Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lăng Già Tâm Trầm Mặc Trăng Ngàn

26/02/201920:22(Xem: 3900)
Lăng Già Tâm Trầm Mặc Trăng Ngàn

 

 

 tam nhien

 

Lăng Già Tâm, Tâm Nhiên cùng uống trà trong liêu vắng chùa Phi Lai, Biên Hòa, đêm tháng 2. 2019

 

 

 

  

 LĂNG GIÀ TÂM
TRẦM MẶC TRĂNG NGÀN

 

 

Thơ là tiếng hát ngàn năm, thâm thiết, miên man trong tâm hồn nhân thế, còn mãi đồng vọng, âm vang cao vút tận trời mây lẫn trong sương gió, nắng mưa giữa mùa trăng ngời xanh biếc huyền mộng. Trăng là hơi thở sơ nguyên của vũ trụ, hòa quyện thiết tha, nuôi dưỡng lòng người muôn thuở, là nguồn cảm hứng muôn nơi cho biết bao thiền sư, thi nhân, nghệ sỹ đi về trên cung bậc sáng tạo, khơi mở dòng đời :

 

Trời mênh mông đất mênh mông

Ta ngồi ngoảnh lại chiều đông qua rồi

Xuân về khoe sắc nơi nơi

Nghe trong cổ lục tàng khơi trăng vàng

 

Xuân là Tâm xuân, đất trời mới mẻ, tinh khôi trong lòng mình. Trăng vàng chiếu ra từ những trang cổ lục, cảo thơm, là hình ảnh ánh trăng tuệ giác siêu việt của nhân loại đã kết tinh từ thiên vạn cổ đến nay. Đó là vầng trăng Đức Phật, trăng Long Thọ, trăng Bồ Đề Đạt Ma, trăng Huệ Năng, trăng Lâm Tế, trăng Tuệ Trung Thượng Sỹ, trăng Không Lộ, trăng Huyền Giác… vẫn sáng ngời ngời, soi bước cho biết bao con người vượt qua bóng đêm dài sinh tử…Phải chăng, đó cũng là “Vàng trăng như thị thiên thu dặm ngàn” mà nhà thơ Lăng Già Tâm cảm nhận, khi chiêm ngưỡng vầng trăng Tâm xuân giữa canh trường khuya vắng :

 

Trăng vô biên trăng hiện tiền

Nước trong trăng hiện ưu phiền lãng du

Nghiêng tay nhẹ vén mây mù

Vàng trăng như thị thiên thu dặm ngàn

 

Dặm ngàn thiên thu trên từng bước như thị về, bàng bạc ánh trăng thi ca lãng đãng, trông thật thanh thản, an nhiên, muôn chiều phiêu hốt. Còn gì hân hoan hơn, khi bất ngờ thấy ra nguồn cội, bản lai diện mục của mình, dưới ánh vàng trăng tỏa bừng quang đãng : 

 

Nghe trong tự tánh âm vang

Cô luân nguyệt tỏa ánh vàng lung linh

Trăng soi mặt mũi chơn hình

Ngàn thu trăng chở vô thinh cội nguồn

 

Tự tánh thanh tịnh vốn sẵn hiện hữu tự bao giờ, luôn luôn có mặt sờ sờ ngay trước mắt đó. Thấy là thấy lập tức, diệu dụng ngay giữa thực tại hiện tiền (kiến tánh) còn không thấy thì cứ quờ quạng, lần mò trong xó xỉnh tối tăm, lẩn quẩn chung quanh cái ngã chấp thâm căn cố đế của mình (vô minh)mà thôi.

