Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Ngày Cho Mẹ

09/08/201810:01(Xem: 6384)
Một Ngày Cho Mẹ
me hien 2
MỘT NGÀY CHO MẸ


Nhà văn Võ Hồng
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại.

Tôi thì thầm hỏi Nhung:
--Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại?
Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ:
--Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan.
Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.

Những em thiếu nhi quần sóoc xanh dương đậm, sơ mi màu da trời tíu tít đóng cọc, chăng dây theo lệnh của mấy anh huynh trưởng. Sau một giờ, họ đã hoàn thành hai dãy lều nhỏ thật gọn, thật xinh. Dãy nhà tôn ngày thường dùng làm chỗ để xe đạp, hôm nay được trang hoàng cũng thật nhanh. Khi chuông rung ra chơi thì dãy nhà tôn biến thành phòng triển lãm. Họ kéo vải trắng làm phông, họ phủ vải trắng hai bên dãy ghế dài làm chỗ trưng bày sản phẩm triển lãm. Chúng tôi bất chấp hàng dây neo to chăng làm ranh giới, chúng tôi cứ chui luồn dưới dây để vào xem.

Buổi chiều, các em Oanh, Vũ mang những cái hộp lớn kèm với những giỏ hoa. Tiếng loa phóng thanh lanh lảnh:
--Bông hồng cài áo! Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu trước hết cho Mẹ. Cho Cha rồi Ông Bà, tổ tiên. Ai vui mừng vì Mẹ còn tại thế thì xin cài một đoá hoa hồng. Ai xót xa Mẹ đã qua đời xin cài lên một đóa hoa màu trắng. Nơi giỏ hoa này, xin các bạn chọn. Bạn vui lòng bỏ vô hộp một ít tiền mà bạn có dư. Tiền đó sẽ giúp cô nhi viện.
Chúng tôi nghe nói giúp cô nhi viện thì rủ nhau đi xuống sân. Hai em Oanh, Vũ tiến lại gần chúng tôi:
--Chị cần hoa hồng hay hoa trắng?
Nga nói:
--Hoa hồng.
Một em mỉm cười:
--Em xin chia nỗi vui mừng với chị.
Em thứ hai:
--Chị đưa hoa đây em cài lên áo cho chị.
Em bé đứng thấp nên Nga phải cong người xuống.
Đoá hoa xếp bằng lụa mỏng màu hồng tươi, cánh mướt trông mỹ miều như hoa thật. Khi hoa đã cài chắc lên áo, Nga mở nắm tay vào khe hộp bỏ một tờ giấy năm mươi đồng.
Phước Võ tiến tới chọn lấy ở trong giỏ một đóa hoa hồng. Và Phước Võ xếp nhỏ một tờ giấy bạc - tôi không kịp thấy bao nhiêu - nhét vào trong khe hộp. Tôi lặng lẽ nhặt một hoa trắng, ra dấu Mai cài lên áo dùm tôi. Không có đứa nào ngạc nhiên vì đứa nào cũng biết má tôi mất hồi tôi mới lên ba tuổi. Chúng nó chỉ biểu lộ nét buồn bằng sự im lặng. Tôi xếp một tờ giấy trăm đẩy vào khe hộp. Tiếp theo là Xuân, Mai, Thu lan. Đứa nào cũng cài hoa hồng. Tôi thầm cảm tạ Thựơng Đế đã bảo vệ một người Mẹ cho mỗi đứa.
Từ nãy giờ con Vĩnh Hiệp cùng đi với chúng tôi nhưng nó chỉ đứng im lặng. Xuân quay hỏi nó:
--Vĩnh Hiệp, mày không cài một đóa hoa?
Thu Lan nhặt một đóa hoa màu hồng trao cho nó. Nó cầm lên rồi bỏ xuống giỏ. Chúng tôi ngạc nhiên vì thái độ thiếu thiện chí đó. Cùng đi với nhau mà nó không chịu hoà đồng với chúng tôi. Nhưng lạ nó không chịu rời tay ra khỏi giỏ. Rồi một lúc chúng tôi không ngờ nhất, nó cầm lên một đoá hoa trắng. Nó khẽ bảo Nga:
--Gài lên áo dùm cho mình.
Chúng tôi đều ngạc nhiên. Học chung với Vĩnh Hiệp hơn hai năm rồi mà chúng tôi không hề biết nó mất mẹ.
Nga cài hoa lên áo nó xong, nó xếp một tờ giấy một trăm đồng bỏ vào thùng. Chúng tôi tiếp tục đi nhưng ai nấy đều im lặng. Không biết nên nói cái gì vì cái gì cũng dư, cũng vô ích. An ủi nó chăng? Tôi không biết nên chọn lời nào. Đành im lặng vậy. Đến lúc đó tôi mới chợt biết: chia vui thật dễ. Còn chia buồn....
