Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những điều học được khi đọc tác phẩm "Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa" của HT Thích Như Điển

20/04/201904:58(Xem: 4117)
Những điều học được khi đọc tác phẩm "Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa" của HT Thích Như Điển

moi to vuong cua huyen tran cong chua_ht thich nhu dien
Những điều học được khi đọc tác phẩm 
 MỐi TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 
( Phóng tác lịch sử tiểu thuyết cuối đời Lý đến đời Trần ) 
của Hoà Thượng Thích Như Điển  

Thật là một Phước duyên khi tôi được Hoà Thương ban tặng cho tác  phẩm này qua sự chuyển giao của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng nhân dịp Thầy tham dự đại lễ khánh thành Chùa Minh Giác tại Sydney cùng với sự chứng minh của Hoà Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác - Đức Quốc . 

Kính xin tri ân lòng từ bi của Thượng Tọa luôn muốn  khuyến khích những người thích đọc sách về Phật Pháp và lịch sử VN nên đã không ngại cước phí để gửi đến tôi . 

Cũng được biết nhân đây Hoà Thượng cũng ban cho đại chúng một bài pháp thoại, và nhất là trong chuyến hoằng pháp này HT Thích Như Điển đã đem đến cho Phật tử Úc Châu hai tài liệu rất hữu ích đó là : 

               - ĐẶC SAN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO( 40 năm Viên Giác Đức Quốc 

               -  MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 

RIêng tôi có lẽ vì bị ảnh hưởng một nỗi buồn man mác xâm chiếm khi được nghe băng  đọc AM MÂY NGỦ của HT Thích Nhất Hạnh từ nhiều năm trước nên mặc dù đang học Kinh Đại bát Niết Bàn  đã xong phẩm 16 Bồ Tát thì liền bị thu hút bởi tác phẩm Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa và bắt đầu say mê theo dõi từng ý và từng lời của HT từ lời dẫn nhập đến chương  cuối ( tất cả 481 trang ) và tôi ao ước được nói lên vài cảm nghĩ mặc dù tiếp theo phần hai đã có Đạo hữu Nguyễn Hiền Đức viết lời bạt thật tài tình và dẫn chứng rất phong phú nhiều tài liệu ghi sai do nhiều lý do .

Có lẽ vào thời đại nầy và nhất là tại các quốc gia thứ ba mà ta đang sống hiện nay nên giới trẻ VN ít thiết tha khi nhìn lại lịch sử để biết tại sao nước VN đến bây giờ mới có hình cong chữ S , nhưng có thể nói những ai ở vào 50X, 60X đều biết rõ nguồn gốc hai châu mà Vua Chế Mân đã ban tặng cho Huyền Trân Công Chúa như một sính lễ cầu hôn và từ đó mà VN đã mở mang bờ cõi về phương Nam như thế nào ! 

Bây giờ xin cho phép tôi được trình bày vài ý nghĩ thô thiển khi đọc tác phẩm này với những điều tâm đắc thật trung thực của một người rất bình thường nhưng đã học lịch sử từ thời còn trung học và có nghiên cứu chút ít Phật Pháp như một lời tri ân đối với HT Thích Như Điển, một danh tăng mà tôi rất ngưỡng mộ và có lẽ tiểu sử Ngài đã được đạo hữu Nguyễn Hiền Đức giới thiệu trong phần hai rồi .

        Hoà Thượng Thích Như Điển khởi sự viết từ đầu tháng 2 năm 2017 và hoàn tất một ngày đầu xuân 2018. Như vậy với gần một năm Hoà Thương Thích Như Điển  đã dùng thủ bút của mình để viết tất cả 481 trang mà  đã gom tóm lại hai triều đại cuối đời Lý và đời Trần gần 400 năm trong 14 chương như sau 

Chương 01: Nỗi niềm đơn độc của Vua Lý Huệ Tông

 Chương 02: Trông Vời Cố Quốc














  • Với một mục đích duy nhất là : 

*Mong được trả lại những gì của sự thật phải là sự thật chứ không thể là những sự phán xét, nghi ngờ của những sự suy đoán phàm tục .

*Và để  giúp cho những kẻ hậu bối như chúng ta thời nay có một cái nhìn tương đối khách quan hơn khi nhìn về Huyền Trân công chúa của một thời xa xưa đã đi vào lịch sử dân tộc và Đạo Phật VN mà cho tới nay nhiều sử sách vẫn chưa cập nhật lại .