 

Từ khi “Nghe trong tự tánh âm vang” nhà thơ Lăng Già Tâm trầm nhiên thõng tay vào phố chợ Biên Hòa, vào ra ngôi chùa cũ, trà đạo cùng tao nhân, mặc khách, tùy duyên Chuyển Hóa* cõi người ta. Ra Phú Yên, về chốn miền thôn dã Hòa Thịnh, thinh lặng ngắm trăng rằm mát rượi, thoảng ngát hương đồng cỏ nội, tịch chiếu quanh vườn cổ tự Phi Lai. Lên núi rừng cao nguyên Đăk Lăk dạo chơi với hoang vu, thác đổ, sương mù. Rồi xuống biển Quy Nhơn, thả hồn thơ ngút ngàn bay theo mây trắng :

 

Chùa thiêng ngời im lặng

Chuông khuya vang tiếng không

Trăng xưa vờn biển mộng

Ta về trong mênh mông

 

Biển mộng vờn trăng xưa, long lanh lấp lánh màu vạn đại trước mông mênh đại hải, thấp thoáng bóng ta về, là hình ảnh “cô thân vạn lý du” của Lăng Già Tâm, một nhà sư tự tại, một nhà thơ an nhiên, đang cùng thiên địa Giao Cảm** trong một niềm trăng hằng cửu, chơn thường, bát ngát suối nguồn thương :

 

Trăng chơn thường

Trời mờ sương

Đời còn vương

Vạn tình thương

 

Trăng lung linh

Mắt lung linh

Nhập trang kinh

Vang bình minh

 

Tinh sương, sớm mai hồng lộng nắng vàng óng ánh, xanh biếc cỏ hoa trôi quanh gành đá, tuôn trào rào rạt xuống nguồn suối thương yêu, chảy tràn lan lai láng, bồi hồi. Suối nguồn yêu thương chan chứa giữa đại bi tâm, cuồn cuộn, róc rách reo ca theo dòng nước trong đục dung thông :

 

Rồi một sớm mai hồng

Đất trời bỗng sáng trong

Dòng suối ven bờ cỏ

Niềm vui rộn trong lòng

 

Thong dong là niềm vui mừng rỗng rang bừng dậy, để nụ cười bất tuyệt trổ mãi ngàn hoa lá trên đường về cố quận, nơi vườn Tâm ấm áp, chạm hồn trăng Chân Như ở đây và bây giờ, ngay trong từng hơi thở lạc an :

 

Sóng xao bờ cát

Trăng tỏ lối về

Vườn tâm sáng rạng đường quê

Trời Chân Như ấy bây giờ là đây

 

Vườn Lòng xưađã quy hồi, đã về đã tới thảnh thơi. Thi nhân trút sach hết bụi sầu vạn cổ, buông xuống chập chùng, nặng trĩu bao nỗi khổ, niềm đau, sau nghìn dặm lữ làm phong trần khách, lang thang từ vô lượng kiếp, chìm nổi, thăng trầm, chết đi sống lại giữa cuồng phong, sấm sét, ba đào :

 

Phong trần một kiếp lao đao

Nửa vành trăng khuyết biết bao nhiêu tình

Hỏi cây cây mãi lặng thinh

Hỏi mây mây cứ lênh đênh cuối trời

Đá mòn nhưng dạ chẳng rời

Tào Khê nước chảy sáng ngời Chân kinh

Chiều nay dừng bước phiêu linh

Bên con dốc đá tự tình rong rêu

 

Phiêu linh dừng gót bên dòng suối Tào Khê, bước lên thuyền Bát nhã, lắng nghe Huệ Năng thuyết Chân kinh: “Nếu thấy hết thảy pháp mà tâm không ô nhiễm cũng không vướng mắc, ấy gọi là Vô niệm. Hoạt dụng hết thảy chỗ mà chẳng mắc vướng chỗ nào, chỉ cần thanh tịnh bản tâm, để cho sáu thức ra vào sáu căn, đối với sáu trần không nhiễm, không dính. Đến đi tự do, ứng dụng vô ngại, tức là Bát nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh Vô niệm”. Mỉm cười, thi nhân nhận biết, thẩm thấu sâu xa và thực hành cái tâm không dính măc, kẹt vướng, một cách nhanh chóng :

 

Không vương không lụy ngoài trong

Vượt sinh tử mộng thoát vòng nhiêu khê

Qua rồi bể khổ sông mê

Thuyền neo bến giác đề huề gió trăng

 

Trăng gió vẫn đề huề trên đường thơ Lăng Già Tâm, thi nhân vẫn cất bước thung dung, thõng tay vào chốn bụi hồng :

 

Ta bà nặng gánh có không

Con thuyền Bát nhã thong dong lối về

Người đi rạng nét chân quê

Lời kinh vô tự đề huề gió trăng

Mai này trong cõi cô tung

Lắng nghe tiếng hát từ vùng Nguyên xuân

Có không nào để phân trần

Đến đi rồi cũng một lần ai ơi !