Chuông rung, chúng tôi vào lớp. Hai giờ toán trôi qua. Chúng tôi được nghỉ ra chơi. Chuông lại rung, chúng tôi vào lớp trở lại. Còn một giờ nữa, giờ chót của ngày hôm nay, giờ Hóa Học. Thầy Khang tươi cười bước vào lớp. Chắc thầy vừa nói chuyện gì vui với các thầy khác ở ngoài văn phòng nên thầy còn giữ nụ cười. Chúng tôi đứng dậy chào, thầy đứng ở bàn chào lại. Tôi chợt thấy thầy nhìn chăm chăm chúng tôi, vẻ ngạc nhiên lộ trên nét mặt. Thầy để tắt nụ cười, cho chúng tôi ngồi xuống. Hỏi bài cũ, giảng bài mới, công việt tuần tự trôi qua. Bài giảng xong, còn chừng mười phút thì hết giờ, thầy chợt nói:
--Hôm nay các em cài hoa....
Nhiều cái miệng "ồ" lên một lượt:
--Dạ, Bông hồng cài áo, thầy.
Thầy gật đầu. Im lặng một giây, thầy nói:
--Tôi vui mừng thấy màu hoa hồng nở trên áo các em, và đau xót khi thấy một đóa hồng trắng. Trong lớp này hoa hồng nhiều mà hoa trắng chỉ có một, hai.
Chúng tôi đưa mắt nhìn về Vĩnh Hiệp.
--Rất nhiều người chưa cài hoa. Nhất là con trai. Con trai đi học không có sẵn tiền đem theo nên không có hoa để cài. Nếu tất cả đều cài thì tôi mong chỉ rặt một màu hồng. Hai, ba đóa hoa trắng trong một lớp đủ làm tâm hồn tôi u buồn. Tôi tha thiết muốn tất cả các em đều vui vẻ, sung sướng, bởi nếu mất đi một người mẹ thì ta không thể nào vui vẻ sung sướng được. Khi thầy ngừng nói, Yến chồm người tới hỏi:
--Lát nữa thầy cũng cài hoa lên áo chớ, thầy? Thầy cài màu gì?
Giọng thầy nói nhỏ lại:
--Màu trắng.
--.......
--...Chắc những người lớn như tôi đa số phải cài màu trắng. Và như vậy thì màu hồng sẽ nổi bật lên, mọi người sẽ bao vây để chúc tụng sự trường thọ phúc đức của mẫu thân người nào còn cài được đóa hoa hồng. Nhưng "Ngày của Mẹ" đặc biệt dành cho các em nhiều hơn. Bởi má các em còn sống và các em phải biểu lộ lòng hiếu.
Thằng Độ:
--Đi học nghèo mạt rệp, muốn ăn cà rem cũng xin tiền bả, muốn cúp tóc cũng xin tiền bả, muốn mua sách cũng đẽo tiền bả, mình nghèo kiểu đó thì lấy tiền đâu mà mua quà mà báo hiếu.
Nghĩa dơ một ngón tay xin nói:
--Năm đệ thất có học bài "Báo hiếu cha mẹ" rồi. Học giỏi là báo hiếu. Vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ, thương yêu cha mẹ là báo hiếu.
Độ chống chế:
--Học trong bài là một chuyện, áp dụng thực tế ngoài đời là một chuyện. Nói như mày ai nói mà không được?
Đúng là thằng Độ già miệng, lại còn nói dóc nữa. "Nói như mày ai nói không được". Phải có thuộc bài thì mới nói chớ. Đâu có dễ? Mà Độ thì chuyên môn cúp cua.
--Văn, Thơ, Nhạc, Họa... đều ca ngợi người mẹ rất nhiều, - thầy nói tiếp - Ai cũng biết lòng mẹ là đại dương, bàn tay mẹ là dịu hiền, tia mắt nhìn của mẹ là trìu mến. Riêng tôi thì tôi thấy rằng càng lớn lên chúng ta càng cực nhọc lao khổ, nếu không cực thể xác thì tinh thần. Giữa những hồi mệt mỏi, chán nản như vậy, ta hay ngồi nhớ lại quá khứ, đoạn quá khứ nào êm đềm nhất của ta. Đối với mọi người, đoạn quá khứ êm đềm là đoạn ta sống bên cạnh mẹ ta. "Ngày của Mẹ" nhắc nhớ ta, khi còn nhỏ, đừng làm điều gì cho mẹ buồn. Chăm học, ngoan ngoãn vâng lời... là những bổn phận hàng ngày. Khi ta lớn lên và mẹ ta đã già "Ngày của Mẹ" càng trở nên cần thiết.
--"Ngày của Mẹ" là ngày gì vậy thầy? - Một tiếng cất lên hỏi cắt ngang câu nói của thầy.
--À, tôi quên chưa giải thích. Ở nhiều nước, người ta lấy một ngày trong năm, ngày chủ nhật thứ nhì của tháng Năm, đặt tên là "Ngày của Mẹ". Trong ngày đó các người con tụ hội xung quanh mẹ để chúc tụng, để vấn an, để biểu lộ cụ thể lòng hiếu thảo của mình. Biểu lộ bằng hoa, bằng quà, bằng diễn từ, bằng tiệc mừng. Các em hiểu chưa?
--Dạ hiểu.