Từ lời dẫn nhập của tác phẩm tôi bổng nhớ lại vài điều học được trong  MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG do K.Sri. Dhammananda được Minh Nguyên dịch trong VHPG 131 xuất bản 15/6/2011 thì :" Người ta không biết họ thực sự là ai và điều gì họ mong đợi, như một hệ quả họ hiểu sai mọi thứ và hành động theo sự tưởng tượng của họ và vì vậy cho đến bây giờ con người vẫn bị bao bọc bởi lớp võ vô minh ." 

 Cũng như các tác giả khác cho rằng " con người vốn đã phức tạp ...xin đừng tạo thêm hai chữ giá như  và khuyên ta không nên kết luận bất cứ điều gì chỉ bằng vào những nhận xét bên ngoài.

Đại Sư người Thái Lan Ajahn  Chah trong " Chỉ là một cội " có khuyên chúng ta " trong mọi trường hợp đều phải thấy rõ hai mặt của một vấn đề " Và có nhiều việc đừng nên nghe mà chỉ nhìn vì con người đều có những đức tánh xấu : Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến mà trong đó Nghi rất quan trong vì đa nghi mọi thứ về nhiều mặt . ...

Trước khi  ghi lại những gì đã học được trong từng chương của tác phẩm cũng cần giới thiệu phần hai của tác phẩm để bạn đọc sẽ nhận thấy sự khác biệt của điều tôi tiếp thu bao kinh nghiệm từ tác phẩm này bạn nhé ! 


 "BƯỚC ĐI VÀO LÒNG MUÔN DÂN" , được mượn tên bài hát của cố nhạc sĩ Phạm Duy ca ngợi công trạng của Công Chúa Huyền  Trân là phần cuối của tác phẩm này đã được đạo hữu Nguyễn  Hiền  Đức  phân tích kỹ về lối hành văn và cách hư cấu một tác phẩm cũng như đã hoàn toàn đồng ý với những lập luận sâu sắc và sự tham khảo lịch sử trên các mạng của Hoà Thượng  và kẻ hậu bối này cũng đồng quan điểm như vậy . 

Tuy nhiên khi đứng về mặt một người thuộc thế hệ 50 X và từng sống một thời gian dài trên quê hương ít nhất là từ 35 năm trở lại , tôi xin được nêu ra những cái thấy theo quan điểm của người Phật tử và rất khiêm nhượng để thấy rằng mình vẫn còn dành chút tình cảm thiết tha về quê hương VN ,mời bạn hãy cùng tôi tìm gặp lại  những nét tinh tuý của tác phẩm Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa qua ngòi bút rất chân thật và thấm đượm đạo lý nhà Phật của Hoà Thượng Thích Như Điển . 

Và tự dưng những điều  ghi nhận rất trung thực của tôi đối với tác phẩm này dường như cũng đã được ấp ủ thẩm sâu mà chưa bày tỏ bao giờ ...nay mới được bộc lộ .



Trong chương một: Nỗi niềm đơn độc của Vua Lý Huệ Tông - Hoàng Đế của triều Lý vừa là Thiền Sư Huệ Quang xuất gia tại chùa Bút Tháp vào tháng 10/1224 .



HT đã kết luận bằng một câu mà ai có học Lịch sử Phật giáo VN của Cố HT Thích Thiện Hoa đều nằm lòng như sau " Cho hay tất cả những ông Vua đầu triều đại đều là những anh hùng dân tộc, còn những kẻ sau cùng thừa hưởng được giang sơn gấm vóc của tiền nhân đều không biết quý trọng và gìn giữ quốc gia mà chỉ lo đam mê tửu sắc và trác táng rượu chè nên đã tạo cơ hội cho những kẻ có gan...sẽ tạo dựng một gia tộc mới " . Mà người có công và cũng có tội rất nhiều trong giai đoạn lịch sử này là TRẦN THỦ ĐỘ và người đọc phải  học được câu " Mới hay ! Cái công và cái tội bao giờ cũng kề cận nhau " để khi làm một việc gì nên suy xét cho cẩn thận vừa lợi mình và lợi người 

Tôi cũng học được ý nghĩa tạo hình của một cái tên theo Hán nôm, dù rằng đó chỉ là một giả danh nhưng cái tên  LÝ SÁM ( tên thực của vua Lý Huệ Tông) đã nói rõ vận mệnh một đời người....đó là chữ Sám gồm chữ Nhật đứng ở trên và chữ Sơn đứng ở dưới theo định nghĩa dân gian thì mặt trời đã xuống đến núi thì hoàng hôn đã đến và báo hiệu cho một triều đại sắp đổi ngôi .....