Trăng khuya chếch bóng mộng vời

Con đường sinh tử như lời ca dao

Trăm năm tiếng hát câu chào

Ngàn năm còn lại lời nào cho ta ?

 

Trăm năm là một kiếp người trong cõi ta bà, với đủ thứ mặn nồng, chua chát, đủ thứ ngọt bùi, cay đắng, lặng buốt tâm can, lòng dạ não nùng. Rồi ngàn năm vời vợi trong cõi vô cùng, vô tận kia, có còn gì nữa không, hỡi trời cao, biển rộng ? Nhà thơ tự hỏi rồi tự đáp, khi ngồi quán chiếu, xuyên suốt tam thế mộng, khắp mười phương, tám hướng, bốn bề :

 

Tâm nhiên rộn bước đường quê

Tâm Không là chính nẻo về trong ta

Tâm bình ấy bản trường ca

Tâm hòa nhẹ quyện thiết tha ru lời

Ai ơi ! Nhớ lấy nụ cười

Để thiên thu mãi sáng ngời Chân kinh

 

Chân kinh vô tự vốn không chữ mà đại thi hào Nguyễn Du đã đọc được nên phát biểu: “Khắp cõi là Không tánh thì đâu có tướng. Tâm này vốn thường định chẳng lìa thiền”. Thiên thu nụ cười chỉ có thể bừng nở rực rỡ, từ trên nền tảng tuyệt trần Chân Như tự tánh hay Pháp thân thường trụ mà thôi. Thấy như thế, nên nhà thơ Lăng Già Tâm nhập diệu vào bao la, cảnh giới bát ngát vô lượng thọ, vô lượng quang :

 

Dang tay đón ánh mặt trời

Nghe trùng dương gọi nụ cười thinh không

Nghe đồng vọng giữa mênh mông

Tiếng Chân Như hiện muôn trùng Pháp thân

 

Thật vậy,trời đất rộng lớn là do tâm ta lớn rộng, Thiền sư Suzuki đã nói như thế. Chữ tâm là chỉ cho tâm thức con người. Tâm thức quả thật bất khả tư nghì. Muốn nói về tâm, hiểu chữ tâm cho rốt ráo, đầy đủ ý nghĩa, thì không khác gì mình phải đọc lại toàn bộ tam tạng kinh điển, từ Nguyên thủy đến Đại thừa. Ở đây, chỉ cần mấy câu thơ, thi nhân đã miêu tả cái tâm, cái lòng thênh thang như mây trắng :

 

Kinh vàng tỏa sáng màu trăng

Xuân vàng kết nụ vĩnh hằng trong ta

Sáng nay lòng bỗng bao la

Ý xuân hòa quyện ý ta muôn trùng

 

Thế là, suốt từ đầu đến cuối, cõi thơ Lăng Già Tâm vẫn trầm nhiên đi giữa ngàn trăng xanh biếc. Trăng phiêu bồng trên tuyệt đỉnh Tâm cao rờn tuyết trắng. Trăng lồng lộng dưới biển Lòng sóng vỗ âm vang. Trăng bảng lảng, bàng bạc trên Đường Trở Về*** quê quán cũ. Trăng ru đưa trên cành trúc biếc, lũy tre xanh, thoảng nhẹ hương cau quanh mái chùa làng thơm rơm rạ, trổ rộ vàng ngát hương bông lúa : 

 

Chùa tôi ngự ở giữa làng

Lũy tre ấm áp trăng vàng lung linh

Ai về ghé mái chùa xinh

Tắm trăng giữa tháng thắm tình quê xưa

 

