Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những câu đối chữ Việt của cố HT. Thích Thiện Siêu

02/02/201905:37(Xem: 10969)
Những câu đối chữ Việt của cố HT. Thích Thiện Siêu
ht-thien-sieu
Những câu đối chữ Việt
của cố HT. Thích Thiện Siêu
***

01. Sắc tướng vốn không, nương cảnh huyễn độ người mê muội;
Tử sanh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân.
(Phụng điếu Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân – Huế, 1972)

02. Một chút giận, hai chút tham, lận đận cả đời ri cũng khổ;
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ rứa mà vui.
(Tặng Giảng đường Từ Đàm - Huế)

03. Tánh lặng đất trời chung một cõi;
Tâm không trăng gió trải muôn phương.

04. Biển ái lấp bằng, Tịnh độ đi về đâu mấy chốc;
Sông mê tát cạn, Niết-bàn an trú vốn không xa.
(Tặng tháp Thượng tọa Thiện Lộc, chùa Thuyền Tôn-Huế)

05. Ngộ thấu nguồn chơn, tâm danh lợi trôi theo dòng nước;
Rõ cùng lý đạo, niệm thị phi bay lẫn chòm mây.

06. Cảnh Phật trang nghiêm, mõ sớm gõ tan hồn mộng ảo;
Cửa thiền thanh tịnh, chuông chùa ngân vọng tiếng từ bi.
(Tặng chùa Kim Quang - Nha Trang)

07. Lặng nhìn trăng sáng nước trong, đèn Bát-nhã chiếu tan niềm tục;
Lắng nghe kinh vàng kệ ngọc, tiếng Từ bi gõ thức tình thương.
(Tặng Khuông hội Phật giáo Lăng Cô và Tây Lộc – Huế)

08. Trừ vọng tưởng, dứt mê tình, nhắm thẳng một đường lên bờ giác;
Hết vô minh, sạch nghiệp chướng, giương cao đèn tuệ vượt sông mê.

09. Rũ sạch lòng trần, giọt nước cam lồ, rưới tắt não phiền chín cõi;
Mở tròn tuệ giác, soi đèn Bát-nhã, hiển bày tướng hảo ba thân.

10. Cá biết về nguồn thăm nghĩa cội;
Chim dầu xa tổ nhớ ơn cây.

11. Tấc cỏ ngậm ngùi, hương khói tỏ lòng con cháu thảo;
Ba xuân thương nhớ, lớn khôn nhờ đức tổ tông hiền.

12. Mắt Trí rạng ngời, đèn vô tận chiếu tan niềm tục;
Tay Từ tế độ, nước dương chi gội sạch lòng trần.
(Tặng chùa Giác Hải, Nha Trang)

13. Cõi Ta-bà mê muội trầm luân, trống chuyển âm vang lời giác ngộ;

Cửa Tam quan tình thương rộng mở, chuông khua đồng vọng tiếng từ bi.

14. Hiu hiu gió thổi đầu cành, không thấy, thấy không tùy mắt ngắm;
Vằng vặc trăng soi đáy nước, thật hư hư thật hỏi lòng xem.
(Tặng chùa Thanh Phước - Huế)

15. Tiếng chuông Linh Mụ vọng về đâu, sáu nẻo luân hồi chúng sanh mong tế độ;
Cội cả tòng lâm đà ngả xuống, hai hàng mê ngộ đệ tử xót bơ vơ.
(Điếu Hòa thượng Thích Đôn Hậu)

16. Sạch phiền não, hết tham sân, cửa Phật đây rồi thôi chạy kiếm;
Phá si mê, trừ nghiệp chướng, đường trần đó mặc hết rong tìm.

17. Cửa Không trống dậy mấy hồi, đọc kinh chú xua tan mộng ảo;
Cõi Phật chuông đưa vài chập, niệm Nam mô xóa sạch não phiền.

18. Lặng nhìn mây trắng núi xanh, hương giải thoát xông lừng cây cỏ;
Vẳng tiếng thông reo chim hót, gió từ bi thổi mát đất trời.