Tôi cũng học được ý nghĩa sâu xa của một câu tục ngữ theo hai lối nhìn của kẻ phàm phu và một người có học Phật pháp đó là " Nhỗ cỏ phải nhổ tận gốc " 

Theo Trần Thủ Độ thì có nghĩa là phải dẹp hết con cháu nhà họ Lý, còn theo người hiểu theo lời Phật dạy là phải làm sao nhổ cho hết cỏ vô minh vốn đã nhiễm sâu nơi cội rễ của con người . ...

Vào đến chương hai TRÔNG VỜI CỐ QUỐC .....BIẾT ĐÂU LÀ NHÀ  ta nhận ra được điều nhân nghĩa trong một xã hội Quân chủ thật đắng cay muôn phần ( trang 30) thế nên Hoàng tử Lý Long Tường đã cùng 6000 người trong thân tộc một đi không nhìn lại cố hương, để rồi sau đó những hậu duệ của Hoàng tử như Lý Thừa Văn ( Tổng Thống Nam Hàn thập niên 1958 ) như Lý Xương Càn, Lý Việt Quốc đã làm nên một thế hệ người Việt tại Triều Tiên mà lịch sử chưa hề viết lại .

Chúng ta phải cám ơn HT Thích Như Điển người đã tìm được bộ sử của Bác sĩ Yên Tử Trần Đại Sỹ viết lại sau khi bỏ công về Triều Tiên truy tìm nguồn cội Nhà Lý còn sót lại . Dựa vào niềm đau ly hương, chiêm nghiệm về cuộc thế vô thường đúng theo giáo lý Phật Pháp ai đọc đến chương này cũng đều ngậm ngùi cho sự trùng hợp xảy ra vào 30/4/1975 một lần nữa cho dân tộc VN chúng ta .



Sang đến chương ba CHỐN KINH THÀNH : Thăng Long ...hoài cổ 

Tôi thích nhất bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà Hoà Thượng đã mượn để nói lên sự điêu tàn khi một triều đại bị cáo chung mà hầu như chúng ta ai cũng đã chứng kiến lại sau 30/4/1975 

Từ niềm hoài cổ đó Hoà Thượng đã lồng nhiều câu chuyện Phật Giáo của nhiều quốc gia khác và để chỉ ra tuy nhà Trần chủ trương Tam giáo đồng quy nhưng chưa chú trọng đến giáo lý Phật thừa " Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh " .

Còn nữa tôi lại biết được Triều đại nhà Trần là một triều đại quá rắc rối về vấn đề hôn phối cận huyết mà điển hình là Công chúa Huyền Trân không biết phải gọi thế nào cho đúng cách....( trang 423 )" Mẹ ta là Khâm Từ Hoàng Hậu dứng về bên nội, nhưng đứng về bên ngoại Mẹ chính là Cô của Ta "

Tuy Hoà Thượng có nhắc đến bài kệ của Kinh Nhát Dạ Hiền Giả để nói đến điều Phật dạy là sống ngay trong giây phút hiện tại này để không hối tiếc về quá khứ và không mơ ước tương lai....nhưng có mấy ai đã hiểu rằng thời gian thì vô cùng và không gian là vô tận cho nên lịch sử cứ lập lại và tiếp diễn ...

Chương bốn :   Nhà Vua Trần Nhân Tông ( 1258-1308) 

( Ngày nay chúng ta còn tôn xưng Ngài là Điều Ngự Giác Hoàng hay Phật Hoàng Trần Nhân Tông ) 

Nếu như đạo hữu Nguyễn Hiền Đức có biệt tài khéo léo dẫn chứng các điều mà các sử gia khác đã viết ...có liên  quan đến đề mục mà tác phẩm đã trình bày thì khi đọc tới chương bốn này tôi lại ngộ ra một điều mà trước đây thường thắc mắc . Thì ra Văn tức là Người và một đọc giả vì sao có thích thú với những tác phẩm của tác giả đó, có lẽ ít nhất phải có một chút gì tương hợp về tính cách hay cách nghĩ suy tư và ít nhất trong nhiều kiếp đã có mối tương quan nào đó ...Ý tôi muốn nói là những bài thơ Ngài mượn để miêu tả một cảnh hoang sơ điêu tàn hay một cảnh thanh tịnh trầm mặc của một ngôi chùa đều là những bài thơ ruột của tôi như bài Bầu trời, cảnh Bụt của Chu mạnh Trình mà tôi đã chép và đã học thuộc ngâm nga mấy trăm lần và nó cũng là nguyên nhân dẫn tôi đến con đường nghiên cứu Phật Pháp từ khi được nghe lại từ Cố HT Thích Tâm Thanh trong những bài pháp thoại Kinh Pháp Hoa....