Chùa tôi cõng nắng gánh mưa

Nhường cơm sẻ áo cho vừa lòng nhau

Chùa tôi nhẹ thoảng hương cau

Nhẹ điều thương ghét niệm câu Di Đà

 

Chuông khuya lay động trăng tà

Con chim cánh trắng la đà cõi tâm

Ai về ngọt lịm pháp âm

Ta về tự tánh thậm thâm suối nguồn

 

Muôn trùng giữa cuộc lữ đó đây, du sỹ này đã mấy lần ghé chùa Phi Lai ở Biên Hòa hay ra tận Phú Yên, về Hòa Thịnh viếng thăm Phi Lai cổ tự, như trở về cố quận tâm linh của mình vậy. Ngồi bên cỏ nội hoa ngàn, rót chén trà trên sân thượng, sương đêm lấp lánh ánh trăng sơ huyền thanh bạch, xanh trong. Thong thả, lắng nghe Lăng Già Tâm đọc những vần thơ đạo vị, cũng đủ cho du sỹ vô cùng phúc hạnh giữa bầu không khí mát lành, ở một vùng sâu heo hút cuối nẻo làng quê. Thế rồi, mấy hôm sau, trước khi lên đường, không quên để lại bài thơ : Phú Yên Miền Thôn Dã, kính tặng thi sỹ Lăng Già Tâm, đồng thời cũng là Hòa thượng Thích Thiện Đạo, bậc tôn túc trong chốn Thiền môn. Một vị thầy có tâm hồn phóng khoáng văn nghệ, rất bao dung và nhập thế :

 

Về Phú Yên qua mấy làng thôn xóm

Những cánh đồng sông nước lượn bờ tre

Rồi dừng lại cuối nhịp cầu Bến Củi

Hòa Thịnh đây rộn rã buổi quay về

 

Thơ mộng quá ! Phi Lai ngôi chùa cũ

Đứng cô liêu xanh lặng ngát hương đồng

Lồng lộng gió Tâm Kinh reo tịch mịch

Trăng Lăng Già tỏa rợp ánh mênh mông

 

Nghe chuyển hóa cả trời mây thấy được

Đường trở về cố quận giữa lòng sâu

Chiều phơi phới trổ hoa vườn tâm nội

Lối an nhiên rơi sạch hết bụi sầu

 

Ngồi lại đó cho thơ vào giao cảm

Tận đáy hồn đồng vọng khúc hoan ca

Là như thế viên dung cùng vạn hữu

Cười nhẹ thênh trên nhịp bước chan hòa

 

 

Tâm Nhiên

 

 

* Chuyển Hóa. Tản văn Thích Thiện Đạo. Văn Hóa Sài Gòn xuất bản. Sài Gòn 2009

 

** Giao Cảm. Thơ Lăng Già Tâm. Hồng Đức xuất bản. Sài Gòn 2016

 

*** Đường Trở Về. Tản văn Thích Thiện Đạo. Hồng Đức xuất bản. Sài Gòn 2016

 

Thơ Lăng Già Tâm, trích trong tập thơ Giao Cảm. Hồng Đức xuất bản. Sài Gòn 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 9449)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 10788)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 6140)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
19/01/2021(Xem: 23618)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 8973)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
10/01/2021(Xem: 5490)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5331)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
09/01/2021(Xem: 6856)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
06/01/2021(Xem: 2754)
Một mùa Xuân lại trở về, gom những hơi ấm tình người giữa vùng biên giới Việt- Trung, đốm lửa Hồng sưởi ấm trái tim anh trong từng hơi thở. Xín Mần ơi, nơi biên cương Tổ Quốc thân yên, vùng biên giới giữa cái nhìn bao bọc xung quang chín tầng mây, chín tầng ngọn núi bao bọc. Năm 2021, Nhân duyên trở về xã Xín Mần- huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Trời lạnh hơn 04h30 sáng ngày 01/01/2021,
05/01/2021(Xem: 10381)
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]