19. Mây núi chập chùng, trăng Bát-nhã lồng soi vũ trụ;
Cỏ hoa tươi tốt, gió Từ bi thổi mát sinh linh.

20. Đây chùa đây Phật, đây mõ sớm chuông chiều, nhắn nhủ khách trần về nẻo giác; 
Này trăng này gió, này kinh vàng kệ ngọc, khuyên răn người tục bỏ lòng mê.

21. Phật đạo có gì đâu ! thả chiếc thuyền Từ chờ kẻ giác;
Pháp môn không kể xiết, khêu đèn Bát-nhã đón người mê.

22. Vô minh tham ái buộc ràng, đối cảnh sinh tình thêm lụy tục;
Bát-nhã từ bi giải thoát, xem kinh mở trí rạng lòng chơn.

23. Đạo Tổ sáng hoài cỏ cây đượm nhuần mưa pháp;
Chùa xưa mới mãi cháu con tiếp nối đèn thiền.

24. Dứt sạch mê tình, nhắm thẳng một đường lên bờ giác;
Trừ không nghiệp chướng, giương cao đèn Tuệ vượt sông mê.

25. Cảnh Phật trang nghiêm, mõ sớm gõ tan hồn mê muội;
Cửa chùa thanh tịnh, chuông chiều khua rã mộng ba sinh.

26. Không là sắc, sắc là không, chổi buộc lông rùa quét sạch ba ngàn thế giới;
Phật tức tâm, tâm tức Phật, mõ khua sừng thỏ tỉnh hồn ức triệu sinh linh.
(Đối thiền)

27. Lặng nhìn trăng sáng nước trong, đèn Bát-nhã soi cùng vũ trụ;
Lắng nghe kinh vàng kệ ngọc, tiếng Từ bi dội khắp non sông.

28. Cõi Ta-bà mê muội trầm luân, trống chuyển âm vang lời Giác ngộ;
Cửa Tam bảo đạo tình mở rộng, chuông khua đồng vọng tiếng Từ bi.

29. Mười hiệu Phật, vài câu kinh, đánh thức ngàn năm mê muội;
Một hồi chuông, mấy nhịp mõ, gõ tan bao kiếp trầm luân.

30. Người nương pháp, pháp nương người, động tịnh theo duyên tiêu nghiệp cũ;
Phật tức tâm, tâm tức Phật, xưa nay chẳng khác rõ lời chơn.

31. Lòng mẹ tìm con xót xa, luân hồi đày đoạ, trần thế mây che, tấc dạ Kiền Liên đau đớn bấy;
Ơn Phật nhờ thầy tế độ, pháp chứng vô sanh, Lăng già trăng hé, tấm lòng Bồ-tát nhẹ nhàng thay !

32. Cảm tác
Năm tháng phù sanh dệt kiếp người,
Cuộc đời như thể áng mây trôi;
Buông tay mộng huyễn về theo Phật,
Chín phẩm đài sen ánh tỏa ngời.
(Văn điếu hương linh thân mẫu của PT. Thái Kim Lan)



Xin mời xem tiếp trang tác giả Ôn Thiện Siêu

ht-thien-sieu_5HT. Thich Thien Sieu



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2023(Xem: 3236)
Hôm nay thứ hai đầu tuần cũng là ngày bắt đầu cho tháng hai âm lịch nhuần của năm Quý Mão, người viết bổng dưng có ước nguyện sẽ ghi lại những lời chân ngữ của những bậc đại sư của nhiều tông phái theo từng ngày và nếu các bạn cảm thầy thích hợp với ngày nào đó trong tuần thì có lẽ bạn đã sống hợp với phong cách mà bạn đã trưởng thành khi đã thừa hưởng được đạo vị từ bậc chân sư đó. Thật ra đây chỉ là một sưu tầm trong các danh ngôn và chỉ là cách giải trí cho thư giản tâm hồn cũng là cách khuyến khích để giữ mình an lạc hoan hỷ tươi thắm mỗi ngày bạn nhé!
19/02/2023(Xem: 2871)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 1304)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 2101)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 11101)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 1469)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2173)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 3666)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 2963)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
31/01/2023(Xem: 6676)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567