Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

07/09/201809:28(Xem: 5762)
Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

VỌNG ÂM CHÙA HOẰNG PHÁP

 

 

  

Chua Hoang Phap tai My (1)

Chùa Hoằng Pháp tại Việt Nam

 

 

Chùa Hoằng Pháp, sinh hoạt và phát triển hợp với tên gọi từ thời khai sơn năm 1957, đã thực hiện vai trò hoằng pháp trong nước suốt 60 năm qua mà tích cực nhất là từ năm 1975 đến thời hiện tại.

Những người theo đạo Phật hay có khuynh hướng tìm hiểu đạo Phật đã khá thích thú theo dõi nội dung sinh hoạt tổ chức tại chùa Hoằng Pháp với hơn 60 chương trình tu học đã được thực hiện, bao gồm nhiều đề tài chuyên biệt về tôn giáo, xã hội, giáo dục… dành cho đại chúng thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi.
Chua Hoang Phap tai My (2)

Pháp sư, giáo thọ, diễn giả… thuyết pháp, pháp thoại, thuyết trình, nói chuyện… đã quy tụ nhiều nhân vật trong đạo cũng như ngoài đời nổi tiếng hay có bề dày trải nghiệm thực tế ở mức độ sâu và đặc biệt về mặt nầy hay mặt nọ. Nhưng tổng quát, đều có một mẫu số chung là tìm về Phật pháp để chiêm nghiệm, học hỏi hay tu trì sau những trải nghiệm thăng trầm của cuộc sống giữa đời thường. Nhiều nhân vật bày tỏ tấm lòng chân thành qua quá trình nương nhờ Phật pháp và các chương trình tu học của chùa Hoằng Pháp để hóa giải, hồi sinh và vươn lên từ những hố sâu của bất hạnh và tội lỗi đã lôi kéo và nhận chìm quảng đời quá khứ trước khi gặp được “Phật pháp Nhiệm mầu”.

 

Chùa Hoằng Pháp tại Mỹ

 

            Cùng với nhiều làn sóng người Việt đến định cư tại các nước phương Tây mà đông nhất là Hoa Kỳ trong vòng 30 năm qua, nhiều Tăng, Ni Phật giáo Việt Nam cũng đến thăm và xin thường trú tại Mỹ theo tinh thần Visa R1, cho phép tu sĩ và thị giả của các tôn giáo đến Mỹ hoạt động tôn giáo trong vòng 5 năm và sau đó có thể xin thường trú tại Mỹ.

Trong khung cảnh chính trị và xã hội còn tranh tối, tranh sáng giữa hai khuynh hướng Cộng sản và không Cộng sản; thân Cộng hay chống Cộng của người Việt trong cũng như ngoài nước, sự nhập cư của các tu sĩ Phật giáo với mục đích hoằng dương Phật pháp từ Việt Nam qua Mỹ càng đông thì những vấn đề tâm lý chính trị dấy lên càng nhiều. Một số các vị tu sĩ Phật giáo thuộc hàng giáo phẩm cao cấp từ Việt Nam sang thường gặp phải sự chống đối dưới nhiều hình thức, nhưng phổ biến nhất là từ các tổ chức chống Cộng nhiệt thành trong cộng đồng người Việt Hải ngoại.

Phía chống đối cho rằng, các tu sĩ chức sắc trụ trì các chùa lớn hay đứng đầu các đạo tràng, học viện ở Việt Nam là những Đảng viên hay là người của Đảng, được cử ra ngoại quốc làm “tôn giáo vận”. Chùa Hoằng Pháp là một chùa lớn, có danh tiếng ở Việt Nam, được các thành viên đủ mọi khuynh hướng chính trị tham dự tu học đông đảo và chính quyền trong nước hỗ trợ nên các vị tu sĩ chùa Hoằng Pháp không nằm ngoại lệ của sự đánh giá và phản ứng nầy. Rất gần đây, các vị tu sĩ Phật giáo như quý thầy Thích Nhật Từ, Thích Phước Tiến, Thích Chân Tính… là những đối tượng đã gặp phải sự chống đối vừa đơn cử ở trên trong những lần ghé thăm và thuyết pháp ở các chùa.

            Tin mới nhất và tương đối nóng bỏng là Dự Án xây dựng Chùa Hoằng Pháp 2 tại Hoa Kỳ. Theo Thông Tin và Giấy Mời chính thức được thông báo trên các trang mạng và Trang Nhà Hoằng Pháp - cả tiếng Việt và tiếng Anh - ở địa chỉ: www.chuahoangphap.com.vn thì Lễ đặt đá xây dựng chùa Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 10 năm 2018 lúc 11:00 giờ sáng tại địa chỉ: 10535 Halfway Road, Elk Grove, Sacramento, California. USA.

