Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 88, tháng 3 năm 2019

02/03/201907:53(Xem: 6181)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 88, tháng 3 năm 2019


Bia bao_Chanh Phap_88





NỘI DUNG SỐ NÀY:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4

¨ VƯỜN MẸ XUÂN NÀY, XANH BIẾC MỘT TÌNH YÊU (thơ Mặc Phương Tử), trang 8

¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

¨ CẢM ƠN TRỜI CẢM ƠN NGƯỜI, CHAY TỊNH (thơ Phan Anh), trang 11

¨ HOÀI NIỆM VỀ ÔN TRƯỞNG LÃO NHẬT LIÊN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 12

¨ HOÀI NIỆM MÙA XUÂN (thơ TN. Hạnh Tâm), trang 14

¨ TƯ HỮU HÀ LẠC (Sakya Như Bảo), trang 15

¨ BƯỚC ĐẦU TU HỌC, CHUYỂN HUNG HÓA CÁT (thơ Tánh Thiện), trang 17

¨ PHÁP BẤT NHỊ, t.t. (Thích Nguyên Hạnh dịch), trang 18

¨ THẤY TA TRĂNG KHUYẾT (thơ Kiều Mộng Hà), trang 23

¨ THƯ CUNG THỈNH LỄ HIỆP KỴ CHƯ TÔN GIÁO PHẨM LÃNH ĐẠO GHPGVNTN HOA KỲ (Hội Đồng Điều Hành), trang 24

¨ THƯ MỜI AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN GHPGTNTNHK (Hội Đồng Điều Hành), trang 25

¨ XUÂN TUỆ (thơ Chúc Hiền), trang 26

¨ SƯ NHÀ TỐNG SANG HỌC THIỀN NHÀ TRẦN  (Nguyên Giác), trang 27

¨ ANH EM BÒ VÀ CHÚ HEO CON (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 30

¨ VÀNG BẠC LÀ OÁN TẶC – Câu Chuyện Dưới Cờ (Nhóm Áo Lam), trang 32

¨ TẤT CẢ CHO SỰ HÒA HỢP – Lá Thư Đầu Tuần (Nguyên Từ Nguyễn Đức Thương), trang 33

¨ TỰ XUÂN, GIẤC XƯA (thơ Yên Chi), trang 34

¨ CÁC DANH TĂNG ĐỜI NGUYỄN (Nguyễn Lang), trang 35

¨ HẠNH PHÚC TÌM Ở ĐÂU? (TL Đào Mạnh Xuân), trang 39

¨ THÔNG BẠCH SỐ 1 & PHIẾU GHI DANH THAM DỰ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN 9 (HT. Thích Đỗng Tuyên), trang 41-45

¨ HUYỀN THOẠI TÁI SANH CỦA THÁNH TĂNG ZONG (Tâm Huy), trang 48

¨ CHÙM THƠ ĐẦU XUÂN  (thơ Bạch Xuân Phẻ), trang 51

¨ TRÍ NHỚ MÙ SƯƠNG (Phan Tấn Hải), trang 52

¨ STORIES OF THERA POTTHILA (Daw Mya Tin), trang 56

¨ NẤU CHAY: HỦ TIẾU NAM VANG (Cơm Chay Diệu Thảo),trang 57

¨ DUYÊN VÀ NỢ (Đào Văn Bình), trang 58

¨ ĐỘC HÀNH (thơ TN Huệ Trân), trang 60

¨ THÔNG BÁO THỰC HIỆN BỘ 2 CỦA “VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI – SƯU KHẢO” (Ban Chủ Trương Văn Học Sưu Khảo), trang 61

¨ MÙA XUÂN SON SẮT VĨNH HẰNG (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 62

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM LINH TÁM CHỮ (Steven N.), trang 63

¨ LỄ LẠC THÀNH NIỆM ÂN ĐƯỜNG VÀ AN VỊ LINH CHÙA BÁT NHà(Bình Sa), trang 64

¨ TRĂNG, CHUÔNG, CHIM (thơ Chu Vương Miện), trang 65

¨ HÃY GIÀ MỘT CÁCH KHÔN NGOAN (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 66

¨ HÌNH ẢNH CHÚ TIỂU TRONG “THIÊN THẦN QUÉT LÁ” (TN. Thánh Tân), trang 68

¨ CHỈ LÀ HẠT BỤI (Mộc Nhiên), trang 70

¨ SÁU GIÁC QUAN TRANH CÔNG (Truyện cổ Phật giáo), trang 72

¨ BUÔNG Ở CHỖ NÀY (Tiểu Lục Thần Phong), trang 73

¨ XUÂN VẪN CÒN ĐÂY, XUÂN VÀ THƠ (thơ Diệu Viên), trang 75
¨ BỤI ĐƯỜNG – chương 11 (Vĩnh Hảo), trang 76