Trong chương này nếu ai muốn học thêm về lịch sử Thiền phái Trúc Lâm sẽ rất tự hào để biết Tổ Sư sáng lập là người thật nhiều Phước báu và đã có truyền thừa thứ hai tiếp nối cho thế hệ mai sau ...và cũng để tự hào rằng chính Vua Trần Nhân Tông là người đã làm một việc thật ýnghĩa vô cùng cho Phật giáo VN đó là phái người sangTrung Hoa thỉnh  Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán về cho xứ Đại Việt để rồi sau nhiều thế hệ ...nay ta đã có toàn bộ Đại tạng kinh được dịch ra tiếng Việt .

Và cũng chính trong chương này ta mới hiểu được vì sao có cuộc hôn nhân giữa Vua Chiêm Thành lúc bấy giờ là Chế Mân (1303)và Huyền Trân Công Chúa khi tuổi  đời quá khác biệt và cũng chính trong chương này tôi  rất thích thú khi tìm hiểu vì đâu mà có những pháp hội và lễ nhạc khi tụng kinh siêu độ hay các đàn tràng chẩn tế . 

Lại một lần nữa những ai không tin vào những điềm thị hiện của các Bồ tát giáng trần thì sẽ hiểu rõ vì sao  Ngài đã được Ông nội Trần Thái Tông và Phụ Hoàng Trần  Thánh Tông đặt cho tên là Kim Tiên đồng tử và  sẽ  rất ngạc nhiên khi  biết vào lúc mệnh chung Ngài lại được nhạc trời chúc tụng và mây 5 màu vần vũ bay ra từ nơi giàn hỏa và sau khi thiêu lại có vô số xá lợi nữa .

Và cũng trong chương này ta còn biết được Điều Ngự Giác  Hoàng đã đễ lại biết bao nhiều là thi phú ngoài Cư Trần Lạc Đạo mà chúng ta đã học . 

Tôi đã học hỏi thêm rất nhiều điều trong chương này vì sao ? các bạn có tin rằng những bài thơ dẫn chứng trong đây tôi đều được tôi ghi chép lại trong tập sách của tôi . Đó phải chăng là yếu tố mà tôi thích thú khi xem tác phẩm này .... Kính xin chân  thành cám ơn Hoà Thượng đã nêu ra nhiều chi tiết mà đến ngày nay kẻ hậu bối này mới có cơ duyên được may mắn tiếp thu . Quả là biển học rất mênh mông ! 

Chương năm : Tuệ Trung Thương  Sĩ (1230-1291) vừa là Thầy của Vua Trần Nhân Tông vừa là anh vợ của Vua Trần Thánh Tông vừa là Thiền Sư nỗi tiếng với Thượng Sĩ Ngữ Lục 

Chương sáu : Hưng Đạo  Đại  Vương Trần Quốc Tuấn ( anh em chú bác với Vua Trần Thánh Tông ) 

Qua ngòi bút của HT  Thích Như Điển,  hẳn ai cũng bị cuốn hút vào những trang sử hào hùng vào hội nghị Diên Hồng vào Hịch tướng sĩ , Bình ngô Dại cáo ...để rồi nung đúc, thắp sáng trong ta  niềm tin yêu về một dân tộc hào hùng với 4000 năm văn hiến trong những cuộc chiến đấu ngoại xâm . Ước mong lớp trẻ ngày nay lưu tâm lại lịch sử này như Hoà Thượng đã dành hết cảm xúc của mình để trải lòng ra cho hậu thế ! 

Chương bảy : Công Chúa Hoàng Triều 

Huyền Trân Công Chúa là con gái út của Vua Trần Nhân Tông ( Ngài có tổng cộng hai trai và hai gái và trưởng nam chính là Vua Trần Anh Tông ) .

Công Chúa được thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất và đúng với căn cơ của mình nhất vì đã có điều kiện để  nghe những câu nói rất thâm thuý của Phật pháp từ lúc 7 tuổi và đã gieo trồng được trong tâm thức mình những  hạt giống từ bi, đạo đức để biết thế nào là giải thoát luân hồi mặc dù đang sống trong cảnh xa hoa lộng lẫy giữa thế gian đầy hệ lụy . 



