Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kịch bi: Lá Sầu...Chung

13/08/201821:22(Xem: 4333)
Kịch bi: Lá Sầu...Chung
hoa hong
Kịch bi: Lá Sầu...Chung
Trần Thị Nhật Hưng
 

Hai màn:
Diễn viên: Hai mẹ con
 

Lời giới thiệu:

 

Kính thưa Quí vị.

   Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức.

Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.

 

*Màn 1: Trong vườn chùa

(Nhạc đệm nho nhỏ bài “Lòng mẹ”)

 

Con (lửng thửng trên sân chùa): Hôm nay là Vu Lan.Trên thế gian này bao chùa đang tưng bừng làm lễ báo hiếu mẹ, vinh danh mẹ, tưởng nhớ mẹ; là cơ hội đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục mẹ hiện tiền và cả ngay khi mẹ đã khuất.

  Cửa chùa mở rộng chào đón mọi người làm lễ cài hoa. Hoa màu hồng sẽ được cài lên áo người may mắn còn mẹ. Hoa trắng dành cho kẻ mẹ đã khuất núi.

  Riêng tôi, tôi cài hoa gì đây, có hân hạnh được cài hoa không nữa dù là hoa trắng? Đó là câu hỏi mà từ nhiều năm rồi, kể từ khi tôi mới lọt lòng cho đến bây giờ, tôi luôn thắc mắc.    

   Cũng như bao người, lẽ đương nhiên, tôi cũng được sanh ra từ một người mẹ, nhưng mẹ tôi đã nhẫn tâm bỏ rơi tôi trước cổng chùa khi tôi mới lọt lòng còn bế ngữa. Số phận tôi như vậy đó.

  Tôi mất mẹ, không có mẹ giữa khi mẹ tôi đang còn sống. Mẹ từ bỏ tôi, chứ tôi không bỏ mẹ.

   Hôm nay, sau mấy chục năm trời, mẹ mới tìm đến tôi, chịu nhìn tôi, khi tôi đã quen rồi cuộc sống của một đứa trẻ mồ côi.

   Bà tìm tôi để làm gì chứ?!

Mẹ (xuất hiện): Hồng, con. Mẹ tìm con để tỏ lòng sám hối và muốn nói với con hai chữ “xin lỗi”! Cầu mong con... tha thứ cho mẹ!

Con: Chào...bà!

Mẹ: Mẹ chào con!

Con: Bà à, vừa rồi tôi nghe bà nói đến hai chữ “xin lỗi và tha thứ”. Chỉ hai chữ…xin lỗi thôi sao. Chỉ hai chữ…tha thứ thôi sao, để tôi và bà nhìn nhau là mẹ con?!

Mẹ: Đúng vậy. Bao năm qua, mẹ ray rứt lắm con ơi. Con hãy…từ bi tha thứ cho mẹ.

Con: Từ bi?! Bà kêu gọi lòng từ bi nơi tôi à?! Tôi xin hỏi bà. Vậy thì mấy chục năm về trước sao bà không đánh thức lòng từ bi nơi bà để nuôi nấng tôi, một đứa bé còn đỏ hỏn mới lọt lòng rất cần tình thương nơi bà, cần vòng tay ấm áp của mẹ! Bà bỏ rơi tôi một cách tàn nhẫn như vậy trước cổng chùa, khi tôi đang khát sữa, tôi cất tiếng khóc gọi bà, gọi lòng từ bi nơi bà, mà bà có nghe đâu.

Mẹ: Con ơi. Con không hiểu được lòng mẹ lúc đó. Mẹ đứt từng khúc ruột, khi phải hành động như vậy, bởi vì…mẹ thương mẹ của mẹ tức bà ngoại của con đó và bao người trong gia đình để giữ ...danh dự cho gia tộc.

    Con biết không, lúc đó mẹ còn trẻ người non dạ, chịu áp lực của bao người, mẹ đành đoạn làm những điều mà lòng mẹ không muốn. Cha con đã tử trận khi mẹ đang mang thai con. Cuộc tình vụng trộm lỡ làng ấy, đã để lại trong mẹ, chính là con đó.