 


THƯ TÒA SOẠN

Xe lên đỉnh đèo khi mặt trời từ từ xuống thấp ở biển tây. Mặt trời đỏ ửng và hiện rõ nét hơn trước khi khuất hẳn vào lòng biển rộng. Mây dồn từng lớp ở chân trời xa thẳm, che mất vạch thẳng của mặt nước, khép lại vẻ mênh mông của biển sau một ngày dài. Đàn hải âu từ khơi quay về, bay thật nhanh, trong im lặng, rồi đáp xuống đâu đó trên những ghềnh đá dọc bãi biển.

Nền trời vẫn còn phản chiếu nắng nhạt, tạo những vệt vàng, cam, tím chen giữa những đường mây. Sắc màu của thiên nhiên, núi đồi và cỏ cây vẫn còn được nhận ra rõ ràng khi xe xuống đèo, băng qua đồng cỏ bạt ngàn phía đông. Thấp thoáng vài căn nhà gỗ sơn trắng, nổi bật giữa nền cỏ xanh và các tường rào màu nâu sẫm. Những cơn mưa xuân tuần rồi đã thanh tẩy bụi bặm trên lá cây. Hoa dại xác xơ, run rẩy trong tiết lạnh trái mùa. Xa xa, từ lò sưởi của một ngôi nhà nằm sâu dưới thung lũng, khói lam tỏa nhẹ một dải lụa mềm trong không gian bảng lảng ánh chiều.

Chạnh lòng buồn nhớ quê xa.

Nhớ chiều lang thang trên đồi, nhìn mây tím chân trời khi chuông chùa gửi vào phố thị tiếng hải triều ngân vang.

Nhớ chiều thôn dã, tiếng cười trong trẻo vô tư của những thôn nữ từ ruộng đồng kéo về hòa trong tiếng lá lao xao rừng bạch đàn.

Nhớ chiều phố thị, bâng quơ chân bước lữ hành. Tiếng người huyên náo, tiếng máy xe inh ỏi và khói xăng mù mịt như thúc giục chốn về bình an.

Có những con thuyền xa khơi, khuất bóng nơi góc bể chân mây.

Có những người ra đi, heo hút đường chân trời.

Và nỗi buồn, như thể lúc nào cũng chực sẵn, sa xuống mỗi chiều. Man mác như sương nhẹ buông. Niềm thương cũng tỏa ra. Bàng bạc những phương trời.

 

Hoàng hôn. Rồi lại bình minh. Rồi lại một chiều vạt nắng kéo về phương tây. Chim bay mỏi cánh không đuổi kịp mặt trời. Góc trời sẫm tím như hối hả chìm sâu về phía trước. Có khi như rượt đuổi từ phía sau. Chân người quýnh quáng quàng xiên khi bóng đêm chùng xuống.

Đêm. Nghĩa gì đâu! Chỉ là khi mặt trời bị che khuất.

Trừng mắt ngó vào đêm sâu. Tìm kiếm chi giữa u minh mịt mùng.

Đêm và ngày. Tối và sáng. Vô minh và minh.

Đêm có vẻ là khởi điểm cho những lệch lạc, sai lầm, u mê; và ngày có vẻ là khởi điểm cho sự bừng sáng của trí tuệ giác ngộ.

Kỳ thực, có một khoảng (thời gian và không gian) chuyển tiếp cho đêm và ngày—bình minh, cũng như có một khoảng chuyển tiếp giữa ngày và đêm—hoàng hôn. Chia chẻ khoảng chuyển tiếp ấy ra manh mún, sẽ không thấy đâu là điểm cuối cùng, cũng không thấy đâu là chỗ khởi điểm, khởi phát. Ngay nơi cái khoảnh thời gian và không gian nhỏ nhiệm nhất, đêm cũng chính là ngày, ngày cũng chính là đêm. Không phải là hai cái riêng biệt. Không có gì để có thể gọi được tên riêng là đêm hay là ngày. Đêm không làm nhân hay làm duyên để sinh ra ngày; ngày cũng không làm nhân hay làm duyên để sinh ra đêm.