Chương tám : Ngàn dặm gió sương 

Tiêu đề này đã làm tôi phân vân rất nhiều ...đã ẩn chứa điều gì ? 

Phải đọc đi đọc lại nhiều lần tôi mới nghiệm ra được những điều triết lý mà tôi đã học từ lâu đó là :

    * Chuyện gì phải xảy ra, nó sẽ đến đúng thời và đúng lúc .

  ** Tất cả đều xoay trong chữ Nhân duyên, nghiệp, chánh báo và y  báo và cả ba nhân vật trong tác phẩm này Vua Trần Nhân Tông, Vua Chế Mân, Huyền Trân công chúa đều nằm trong lưới trùng trùng duyên khởi của cái gọi là định mệnh cho nên đã khiến xui Điều Ngự Giác Hoàng muốn đi du hành khất thực từ núi Yên Tử xuống về duyên hải miền Trung . 

Đó là lý do từ 1294 Vua Trần Nhân Tông đã xuất gia và truyền ngôi lại cho vua Trần Anh Tông và Ngài có ý định thăm dân cho bết sự tình hay cũng muốn dạy chút ít cho dân về cách quy y Tam Bảo và thực hiện ngũ giới hay hành thập thiện 

Không biết Ngài khởi sự lúc nào mà sách chỉ ghi đầu năm 1301 khi qua  khỏi đèo Hải Vân thì lại được Vua Chế Mân đưa về nước Chiêm Quốc với nghi lễ đón tiếp long trọng  và Ngài đã nhận ra dân tộc này tuy không hùng mạnh như các nước ở phương Bắc nhưng tinh thần và cách cư xử thật chân thành . 

Chính thời gian 9 tháng trú ngụ tại  nơi đây Ngài đã cảm nhận một điều : "  có lẽ nhờ ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Giáo đã tạo nên sức mạnh tâm linh  này" nên Ngài khởi lòng từ bi nhân hậu muốn đền đáp một  chút gì  cho Vua bằng cách muốn gả con gái út của mình đang ở vào lứa tuổi đẹp nhất của thời con gái với hy vọng trong tương lại hai nước sẽ giao hảo tốt đẹp trong tình gia đình, mà không biết rằng sợi tơ của nghiệp nhân quả đã đến lúc đúng thời phải hiện ra thôi ....

Và dù lịch sử có chê trách nhưng ai đã thấy được đất Quảng Nam ngày nay chính là cổ cung của Chiêm Thành nên Mỹ Sơn vẫn còn vài tháp chàm cho đến bây giờ ? 

Phải chăng các bạn cũng biết trước khi đi du hành Điều Ngự Giác Hoàng chưa hề có một ý nghĩ nào về điều này . Âu tất cả là Duyên chăng? 



Chương 9: Mối tơ vương dần hiện 

Sau khi quay về lại Núi Yên Tử vào cuối năm 1301 Điều Ngự Giác Hoàng đã ngự tại Ngoạ Vân Am ( Am mây ngủ) và cho lệnh muốn đàm đạo với gia đình và các quần thần về lời hứa với Vua Chế Mân và chính thức tin tức đúng như lời đồn đãi đã được loan truyền đến tai công chúa mấy tuần qua và đã tạo một niềm ưu tư khó tả hằng đêm và nàng chỉ biết cầu nguyện đến Quan Thế Âm Bồ tát .

Ta học được gì ....chỉ khi nào đau khổ ta mới cầu nguyện với một đấng siêu linh để cứu giúp nhưng .....? Có ai biết đâu chỉ là duyên tự nghìn kiếp ....trong lúc nào đó sẽ phát sinh .....

Và chuyện gì phải đến thì đã đến nhưng ...sau khi phái đoàn Chiêm Thành dâng sính lễ cầu hôn thì Vua Trần Anh Tông và Thượng tướng Trần Khắc Chung đã đưa ra một quyết định là sính lễ phải là châu Ô và châu Lý và ngày cưới phải đời từ 3 đến 4 năm khi công chúa được 18 tuổi .



Chương 10: Tơ trời ai dệt 

Qua những lời đối đáp giữa Phụ vương Giác Hoàng và Huyền Trân công chúa cũng như cuộc triệu tập những bô lão khắp nơi trong nước của Vua Chế Mân trong việc dâng hai châu Ô, Lý để làm sính lễ thì tất cả ai ai đều thốt ra một câu " Lương duyên tiền định "

Tôi cũng đồng ý như vậy nhưng trong thâm tâm rất  ngậm ngùi cho hai chữ " Phận gái thuyền quyên " và theo định luật của ngàn xưa nếu  muốn giữ chữ Hiếu làm đầu, thì Huyền Trân công chúa đành phải chấp nhận hai chữ XUẤT GIÁ  thay vì ý muốn XUẤT GIA mà nàng muốn thực hiện từ thuở nhỏ

Và một lần nữa Công Chúa hằng đêm lại phái khấn thầm với Quán Thế Âm Bồ tát ! 