Con: Danh dự à?! Danh dự của bà và danh dự của gia tộc à.Tất cả mọi người đem sinh mạng bé nhỏ của một trẻ sơ sinh để đánh đổi danh dự của gia tộc. (hét) Ích kỷ như vậy sao? Tàn nhẫn như vậy sao?!

Mẹ: Bây giờ mẹ nói gì con cũng không hiểu được nỗi lòng mẹ. Con chỉ biết là...bao năm qua, mẹ sống âm thầm trong cắn rứt, trong đau khổ, khi nhìn thấy con sờ sờ trước mắt mà không dám nhìn con. Cho đến bây giờ, khi có cơ hội thuận tiện, ông bà ngoại đã qui tiên, chồng mới của mẹ cũng qua đời, mẹ mới được quyền tìm đến con với lòng sám hối vô vàn của mẹ.

Con: Bà cũng biết đau khổ sao? Nhưng nỗi đau khổ của bà có bằng nỗi đau khổ của tôi không?

   Khi tôi khát sữa, bà biết không, tôi đã phải mút tay để thay vú mẹ. Đêm đêm tôi khóc vì cần hơi ấm của mẹ. Lúc đó bà ở đâu? Bà đang trên giường êm nệm ấm với người chồng mới.

   Rồi khi tôi vừa lớn chập chững vô trường học, nhìn các bạn có mẹ, có cha đưa đón mỗi lúc tan trường, tôi cứ thắc mắc, mẹ tôi đâu, cha tôi đâu?!

   Chúng bạn thì vô tình đùa cợt trên nỗi đau của tôi, rằng tôi là đứa trẻ mồ côi ăn cơm thí của nhà chùa. Chúng cười trên sự bất hạnh của tôi. Chúng hà hiếp tôi, mà có ai binh vực tôi đâu? Lúc đó, bà biết tôi buồn lắm không, tôi đau lắm không. Tôi chỉ lặng lẽ đứng khóc, về nhà bỏ ăn, bỏ uống, được sư bà dỗ dành rằng, tôi cũng có mẹ, mẹ chính là sư bà đó.

   Bây giờ lớn lên tôi hiểu rõ tất cả và chỉ biết ngậm ngùi thương cho số phận của mình thôi.

Mẹ: Bây giờ con nói sao cũng được. Con cứ mắng mẹ đi, nguyền rủa mẹ đi để lòng con thanh thản, vơi đi bao uất ức bấy lâu. Nhưng sau đó, mẹ cầu xin con hãy tha thứ cho mẹ. Con có tha thứ cho mẹ, và nhìn mẹ, …mẹ mới an lòng ngậm cười nơi chín suối (húc hắc ho). Mẹ già rồi và đang vướng bịnh ung thư, con ạ !

Con: Thôi, bà đừng nói nữa. Bà hãy về đi. Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn bà, hồi đó còn có chút lương tri bỏ tôi nơi cửa chùa. Chứ không quá ác độc nhẫn tâm ném tôi vào sọt rác, ống cống hay gốc cây nào đó để cho kiến bu, ruồi đậu. Cám ơn bà, cám ơn bà nhiều lắm, để tôi còn có hình hài ngày hôm nay. Thôi, bà về đi,..bà về đi. Tôi không muốn thấy mặt bà! (nói xong, òa khóc, chạy vào trong).

Mẹ (vói theo): Con, con, con của mẹ...!

 

*Màn 2 : Tại nhà người mẹ

(Nhạc đệm nho nhỏ bài “Lòng mẹ”)

 

(Mẹ đang nằm trên giường bịnh húng hắng ho. Con chạy đến quì bên giường).

Con: Mẹ,… mẹ ơi,… con đến thăm mẹ nè. Mẹ tỉnh dậy đi, mẹ. Sư bà đã cho con hay mẹ đang hấp hối. Con đến với mẹ đây. Mẹ tỉnh dậy đi, mẹ. Con đây nè, mẹ. (lắc đầu): Mẹ tôi không dậy được nữa rồi. Mẹ…ơi!