--Lúc nãy tôi nói tới chỗ ta càng lớn mẹ càng già thì "Ngày của Mẹ" càng trở nên cần thiết. Đố các em có biết vì sao không?
Không ai muốn suy nghĩ để trả lời hết. Ai cũng "dạ không" để trả lời lại câu hỏi của thầy, thầy đành tiếp tục:
--Bởi vì mẹ không còn nhanh nhẹn nữa. Không còn khoẻ mạnh nữa, không còn sáng suốt nữa mà chúng ta có một người mẹ nghễnh ngãng, đau ốm thường xuyên. Những lúc đó người con thường không còn giữ lòng yêu mến trọn vẹn như xưa, thậm chí có người còn bạc đãi mẹ, nặng lời với mẹ. Các em có thấy xung quanh mình những cảnh này không?
Nhiều người nhao nhao trả lời "Dạ có".
Thầy chỉ ngay Trọng hỏi:
--Em thấy "có" như thế nào?
Trọng đứng dậy:
--Dạ ở gần nhà em có một ông công chức. Mẹ ổng già hơn tám mươi tuổi, bệnh liên miên. Bà vợ ổng ngán quá, than trời. Hồi nào ông công chức ở nhà thì đỡ, hễ ông đi làm là bà vợ mắng bà già sa sả. May bà già điếc nên cứ tha hồ mắng, bả chẳng trả lời.
Cần vừa giơ tay vừa đứng dậy:
--Dâu mắng còn đỡ. Đằng này thằng con trai cũng mắng mẹ nữa.
Thầy hỏi:
--Em thấy ở đâu vậy?
--Dạ hồi ba em còn làm việc ở Ba Xuyên chưa ra đây, em có biết một ông chủ tiệm xe đạp. Bà mẹ ổng già mà sanh bệnh lở lói cùng mình. Ổng cứ rủa cho bả mau chết.
Thầy rầu rầu nét mặt và chúng tôi cũng thấy buồn lây.
Bửu vô ý nhất lớp, giơ tay hỏi thầy:
--Như vậy thì bày ra "Ngày của Mẹ" làm chi thầy? Người lớn họ bất hiếu quá mà.
Thầy dịu dàng nhìn:
--Số người bất hiếu không nhiều như em nghĩ đâu. Mà thường thì khi lớn lên chúng ta bận rộn nhiều công việc, nhiều mối lo khiến ta không còn nhiều thì giờ để nghĩ đến cha mẹ, để trò chuyện âu yếm cùng mẹ, để săn sóc mẹ. Chính vì lẽ đó mà người ta bày ra "Ngày của Mẹ". Nó nhắc nhở ta nhớ đến công lao của người đã mang nặng đẻ đau, người săn sóc bú mớm, người chăm lo từng li từng tí từ khi ta còn măng sữa yếu đuối. Cha dẫu thương con nhưng không nặng bằng tình mẹ. Cha dẫu làm việc nhọc nhằn nhưng quấn quít trìu mến thì mẹ hơn hẳn cha.
--Mình có thể lấy ngày Rằm tháng Bảy, - Ngọc nói.
--.... Như gia đình Phật Tử đang làm đó, - Thầy tiếp lời - Trong khi chờ đợi cho một ngày chính thức cho toàn quốc thì ta tạm lấy ngày rằm tháng Bảy. Phải đó, sang năm chúng ta sẽ thấy thêm thương mến người bạn nào mang đóa hoa màu trắng. Chúng ta dồn tất cả tình yêu của mình cho người bạn không may đó.
Chuông reo bãi lớp đã từ lâu mà chúng tôi không bồn chồn đi về như mọi lần khác. Thầy nhìn xuống đồng hồ rồi bảo chúng tôi:
--Thôi các em ra về. Thầy chúc các em một ngày lễ Vu Lan đầm ấm trong gia đình.
Chúng tôi rào rào xếp cặp đứng dậy lũ lượt ra khỏi lớp. Thầy đứng ở bàn nhìn theo và thầy ra sau cùng.

Trên đường về nhà, óc tôi cứ bị vấn vương về những điều thầy vừa nói. Một ngày lễ Vu Lan đầm ấm! Thầy ơi, suốt cả đời con, sẽ không có một ngày lễ Vu Lan nào đầm ấm như lời thầy vừa mong ước cho chúng con đâu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3577)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15738)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4197)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3924)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15794)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14777)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 7002)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3959)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18709)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 12377)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]