Cũng phải thấy được những điều hiểu biết của HT Thích Như Điển về lịch sử Phật Giáo Tây tạng khi Ngài dùng lời khuyên dạy của Giác Hoàng cho Công Chúa như sau : " Phải hành trì Pháp Đại thừa và hãy làm sao cho giống như Công Chúa Văn Thành đời nhà Đường bên Trung Quốc sang làm dâu bên Tây Tạng ...."



Chương 11: Công Chúa Vu Quy 

Đầu tháng 7 năm1306, lúc này công chúa Huyền Trân đã được 18 tuổi và cũng là ngày công chúa phải bước chân xuống thuyền để được đưa về nhà chồng Xứ Chiêm Thành với ngôn ngữ Champa . 

Vua Trần Anh Tông đã cữ  phái đoàn hộ giá gồm Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Ngự Sử Đoàn Nhữ Hài, Thượng tướng Trần Khắc Chung và nhiều quan quân trên nhiều chiếc thuyền tại cửa biển Ô Long nhưng vì để nhớ đến nghĩa lớn hy sinh của em minh, Vua đã đổi tên là Từ Dung Hải môn 

Một đám cưới hoàng gia nào cũng lộng lẫy huy hoàng không cần mô tả ta cũng tưởng tượng được nhưng điều tôi học được ở đây là sự hội nhập khéo léo của Công chúa nay đã được tấn phong là Hoàng hậu Paramecvari .

Có lẽ nhờ vào sự giáo dục của Khâm Từ hoàng hậu về công dung ngôn hạnh và nhờ các vị Thầy dạy tiếng Champa và lễ nghi tập tục truyền thống trong suốt 3, 4 năm qua  mà Công Chúa đã thu phục hoàn Vua Chế Mân và quan thần bá quan văn võ Chiêm Thành .

Tuy ngày vu quy này rất quan trọng nhưng điều tôi học thêm được về lịch sử lại rất thích thú với người con Nam bộ của đát Việt như tôi, dù đôi lần có ghé thăm miền Trung qua những chuyến du lịch xuyên suốt từ Nam ra Bắc vào 2003 nhưng những địa danh như Phan Rang, Phan Rí, Mỹ Sơn, Thị Nại , Bình Định dường như còn xa lạ mãi đến bây giờ mới được hiện rõ lại trong tâm trí tôi và cũng như đến bây giờ tôi mới biết hai châu Ô và Lý chính là vùng đất Thuận Hoá, Phú Xuân, Thừa thiên Huế ngày nay cũng như nơi công chúa được đưa về Vijaya  chính là Bình Định ngày nay    cũng như Indapura  (Quảng Nam ngày nay ) nằm giữa Cà Ná và Vĩnh Hảo mà nay gọi là Bình Thuận và Ninh Thuận đó .

Kính xin cảm niệm ân Đức của Hoà Thượng khi Ngài viết tác phẩm này . 

Và điều tôi thầm cảm phục nhất chính là lòng ước ao trong tâm khảm của hoàng  hậu Paramecvari  là làm sao cảm hoá được chồng mình hướng về Đạo Phật để cho tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật Giáo được lan tỏa trong dân gian .

Chương 12: Cái tang chung 



Tháng 5 năm 1307 tin Vua Chế Mân băng Hà được loan truyền cũng là lúc hoàng hậu Paramecvari  đang mang  trong minh giọt máu của Quân vương và sắp đến ngày khai hoa nở nhuỵ và ở trong cái tuổi 20 chưa hưởng được gì của sum họp thì đã phải sầu chia ly. 

Kinh đô Đồ Bàn đang phủ một màu tang trắng, chúng ta tuy chưa bao giờ ở trong giai đoạn này nhưng chắc hẳn ai cũng biết thế nào là trăm đắng ngàn cay vừa lo sợ vừa không biết phải xử thế như sao ? Nhất là khi hoàng hậu lại được nghe tin rằng khi quân vương băng hà thì Chánh hâu cũng phải được hỏa táng theo, và dù Bà chỉ là đệ nhị hoàng hậu nhưng ai có thể  cam kết một điều gì đây !!  