 

Chua Hoang Phap tai My (4)Chua Hoang Phap tai My (3)Đồ án xây dựng chùa Hoằng Pháp tương lai tại Mỹ

 

            Với cư dân Phật tử người Việt ở tại thành phố Sacramento như chúng tôi thì đây quả là điều khá thú vị trước nguồn tin Phật sự mới mẻ nầy. Là những người Việt tới định cư tại thành phố Sacramento nầy đã hơn 35 năm, chúng tôi được chứng kiến và trải nghiệm dòng sinh hoạt Phật giáo Việt Nam nơi đây từ khi ngôi chùa Phật giáo đầu tiên là chùa Kim Quang được xây dựng từ năm 1978 cho đến nay đã có hơn 22 ngôi chùa lớn nhỏ được lập nên.

 

            Sacramento là thành phố thủ phủ (capital city) của tiểu bang California với khoảng 35.000 người Việt đang sinh sống so với dân cư toàn vùng Sacramento Metropolitan là 2.500.000 người.

            Về vị trí mới của chùa Hoằng Pháp tại Mỹ, chúng tôi có dịp đi ngang qua vùng Silver Spring ở Elk Grove và ghé tạt tới khu đất có dự án xây dựng chùa Hoằng Pháp tương lai. Đây là khu đất rộng 10 mẫu Tây với hai mặt tiền, đường Excelsior RoadHalfway Road. Đây là vùng đất đang phát triển ở trong một khu vực đang phát triển. Dân cư còn thưa thới nhưng nhà cửa xung quanh kiến trúc khang trang theo kiểu mới. Trong khu đất 10 mẫu thênh thang, có sẵn một ngôi nhà cũ đang được sửa sang lại. Nhóm thợ Việt Nam và Mỹ đang sửa nhà còn cho biết thêm thông tin là khu đất nầy vừa được một gia đình doanh nhân người Việt tại điạ phương Sacramento (M-Đ), kinh doanh ngành mỹ phẩm, mua cả triệu đô la và cúng dường xây dựng chùa Hoằng Pháp. 

 

 Chua Hoang Phap tai My (5)

 Chua Hoang Phap tai My (7)Chua Hoang Phap tai My (6)

Địa điểm mới chùa Hoằng Pháp tại Mỹ

 

            Nhân ngày lễ Lao Động (Labor Day 3-9-2018) của Hoa Kỳ, tôi được nhóm Văn Nghệ Phật Giáo Hải Ngoại (VNPGHN) mời dự cuộc mạn đàm về đề tài “Phật Giáo và Chính Trị” tại Clear Lake. Trong cuộc gặp mặt nầy, các anh chị em trong nhóm VNPGHN có chiếu lại bài nói chuyện của Thượng toạ Thích Chân Tính nhằm giải thích và chứng minh về vấn đề: Chư tăng chùa Hoằng Pháp có phải là Việt cộng không?”

Để có được một cách nhìn độc lập và khách quan riêng của từng cá nhân, không gì hơn là theo dõi bài nói chuyện của Thượng toạ Thích Chân Tính đã được loan tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội toàn cầu:

 
ht thich chan tinh
Mời vào nghe: https://www.thuyetphap.net/chu-tang-chua-hoang-phap-co-phai-la-viet-cong-khong/


Qua băng nói chuyện dài khoảng 45 phút, sau phần thuyết giảng kể chuyện về các chuyến viếng thăm và thuyết pháp của mình tại Mỹ, đồng thời nhấn mạnh về câu hỏi thắc mắc là “Có phải chư tăng chùa Hoằng Pháp là Việt cộng không?” Thầy Thích Chân Tính xác định: “Nếu hỏi rằng các Thầy ở chùa Hoằng Pháp là Cộng sản phải không thì câu trả lời là ‘Không’ vì cácThầy là con Phật xuất gia nên chỉ biết theo Phật mà thôi chứ chẳng theo ai cả . Nhưng nếu hỏi các Thầy có phải là Việt cộng không thì câu trả lời sẽ là: ‘Các thầy là Việt cộng’ vì đang ở trên một đất nước theo chủ nghĩa Cộng sản nên mọi người Việt đều là Việt cộng; cũng tương tự như người Việt đang ở các nước ngoài thì gọi là ‘Việt kiều’ vậy!”

Về luận điểm nầy, anh Minh Khiết và chị Tâm Phùng trong nhóm chủ biên VNPGHN đặt lại vấn đề là: Liệu trong số 95 triệu người Việt trong nước hiện nay, ngoài khoảng 5 triệu Đảng viên đảng CSVN có thể là người Cộng sản; còn lại 90 triệu người Việt Nam đều đương nhiên tự nhận mình hoặc tự động bị đồng hóa là “Việt cộng” hay sao? Tiền đề của Tam đoạn luận (Syllogism)  mà Thầy Chân Tính dùng để lý luận và chứng minh nhãn hiệu cũng như thực` chất “Việt cộng” áp dụng cho đại chúng Việt Nam có tương ứng với thực tế hay đấy là một sự quy kết mang tính giả định xa rời thực tế?

Và, khi xin nhập cư vào nước Mỹ để hoạt động tôn giáo mà tự khai lý lịch bản thân là “Vietnamese Communists” thì liệu có được luật pháp Hoa Kỳ chấp nhận hay không?

