinh-tử, chứng nhập niết-bàn.

Tám Ngành đều quan trọng, nhưng ngành về lời nói (Chánh Ngữ: nói năng chân chánh) là mặt biểu hiện dễ nghe, dễ cảm nhận nhất trong sinh hoạt, quan hệ hàng ngày. Lời nói thốt ra tác động rất nhanh và trực tiếp đến người nghe, cho nên người xưa thường nhắc “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là ý khuyên nên cẩn trọng cái miệng, thận trọng lời nói, vì nó có thể hại mình, hại người (2). Ngày nay, người ta dùng bàn phím điện thoại hay máy vi tính để gõ, gửi lời nói, tin nhắn, hình ảnh qua Twitter, Facebook, Youtube, Snapchat, Google+, LinkedIn… đến hàng triệu người khác trong nháy mắt. Nhanh cấp kỳ như vậy thì càng nên cẩn trọng hơn, vì một khi lời nói hay tin nhắn đã buông ra rồi, khó mà rút lại được – dù sau đó có sửa lại đi nữa, phát ngôn ban đầu cũng đã lan đi khắp nơi rồi, biết đâu lại chẳng tác động, khơi mào cho một loạt những người tự tử, thúc đẩy cầm súng giết người hàng loạt, khởi động một cuộc chiến thảm khốc, hoặc gieo rắc thảm họa cho một số người nào đó không biết mặt biết tên.

Vì vậy đối với việc thông tin, truyền thông, hay giao tiếp bằng lời nói hàng ngày, người học Phật nhất thiết phải thực hành Chánh Ngữ; và không thể không biết về Chánh Ngữ mà Đức Phật đã dạy cụ thể như sau: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.” (3) Bốn điều Đức Phật dạy “từ bỏ” trong Chánh Ngữ, cũng chính là bốn dạng nói dối của giới thứ Tư (4) trong Năm Giới nền tảng của người phật-tử tại gia (5).

Đối với Chánh Ngữ, không những chính bản thân người con Phật thực hành mà còn phải khuyến khích người khác làm theo; không những thực hành Chánh Ngữ, còn phải tránh xa kẻ nói dối, không ủng hộ nói hùa theo kẻ xảo ngôn, ngụy ngữ.

Đối với giới Vọng Ngữ, người con Phật không tự mình nói dối, không xúi giục người khác nói dối, cũng không nghe người khác nói dối mà tán trợ, vui theo. Trong Năm Giới căn bản, cả ba hình thái: tự làm, xúi người làm, vui theo việc người làm, đều là phạm giới (6).

Nghiệm xét từ những lẽ trên, người con Phật trong giao tiếp với con người, xã hội, phải luôn tôn trọng sự thật, nói lời chân thật: không vì danh lợi mà nói lời xu nịnh người quyền thế; không vì an toàn và lợi ích cá nhân mà ca tụng, tâng bốc đảng phái chính trị xấu-ác; không vì cảm tính riêng hoặc chạy theo phong trào mà ca tụng hoặc bênh vực những lãnh tụ không xứng đáng; không vì bảo vệ vị thế, tài sản của mình mà ngoảnh mặt với sự thật, quay lưng trước thống khổ vô vàn của sinh dân.

Không sống với sự thật thì thường là sống dối. Ngợi ca, ủng hộ người ngoa ngụy dối trá, chính là tòng phạm của dối trá.

Người con Phật chân chính sống với giáo lý như thật, không sống với hư ngụy, giả dối.

 

California, ngày 22 tháng 6, năm 2019

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

__________________

 

(1) Còn gọi là Bát Thánh Đạo hay Bát Thánh Đạo Phần (Pàli: Ariyaṭṭhagikamagga) Con đường Thánh Tám Ngành (The Noble/Holy Eightfold Path) gồm: Chánh Kiến (Right View/Understanding), Chánh Tư Duy (Right Thinking), Chánh Ngữ (Right Speech), Chánh Nghiệp (Right Action), Chánh Mạng (Right Livelihoood), Chánh Tinh Tấn (Right Effort), Chánh Niệm (Right Mindfulness), và Chánh Định (Right Concentration).  

(2) “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất,” bệnh tật là từ ăn uống mà vào, tai họa là từ lời nói mà ra.

(3) Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Chương I, Mục 8, Phân Tích, Tương Ưng Đạo, HT. Thích Minh Châu dịch.

(4)    Năm Giới của người phật-tử tại gia: giới sát sanh, giới trộm cắp, giới tà dâm, giới nói dối và giới uống rượu. Giới ở đây có nghĩa là ngăn ngừa, phòng hộ. Vì vậy nói “giới nói dối” có nghĩa là ngăn ngừa, không làm việc nói dối.“Chức năng của giới là phòng hộ căn môn, tức ngăn ngừa những pháp bất thiện khởi lên làm phương hại đến các phẩm tính thiện căn.” (Tuệ Sỹ, Thắng Man Giảng Luận, Chương III: Bồ Tát Giới, Tiết 1: Bồ Tát Tâm Địa Giới).

(5)    Giới thứ Tư trong Năm Giới là Giới Nói Dối. Giới Nói Dối được nói rõ trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Chương Trước: Phần Giới Luật – HT. Thích Trí Quang dịch, như sau: “Nói dối có bốn. Một, nói dối trá, là phải bảo trái, trái bảo phải, thấy nói không, không nói thấy, dối trá không thật vân vân. Hai, nói thêu dệt, là trau chuốt lời nói phù phiếmtừ ngữ hoa mỹ khúc nhạc diễm lệ, lời ca tình tứ, dắt dẫn dục vọng, tăng thêm sầu bi, làm đãng tâm chí của người vân vân. Ba, nói thô ác, là nói thô tụcđộc ácmắng chửi người vân vân. Bốn, nói hai lưỡi, là đến người này nói người kia, đến người kia nói người này, ly gián ân nghĩa, khêu chọc và xúi bảo cho họ đấu nhau, tranh nhau vân vânCho đến trước khen sau chê, mặt phải lưng trái, chứng vào tội người, rêu rao lỗi người, đều thuộc loại vọng ngữ.”

(6)    Ngoại trừ trường hợp phải vì phương tiện mà nới lỏng (khai), cho phép tạm thời không giữ giới đó trong thời gian và hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Ví dụ, bác sĩ bảo cần phải uống rượu thuốc để trị bệnh nan y, bệnh nhân phật-tử được phép uống rượu thuốc, nhưng khi hết bệnh, phải ngưng; nếu lạm dụng vì lý do “phương tiện” mà tiếp tục uống rượu thì phạm giới. Ví dụ khác, về nói dối, trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược cũng có ghi: Ngoài ra, vọng ngữ vì cứu hoạn nạn cấp bách cho kẻ khác, phương tiện quyền biến, từ bi mà ích lợi, cứu giúp, thì không phạm.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 16717)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 3939)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 4701)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 9843)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
27/03/2013(Xem: 6482)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 5584)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 8575)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 3989)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 4342)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
11/02/2013(Xem: 4361)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]