Thế là Hoàng hậu Paramecvari  phải tìm cách mật tin về cho hoàng huynh mình ( Vua Trần Anh Tông để may ra có thể tìm cách cứu giúp mình với bao nỗi nghi vấn sợ hãi đang xâm chiếm từng ngày ...Nhưng đó chỉ là những tia hy vọng mong manh vì Hoàng hậu thừa biết rằng dù ngựa có phi nhanh đến đâu thì cũng cả tháng sau hoàng huynh mình mới nhận được tin 

Những điều này tôi chưa bao giờ được biết chi tiết như thế này trong lịch sử nhưng tôi rất vui mừng khi đọc tiếp là trong ngày hỏa táng Vua Chế Mân ngay cả chánh hậu  Tapasi cũng đã thoát nạn . Là phụ nữ ai mà không có tâm trạng này hơn nữa là Phật tử các bạn nhỉ ? 

Thế nhưng với sự khôn ngoan tính toán của một minh vương như Vua Trần Anh Tông Ngài đã cho Thượng tướng Trần khắc Chung dâng  thơ đến vua Chế Chi để xin làm một buổi chiêu hồn cầu siêu cho quốc vương vừa băng hà tại cửa biển Thị Nại theo nghi lễ của Đại Việt 

Và đây là một cuộc bắt cóc Huyền Trân Công  Chúa trên chiến thuyền của Thượng Tướng Trần Khắc Chung mà cũng từ đó những sai khác, những thị phi về việc trai tài gái sắc lại được nằm trên đầu môi của kẻ thị phi khi cho rằng lửa gần rơm....sẽ bén !! 

Và đó cũng chính là điều mà HT Thích Như Điển muốn sự thật phải trả lại  về cho công lý, ta không thể nào hiểu được ....nếu không đọc đến đây và vì sao trong lời dẫn nhập HT lại đem tiểu sử cùng hành trang tu tập của Thượng tướng trong những năm phục vụ dưới hoàng triều ....khi mà chiến thuyền này thay vì chỉ cần hai tháng là về đến Thăng Long thì hai người phải lênh đênh hơn 10 tháng. ...

Có biết đâu rằng ....họ đã gặp rất nhiều cơn giông bão thường xảy ra vào mùa hạ . 

Và cuối cùng câu chuyện tình giữa Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa chẳng qua  chỉ là do người đời thêu dệt mà thôi ...Và khi Thương tướng qua đời , người đã được tặng tước hiệu cao quý thứ hai trong quân thần đó là chức danh Thiếu Sư 

Hoà Thượng đã đánh gục những sợ hãi về thị phi khi lập lại những câu trong dân gian như sau : Người xưa thường nói " tự mình có thể lấy hai tay để bịt lỗ tai lại để không nghe những chuyện thị phi của thiên hạ, nhưng không ai có thể lấy tay của mình để bịt chính cái miệng của mình " Và cuối cùng tôi rất tâm đắc qua câu " Chuyện họ muốn nói, cứ để họ nói còn chuyện mình làm, mình hãy cứ làm " . Thưa các bạn đó phải chăng là một cách sống khôn ngoan nhất dù ở thời đại nào ! 

Cũng qua giai đoạn nầy HT dã giải tỏa những định kiến về một cái tên cho rằng tên biểu trưng  cho vận mệnh mình đó là " Khắc Chung " có nghĩa là điềm chẳng lành với nước nhà, rồi đây nhà Trần sẽ mất vào tay Ông  . Bạn ơi bây giờ tôi có nên tin về ý nghĩa của một cái tên chăng , hay đó chỉ thật sự là giả danh . 

Chương 13: Huyền Trân Công chúa thế phát xuất gia 

Trong chương cuối này HT đã lồng những bài pháp vào hoàn  cảnh và tâm trạng của Huyền Trân công chúa  khi vừa về đến Thăng Long Thành, qua những tháng suy tư trên biển và qua những lời đối đáp với mẹ, với hoàng huynh Trần Anh Tông để giải thích cho người đọc biết thêm về Quy y tam bảo, về sự  Vô thường qua những mất mát ra đi của Phụ hoàng, của người chồng, về độc cư nhàn cảnh ( sự giải thoát hiện thế) hay những lời biện hộ  thật dõng mãnh cho những người nữ nào muốn phát tâm xuất gia như sau " Tại sao một người nữ khi được sinh ra không dám thực hiện ý chí của một bậc Đại Trượng Phu để xa lìa đời tìm Đạo mà vương chi vào chốn bụi hồng ? " 

Và Hoà Thượng Thích Như Điển cũng dành chương này để tán thán công đức và tri ân Huyền  Trân công chúa  trong những năm tháng xuất gia đã tinh tấn giữ đúng phạm hạnh của Tỳ kheo Ni  Hương Tràng từ 1313 đến 1340 .