 

Thảnh thơi ngôn ngữ Phật Đà

 

Cho đến khi chia tay bên hồ Clear Lake, tôi vẫn chưa nghe các anh chị thuộc nhóm VNPGHN có câu trả lời nào cả. Trong một số trường hợp, không trả lời cũng có nghĩa là đã trả lời: Chẳng khẩn thiết để trả lời ngay hay đi xa thêm nữa (?).

Băn khoăn ngôn ngữ nặng nề quá sẽ không thấy được ngôn ngữ như quỷ Lưu Linh không thấy được một giọt nước của sông Hằng đang cuồn cuộn chảy về khơi.

Trên đường núi rừng quanh co và hoang vu của Xa lộ 20 về lại Sacramento, tôi bỗng cảm nhận cái phù du của ngôn ngữ, nhất là khi lắng đọng trong tinh thần quán niệm rỗng lặng của đạo Phật. Một chút buồn nao nao khi nhớ lại mấy câu thơ trong bài thơ của anh Tâm Minh ngâm bên vòng lửa trại tối hôm qua:

 

Thời mạt pháp cả lời cao như núi

Mà rỗng không chẳng đọng giữa mây trời

Nghìn pho sách đốt lên chiều nắng vội

Tâm lạc bầy bóng tối vẫn ngàn khơi

Phải chăng, cách trả lời nào cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là phương tiện tạm bợ đời thường. Nhưng trong đạo Phật thì ngôn ngữ, chữ nghĩa là phương tiện nghèo nàn “sơ lậu” nhất ở thế chẳng đặng đừng mới phải tạm sử dụng mà thôi. Quá tin vào sách thì tốt hơn là đừng nên có sách. Quá bám vào lời thì tốt hơn là đừng nên nghe lời. Quá chấp vào nói thì tốt hơn đừng nói. Cũng như “say kinh oan Phật, rời kinh theo ma!” (Y kinh liễu nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết) là lời dặn cẩn trọng mà đầy khai phóng của tinh thần Phật giáo.

Điều tôi có thể trao đổi với anh chị em trong nhóm VHPGHN – những người đang góp phần hoằng pháp trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật –  là cố gắng giữ sự Thảnh Thơi Chữ Nghĩa khi mình tiếp cận với đạo Phật dù trên cương vị hay tư thế nào.
            Chữ nghĩa thường là phương tiện thường xuyên và gần gũi nhất. Nhưng chữ nghĩa thường là con ngựa cừ khôi chạy ngày nghìn dặm; nhưng cũng vừa là con ngựa chứng. Nó vừa có khả năng đưa bạn đi xa nhưng cũng có thể hất bạn rơi xuống đất, xuống hố bất cứ lúc nào.
            Bởi vậy, theo tinh thần Phật giáo thì chữ nghĩa là một phương tiện phải dùng bất đắc dĩ mà thôi.
            Biểu tượng sự im lặng sấm sét trong sinh hoạt nhà Phật là một cách đánh giá vai trò yếu đuối và giới hạn của chữ nghĩa.
            Ngôn ngữ thượng thừa của nhà Phật là Vô Ngôn là sự rỗng lặng không dấu vết. Biểu tượng tổ sư Thiền Đạt Ma chín năm im lặng đối bóng với bức tường (cửu niên diện bích) nói lên sức mạnh càn khôn vũ trụ của Vô Ngôn. Đại tạng kinh Bát Nhã 600 tập, ngài Huyền Trang dịch Bát Nhã Tâm Kinh cô đọng lại còn 280 chữ, Lục Tổ Huệ Năng nắm bắt tinh tuý Bát Nhã còn 20 chữ (Bồ đề bổn vô thọ... : Bồ Đề cũng thể đài gương, vốn không thật có sao vương bụi hồng, từ không tự tánh hoàn không.) Và đến thi hào Nguyễn Du của chúng ta thì chẳng còn vương lại chữ nào:


            “Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,

Kim Cương vô tự thị chân kinh.”

 

(Nghìn lần ta đọc Kim Cương,

Kim Cương chân thật chẳng vương chữ nào.)
           
Cứ hãy thong dong như kẻ mục đồng tìm trâu trên đồng vắng. Bạn thoáng nghe đâu đây tiếng hét khai ngộ của thiền sư, tiếng gầm sư tử, sự rỗng không sấm sét, sự im lặng của chánh pháp và sự thảnh thơi chữ nghĩa vô ngôn của ngôn ngữ Phật Đà như Đức Phật đã thuyết pháp 49 năm mà nhắn nhủ: “Ta chưa nói một lời nào!”

  Lan man đi xa vào những nẻo đường trầm tư quán niệm Phật giáo, tôi như bị lạc đề trên những bước chân đi vào vùng đất còn trống trải trước mắt tôi bây giờ; nhưng sẽ là một khu chùa viện Hoằng Pháp tháng sau, năm sau.
           

 

Clear Lake, Labor Day 2018

Trần Kiêm Đoàn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2022(Xem: 11862)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
29/12/2021(Xem: 2932)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 2973)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 2967)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10460)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10147)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7581)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2654)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 8940)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
15/11/2021(Xem: 3917)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]