Vô minh và giác ngộ cũng thế. Thực sự không có vô minh, cũng như không có giác ngộ. Không có vô minh khởi sinh rồi vô minh bị tận diệt (1); cũng không có giác ngộ nào phát sinh hay chứng đắc khi vô minh đoạn tận (2). Vô minh đã không có thì nó không thể làm nhân hay làm duyên cho bất cứ thứ gì khác (3).

Nghiệm từ lý thuyết thì là như thế. Nhưng trên thực tế, có một hoàng hôn buông xuống phía tây và một bình minh vén lên từ phía đông, là khoảng nối kết giữa ngày và đêm, giữa đêm và ngày. Khoảng nối kết ấy, do ước lệ tri thức và kinh nghiệm của con người, là có thực. Có nghĩa rằng có sự khởi đầu và kết thúc của một chuỗi thời gian (đo đạc bằng không gian). Và vì nó có thực, có khởi sinh và tận diệt, nên đêm và ngày cũng có thực.

Vô minh cũng có thực trong nhiều kiếp luân hồi lưu chuyển khi chúng ta khởi ý niệm phân biệt ban đầu, chia chẻ những cặp đối đãi, từ đó vẽ ra đêm, ngày, hoàng hôn, bình minh, con người, cuộc đời, và trùng trùng vô tận thế giới.

 

Mặt trời đã khuất hẳn trong lòng biển lớn. Ráng hồng băng qua trời tịch lặng.

Xe đi trong đêm theo ánh đèn dẫn trước. Đường còn dài, chong mắt canh thâu.

Nỗi buồn mênh mang lúc hoàng hôn bất chợt tan biến như chưa từng hiện hữu.

 

 

California, ngày 22 tháng 02 năm 2019

www.vinhhao.info

 

 

________________

 

(1)  “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận” (không có vô minh, cũng không có sự hết vô minh), Bát Nhã Tâm Kinh.

(2)  “Vô trí diệc vô đắc” (không có trí giác ngộ, cũng chẳng có sự chứng đắc), Bát Nhã Tâm Kinh.

(3)  Theo giáo lý Phật, vô minh là chi đầu tiên trong Thập nhị nhân duyên; từ vô minh, tác động lên hành (vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc…) mà kết nên đời sống này trong chuỗi nhiều đời sống của vòng luân hồi, sinh tử. Thập nhị nhân duyên gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.


   




pdf
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 88, tháng 3 năm 2019 


***


00logo-bao-chanh-phap




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 17318)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 11796)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
28/08/2018(Xem: 6309)
Trong bài Đôi dòng cảm nghĩ về cuốn Võ Nhân Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2001, Giáo sư Mạc Đường, nguyên viện trưởng viện Khoa Học xã hội TP.HCM có cho biết rằng, họ Quách, mặc dù ông tổ vốn dòng Mân Việt nhưng không chịu sống dưới chế độ Mãn Thanh nên đã rời bỏ Trung Quốc di dân sang Việt Nam. Đến thế hệ Quách Tấn và con là Quách Giao đã trên 300 năm. Vì sống tại Tây Sơn đã nhiều thế hệ “ nên họ Quách có biết dược nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương. Nhất là thời đại Tây Sơn và phong trào Cần Vương. Gia phả của họ Quách đều có ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng này.
26/08/2018(Xem: 3703)
Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.
20/08/2018(Xem: 4657)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ), Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.
15/08/2018(Xem: 7727)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 4323)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
11/08/2018(Xem: 11624)
Bà hiện còn khỏe, minh mẫn, sống ở Nha Trang. Bà thành hôn với nhà văn B.Đ. Ái Mỹ 1940, cuộc tình sau 47 năm (tức năm phu quân mất 1987), bà sinh hạ 14 người con: 7 trai, 7 gái. Tất cả 14 người con của bà đều say mê âm nhạc, thích hát và hát hay, nhất là người con thứ ba - Qui Hồng. Hơn ½ trong số này cầm bút, làm thơ, viết văn, vẽ, điêu khắc và dịch thuật. Người có trang viết nhiều nhất là người con thứ 10: Nhà văn Vĩnh Hảo, với 13 đầu sách đã phổ biến… Bà là nữ sĩ nổi tiếng không những về thơ ca mà còn cả thanh sắc, thêm vào tính tình hiền diu, đằm thắm nên được văn thi hữu thời bấy giờ quí trọng. Bà là nữ sĩ nổi danh từ thập niên 30 vế cả ba mặt Tài, Sắc và Đức.
09/08/2018(Xem: 7936)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
09/08/2018(Xem: 6264)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]