  Và cuối cùng thì công hay tội vẫn còn nằm trong vòng lý nhân duyên , trùng trùng duyên khởi mà nếu chúng ta chưa đủ Tuệ giác để có thể nhìn sự vật thì mọi chuyện vẫn còn nằm trong vòng điên đảo , đảo điên ...và Hoà thượng chỉ mong chúng ta hãy hiểu đúng lịch sử của từng giai đoạn đã trải qua 

Lời cuối của bài viết, 

Kính bạch Hoà Thượng, cùng các bạn hữu ,

Đây chỉ là những ý nghĩ rất thô thiển của một người còn rất sơ cơ nhưng may mắn được đọc rất nhiều sách ngay  từ lúc 8 tuổi vì phụ thân là một nhà văn cũng là chủ bút nhật báo hơn 45 năm trong nghề và con được theo cha tiếp xúc nhiều trên văn đàn và đã tiếp thu rất nhiều quan điểm. Lần này được phước duyên đọc lại câu chuyện Huyền Trân công chúa bao nhiêu điều ấp ủ  trong tiềm thức đã khơi dậy lại và con mạo muội trình bày những ý nghĩ tương đồng khi đọc qua tác phẩm này và xin kính mong nhiều bạn hữu hãy tìm đọc tác phẩm Mối  Tơ vương của Huyền Trân công Chúa để có một tư duy mới và nhất là hãy tin rằng  một người nếu có tu tập Phật  Pháp và có được căn bản đạo đức  nhất định phải là người hữu  ích cho xã hội, Quốc gia 

Kính xin cung kính trước sự hy sinh thật lớn lao của Huyền Trân công chúa và thành tâm bái tạ công đức và  phạm hạnh của Ni sư Hương Tràng 

Kính xin đa tạ và tri ân vô vàn công đức Hoà  Thượng Thích  Như Điển đã dày công nghiên cứu lại rất nhiều chi tiết mà lịch sử đã bỏ qua nhất là về Phật Pháp và về  Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tụng .

Melbourne 19/4/2019 

Huệ Hương 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2023(Xem: 887)
Hổm rày tôi chợt nhận ra, vạn vật vũ trụ như đang trong lúc sung mãn nhất, đâu đâu cũng đầy những bông hoa đang nở rộ, tất cả như đang bung ra dưới ánh nắng chan hòa đầu tháng 6. Người người cũng cảm thấy nhẹ nhàng trong lớp áo mõng manh, hợp với nhiệt độ bên ngoài, tay chân cũng được khoe ra đón nắng ấm chứ không còn bị che kín từ đầu đến chân như mấy tháng trước.
16/06/2023(Xem: 2417)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị.
15/06/2023(Xem: 11664)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/06/2023(Xem: 1415)
Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí hít một hơi thật sâu mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe tim mình, nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng.Như vậy cuộc đời của bạn sẽ ý nghĩa hơn.
02/06/2023(Xem: 3051)
Muôn dặm đăng trình thân cô lữ Ngàn nhà hóa duyên độ mê tình Áo nhẫn nhục che thân mộng huyễn Lòng từ bi trùm cả nhân sinh (1) Dựng tòa pháp nơi nơi xứ xứ (2) Chuỗi hạt lần chính niệm ngày đêm Thương đất nước chiến tranh, loạn lạc
01/06/2023(Xem: 3527)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
01/06/2023(Xem: 1594)
Ngày trước, trong Kinh Phật có ghi chép lại vào thời kỳ mạt pháp, ma vương lộng hành, cho con cháu ma vương giả làm người tu hành, mặc áo tu hành nhưng tâm đầy những tội lỗi, tà kiến để phá đạo giới, làm lung lay những điều tốt đẹp mà đạo Phật đã dày công tạo lập. Ngày nay, khi xã hội phát triển, Kinh điển giáo lý của Phật vẫn được lưu giữ và truyền tụng lại từ những điều cốt lõi nhất, nếu có khác là chỉ khác ở sự vận dụng linh hoạt trước sự thay đổi, phát triển của nhân loại sao cho phù hợp nhất.
26/05/2023(Xem: 1880)
Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.
19/05/2023(Xem: 1202)
Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức
07/05/2023(Xem: 2110)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567