   (Tỉ tê): Mẹ ơi, con hối hận lắm mẹ ơi. Là Phật tử mà con đã quên lời Phật dạy. Con cố chấp, thiếu lòng từ bi hỉ xả để mẹ con ta đau khổ triền miên như thế này.

   Mẹ ơi, nếu…lá sầu riêng được biểu tượng của hạnh kham nhẫn, nhịn nhục, thì lá sầu…chung xuất phát từ lòng oán hận, vị kỷ, nhỏ nhen của con, chỉ mang đau khổ cho nhau thôi.

  Nay con biết sám hối rồi mẹ, con tìm đến mẹ thì mẹ lại bỏ con đi.

Mẹ (húng hắng ho, chồm dậy): Con, Hồng đó hả con.

Con: Dạ,... con đây,… con đây.

Mẹ (thều thào): Hồng…ơi. Con, con của mẹ.

Con: Dạ, con đây, con đây.

Mẹ: Con ơi. Trong giờ phút này, trong cơn mê mệt này, mẹ được nghe tiếng con gọi  “mẹ”, là mẹ vui sướng lắm rồi. Coi như con đã tha thứ cho mẹ. Mẹ có nhắm mắt, cũng an lòng nơi chín suối.

Con: Mẹ, mẹ ơi. Mẹ đừng nói như vậy. Mẹ hãy tỉnh dậy đi mẹ, mẹ hãy sống đời với con. Con biết lỗi của mình rồi. Con ân hận lắm, mẹ ơi.

Mẹ: Con ngoan của mẹ. Mẹ rất tiếc, khi mẹ con ta tìm đến nhau thì sức mẹ đã không còn. Mẹ muốn bù đắp những chuỗi ngày còn lại cho con. Đền bù cho con tất cả. Nhưng không được nữa rồi. Mẹ mệt lắm, mẹ mệt lắm con ơi. Con,..con... ở…lại…mạnh …giỏi…(Nói xong, suôi tay nhắm mắt)

Con: Mẹ, mẹ ơi, sao mẹ lại bỏ con…! Mẹ ơi…!

Màn hạ

Trần Thị Nhật Hưng

Vu Lan 2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 4268)
Quán trọ là nơi tạm dung của người xa xứ. Hầu hết chúng ta là những người đang sống lưu vong và các quốc gia định cư, trong ý nghĩa nào đó cũng mang tính chất của một quán trọ bên đường. Tâm cảm nầy không phải duy nhất cho người Việt nam mà hầu hết di dân, nhất là người tị nạn khắp nơi trên thế giới đều chia sẻ trạng thái tâm lý nầy. Enrico Marsias, ca sĩ Pháp gốc Hi Lạp, đã mô tả tâm trạng nầy thật tuyệt vời qua bài hát Adieu Mon Pays:
02/04/2013(Xem: 8841)
Tôi được nghe nhiều người truyền tụng ngợi ca Trung niên thi sĩ từ lâu lắm rồi, dần dần tôi làm quen tìm đọc thơ của bác, lúc còn làm chú tiểu ở chùa Tường Vân-Huế.
01/04/2013(Xem: 11446)
Sư trưởng Như Thanh đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật khoảng 20 tác phẩm Phật học.
01/04/2013(Xem: 2576)
Tôi đang đọc một bài thơ thì có tiếng gõ cửa. Người bạn đạo đến thăm như đã hẹn. Chắp tay xá nhau xong, tôi sẵn trớn, đọc luôn hai câu cuối.
01/04/2013(Xem: 19018)
Truyện Kiều (thơ)
29/03/2013(Xem: 3912)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 3572)
Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định (viết tắt NNBĐ) của Quách Tấn, cố học giả Nguyễn Hiến Lê có nói rằng, ông vốn rất mê các cửa biển miền Trung.
29/03/2013(Xem: 3792)
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi.
29/03/2013(Xem: 3763)
Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn.
29/03/2013(Xem: 10648)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]